CHUYÊN ĐỀ: LỰC ĐẨY AC’SIMMET TRONG THỰC TIỄN.
I. Mục tiêu:
• Nắm được một số ứng dụng thực tế của lực đẩy acsimets.
• Có kỹ năng thực hành xác định lực đẩy của chất lỏng lên một vật khi nhúng chìm trong nó.
• Làm việc tích cực, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
• Giáo án, giáo trình, bảng phụ,máy chiếu.
• 4 bộ thí nghiệm, và một số đồ dùng khác.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ỏn định tổ chức: ss 8A: 20/20.
2. Bài cũ:
Một số câu hỏi nhằm ghi nhớ kiến thức cơ bản cho học sinh qua phần trò chơi
“ Những mảnh ghép kì diệu”
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Lực đẩy Ac’simmet trong thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: LỰC ĐẨY AC’SIMMET TRONG THỰC TIỄN.
Mục tiêu:
Nắm được một số ứng dụng thực tế của lực đẩy acsimets.
Có kỹ năng thực hành xác định lực đẩy của chất lỏng lên một vật khi nhúng chìm trong nó.
Làm việc tích cực, nghiêm túc.
Chuẩn bị:
Giáo án, giáo trình, bảng phụ,máy chiếu..
4 bộ thí nghiệm, và một số đồ dùng khác.
Tiến trình lên lớp:
Ỏn định tổ chức: ss 8A: 20/20.
Bài cũ:
Một số câu hỏi nhằm ghi nhớ kiến thức cơ bản cho học sinh qua phần trò chơi
“ Những mảnh ghép kì diệu”
Những mảnh ghép kỳ diệu:
Luật chơi: Trả lời đúng câu hỏi thì một mảnh ghép được mở ra. Trả lời sai mất quyền trả lời. Trả lời đúng chủ đề của bài học sẽ nhận được một phần thưởng rất lớn.
Có 4 mảnh ghép, học sinh làm việc theo nhóm, nhóm nào làm sai mất quyền trả lời và nhường cho nhóm khác. Có câu hỏi chọn nhóm từ lúc đầu.
Bài mới:
4 mảnh ghép liên quan đến một danh nhân việt Nam yêu cầu hs trả lời đúng tên Nhân vật đó.
Bài mới là những gợi ý về danh nhân đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính của bài.
Các nhóm thảo luận.
Nhóm 1 cử một hs lên làm bài tập.
GV: nhận xét, cho điểm, giới thiệu gợi ý cho học sinh về thủa nhỏ của danh nhân.
Liên hệ với học sinh hiện nay?
? Who’s He?
HS:??????
Chuyển gợi ý 2!
Các nhóm thảo luận.
Trình bày bài làm ra bảng phụ ( 5p).
Hs nhóm 2 nhận xét bài làm của các nhóm, cho điểm!
GV: nhận xét, cho điểm, giới thiệu gợi ý cho học sinh tài năng của dnh nhân đất Việt.
Liên hệ với học sinh hiện nay?
? Who’s He?
HS:??????
Chuyển gợi ý 3!
Các nhóm lên lấy đồ dùng thí nghiệm.
GV hướng dẫn hoạt động thí nghiệm cho hs theo các bước.
Yêu cầu các nhóm tích cực làm việc?
Trình bày cách đo vào bảng phụ.
GV quan sát hoạt động của các nhóm, khuyến khích và hướng dẫn các nhóm làm việc tích cực?
GV: nhận xét cho các nhóm một cách cụ thể?
Yêu cầu một học sinh khá giải thích rõ kết quả thí nghiệm trên.
GV giới thiệu về nhân vật tích hợp?
Who’s he?
HS ?????
Gv gợi ý thêm?
Hs: trả lời đúng theo tiếng anh: He’ LUONG THE VINH!
* Gợi ý thứ nhất
Ông sinh năm 1441.Thủa nhỏ ông đã tỏ ra rất thông minh lanh lợi. Có lần đá bóng bưởi với các bạn ngoài đồng nhưng quả bóng bị lăn xuống hố sâu, lại rất hẹp . Các bạn nhỏ chưa biết lấy quả bóng bưởi lên bằng cách nào!!
Bài tập 1
? Quả bưởi có khối lượng 0,54kg, thể tích Vo=900cm3.Tính thể tích phần chìm và phần nổi khi mặt nước ổn định. KLR của nước là D=1000kg/m3.
Giải: Ta có KLR của quả bưởi là D=m/Vo => D=0,54/0,0009=600(kg/m3) vật nổi. Khi vật nổi thì trọng lượng vật cân bằng với lực đẩy Acsimet. Gọi V(cm3) là thể tích phần chìm của quả bưởi. Ta có: P=Fa => P=d.V => V=P/d=5,4/10000=0,00054(m3)=540(cm3). Thể tích phần nổi là 900-540=360(cm3).
GT: Thủa nhỏ ông đã tỏ ra rất thông minh.
Tháp phổ minh là một danh lam thắng cảnh ở Nam Định quê ông.
*Gợi ý thứ hai: Khi học ông học một biết mười. Tuổi của ông khi đỗ trạng nguyên là kết quả bài toán sau..
*Bài tập 2.
Một thuyền thúng có dạng hình trụ với tiết diện đáy S=4800cm2 và chiều cao h=50cm. Thuyền có khối lượng m=20kg.Hỏi thuyền có thể trở khối lượng tối đa là bao nhiêu yến? Biết KLR của nước là Dn=1000kg/m3.
Giải: Khi trở khối lượng càng lớn thì khối lượng riêng của thuyền sẽ tăng lên. Nếu khối lượng riêng của thuyền bằng KLR của nước thì thuyền sẽ bắt đầu chìm. Gọi khối lượng tối đa mà thuyền có thể trở được là m(kg). Ta có KLR của thuyền D=(m+m1)/V=Dn. => m1=Dn.V-m=Dn.S.h-m m1=1000.0,48.0,5-20=220(kg)=22(yến) Vậy khối lượng tối đa mà thuyền có thể trở được là 22 (yến).
**Ông đỗ trạng nguyên năm 22 tuổi và là một vị quan thanh liêm dưới thời vua Lê Thánh Tông
*Gợi ý thứ ba
Khi sứ thần nhà Minh là Chu Hy sang nước Nam ta, để thử tài của quan trạng nước Việt, thấy một con voi đang kéo gỗ, Hy đã đố quan trạng nước ta cân con voi đó. Hỏi quan trạng của nước ta đã làm thế nào?
* Bài tập 3:
Mỗi nhóm hãy sử dụng những thiết bị, đồ dùng sẵn có để xác định khối lượng con voi.( giả định).
Cách đo:
B1: Cho voi vào cốc rồi thả từ từ vào bình nước. Đánh dấu mực nước dâng lên vào bình hoặc cốc.
B2: Cho voi ra, cho các khối nặng vào cốc đến khi mực nước ngang vạch đã đánh dấu.
B3: Cộng khối lượng các quả nặng, chính bằng khối lượng của con voi.
*Giải thích: Khi thả cốc vào nước, do trọng lượng của cốc và vật bên trong cốc mà cốc chìm xuống, lượng nước dâng lên(bị chiếm chỗ) có trọng lượng bằng trọng lượng của cốc và vật trong cốc. Trong hai lần thực nghiệm mực nước dâng lên như nhau mà khối lượng cốc không đổi nên khối lượng vật trong cốc phải bằng nhau. Vậy khối lượng con voi bằng tổng khối lượng các quả nặng.
*Quan trạng đã cho voi lên thuyền,đánh dấu mực nước rồi cho voi lên bờ và cho từng tảng đá xuống đến khi mực nước dâng lên bằng chỗ cũ thì đem cân từng tảng đá rồi cộng lại được khối lượng của con voi.
*Bài toàn cân voi bằng thuyền là một trong những minh chứng về tài đo lường của Ông nên ông còn được gọi là Trạng Lường.
He’s LUONG THE VINH ( 1441-1496)
IV: Củng cố:
Gv liên hệ cuộc đời và sự nghiệp của Lương Thế Vinh..
Hs liên hệ theo hiểu biết của mình!!
Gv chốt lại nội ding cơ bản của bài học?
V:Hướng dẫn về nhà:
+ Tìm hiểu các giai thoại về trạng Trình Lương Thế Vinh.
+ tìm hiểu một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến lực đẩy Acsimet.
+ Hãy chế tạo một vật có thể dễ dàng nổi lên hoặc chìm xuống khi thả xuống nước.
HD: Có thể dùng quả bóng nhựa, nối thêm 2dây tiô để bơm nước vào hoặc hút nước ra.
The end
File đính kèm:
- Lien mon tich hop.doc