I. Mục đích
Đầu vào của học sinh tương đối thấp nên học lực còn yếu. Và khảo sát chất lượng giữa học kì1/ 2009 với kết quả không cao. Cụ thể các lớp số học sinh đạt trung bình trở lên như sau:
10C1: 19/46 10C6: 24/48
10C2: 34/43 10C7: 25/48
10C3: 32/47 10C8: 37/47
10C4: 25/45 10C9: 23/43
10C5: 35/47
Tổng cộng khối 10: số học sinh đạt trung bình trở lên chỉ đạt 254/414 học sinh, tỉ lệ: 61.4%.
9 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn hóa 10 năm học: 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ MÔN HÓA/ NĂM HỌC: 2009-2010.
Hướng dẫn học sinh lớp 10 tự học bộ môn Hóa học và phương pháp làm bài tập thông qua tiết luyện tập trên lớp.
A. PHẦN CHUNG
I. Mục đích
Đầu vào của học sinh tương đối thấp nên học lực còn yếu. Và khảo sát chất lượng giữa học kì1/ 2009 với kết quả không cao. Cụ thể các lớp số học sinh đạt trung bình trở lên như sau:
10C1: 19/46 10C6: 24/48
10C2: 34/43 10C7: 25/48
10C3: 32/47 10C8: 37/47
10C4: 25/45 10C9: 23/43
10C5: 35/47
Tổng cộng khối 10: số học sinh đạt trung bình trở lên chỉ đạt 254/414 học sinh, tỉ lệ: 61.4%.
Để khắc phục thói quen thụ động của học sinh, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo, chủ động tích cực trong học tập, nắm vững kiến thức hiểu và vận dụng làm bài tập, giáo viên phải tìm ra biện pháp khả thi giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức chung nhất để xây dựng nếp tự học, nắm vững kiến thức tự tin khi bước vào tiết luyện tập, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy bộ môn góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy giúp các em hiểu bài, làm được bài tập và học tập tiến bộ hơn.
II. Nội dung chuyên đề:
1. Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập và phương pháp tự học.
1.1 Phương pháp học tập bộ môn:
- Ở tiết học đầu tiên giáo viên cho học sinh ghi quy định và phương pháp học tập bộ môn, thường xuyên nhắc nhở học sinh tự học, làm bài tập.
- Yêu cầu học sinh sử dụng sách bài tập và lập thời khóa biểu tự học ở nhà.
- Giáo viên tăng cường kiểm tra học sinh về tập bài học, bài tập, SGK theo dõi giáo dục học sinh kịp thời để nhờ sự hổ trợ CMHS trong việc nhắc nhở học sinh tự học ở nhà.
- Kết hợp với GVCN nhắc nhở học sinh có ý thức tự học.
1.2 Phương pháp tự học:
- Học sinh sẽ phát huy tính tích cực tinh thần tự học bằng cách nắm vững kiến thức, quy tắc, công thức vận dụng làm bài tập, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật làm bài tập trắc nghiệm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm tốt một bài tập như sau:
+ Nắm vững nội dung lí thuyết của bài học liên quan đến bài tập đó.
+ Nắm vững các quy tắc vận dụng làm bài tập như : Quy tắc xác định số oxi hóa.
+ Trong các tiết luyện tập trước có công thức để vận dụng thì học sinh phải ghi công thức vào sổ tay hóa học.
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, kĩ thuật làm bài tập trắc nghiệm.
2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động tự học trên lớp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng nếp tự học, khắc sâu kiến thức, tăng hứng thú học tập và giúp các em tập trung hơn vào bài tập.Giáo viên cần tạo không khí thi đua học tập sôi nổi, học sinh cảm thấy phấn khởi khi mình làm được bài tập mà cô giao cho, học sinh sẽ hứng thú học tập và góp phần tạo động lực tốt trong quá trình dạy học.
Để học sinh làm được bài tập ở tiết luyện tập theo hướng giúp học sinh tự học.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa thầy và trò nhằm kích thích tạo động lực tự học phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự giác của học sinh.
Giao nhiệm vụ cho học sinh, dặn học sinh ôn phần kiến thức cần thiết vận dụng làm bài tập, dặn học sinh làm một số bài tập sẽ giải quyết ở tiết luyện tập qua phần dặn dò.
Hướng dẫn học sinh hoạt động thông qua việc đọc đề bài, tái hiện lại suy nghĩ, rèn kĩ năng tư duy.
Theo dõi sự tự học của học sinh giao bài tập cho học sinh thảo luận nhóm phát huy tính tích cực, nổ lực sáng tạo, trao đổi với bạn bè để hoàn thành bài tập được giao.
Giáo viên phân tích, bổ sung những thiếu sót của học sinh.
Qua đó học sinh yếu có thể học tạp được ở học sinh khá giỏi, và giáo viên phát hiện được những học sinh còn yếu kém phần nào từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời.
B. THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
1. Phân công cô Võ Thị Ngọc Điệp viết chuyên đề.
2. Cô Võ Thị Ngọc Điệp triển khai chuyên đề tuần 15 ngày 23/11/2009 lớp 10C9 tổ hóa sinh; BGH dự.
3. Nội dung tiết dạy thao giảng chuyên đề:
Tiết 27,28
Ngày dạy: 23/11/2009
LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm:
- Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
- Sự hình thành một số loại phân tử.
- Đặc điểm cấu trúc và liên kết của ba loại tinh thể.
2 Kĩ năng
- Xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.
- Dùng hiệu độ âm điện để phân loại một cách tương đối loại liên kết hóa học
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
GV: Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo .
Máy chiếu.
HS: Kiến thức cũ, bài tập về nhà.
Sgk, vở ghi, vở bài tập.
III. Phương pháp
Phương pháp phân tích , so sánh.
Phối hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy.
IV. Tiến trình
1. Ổn định: Điểm danh
2. Ktbc : Kết hợp với luyện tập
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Cho hs làm bài tập 2 SGK. Trình bày sự khác và giống nhau của 3 loại lk, lk ion, lk CHT có cực, lk CHT không cực
HS: so sánh về
- Giống nhau về MĐ
- Khác nhau về cách tạo lk.
- Thường tạo nên.
- Nhận xét.
GV hướng dẫn hs phát biểu để điền vào bảng.
Cho hs làm bt 6 SGK
a. Lấy VD về tinh thể ion, tinh thể phân tử, nguyên tử
b. So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.
c. Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước?
GV gọi HS phát biểu theo 3 câu hỏi trên.
- HS làm bài tập 7SGK.
Xác định điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA, trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.
- GV cho HS làm bài 8SGK.
a) Dựa vào vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ các nguyên tố nào sau đây có cùng hoá trị trong oxit cao nhất?
SI, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
HS thảo luận và phát biểu.
b) Những nguyên tố nào có cùng hoá trị trong các hợp chất khí với hiđro.
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
- Cho hs làm bài 9 SGK/ 76
Xác định số OXH của Mn, Cr, Cl, P trong các phân tử và ion.
HS 1 làm câu a
HS 2 làm câu b
Các hs dưới lớp làm vào vở bài tập.
Tiết 28 Hoạt động 1
GV cho hs làm bài tập 3 SGK
Cho dãy Oxit sau đây ,
Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố trong phân tử hãy xác định loại lk trong từng phân tử oxit.
HS thảo luận vào lên bảng.
Hoạt động 2
GV cho HS làm bài tập 1 SGK
a. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng.
Na ® Na+
Mg ® Mg2+
Al ® Al3+
Cl ® Cl-
S ® S2-
O ® O2-
b. Viết cấu hình e của các nguyên tử và ion. Nhận xét về CH e lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.
HS lên bảng thực hiện
GV gọi HS khác nhận xét, sữa sai
- Cho HS làm BT5/ 76
Một nguyên tử có CH e: 1s2 2s2 2p3.
a. Xác định vị trí nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn Công thức phân tử hợp chất khí với hiđro.
b. Viết CT e và CTCT của phân tử đó.
GV gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở
GV lưu ý HS lấy nguyên tử có số nguyên tử trong phân tử ít nhất làm trung tâm, nguyên tử H luôn nằm ngoài.
- Xác định số e mà nguyên tử thiếu để biết số e bỏ ra góp chung.
GV cho HS thảo luận sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lên bảng thực hiện .
GV gọi HS khác nhận xét và rút ra kết luận cho HS ghi vào.
- HS lên bảng thực hiện .
GV gọi HS khác nhận xét và rút ra kết luận
cho HS ghi vào.
A. Kiến thức cần nắm vững
I. Liên kết hoá học
- BT SGK/ 76
So sánh
Lk CHT không có cực
Lk CHT có cực
Lk ion.
Giống
Các ngtử lk với nhau để tạo ra cho mỗi ngtử lớp e ngoài cùng bền vững giống khí hiếm (2e, 8e)
Khác
Dùng chung e cặp e không bị lệch
Dùng chung e cặp e bị lệch về phía ngtử có đâđ lớn.
Cho và nhận e
Thường tạo nên
Giữa các ngtử của cùng 1 ngtố
Pk mạnh yếu khác nhau
Kim loại và phi kim
Nhận xét
Lk CHT có cực là dạng trung gian giữa lk CHT không cực và lk ion.
II. Mạng tinh thể
BT6 SGK/ 76
1)
a) Tinh thể ion: NaCl, MgO.
b) Tinh thể nguyên tử: kim cuơng
c) Tinh thể phân tử: iot, nước đá, băng phím.
2) So sánh nhiệt độ nóng chảy
- Tinh thể ion: Được tạo ra do lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu rất bền, khá rắn, khó nóng chảy.
- Tinh thể nguyên tử: tạo thành do lk CHT bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Tinh thể phân tử: hình thành bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử dễ nóng chảy dễ bay hơi.
c. Không có tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn.
- Tinh thể ion dẫn điện được ở trạng thái hợp chất và dung dịch.
3. Điện hoá trị.
- Các nguyên tố phi kim nhóm VIA, VIIA: điện hoá trị 2-, 1-.
4. Hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro.
- BT8/ 76
a)
Si,C P, N S, Se Cl, Br
b)
Si N, P, As S, Te F, Cl
6. Độ âm điện và hiệu độ âm điện
BT3/ 76
Oxit lần lượt có hiệu độ âm điện là 2,51; 2,13; 1,83. Điều là lk ion.
Oxit lần lượt có hiệu độ âm điện là1,54; 1,25; 0,86; 0,24.
-là lk CHT
- là lk CHT không cực
7. Sự hình thành ion – công thức e và công thức cấu tạo
BT1/ 76
Na ® Na+ + e
(2, 8, 1) (2, 8)
Mg ® Mg2+ + 2e
(2, 8,2) (2, 8)
Al ® Al3+ + 3e
( 2, 8, 3) ( 2, 8)
Cl + e ® Cl-
(2, 8, 7) ( 2, 8, 8)
S +2e ® S2-
(2, 8, 6) (2,8, 8)
O +2e ® O2-
( 2, 6) (2,8)
BT5/ 76
a)
Ô: 7 (Z= 7)
Chu kì 2 ( có 2 lớp ngoài cùng)
Nhóm VA ( nguyên tố p và có 5e lớp ngoài cùng)
CTPT hợp chất khí với H:
b) CT e:
CTCT:
Bài tập mới:
1.Viết CTCT của các phân tử:
CTCT
NH3
2.Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các đơn chất, hợp chất và ion sau:
Số oxi hóa:
-3 +1 0 +1 +5 -2 +4 -2 +5 -2
4. Củng cố
1. Số OXH của S trong lần lượt là:
a. 0, + 4, + 3, + 8
b. – 2, + 4, + 6, + 8
c. – 2, + 4, + 4, + 6
d. + 2, + 4, + 8, + 10
2. Số OXH của Cl trong hợp chất là:
a) + 1 c) + 6
b) – 2 d) + 5
3. Số OXH của S trong hợp chất lần lượt là:
a) – 2, + 4, + 4, + 6 c) 0, + 4, + 3, + 8
b) + 2, + 4, + 8, + 10 d) – 2, + 4, + 6, + 8
4. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có liên kết ion:
a) b) c) d)
5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
- Học bài:
+ Xác định đựơc loại lk trong phân tử
+ Xác định điện hoá trị, cộng hóa trị, số OXH
BTVN:
1. Trong các hợp chất sau hợp chất nào có lk CHT
2. Trong các hợp chất sau hợp chất nào có lk ion
3. Xác định số OXH của C trong các hợp chất
4. Cho biết số oxi hoá của các kim loại trong các hợp chất sau:
Chuẩn bị bài: Phản ứng oxi hóa khử. Nắm được:
Chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa.
Phản ứng oxi hóa khử.
C. RÚT KINH NGHIỆM VIỆC THAO GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:
- Ưu điểm:
- Tồn tại:
- Hướng khắc phục:
D.THỰC HIỆN ĐẠI TRÀ:
-Chuyên đề được thực hiện đại trà ở tất cả các lớp vào HKII năm học (2009-2010) và những năm tiếp theo.
E.MỨC ĐỘ VẬN DỤNG VÀO KHỐI 11 VÀ 12:
- Vận dụng có bổ sung.
Ngày tháng năm 2009
Người viết
Võ Thị Ngọc Điệp
Duyệt TTCM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
--&--
CHUYÊN ĐỀ: Tổ Hóa- Sinh
Tên chuyên đề:
Hướng dẫn học sinh lớp 10 tự học bộ môn Hóa học và phương pháp làm bài tập thông qua tiết luyện tập trên lớp.
Năm học : 2009-2010
File đính kèm:
- Huong dan HS lop 10 tu hoc bo mon Hoa.doc