Chuyên đề luyện thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng môn Vật lí - Phần Dao động và sóng điện từ

Môn: VẬT LÍ

Chuyên đề: DAO ĐỘNG và SÓNG ĐIỆN TỪ

I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ

• Đểhiểu quá trình dao động của các điện tích nhưthếnào cũng nhưquá trình lan

truyền sóng điện từhay nguyên tắc phát và thu sóng vô tuyến thì đây là bài học

mà bạn cần tìm hiểu.

• Cung cấp kĩnăng giải bài tập qua một sốbài có lời giải chi tiết, các dạng bài tập

phù hợp với chương trình thi tốt nghiệp và đại học.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề luyện thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng môn Vật lí - Phần Dao động và sóng điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1 CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT VÀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 2009 Môn: VẬT LÍ Chuyên đề: DAO ĐỘNG và SÓNG ĐIỆN TỪ I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ • Để hiểu quá trình dao động của các điện tích như thế nào cũng như quá trình lan truyền sóng điện từ hay nguyên tắc phát và thu sóng vô tuyến thì đây là bài học mà bạn cần tìm hiểu. • Cung cấp kĩ năng giải bài tập qua một số bài có lời giải chi tiết, các dạng bài tập phù hợp với chương trình thi tốt nghiệp và đại học. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Mạch dao động. 1.1 Dao động điện từ tự do trong mạch dao động a) Dao động điện từ tự do trong mạch dao động ™ Biểu thức mô tả sự biến thiên của điện tích: q = q0cos(ωt + φ). Với 1 LC ω = , đơn vị ω là rad/s. ™ Phương trình dòng điện i trong mạch: ( )sin cos0 0q dqi q t I tt dt 2 Δ π⎛ ⎞= = = −ω ω + ϕ = ω + ϕ +⎜ ⎟Δ ⎝ ⎠ Với 0 0I q= ω hay 0 0 I 1 q LC ω = = Kết luận: điện tích q trên tự điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian, i sớm pha 2 π so với q. Biểu thức tính chu kì dao động: T 2 LC= π + _ C L Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2 Tần số dao động: 1f 2 LC = π b) Năng lượng điện – từ trường ™ Tại thời điểm t, điện tích trên tụ là: ( )cos0q q t= ω Trên tụ có một hiệu điện thế: ( )cos0qqu t C C = = ω Như vậy: năng lượng tụ điện là ( ) ( )W cos cos2 220 0d q q1 qu t 1 2 t2 2C 4C ⎡ ⎤= = ω = + ω⎣ ⎦ ™ Tại thời điểm t khi tụ phóng điện thì trên cuộn dây xuất hiện dòng điện: ( )' sin0i q q t= = −ω ω Tương ứng với năng lượng tức thời trên cuộn cảm: ( ) ( )W sin cos22 2 2 2 0t 0 LI1 1Li L q t 1 2 t2 2 4 ⎡ ⎤= = ω ω = − ω⎣ ⎦ Như vậy năng lượng điện từ trường: ( ) ( )W W + W cos cos W 2 2 0 0 d t 2 2 20 0 0 q LI 1 2 t 1 2 t 4C 4 q LI 1 Cu 2C 2 2 ⎡ ⎤ ⎡ ⎤= = + ω + − ω⎣ ⎦ ⎣ ⎦ ⇒ = = = Kết luận: ™ Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm. ™ Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với tần số là 2ω hay chu kì là T 2 . ™ Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường tại thời điểm bất kì là một hằng số. 2. Điện từ trường 2.1 Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường a) Từ trường biến thiên và điện trường xoáy ™ Khi có một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy tức là một điện trường mà các đường sức bao quanh các các đường cảm ứng từ. b) Điện trường biến thiên và từ trường: ™ Khi có một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy tức là một từ trường mà các đường cảm ứng từ bao quanh các các đường sức từ. 2.2 Điện từ trường và thuyết điện từ MẮC-XOEN a) Điện từ trường ™ Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy. Hai trường biến Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3 thiên này liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất, gọi là điện từ trường. b) Thuyết điện từ Mắc-xoen Mắc-xoen đã xây dựng được hệ thống phương trình diễn tả mối quan hệ ™ Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường. ™ Sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy. ™ Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường. 3. Sóng điện từ - thông tin vô tuyến và thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến 3.1 Sóng điện từ a) Khái niệm: ™ Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian theo thời gian. b) Tính chất: ™ Sóng điện từ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và cả trong chân không. Sóng điện từ truyền trong chân không với vận tốc là c = 3.108 m/s. Trong các môi trường khác thì sóng điện từ truyền với vận tốc nhỏ hơn c và phụ thuộc vào hằng số điện môi. ™ Sóng điện từ là sóng ngang, tức là vec-tơ EG , BG vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng (vuông góc với vec-tơ v G ). ™ Dao động của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha nhau. ™ Sóng điện từ bị phản xạ, khúc xạ như sóng cơ. ™ Sóng điện từ mang năng lượng. 3.2 Thông tin vô tuyến a) Khái niệm sóng vô tuyến ™ Là sóng điện từ có tần số từ hàng nghìn hec (Hz) trở lên. b) Phân loại sóng vô tuyến ™ Sóng dài: năng lượng sóng càng lớn do đó tần số càng cao, các sóng dài ít bị nước hấp thụ nên được dùng để thông tin dưới nước. ™ Sóng trung: truyền tốt vào ban đêm vì ban ngày chúng bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền xa được. ™ Sóng ngắn: có năng lượng lớn hơn sóng trung, chúng được tầng điện li phản xạ lại mặt đất và phản xạ tiếp lên tầng điện li … do đó sóng ngắn được dùng phổ biến trong thông tin vô tuyến. ™ Sóng cực ngắn: có năng lượng lớn nhất, không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ, có khả năng truyền đi xa theo đường thẳng và được ứng dụng trong thông tin vũ trụ, vô tuyến truyền hình, thông tin vệ tinh. 3.3 Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến a) Nguyên tắc chung: ™ Dùng sóng điện từ cao tần, những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là sóng mang. ™ Biến điệu sóng mang. Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 4 ™ Tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần. ™ Khuếch đại tính hiệu âm tần. b) Sơ đồ khối ™ Sơ đồ khối của máy phát thanh (1): Micro. (2): Mạch phát sóng điện từ cao tần. (3): Mạch biến điệu. (4): Mạch khuếch đại. (5): Angten phát. ™ Sơ đồ khối của máy thu thanh (1): Loa. (2): Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần. (3): Mạch tách sóng. (4): Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần. (5): Angten thu. III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Bài tập 1 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Cường độ tức thời của dòng điện trong mạch dao động là i = 0,05sin(2000t). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là: A. 5.10-5H. B. 0,05H. C. 100H. D. 0,5H. 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 5 Trả lời: Biểu thức dòng điện: i = 0,05sin(2000t), tần số là: ( ), . . .2 2 6 1 1 1 2000 L 0 05 H LC C 2000 5 10− ω = = ⇒ = = =ω Phương án trả lời: B. Bài tập 2 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Một mạch dao động có tụ điện C = 0,5μF. Để tần số dao động của mạch bằng 960Hz thì độ tự cảm của cuộn dây là: A. 52,8 H. B. 5,49.10-2 H. C. 0,345 H. D. 3,3.102 H. Trả lời: Ta có từ biểu thức tính tần số dao động ( ), . . . . , . 2 2 2 2 2 6 1 1 1 f L 5 49 10 H 2 LC 4 f C 4 960 0 5 10 − −= ⇒ = = =π π π Phương án trả lời: B. Bài tập 3 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Mạch dao động LC có điện dung của tụ C = 10-6 F. Người ta dùng hiệu điện thế không đổi U = 100(V) nạp điện vào tụ. Năng lượng điện từ trong mạch là: A. 5 mJ. B. 10 mJ. C. 5 J. D. 10 J. Trả lời: Ta có năng lượng điện trường: ( ) ( )W . . , . .2 2 6 2 20Q 1 1CU 10 100 0 5 10 J 5 mJ 2C 2 2 − −= = = = = Phương án trả lời: A. Bài tập 4 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Một mạch dao động LC đang dao động tự do. Điện tích cực đại trên tụ điện là 2.10-6 C và dòng điện cực đại trong mạch là 0,314 (A). Lấy π2 = 10. Tần số dao động điện từ tự do trong khung là: A. 25 kHz. B. 3.103 kHz. C. 50 kHz. D. 2500 kHz. Trả lời: Ta có năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện trường cực đại: ( ) ( ) W , . . , . . 22 2 20 0 0 0 0 30 6 0 Q I1 1 CU 2C 2 LC Q I 2 f Q I 0 314 f 25 10 Hz 25 kHz 2 Q 2 3 14 2 10− ⎛ ⎞= = ⇒ ω = = ⎜ ⎟⎝ ⎠ ⇒ ω = π = ⇒ = = = =π Phương án trả lời: A. Bài tập 5 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm có L = 5mH và tụ điện có C = 5 μF. Biết giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây là U0 = 12V. Tại thời Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 6 điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị i = 0,2(A), năng lượng điện trường trong tụ điện có giá trị bằng: A. Wd = 2,6 mJ. B. Wd = 2,6.10-4 J. C. Wd = 1,0.10-4 J. D. Wd = 1,6 mJ. Trả lời: Ta có tần số dao động trong mạch: . . . . . 4 3 6 1 1 rad 10 5 sLC 5 10 5 10− − π ⎛ ⎞ω = = ≈ ⎜ ⎟⎝ ⎠ Năng lượng từ trường trên cuộn cảm khi i = 0,2A. ( ) ( )W . . , .22 3 4t 1 1Li 5 10 0 2 10 J2 2 − −= = = Năng lượng điện - từ trường ( ) ( )W . . , . .22 6 41 1CU 5 10 12 3 6 10 J 2 2 − −= = = Vậy năng lượng điện trường khi i = 0,2 A là Wd = W - Wt = 3,6.10-4 - 10-4 = 2,6.10-4 (J). Phương án trả lời: B. Bài tập 6 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Mối liên hệ giữa điện trường và từ trường thể hiện: A. Tần số của điện trường phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của từ trường. B. Khi từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường biến thiên và ngược lại điện trường biến thiên làm xuất hiện từ trường biến thiên. C. Tần số của từ trường phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của điện trường. D. Các vectơ E G ; B G ; v G lập thành 1 tam diện thuận. Trả lời: Sự biến thiên của điện trường sinh ra từ trường xoáy. - Sự biến thiên của từ trường sinh ra điện trường xoáy. Do vậy mối liên hệ giữa điện trường và từ trường thể hiện khi từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường biến thiên và ngược lại điện trường biến thiên làm xuất hiện từ trường biến thiên. Phương án trả lời: B. Bài tập 7 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Sóng nào sau đây truyền đi xa nhất trên mặt đất khi nguồn phát có cùng công suất đủ lớn. A. Sóng dài. B. Sóng trung bình. C. Sóng ngắn. D. Sóng rất ngắn. Trả lời: Sóng truyền đi xa nhất trên mặt đất khi nguồn phát có cùng công suất đủ lớn là sóng ngắn vì sóng ngắn bị tầng điện phản xạ. Phương án trả lời: C. Bài tập 8 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về sóng điện từ: A. Năng lượng sóng điện từ tỷ lệ với luỹ thừa bậc hai của tần số. B. Sóng điện từ truyền đi xa được nhờ sự biến dạng của những môi trường đàn hồi. C. Vận tốc của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với vận tốc của ánh sáng trong chân không. Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 7 D. Điện từ trường do một điện tích điểm dao động theo phương thẳng đứng sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Trả lời: Quá trình lan truyền điện từ trường trong không gian dưới dạng sóng gọi là sóng điện từ. Phương án trả lời: D. Bài tập 9 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Mạch chọn sóng của máy thu thanh gồm cuộn dây độ tự cảm L = 2 μH, tụ điện có điện dung C. Máy thu được sóng điện từ có bước sóng λ = 18π (m) và vận tốc 3.10-8 m/s, thì điện dung tụ điện có giá trị là: A. 0,9.10-9 (F). B. 0,45.10-9 (F). C. 0,9.10-6 (F). D. 0,45.10-6 (F). Trả lời: Ta có bước sóng của máy thu: c 2 c 2 c 2 c LC 1f LC π πλ = = = = πω Điện dung của tụ điện ( ) ( ) ( ) ( ), . , . .. . . . 22 10 9 2 2 22 8 6 18 C 4 5 10 F 0 45 10 F 4 c L 4 3 10 2 10 − − − πλ= = = =π π Phương án trả lời: B. Bài tập 10 (Trích từ đề thi trên Hocmai.vn): Chọn câu đúng. Nguyên tắc thu sóng điện từ: A. Mắc phối hợp một máy phát dao động điều hòa với một ăngten. B. Mỗi máy thu đều phải có ăngten để thu sóng. C. Mắc phối hợp mạch dao động với một ăngten. D. Máy hạ thế và ăng ten. Trả lời: Ăngten của máy thu đóng vai trò cổng vào: tiếp nhận sóng cần thu. - Mạch dao động được cảm ứng với mạng Ăngten. - Nếu mắc phối hợp mạch dao động với mạng Ăngten thì sóng cần thu sẽ làm cho mạch dao động. Phương án trả lời: C. IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài tập 1: Dùng một tụ điện 10 μF để lắp một bộ chọn sóng sao cho có thể thu được các sóng điện từ trong một giải tần số từ 400 Hz đến 500 Hz phải dùng cuộn cảm có thể biến đổi trong phạm vi: A. 10 mH đến 15 mH. B. 8 mH đến 16 mH. C. 1 mH đến 1,6 mH. D. 1 mH đến 16 mH. Bài tập 2: Một mạch chọn sóng với L không đổi có thể thu được sóng các sóng trong khoảng từ f1 tới f2 (với f1 < f2) thì giá trị của tụ C trong mạch phải là: A. . 2 2 1 1 C 4 f L = π B. .2 22 1 C 4 f L = π Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 8 C. . 2 2 2 2 1 2 1 1 C 4 f L 4 f L > >π π D. .2 2 2 21 2 1 1 C 4 f L 4 f L < <π π Bài tập 3: Mạch dao động để chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn cảm L = 1760nH và một tụ điện C = 10nF. Mạch dao động trên thu được sóng có bước sóng bao nhiêu? A. λ = 40 m. B. λ = 7,9 m. C. λ = 250 m. D. λ = 1,26 m. Bài tập 4: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1 = 60 m, khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80 m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là bao nhiêu? A. λ = 48 m. B. λ = 70 m. C. λ = 100 m. D. λ = 140 m. Bài tập 5: Trong máy phát dao động điều hòa dùng tranzito, nguồn năng lượng bổ sung cho mạch LC chính là A. tranzito. B. cuộn cảm ứng L’. C. pin. D. tụ điện C’. Bài tập 6: Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện? A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn. Bài tập 7: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ mang năng lượng. C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa. D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. Bài tập 8: Tầng điện li có ảnh hưởng khác nhau đối với các loại sóng điện từ A. phản xạ mạnh với sóng cực ngắn FM. B. phản xạ mạnh với sóng ngắn SM. C. hấp thụ mạnh với sóng cực ngắn FM. D. hấp thụ mạnh với sóng ngắn SW. Bài tập 9: Thuyết điện từ Mắc-xoen đề cấp đến vấn đề gì? A. Tương tác của điện trường với điện tích. B. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường. C. Tương tác của từ trường với dòng điện. D. Tương tác của điện từ trường với các điện tích. Bài tập 10: Chỉ ra câu phát biểu sai? A. Điện từ trường gắn liền với điện tích và dòng điện. B. Điện trường gắn liền với điện tích. C. Từ trường gắn liền với dòng điện. D. Điện từ trường xuất hiện ở chỗ có điện trường hoặc từ trường biến thiên. Bài tập 11: Trong trường hợp nào sau đây xuất hiện điện từ trường? A. Êlectron chuyển động trong dây dẫn thẳng. B. Êlectron chuyển động trong dây dẫn tròn. C. Êlectron chuyển động trong ống dây điện. D. Êlectron trong đèn hình vô tuyến đến và va chạm vào màn hình. Bài tập 12: Hãy chọn câu đúng? Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 9 A. Điện từ trường do một tích điểm dao động sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ. C. Vận tốc của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều vận tốc ánh sáng trong chân không. D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số dao động của điện tích. Bài tập 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường? A. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy. B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong không khép kín. C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy. D. Điện từ trường có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện. Bài tập 14: Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc dao động của mạch là: A. ω = 200 Hz. B. ω = 200 rad/s. C. ω = 5.10-5 Hz. D. ω = 5.104 rad/s. Bài tập 15: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1 = 60 m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80 m. Khi mắc C1 song song C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là bao nhiêu? A. λ = 48 m. B. λ = 70 m. C. λ = 100 m. D. λ = 140 m. Bài tập 16: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 6 kHz; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f2 = 8 kHz. Khi mắc C1 song song C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu? A. f = 4,8 kHz. B. f = 7 kHz. C. f = 10 kHz. D. f = 14 kHz. Bài tập 17: Một khung dao động gồm một cuộn dây L và tụ điện C thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Qo = 10-5C và cường độ dòng điện cực đại trong khung là Io = 10A. Chu kỳ dao động của khung dao động là: A. 6,28.107s. B. 62,8.106s. C. 0,628.10-5s. D. 2.10-3s. Bài tập 18: Mạch chọn sóng của máy thu gồm cuộn cảm 2 μH và tụ điện 1800 pF thì có thể thu tốt sóng có bước sóng là: A. 113 m. B. 62,8 m. C. 13,1 m. D. 6,28 m. Bài tập 19: Điện trở thuần R trong mạch dao động LC sẽ gây ra A. dao động tắt dần. B. giảm tần số. C. tăng biên độ. D. giảm chu kì. Bài tập 20: Một khung dao động gồm cuộn dây thuần cảm L và hai tụ điện C1, C2. Khi mắc C1 song song với C2 thì tần số dao động trong khung là f1 = 24.000Hz. Khi mắc C1 nối tiếp C2 thì tần số dao động trong khung là f2 = 50.000Hz. Hỏi nếu mắc riêng tụ C1 với L thì tần số dao động có giá trị nào dưới đây: A. 10.000 Hz. B. 15.000 Hz. C. 20.000 Hz. Chuyên đề Luyện thi Tốt nghiệp THPT và Luyện thi Đại học, Cao đẳng 2009 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 10 D. 30.000 Hz hoặc 40.000 Hz. ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẢ LỜI Câu 1 A Câu 10 A Câu 19 A Câu 2 C Câu 11 D Câu 20 D Câu 3 C Câu 12 A Câu 4 A Câu 13 B Câu 5 C Câu 14 A Câu 6 D Câu 15 C Câu 7 D Câu 16 A Câu 8 B Câu 17 C Câu 9 B Câu 18 A Giáo viên: Phạm Văn Quang Nguồn: Hocmai.vn

File đính kèm:

  • pdfOn TN12Dao dong song va dien tu.pdf
Giáo án liên quan