- Sau khi rời bàn tay chăm sóc của các cô mẫu giáo cũng như sự chăm chút của ông bà cha mẹ. Trẻ 6 tuổi bước vào một giai đoạn mới là được đi học và vào học lớp Một.
Đặc biệt vào học lớp 1, các em bắt đầu tiếp xúc với một dạng ngôn ngữ mói, hoàn toàn khó: Đọc và viết. Các em nghe – nói – đọc - viết mang phong cách mới, bắt đầu gia nhập vào phạm vi giao tiếp mối có tính chất xã hội, giao tiếp trong lớp học và những yêu cầu riêng khác với giao tiếp gia đình mà các em đã quen thuộc.
Đồng thời với ý thức và chuẩn mực ngôn ngữ các em phải “chuẩn văn hoá” của lời nói. Các em không những cần biết cái gì là có thể, không thể khi nói. Cần hiểu có những lời nói hay, đẹp và những lời nói không hay, không đẹp.
Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn học này, nên việc giúp trẻ tăng thêm vốn từ, hiểu nghĩa từ và tiến tới dùng từ chính xác tạo nền tảng vững chắc cho việc học lên những lớp trên là việc làm khó khăn mà người giáo viên dạy lớp 1 phải trải qua và khắc phục.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 tăng nhanh vốn từ và hiểu nghĩa từ khi học môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Một số biện pháp giúp HS lớp 1
tăng nhanh vốn từ và hiểu nghĩa từ
khi học môn Tiếng Việt.
Lời đầu
- Sau khi rời bàn tay chăm sóc của các cô mẫu giáo cũng như sự chăm chút của ông bà cha mẹ. Trẻ 6 tuổi bước vào một giai đoạn mới là được đi học và vào học lớp Một.
Đặc biệt vào học lớp 1, các em bắt đầu tiếp xúc với một dạng ngôn ngữ mói, hoàn toàn khó: Đọc và viết. Các em nghe – nói – đọc - viết mang phong cách mới, bắt đầu gia nhập vào phạm vi giao tiếp mối có tính chất xã hội, giao tiếp trong lớp học và những yêu cầu riêng khác với giao tiếp gia đình mà các em đã quen thuộc.
Đồng thời với ý thức và chuẩn mực ngôn ngữ các em phải “chuẩn văn hoá” của lời nói. Các em không những cần biết cái gì là có thể, không thể khi nói. Cần hiểu có những lời nói hay, đẹp và những lời nói không hay, không đẹp.
Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn học này, nên việc giúp trẻ tăng thêm vốn từ, hiểu nghĩa từ và tiến tới dùng từ chính xác tạo nền tảng vững chắc cho việc học lên những lớp trên là việc làm khó khăn mà người giáo viên dạy lớp 1 phải trải qua và khắc phục.
Đối tượng học sinh của tôi ở đây là các em lớp 1, ở lứa tuổi này khả năng tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển nên việc bồi dưỡng vốn từ cho các em ở giai đoạn này rất khó khăn. Để giải quyết khó khăn bân đầu đấy thì trong hoạt động dạy học của mình, tôi dã sử dụng một số biện pháp để giúp trẻ tăng thêm vốn từ, hiểu nghĩa từ để tiến tới dùng từ sinh động và chính xác.
A. Những biện pháp được thực hiện trong quá trình giảng dạy
1.Giai đoạn trẻ bắt đầu học âm và chữ cái
Với giai đoạn đầu tiên này, muốn học sinh nhanh chóng biết đọc thì người giáo viên cần phải biết kết hợp với cha mẹ học sinh kèm cặp, giúp đỡ trẻ nhanh chóng thuộc tât cả những chữ cái đã học. Phân biệt được nguyên âm, phụ âm và thanh điệu . Học sinh biết ghép phụ âm với nguyên âm rồi thêm thanh điệu để xây dựng tiếng mới, từ mới.
Bảng 1: Gồm 16 con chữ ghi phụ âm đầu (b,v,l,c,n, m,d,đ,t,x,s,r,k,p,g,h) viết ở cột dọc đầu tiên phía bên trái. Phía trên đầu 6 cột dọc còn lại ghi các thanh điệu.
Thanh
Âm đầu
/
.
?
b
...
...
...
...
...
...
v
...
...
...
...
...
...
l
...
...
...
...
...
...
...
Bảng 2: Gồm các phụ âm đầu được ghi bằng 2,3 con chữ (th, ch, kh, ph, nh, gh, qu, ng, tr, ngh)
Thanh
Âm đâu
/
.
?
th
...
...
...
...
...
...
ch
...
...
...
...
...
...
kh
...
...
...
...
...
...
...
Hai bảng này tôi có thể làm lấy và để dùng cho nhiều năm. Có thể dử dụng cho các em chơi trò chơi học tập hoặc củng cố bài vừa học.
*VD: (Ở bảng 1) Khi học bài âm : i – a, các em sẽ ghép được rất nhiều tiếng, từ đơn.
Thanh
Âm đầu
/
.
?
b
ba
bà
bá
bạ
bả
bã
v
vi
vì
ví
vị
vỉ
vĩ
l
la
là
lá
lạ
lả
lã
...
...
...
...
...
...
...
Khi ghép đươc tiếng mới rồi các em sẽ rất chóng thuộc bài, nhanh biết đọc và viết đúng chính tả. Trên cơ sở các tiếng đơn đó, học sinh sẽ ghép đã học với các tiếng vừa xây dựng để thành bảng từ.
VD:
áo bà ba
cá ba sa
ba số ba
ba lô
ba ba
...
+từ “ba ba” tôi dùng tranh minh hoạ: Chỉ loài rùa sống ở nước ngọt, có mai dẹp phủ da, không vẩy.
+từ “ba lô” tôi sử dụng vật thật: Hình ảnh liên tưởng tới người lính với chiếc ba lô. Ngày nay ba lô được làm bằng nhiều chất liệu. , có thể làm túi đeo đi học..
+ Từ “số ba” Từ chỉ về số lượng
+ Từ “áo bà ba” : Tôi dùng tranh minh hoạ: Chỉ về hình ảnh người phụ nữ thôn quê rất dịu dàng, thướt tha trong chiếc áo bà ba. Áo cổ tròn , thân ngán, tay dài., có xẻ 2 bên tà.
con bò
quần bò
bò sữa bò
bò gạo
bò lê bò càng
...
+ Từ “con bò”: tôi sử dụng tranh minh hoạ: Nói về loài động vật nuôi ở nhà nông, thân to lớn, khoẻ mạnh. Ta nuôi bò để kéo cày, kéo xe.Có nơi còn nuôi bò để lấy sữa.
+ Từ “bò lê bò càng”:Là 1 thành ngữ, chỉ rằng đánh đau đến nỗi phải bò, phải lê, phải lăn nhiều vòng dưới đất ( dùng cả chân và tay để di chuyển ).
Đối với một số từ còn khó hiểu , tôi giảng giải nghĩa từ thật ngắn gọn để giúp các em hiểu và sử dụng từ tốt. Ở đây giáo viên có rất nhiều hình thức sử dụng để giảng giải nghĩa từ cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ như: dùng tranh minh họa, đồ dùng trực quan, hành động , lời nói ...
Từ đó giúp các em hiểu từ và nhận biết các đồ vật chính xác qua từ.
Với các âm: g – gh, ng – ngh, c – k tôi hướng dẫn các em nắm vững luật chính tả khi sử dụng để ghép tiếng, ghép từ.
VD:
g
ng a,o,ô,ơ,u,ư
c
gh
ngh e,ê,i (y)
k
Trên cơ sở luật chính tả đó khi gặp một số từ như:
nghi ngờ – kì cọ
ghế gỗ - ngô nghê
thì các em sẽ không viết sai lỗi chính tả và dùng từ một cách chính xác hơn.
2. Giai đoạn trẻ chuyển sang học vần
Khi việc tìm ra tiếng và từ mới của học sinh đã thành thạo và thành kĩ năng rồi thì sang phần vần các em tìm từ mới khá nhanh và tiết học diễn ra sinh động hơn. Các em thi nhau tìm và phát hiện ra nhiều từ mới, kể cả học sinh trung bình ở lớp. Giáo viên có thể sử dụng bảng ghép như ở trên để ghép tiếng, từ: Ghép âm đầu với các vần rồi thêm thanh điệu, nhưng hiệu quả sẽ không cao và không phát huy được trí lực của học sinh.
Để đạt được kết quả cao trong bài học, ta có thể thay bằng việc giải quyết các bài tập Tíếng Việt dưới dạng trò chơi học tập để học sinh tự ghép và viết được các từ ( Giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để đưa ra trò chơi hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh )
VD: Khi dạy bài vần: ăn – ân, tôi đưa ra dạng bài học sau để học sinh chơi “Nối âm với vần để thành tiếng có nghĩa”
l
d
ch ăn
n
c
kh ân
s
nh
...
Trên cơ sở đó, học sinh phải suy nghĩ để tìm được tiếng có nghĩa trong thực tế, rồi giáo viên sẽ dẫn dắt các em ghép thêm dấu thanh để được các từ mới khác nữa
VD: Các em có thể tìm được từ: thợ lặn, băn khoăn, bàn chân, nắn nót, sân chơi, dặn dò, săn bắn, cái cân, căn hộ, cần cù, cận thị,...
Khi học sinh tìm được từ , giáo viên kết hợp giải nhĩa từ.
+Từ “cần cù”: Siêng năng, chịu khó
+Từ “căn hộ”: Chỗ ở riêng của 1 gia đình.
+Từ “dặn dò”: Nhắc nhở, dặn với thái độ hết sức quan tâm.
+Từ “băn khoăn”: Trong lòng suy nghĩ, im lặng không nói 1 lời.
Trong quá trình học sinh ghép tiếng mới, từ mới, nếu gặp những từ không bình thường, thiếu văn hoá hoặc không có trong thực tế thì giáo viên cần uốn nắn ngay cho trẻ để các em biết chọn từ đúng, từ hay khi sử dụng.
3.Giai đoạn tập đọc
Chuyển sang giai đoạn này thì việc tìm từ đã ở mức đòi hỏi cao hơn. Ngoài việc giúp học sinh hiểu để tiến tới rèn đọc lưu loát, diẽn cảm các bài tập đọc, thì giáo viên dần dần hướng dẫn các em tìm những từ cùng nghĩa, gần nghĩa hay trái nghĩa (ở mức độ dễ). Ở đây giáo viên có thể sử dụng tranh minh hoạ để học sinh dễ tư duy và phát huy được tính tích cực của các em.
VD: Khi dạy bài tập đọc “Sau cơn mưa”
Gv đưa tranh minh họạ cho học sinh qsát và thông qua bức tranh đó, học sinh hiểu rằng: Sau trận mưa rào, bầu trời như sáng hơn, mặt đất và mọi vật đều tươi đẹp.
Sau khi học sinh thấy được vẻ đẹp qua nội dung tranh, tôi sẽ rèn cho học sinh và hướng các em chú ý và từ mà tôi dự định khai thác thêm.
Cụ thể trong câu: “Những đoá râm bụt thêm đỏ chói”
Tôi rút ra từ “đỏ chói” và giải thích đó là màu đỏ rực rỡ của hoa râm bụt.
+ Ngoài từ “đỏ chói”, em hãy tìm thêm từ khác chỉ màu đỏ?
Các em sẽ tìm được rất nhiều từ: đỏ thắm, đỏ bừng, đo đỏ, đỏ au, đỏ tía, đỏ ửng, đỏ rực, đỏ tươi, đỏ lựng, đỏ quạch,đỏ hoe,...
+Từ “đỏ thắm”: Màu đỏ của lá cờ Tổ Quốc, chiếc khăn quàng trên vai các anh chị đội viên.
+Từ “đỏ rực”: Màu đỏ sáng rực của hoa phượng khi vào mùa, đỏ rực rỡ cả góc phố, 1 con đường hay trong sân trường học.
+Từ “đỏ tía”: Được ví như màu đỏ của hoa mào gà, không tươi sáng mà mà đã thậm hơn, trầm hơn.
Ngoài ra tôi có thể giải thích bằng lời với những từ:
+Từ “đỏ bừng” Đỏ lên trong chốc lát rồi hết ngay. Có thể đỏ do ngượng, thẹn hoặc do ngồi gần lửa.
+Từ “đỏ hoe”: Màu hơi đỏ
+Từ “đỏ lựng”: Đỏ đậm và đều, nhìn rất đẹp mắt.
+Từ “đỏ quạch”: Đỏ không tươi, như có pha lẫn thêm màu xám. Trông không thích mắt.
Sau đó học sinh có thể diễn đạt lại màu đỏ của hoa râm bụt theo cảm nhận của riêng mình.
VD: Khi dạy bài tập đọc “Hồ Gươm”
Gv giảng nội dung tranh qua các ý kiến cảm nhận của học sinh: Hồ Gươm là 1 trong rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trải rộng như 1 chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh. Cầu Thê Húc với màu son đỏ, đang cong mình dẫn vào đền. Bên gốc đa già là mái đền Ngọc Sơn đang lấp ló, ẩn hiện. Phía xa xa là Tháp Rùa hiên ngang, cổ kính. Vậy để biết được vể đẹp đó được thể hiện ntn, chúng ta cùng đi luyện đọc bài tập đọc có tên gọi “Hồ Gươm”.
Sau đó Gv cho học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa 1 số từ
+Từ “khổng lồ”: Rất to lớn, to lớn tới mức không tưởng tượng được.
+Từ “lấp ló”: Nửa ẩn, nửa hiện ra sau 1 vật che khuất. Minh hoạ bằng tranh đền Ngọc Sơn.
+Từ “cổ kính”: Tranh minh hoạ tranh Tháp Rùa
+Từ “xum xuê”: Tranh minh hoạ
+Từ “màu son” : Tranh cầu Thê Húc.
Ở trình độ học sinh lớp 1 tuỳ theo khả năng của các em để tìm được nhiều từ hay ít từ. Nếu cần giáo viên có thể đưa ra để bổ sung cho các em theo tính chất nâng cao sự hểu biết. Tuy nhiên, khi học sinh đưa ra từ ngữ khó hiểu thì giáo viên phải có đủ kiến thức và tầm hiểu biết rộng để giải đáp cho các em (nếu cần).
“Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp”. Không vì thế mà chúng ta không ngừng học, trau dồi, phát huy “Vốn của cải” ấy ngày càng giàu đẹp hơn, trong sáng hơn.
Qua buổi báo cáo chuyên đề hôm nay, tôi cũng rất cảm ơn Phòng GD&ĐT Thành phố Móng Cái đã tổ chức buổi học tập chuyên đề của môn Tiếng Việt và môn Đạo đức theo hướng ứng dụng Công nghệ Thông tin.
Như các đ/c đã thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học của bậc Tiểu học nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng rất quan trọng. Góp phần làm cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn với nhiều hình ảnh đẹp, phong phú đối với học sinh. Lôi cuốn tới tất cả mọi đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động.
Vậy qua đây, cá nhân tôi cũng như các chị em làm công tác giảng dạy xin có một số kiến nghị đề xuất:
- Phân môn Tiếng Việt từ trước tơí nay ngoài Bộ đồ dùng thực hành thì nay xin được bổ sung những tranh ảnh trợ giúp, phục vụ cho phân môn này.
- Theo hướng ứng dụng Công nghệ Thông tin trong cẳc trường học như hiện nay, chúng tôi cũng mong muốn được học tập, bồi dưỡng để nâng cao khả năng và tầm nhìn phục vụ công tác giảng dạy.
File đính kèm:
- tham luan tieng viet 1.doc