Chuyên đề Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.

Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói "chữ viết cũng là một biểu hiện của người viết. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thạn, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô và bạn đọc bài vở của mình".

Mặt khác, quan sát thực tế ở các lớp trong trường chúng chúng tôi nhận thấy: các lớp đạt chỉ tiêu "vở sạch chữ đẹp" còn chưa đạt, năm nay đạt, năm sau mất, chữ viết không đúng độ cao, thiếu nét, thừa nét, khoảng cách giữa các chữ chưa đều, thế chữ chưa chuẩn. Đó chính là một trong những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu chuyên để "Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1".

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC … TRƯỜNG TIỂU HỌC … ~ ~ ~ ~ ~ o0o ~ ~ ~ ~ ~ CHUYÊN ĐỀ KHỐI I "MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1" NGƯỜI VIẾT: Năm học: 2008 - 2009 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ... Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói "chữ viết cũng là một biểu hiện của người viết. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thạn, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô và bạn đọc bài vở của mình". Mặt khác, quan sát thực tế ở các lớp trong trường chúng chúng tôi nhận thấy: các lớp đạt chỉ tiêu "vở sạch chữ đẹp" còn chưa đạt, năm nay đạt, năm sau mất, chữ viết không đúng độ cao, thiếu nét, thừa nét, khoảng cách giữa các chữ chưa đều, thế chữ chưa chuẩn... Đó chính là một trong những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu chuyên để "Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1". II. CƠ SỞ LÝ LUẬN * Cơ sở tâm sinh lý của trẻ. So sánh bàn tay của người lớn với bàn tay trẻ em có thể thấy những chỗ khác nhau rõ rệt. Các cơ và xương tay người lớn đã hoàn chỉnh nên có thể cử động rõ ràng theo một hướng. Ngược lại, cơ và xương bàn tay của trẻ đang ở độ phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay còn vụng về chóng mệt mỏi. Khi cầm bút (nhất là trẻ lớp 1) các em có tâm lý sợ, điều này gây m ột phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay căng nên rất khó di chuyển. Do vậy, dường nhưu các em viết bằng toàn thân chứ không chỉ bằng tay (khi viết mím môi, tròn mặt...) 2. Đặc điểm đối mắt của trẻ khi viết Trẻ tiếp thu hình ảnh của chữ viết qua mặt nhìn. Khi các em phải phát hiện lại hình ảnh chữ viết đã thu được qua mắt đầu lần đầu để ghi lại dạng của nó trên mặt giấy. Vì vậy, nếu nét chữ được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ khi tập viết, từ đó gây cận thị. Ngoài chức năng ghi nhận hình chữ, mắt còn có nhiệm vụ hướng dẫn tác động để tái hiện các đường nét của chữ viết. Trong thời gian đầu có thể các em nhận ra đúng hình dạng của mẫu chữ. Chỉ sau một số làn luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng em thì các em mới chép lại đúng mẫu. 3. Chú ý Khả năng tập trung của các em còn chưa cao, tư duy chưa phát triển đều, các thao tác trí tuệ của các em chưa hoàn chính. Vì thế trong quá trình giảng bài, phân tích chữ mẫu Giáo viên phải phân tích rõ ràng, dễ hiểu, chính xác. Tóm lại: Nắm được đặc điểm này nên trong quá trình dạy tập viết chúng tôi thường quan tâm tư thế ngồi học, tốc độ viết và số lượng bài viết vừa sức với các em. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN * Thực tế dạy chữ viết ở trường tiểu học Đằng Hải 1. Thuận lợi - Học sinh lớp 1 mới đi nên các em rất thích học, ham học, ham viết. - Phụ huynh cho con đến trường ở đầu năm cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Môi trường giao tiếp, bố mẹ, phương tiện thông tin đại chúng, cô giáo... đều biết Tiếng Việt. - Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất: Bôk chữ mẫu của Giáo viên, những bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ) cho học sinh quan sát. - Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết của các em ngay từ lớp 1. 2. Khó khăn Qua khảo sát các em rất thích học, ham học, ham viết. - Phụ huynh cho con đến trường ở đầu năm cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Môi trường giao tiếp, bố mẹ, phương tiện thông tin đại chúng, cô giáo... đều biết Tiếng Việt. - Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất: Bộ chữ mẫu của Giáo viên, những bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ) cho học sinh quan sát. - Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết của các em ngay từ lớp 1. 2. Khó khăn Qua khảo sát các em vào đầu năm chúng tôi nhận thấy các em học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn. - Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo)vào lớp 1 nên chữ chưa thống nhất. Có em không biết viết, hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng kẻ, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mải chơi, nghịch. - Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dùng bút khi viết chữ. - Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ. - Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu. - Viết nối giữa ccá con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đẹp. - Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết. - Phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ mới để hướng dẫn con em mình luyện viết đúng đẹp ở nhà. Năm học 2006 - 2007, học sinh khối 1 sĩ số 131 học sinh. Qua khảo sát chấm bài 12L i, a, bi, cá (mỗi chữ 1 dòng), toàn khối có kết quả như sau: Lớp Sĩ số Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm 3, 4 1A1 39HS 4 10 18 7 1A2 34HS 7 10 13 4 1A3 28HS 5 7 10 6 1A4 28HS 3 8 10 9 Toàn khối 131HS 19 36 51 26 B. PHẦN NỘI DUNG I. NỘI DUNG - Học sinh viết các chữ cái cỡ vừa, viết các vần, tiếng, từ ứng dụng cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Tô các chữ hoa và viết các chữ số cỡ vừa - Biết viết đúng và rõ ràng các chữ thường, ghi dấu thanh đúng vị trí II. VỞ TẬP VIẾT LỚP 1 Gồm 2 tập 1. Phần học vần: Học sinh viết chữ cỡ vừa (mỗi đơn vị cao 2 li) theop nội dung từng bài học âm vần trong SGK Tiếng Việt 1 tập 1 và tập 2 và theo yêu cầu của tiết tập viết ở từng tuần học, cụ thể: + Từ bài 1 đến bài 27: Học sinh tập viết chữ cái ngay trong giờ học âm và chữ ghi âm theo nội dung bài học tương ứng trong SGK. VD: Bài 8: học sinh viết hai chữ l và h và hai từ lê và hè theo nội dung bài 8 trong SGK Tiếng Việt 1, tập I: h, l, lê, hè. Mỗi tuần có một tập viết riêng (sau 5 bài học âm), học sinh tập viết các từ ứng dụng nhằm ôn các chữ cái đã học và luyện tập về kỹ thuật viết liền mạch (nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng) VD: Tập viết tuần 14: Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng 2. Phần luyện tập tổng hợp: Mỗi tuần, học sinh có 1 tiết tập viết để thực hiện các yêu cầu tập tô chữ cái viết hoa (hoặc tập viết các chữ số) theo cỡ vừa, luyện viết vần, từ ngữ theo cỡ vừa và nhỏ. Nội dung bài học trong vở tập viết được ghi rõ trong SGK Tiếng Việt 1 tập II. Mỗi tiết tập viết trong vở, ngoài phần tập tô chữ cái viết hoa và luyện viết chữ thường ở lớp 1 (ký hiệu A) còn có nội dung tập tô, viết ở ở nhà (ký hiệu B nhằm tiếp tục trau dồi kỹ thuật viết chữ cho học sinh lớp 1. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TẬP VIẾT 1. Phương pháp trực quan Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ viết cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện viết. Chữ mẫu là hình thức quan trọng ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. VD: Bài 8: 1h - giáo viên chuẩn bị chữ mẫu l, h cho học sinh quan sát và nhận xét. Bài 47: en, ên - GV viết mẫu chữ lên bảng cho học sinh quan sát (tiết 1), đưa vở mẫu cho học sinh quan sá (tiết 2). Nếu dạy học áp dụng CNTT thì GV có thể đưa cả bài mẫu lên màn hình để học sinh quan sát độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, số chữ viết trong từng dòng. 2. Phương pháp đàm thoại gợi mở Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với c ác chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với các chữ cái phân tích. VD1: Dạy bài 8: l, h - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu - Chữ "l" cao mấy li? Gồm mấy nét? - Chữ "h" cao mấy li? Gồm mấy nét? - So sánh chữ "l" và "h" có đặc điểm gì giống và khác nhau? VD2: Dạy bài 47: en, ên - GV cho học sinh quan sát chữ mẫu và hỏi: - Chữ en gồm mấy con chữ? Độ cao các con chữ? Khoảng cách giữa các con chữ trong chữ en là bao nhiêu? - So sánh chữ en và ên có gì giống và khác nhau. 3. Phương pháp luyện chữ Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn cho học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý hướng dẫn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi cùng với tư thế đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của Giáo viên. IV. NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ RÈN CHỮ CHO HỌC SINH LỚP 1 Để phát huy thuận lợi và khắc phục những khó khăn và tồn tại nêu trên, qua những năm dạy học và học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí Giáo viên trong trường, trong quận và tham khảo ý kiến của Bam giám hiệu, bản thân chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về "biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1" như sau: 1. Chuẩn bị điều kiện vật chất để học sinh tập viết Một nhân tố không thể thiếu được khi dạy tập viết cho học sinh là sự chuẩn bị về phòng học, bàn ghế, bảng lớp cùng với bảng con, bút, vở của học sinh. a) Phòng học Nhân tố quan trọng đầu tiên là phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa sổ thoáng mát, đủ ánh sáng. Được sự quan tâm của nhà trường và hội phụ huynh học sinh của lớp khối 1 được trang bị đầy đủ bóng điện và 5 chiếc quạt treo tường trong các lớp để phục vụ cho việc dạy và học trong những ngày trời mưa, trời tối không có ánh sáng mặt trời các em có đủ ánh sáng để học tập và viết bài, các em không bị nóng bức chảy mồ hôi làm ướt vở trong những ngày hè nóng bức. b. bàn ghề học sinh Vào đầu năm học chúng tôi đã kết hợp với nhà trường làm công tác xã hội giáo dục trang bị cho học sinh lớp mình những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1 tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi viết tốt. c. Bảng lớp - Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình vày bảng là bài mẫu cho học sinh học tập và noi theo. Bảng lớp chúng tôi được sơn chống loá và có kẻ dòng phù hợp với yêu cầu của học sinh lớp 1 việc trang bị bảng chuẩn sẽ giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp được đúng đẹp và dễ dàng. Đồng thời cũng là để giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài viết. d. Bảng con của học sinh - Trong lớp chúng tôi yêu cầu thống nhất 1 loại bảng nhựa cùng kích thương 20 x 25cm mặt bảng có kẻ ô vuông rõ ràng cỡ (5 x 5cm) có chia thành các dòng kẻ nhỏ. - Dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng nhựa cùng kích thương 20x25cm mặt bảng có kẻ ô vuông rõ ràng (5x5cm) có chia thành các dòng kẻ nhỏ. Dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng (khăn mặt cũ rộng vừa phải, giặt ẩm) e. Phấn và bút viết * Phấn viết Chúng tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm (hãng phẫn Mic). Đồng thời chúng tôi hướng dẫn cách trình bày bảng sao cho khi viết không phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời gian và tránh được thao tác thừa khi viết bảng. VD: Dạy bài 62: ôm, ơm - khi luyện viết bảng giáo viên yêu cầu học sinh trình bày vào bảng một dòng ôm rồi mới giơ bảng. * Bút viết - Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì đốt loại mềm để thuận tiện khi sử dụng và đỡ mất thời gian vót chì, dành thời gian đó để cho luyện viết. - Giai đoạn viết bút mực: Chúng tôi cho các em viết bằng bút máy, chọn bút nét nhỏ, viết một loại mực tím hoa sim. 2. Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút - Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế ngồi viết đúng: Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng mép vở để giữ vở. - Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái. Việc giúp học sinh ngồi viết đùng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng và viết nhanh được. 3. Rèn cách để vở khi viết - Ở lớp 1, học sinh chủ yếu rèn viết chữ đứng nên học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. - Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. 4. Rèn giữ vở sạch và trình bày vở - Vở phải luôn giư sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở, không làm quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy trắng, không nhoè mực... - Khi học sinh chuyển viết bút mực, giáo viên. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở để các em nhớ và trình bày vở đúng, sạch, đẹp. 5. Dạy các nét cơ bản Đầu tiên giáo viên dạy cho học sinh viết hai nét ngang vào sổ. Viết cơ bản hai nét trên cũng dễ viết và nó giúp học sinh giúp học sinh sau này có dạng chữ viết thẳng, ngay ngắn từ đầu. Sau khi rèn kỹ hai nét trên, giáo viên mới tiến hành dạy các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét khuyết. Để trong quá trình dạy tập viết được thông nhất trong cách gọi tên các nét, giáo viên thống nhất với học sinh cách gọi tên các nét như sau: : Nét sổ : Nét cong hở trái : Nét ngang : Nét cong hở phải : Nét xiên phải : Nét cong kín : Nét xiên trái : Nét cong kín : Nét móc xuôi : Nét khuyết trên : Nét móc ngược : Nét khuyết dưới : Nét móc 2 đầu : Nét thắt giữa Làm tốt phần này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi viết chữ được đúng đẹp theo mẫu. 6. Rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh. Ngay ở học kỳ I, trong các giờ học vấn đều có giờ tập viết, giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy trình mẫu. Ngoài ra, giáo viên viết mẫu trên bảng và ở vở cho học sinh quan sát - chữ viết của cô phải đúng theo mẫu và đẹp. Giáo viên cần chấm, chữa lỗi để học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và dửa kịp thời. Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết, giáo viên hướng dẫn các em viết qua hai giai đoạn. + Giai đoạn quan sát mẫu trên bảng và viết ra bảng con: giáo viên cho các em quan sát kĩ chữ mẫu trên bảng. Qua phân tích, giảng giải các em nắm được cấu tạo chữ viết và nắm được quy trình viết. Sau đó giáo viên cho các em viết trên bảng con. Giai đoạn đầu khi các em mới viết, giáo viên hướng dẫn trực tiếp rên bảng con hoặc có chữ mẫu đã trình bày sẵn trên bảng con để học sinh nhìn vào đó mà viết theo. Giai đoạn sau các em quan sát và tự viết vào bảng con dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên ở trên bảng lớn. Sau đó giao viên kiểm tra và sửa chữa lỗi sau cho các em trực tiếp ở bảng con. Giáo viên lưu ý sửa cho các em học sinh về độ cao, độ rộng. khoảng cách các con chữ đã đúng mẫu chưa. VD: Dạy bài 47: en, ên - Sau khi cho học sinh quan sát chữ mẫu và phân tích, so sánh chữ mẫu (như phần phương pháp trực quan) - GV hướng dẫn quy trình viết từng chữ. - Học sinh luyện viết bảng con: + Lần 1: en, ên + Lần 2: lá sen, con nhện. - Giáo viên quan sát sửa bài cho từng HS ngay trên bảng con - Cho nhận xét bài viết của bạn trên bảng, GV yêu cầu học sinh nhận xét: + Bạn viết đúng chữ chưa? + Đúng độ cao và khoảng cách chưa? Giai đoạn quan sát chữ mẫu và viết vào trong vở tập viết. Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ chữ mẫu đầu dòng xem chữ cần viết, từ cần viết cao bao nhiêu, khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách các chữ trong từ là bao nhiêu, sau đó mới đặt bút viết. VD: Dạy bài tô chữ hoa A (phần luyện tập tổng hợp) - Học sinh đọc nội dung bài, quan sát chữ mẫu đầu dòng. + Một dòng tô mấy chữ A? + Chữ ai viết rộng trong mấy ô ? (một ô) + vật một dòng viết được mấy chữ ai? (viết được 6 chữ ai) - Giáo viên nêu quy trình viết, cho học sinh quan sát vở mẫu rồi viết bảng. 7. Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút Đường kẻ ly (1,2,3,4,5) Đường kẻ dọc (6, 7,8) Điểm dừng bút Là vị trí kết thúc của chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ li. Điểm đặt bút Là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ li hoặc không nằm trên đường kẻ ly. VD: Khi hướng dẫn viết chữ an trong bài: Tô chữ hoa C, giáo viên nêu quy trình viết như sau: Đặt bút dưới đường kẻ ly hai viết con chữ a nối liền với con chữ n đều cao hai dòng ly, điểm dừng bút chạm đường ly hai. 8. Xác định khoảng cách Qua các giờ tập viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng: Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là nửa thân con chữ, các nét chữ trong một chữ phải viết liền nét. Khoảng cách giữa các chữ trong một từ là cách nhau một thân con chữ. VD: Bài 93: Oan, Oăn (tiết 1) - Khi hướng dẫn viết từ: Giàn khoan, GV nêu câu hỏi + Nêu khoảng cách giữa các con chữ trong từ giàn khoan? + Khoảng cách giữa hai chữ trong từ giàn khoan là bao nhiêu? Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình viết liền mạch bằng cách li bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau. Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá. VD: Bài 91: oa, oe (tiết 1) - Khi hướng dẫn viết từ: hoạ sĩ, giáo viên nêu câu hỏi Nhận xét vị trí thanh nặng (.) và thanh ngã (~) trong từ họa sĩ? (thanh nặng viết dưới con chữ a, thanh ngã viết trên con chữ i). 9. Đưa CNTT vào dạy tập viết: Có áp dụng CNTT vào dạy tập viết thì về học sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập và được quan sát chữ viết rõ ràng hơn, các em không phải quan sát vở mẫu của cô mà quan sát trên màn hình sẽ dành nhiều thời gian hơn cho học sinh luyện viết. 10. Giáo viên phối hợp với phụ huynh: Để thống nhất cách hướng dẫn đọc và luyện viết ở nhà. 11. Động viên, khen thường Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở sạch chữ đẹp giáo viên có nhận xét và động viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến độ về chữ viết, học sinh viết đẹp giữ vở sạch... 12. Hội thảo thống nhất Phương pháp dạy tập viết trong khối 1 và các khối để các khối lớp 2, 3, 4, 5 cùng nắm bắt được nội dung, phương pháp dạy tập viết ở lớp 1. C. PHẦN KẾT LUẬN I. KHẢO SÁT - KẾT QUẢ Qua nghiên cứu, thực nghiệm chuyên đề chúng tôi nhận thấy chữ viết của học sinh đã có nhiều tiến bộ, chữ viết của các em rõ ràng, đúng độ cao, đủ nét, viết đúng khoảng cách giữa các con chữ, giữa các từ, đã xác định được điểm đặt bút và điểm dừng bút, các em luôn có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch... Khảo sát bài viết tháng 2 vừa qua (bài 91): oa, oe, hoạ sĩ, múa xòe - mỗi chữ, từ viết một dòng). Khối 1 chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm 3, 4 1A1 39HS 7 18 12 2 1A2 34HS 12 13 9 0 1A3 28HS 8 11 8 1 (HS khuyết tật) 1A4 30HS 5 14 8 3 Toàn khối 131HS 32 56 37 6 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Bài học chung cho cả cấp học - Bản thân người giáo viên phải tận tâm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, kiên trì bền bỉ trong hướng dẫn học sinh luyện viết. - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để trau dồi kiến thức. - Giáo viên quan tâm, kèm cặp, uốn nắn học sinh khi viết. - Phối hợp cùng với học sinh rèn viế bài ở nhà trong ngày nghỉ - Tích cực tham gia phong trào "Vở sạch chữ đẹp" 2. Bài học riêng cho khối 1 - Dạy học sinh nắm được những nét cơ bản ngay từ đầu năm lớp 1. - Học sinh cần nắm được từ thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở cách giữ sở sạch, xác nhận được đường kẻ, dòng li, khoảng cách giữa các chữ trong từ... - Dạy học sinh viết chữ theo trình tự từ thấp đến cao. - Cần chuẩn bị đầy đủ sách vở để học viết: Bảng, bút, vở tập viết, vở ô li, bộ chữ mẫu... Trên đây là: "Một số biện pháp để rèn chữ cho học sinh lớp 1" mà chúng tôi rút ra ra được trong quá trình dạy học. Rất phong sự đóng góp ý kiến của các cập lãnh đạo, của các đồng nghiệp để chuyên đề có hiệu quả hơn! Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Đằng Hải, ngày 01 tháng 03 năm 2007 T/m GV khối 1 Người viết Tô Thị Bích Liên Hội đồng sư phạm trường tiểu học đằng hải xét duyệt Giáo án minh hoạ: BÀI 47: EN - ÊN (tiết 2) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - H đọc và viết được: en, ên, lá sen, con nhện. - Đọc được từ câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. B. CHUẨN BỊ Giáo viên: Giáo án điện tử C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Hoạt động 1: Luyện đọc (8 - 10') a. Đọc bảng - Gọi H đọc bài ở tiết 1 - Nhiều em - Màn hình ® giới thiệu câu ứng dụng - Quan sát, nhận xét + Hướng dẫn đọc và đọc mẫu - Theo dõi + Gọi học sinh đọc và tìm tiếng có vần mới học - 3 - 5 học sinh - Đọc cả bài b. Đọc SGK - Theo dõi - Đọc mẫu 2 trang - Đọc từng phần, từng trang, cả bài. * Hoạt động 2: Luyện viết vở (15 - 17) - Dòng 1: en - Đọc nội dung bài viết + Nêu lại quy trình viết và hướng dẫn khoảng cách. - Đọc: en + Quan sát màn hình và nhận xét số lượng chữ trong 1 dòng. - Chỉ tay chữ mẫu. + Nhắc nhửo HS tư thế ngồi, cách cầm bút + Theo dõi, giúp đỡ học sinh - Các dòng còn lại (tương tự) - Chấm điểm, nhận xét * Hoạt động 3: Luyện nói (5') - Nêu chủ đề luyện nói? - Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. - Cho học sinh quan sát tranh. - Quan sát và trả lời câu hỏi. + Trong tranh vẽ gì? + Bên phải cái bàn là cái gì? - Học sinh trả lời + Bên trên cái bàn là con gì? + Trong lớp bên phải em là bạn nào? - Thảo luận theo cặp + Ra xếp hàng, đứng trước và đứng sau em là những bạn nào? - 2 - 3 cặp trình bày - 1- 2 học sinh trình bày + Em viết bằng tay nào? * Củng cố - dặn dò (2 - 3') - Đọc lại bài ở bảng - 1 - 2 em đọc - Tìm tiếng, từ và câu chứa tiếng có vần en, ên? - Nhiều em - Về nhà: Đọc lại bài và xem trước bài 48. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

File đính kèm:

  • docRen viet cho HS.doc
Giáo án liên quan