Chuyên đề Lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học môn sinh học 6

I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .

 Chúng ta đang sống trong môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Để ngăn chặn, cải thiện tình trạng hiện tại cũng như tương lai chúng ta cần có một thế hệ có nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và các loài sinh vật khác cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống . Tuyên truyền giáo dục là giải pháp đem lại hiệu quả cao, trong đó giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng. Hiện nay trong hệ thống giáo dục phổ thông chưa có phân môn giáo dục môi trường, vì vậy việc giáo dục môi trường cho học sinh được lồng ghép trong các bộ môn khác nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ppt19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 14726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học môn sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 6 I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . Chúng ta đang sống trong môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Để ngăn chặn, cải thiện tình trạng hiện tại cũng như tương lai chúng ta cần có một thế hệ có nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và các loài sinh vật khác cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống . Tuyên truyền giáo dục là giải pháp đem lại hiệu quả cao, trong đó giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng. Hiện nay trong hệ thống giáo dục phổ thông chưa có phân môn giáo dục môi trường, vì vậy việc giáo dục môi trường cho học sinh được lồng ghép trong các bộ môn khác nhau. trong đó bộ môn sinh học có nhiều điều kiện để giáo viên tích hợp giáo dục môi trường một cách thuận lợi và thường xuyên bởi đặc thù riêng của bộ môn và bắt buộc mỗi giáo viên phải thực hiện. Vấn đề đặt ra là lồng ghép như thế nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả? Để trả lời câu hỏi đó tôi xin chia sẽ một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân về việc lồng ghép giáo dục môi trường trong bộ môn sinh học lớp 6. II. ĐẶT VẤN ĐỀ. Môi trường là tổng thể các nhân tố như nước, không khí, đất, ánh sáng, âm thanh cảnh quan xã hội…có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người. Con người cũng như mọi sinh vật đều cần một môi trường nhất định mới tồn tại và phát triển được. sự tồn tại và phát triển của con người chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Môi trường vừa là không gian sống vừa là nơi cung cấp nguyên liệu cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Vừa là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ , môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển là nguyên nhân tạo nên những biến đổi về môi trường. Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, khu công nghiệp phát triển là những trung tâm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm và biến đổi sâu sắc môi trường tự nhiên. Do đó việc bảo vệ môi trường vừa là yêu cầu cấp thiết cho hiện tại và cho cả tương lai, nó là tất yếu cho cuộc sống, có tính xã hội sâu sắc gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo. Nhiều công trình trong nước và trên thế giới cũng kết luận: cần phải giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, tạo điều kiện cho các em làm quen với môi trường, thích thú và yêu thiên nhiên. Đất nước ta nói chung trong đó có thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng nhưng do chiến tranh đã hủy hoại và khai thác không hợp lí trong nhiều năm qua đã làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu. Lũ lụt liên tiếp xảy ra làm xói lỡ, gây ngập lụt làm môi trường bị ô nhiễm là cơ hội cho các bệnh nguy hiểm đến với con người. Để có một môi trường bền vững cho hôm nay và cả mai sau thì ngay từ bây giờ chúng ta cần phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết về môi trường. Cùng với quá trình đó chúng ta cần xây dựng cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. Đối với học sinh chúng ta cần lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học để nâng cao ý thức về môi trường cho bản thân mỗi học sinh. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1.Cơ sở lý luận: Việc tuyên truyền giáo dục về môi trường hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau như: thi vẽ tranh về môi trường, văn nghệ, diễu hành, tổ chức ngày hành động vì môi trường…thế nhưng những hoạt động đó tác động tới đa số học sinh cũng chỉ mang tính chất phong trào, sau mỗi phong trào thì mỗi học sinh lại trở về với thói quen “xả rác” vô thức. Mặc dầu mỗi học sinh đều biết nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nhưng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của mỗi học sinh chưa cao giống như hầu hết mọi người đều biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Ngay khi thông tin đó được in rõ trên bao thuốc nhưng có mấy ai bận tâm hay vì sức khỏe của mình và mọi người mà bỏ thói quen hút thuốc lá. Như vậy, việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh không dừng lại ở việc làm cho học sinh biết nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường mà phải làm thế nào để học sinh có ý thức tự giác bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân trước những tác hại của môi trường. 2. Biện pháp thực hiện các giải pháp : Để đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần phải biết lựa chọn những kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường phù hợp với thực tế. Thông qua hệ thống chương trình và nội dung, giáo viên trang bị cho học sinh hiểu biết thêm về môi trường “mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường, vai trò của môi trường đối với con người” có như vậy giáo viên sẽ đạt được hai mặt giáo dục: - Một là: nâng cao chất lượng môn học một cách sâu sắc - Hai là: giáo dục môi trường cho học sinh. - Những lưu ý đối với giáo viên khi lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường vào nội dung bài dạy: + Phải có mối quan hệ lôgic giữa kiến thức môi trường với kiến thức bài học + Phù hợp với tâm sinh lý của học sinh và xuất phát từ thực tiễn môi trường để lựa chọn những vấn đề nổi bật có tác dụng giáo dục học sinh + Có hệ thống, tránh trùng lặp, không quá tải ảnh hưởng đến nội dung bài học, đưa vào đúng chỗ hợp lý để làm bài học phong phú, sinh động. + Giáo viên phải nghiên cứu trước toàn bộ chương trình sinh học 6 để lựa chọn nội dung, liên hệ kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường. - Quá trình lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh qua bộ môn sinh học cần đạt các mục tiêu sau: + Xây dựng tình cảm yêu thiên nhiên. + Nhận thức được thực tế môi trường theo hướng tích cực và tiêu cực. Từ đó học sinh có vai trò, trách nhiệm đối với việc xây dựng và bảo vệ môi trường. - Để đạt được mục tiêu trên giáo viên phải thực hiện các phương pháp sau: + Liên hệ kiến thức bài học với thực tế môi trường hiện nay + Thông qua hệ thống câu hỏi để giúp học sinh liên hệ giữa nội dung bài học và môi trường. * Ví dụ : khi dạy bài 21 “Quang hợp” – mục 2: xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột. GV có thể hỏi? - Tại sao buổi trưa ta ngồi dưới bóng cây to thấy mát mẻ và dễ chịu? - HS : cây che nắng, lá cây thoát hơi nước nên ta thấy mát mẽ, khi có ánh nắng cây quang hợp nhả khí oxi làm cho môi trường xung quanh giàu khí oxi ta dễ thở nên cảm thấy dễ chịu. - GV: Muốn có môi trường mát mẻ, dễ chịu ta phải làm gì? - HS: Trồng nhiều cây xanh và bảo vệ cây xanh. + Hay câu hỏi bài tập vận dụng ->giải quyết hiện trạng thực tế môi trường. * Khi dạy bài 46 “ Thực vật góp phần điều hòa khí hậu”- mục 1:Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định. GV hỏi? - Nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định? - HS: nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. - GV đặt vấn đề: hiện nay ở thành phố, dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa nhanh, đất chật, người đông, nhiều ngôi nhà mọc lên, những con đường cao tốc liên tục được xây dựng. Vì vậy diện tích dành cho cây xanh dần bị thu hẹp . Vậy thì hàm lượng khí cacbonic và oxi sẽ như thế nào? - GV đặt câu hỏi gợi mở để về nhà học sinh suy nghĩ: Theo em, chúng ta phải làm gì giúp cho bầu không khí ở thành phố trong lành hơn? - HS về nhà suy nghĩ tự rút ra những việc làm cho bản thân và mọi người. + Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh phóng to liên quan đến nội dung bài học, kiến thức bảo vệ môi trường. * VD: Khi dạy bài 47: “ Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước”. Sau khi học xong bài này, HS đã hiểu biết được nguyên nhân gây ra của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên như: xói mòn, hạn hán, lũ lụt. Giáo viên đưa thêm một số hình ảnh về các thiên tai xảy ra trong những năm gần đây để HS nhận thức được tác hại của việc chặt phá rừng. Từ đó có ý thức bảo vệ thực vật. Hạn hán kéo dài, người dân thiếu nước sạch để sinh hoạt Làng mạc Quảng Nam ngập chìm trong trận lũ lịch sử * Hoặc khi dạy bài 53: “ Tham quan thiên nhiên” . Bài này được dạy trong 3 tiết, vì vậy giáo viên có thể cho học sinh tham quan một số nơi có môi trường chưa sạch và viết bài thu hoạch, các em biết được tác hại của ô nhiễm môi trường, từ đó tự bản thân có thể đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Ở trong chương trình Sinh học lớp 6 có tất cả 29 bài lồng ghép GDBVMT. Nhưng ở đây, tôi chỉ minh họa một số bài, tùy theo kiểu bài, nội dung bài học, hay căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng trường mà giáo viên có thể lựa chọn cách lồng ghép phù hợp và có hiệu quả. IV. KẾT QUẢ Kết quả của việc lồng ghép giáo dục môi trường thể hiện ở nhận thức, hành vi, thái độ của mỗi học sinh đối với môi trường xung quanh, tôi đã thấy ở học sinh có những chuyển biến tích cực về hành vi của nhiều học sinh ở trường. Các em đã có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, nhiều em đã tự giác nhặt rác trong sân trường… khi được hỏi: Em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người? Các em khi trả lời đều nhắc tới biện pháp bảo vệ môi trường . V. KẾT LUẬN Lứa tuổi học sinh lớp 6 là lứa tuổi nhạy cảm với cái mới, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, nếu giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường thì đó là một tác động rất to lớn. Từ đó có thể mở rộng trong cộng đồng dân cư nơi các em đang sing sống thì sẽ có một hiệu quả thiết thực. Khi đó chắc chắn môi trường chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn. Đó cũng là động cơ giúp các em học tập và rèn luyện hạnh kiểm tốt hơn. KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE MON SINH HOC.ppt