I. Những yêu cầu đối với giáo viên và hs.
1. Đối với hs.
- Phải có động cơ học tập đúng đắng, yêu thích môn học.
- Phải nắm vững kiến thức về lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ thiết bị thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Phải thực hiện lại các bài thực hành trong quá trình luyện tập tại nhà
2. Đối với gv
- Các em học sinh ở địa bàn Quế Hiệp đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp. Việc hướng các em yêu thích môn học mang tính Công nghiệp là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy bộ môn Công Nghệ phải thực hiện. Các em còn ngại khi tiếp xúc với thực tế, với các đồ dùng, dụng cụ, mặt khác các thiết bị đối với các em là còn khá mới mẻ
- GV cần tạo một không khí học tập vui vẻ, phấn khởi để hs hứng thú trong học tập.
- Tạo cho hs lòng đam mê, yêu thích môn học.
- Sử dụng kết hợp tốt các phương pháp dạy học để truyền thụ một cách có hiệu quả nội dung kiến thức bài học dến từng đối tượng hs
- Thành thạo trong thao tác thực hành, thực hiện tốt các thao tác mẫu trong quá trình hướng dẫn hs thực hành.
- Phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết cho giảng dạy.
- Đặc biệt hiện nay việc đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy học gv cần đưa các tiết dạy lý thuyết về nguyên tắc hoạt động, vẽ sơ đồ, qui trình thực hành vào việc soạn giáo án trình chiếu để tiết học sinh động hơn.
- Thực hiện tốt việc tìm tòi tư liệu, học hỏi các đồng nghiệp thông qua việc dự giờ tại trường, hội giảng cụm và đặc biệt là biết khai thác thông tin phục vụ dạy học từ mạng thông tin Internet.
Do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đủ đảm bảo cho việc thực hiện bài thực hành cho nhiều học sinh tham gia, các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều chủng loại, đặc biệt các thiết bị được cấp về có tính chất mô phỏng mô hình, chưa gần với thực tế. Do đó đối với tiết dạy thực hành cần cho hs chuẩn bị đầy đủ thiết bị phục vụ thực hành tại lớp.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành môn Công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC VẤN ĐỀ.
Môn Công nghệ là một môn học mới, khó cho cả GV và học sinh cả về phương pháp dạy của thầy cũng như phương pháp học của trò.
Thực tế cho thấy học sinh ở trường THCS Quế Hiệp đại đa số hs là con nhà nông: kinh tế, khó khăn, mức độ tiếp cận thông tin mới còn nhiều hạn chế. Thiết bị thực hành bộ môn trong nhà trường còn thiếu, nhà trường chưa có phòng thực hành chuyên biệt cho hs nên chất lượng học tập của hs, việc nâng cao kỹ năng thực hành chưa đạt được hiệu quả cao...
Đối với các khối lớp tiết thực hành trong môn Công nghệ có thời lượng khá nhiều. Môn CN 6,7,8 thời lượng thực hành khoảng 1/3 chương trình. Môn Công nghệ 9 được thiết kế theo Mô đun nghề nên thời lượng thực hành nhiều, môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS.
Theo PPCT và do tình hình chung hiện nay, việc phân chia TKB không thế đáp ứng được yêu cầu 2 tiết liên tiếp/buổi/lớp do đó cũng có phần ảnh hưởng đến sự liên tục trong các tiết thực hành.
Là một giáo viên Công Nghệ, sau nhiều năm công tác tại trường THCS, trực tiếp giảng dạy môn Công Nghệ công nghiệp, để nâng cao chất lượng môn học phục vụ cho cuộc sống của học sinh tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp mới trong việc dạy thực hành môn Công Nghệ để đạt hiệu quả cao nhất.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Muốn hình thành một kỉ năng nào đó trong thực hành không phải chỉ thực hiện một lần là thành thạo, mà phải qua một quá trình luyện tập. Quá trình trên phải được kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành, giữa thầy với trò. Mà cụ thể ở đây là sự chuẩn bị, của trò và
phương pháp dạy của thầy. Để giải quyết vấn đề trên ta cần thực hiện các nội dung sau.
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
I. Những yêu cầu đối với giáo viên và hs.
Đối với hs.
Phải có động cơ học tập đúng đắng, yêu thích môn học.
Phải nắm vững kiến thức về lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ thiết bị thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
Phải thực hiện lại các bài thực hành trong quá trình luyện tập tại nhà
Đối với gv
- Các em học sinh ở địa bàn Quế Hiệp đa phần đều là con em gia đình làm nghề nông nghiệp. Việc hướng các em yêu thích môn học mang tính Công nghiệp là điều trước tiên các giáo viên giảng dạy bộ môn Công Nghệ phải thực hiện. Các em còn ngại khi tiếp xúc với thực tế, với các đồ dùng, dụng cụ, mặt khác các thiết bị đối với các em là còn khá mới mẻ
GV cần tạo một không khí học tập vui vẻ, phấn khởi để hs hứng thú trong học tập.
Tạo cho hs lòng đam mê, yêu thích môn học.
Sử dụng kết hợp tốt các phương pháp dạy học để truyền thụ một cách có hiệu quả nội dung kiến thức bài học dến từng đối tượng hs
Thành thạo trong thao tác thực hành, thực hiện tốt các thao tác mẫu trong quá trình hướng dẫn hs thực hành.
Phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết cho giảng dạy.
Đặc biệt hiện nay việc đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy học gv cần đưa các tiết dạy lý thuyết về nguyên tắc hoạt động, vẽ sơ đồ, qui trình thực hành vào việc soạn giáo án trình chiếu để tiết học sinh động hơn.
Thực hiện tốt việc tìm tòi tư liệu, học hỏi các đồng nghiệp thông qua việc dự giờ tại trường, hội giảng cụm và đặc biệt là biết khai thác thông tin phục vụ dạy học từ mạng thông tin Internet.
Do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đủ đảm bảo cho việc thực hiện bài thực hành cho nhiều học sinh tham gia, các dụng cụ thiết bị cũng như vật liệu điện còn thiếu nhiều chủng loại, đặc biệt các thiết bị được cấp về có tính chất mô phỏng mô hình, chưa gần với thực tế. Do đó đối với tiết dạy thực hành cần cho hs chuẩn bị đầy đủ thiết bị phục vụ thực hành tại lớp.
II. Những chuẩn bị cho một tiết dạy thực hành
1. Phần lý thuyết:
- Đối với công nghệ 6,7 thường có các sơ đồ, hình mẫu và qui trình thực hiện.
- Đối với công nghệ 8, 9 thường là sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt và qui trình thực hành.
- Với các lớp 6,7: Gv cần cho hs quan sát và thực hiện các mẫu và nắm vững qui trình thực hành trong tiết học lý thuyết.
- Với các lớp 8,9:
- Về sơ đồ nguyên lý: GV cần cho hs nắm vững sơ đồ nguyên lý của một mạch điện, hs phải nắm vững nguyên lý hoạt động của từng thiết bị, của mạch điện. Nắm được sơ đồ nguyên lý hs mới biết cách nối đúng dây dẫn vào các thiết bị và nối đúng mạch điện theo nguyên tắc hoạt động của chúng.
Đối với sơ đồ lắp đặt: Gv cần cho hs thực hiện việc vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, bố trí sắp xếp thiết bị, vị trí đi dây có khoa học và nối đúng mạch điện theo sơ đồ nguyên lý.
Đối với qui trình thực hành: Yêu cầu hs cần nắm được trình tự lắp ráp một mạch điện (nối dây dẫn) theo các bước của chúng, trong quá trình thực hành việc lắp mạch điện cũng được thực hiện theo các bước trên.
Lập bảng dự trù vật liệu.
Cho hs dựa vào yêu cầu lắp đặt của mạch điện để lập bản dự trù mua sắm vật liệu
2. Phần thực hành
a. Chuẩn bị
- Đối với khối 6,7 cần cho hs chuẩn bị đầy đủ các vật liệu như vải, kim khâu, chỉ, giấy bìa cứng, hoa, nguyên liệu để chế biến món ănTùy theo tiết thực hành mà GV bố trí cho hs chuẩn bị theo hình thức cá nhân hay nhóm (cắm hoa, chế biến món ăn, xử lý hạt giống, chọn giống vật nuôi chuẩn bị theo nhóm)
- Đối với khối 8,9 GV nêu yêu cầu chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ theo yêu cầu thực hành. Đặc biệt là phần, nối dây dẫn, lắp đặt mạng điện trong gia đình mỗi hs phải chuẩn bị riêng cho mình một bộ thiết bị gồm: công tắc, cầu chì, ổ cắm, bóng đèn dây dẫn và các dụng cụ cần thiết như: kìm, tua vít, bít thửđể tham gia thực hành
b. Thực hành
GV kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra lại kiến thức cũ.
Gv thực hiện trước thao tác mẫu để hs quan sát và cùng thực hiện theo
Trong quá trình thực hành GV cần quan sát quá trình thực hành của hs, uốn nắn để hs thực hiện đúng qui trình công nghệ.
Cần chú ý đến việc đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành, thao tác sử dụng các dụng cụ lao động phải đảm bảo an toàn (dao, tua vít, kìm). Chú ý đến tính kỹ luật của hs trong quá trình thực hành vì hs thường sử dụng các vật liệu thực hành để đùa nghịch gây nguy hiểm trong thực hành.
3. Nhận xét đánh giá.
Sau buổi thực hành cho hs trao đổi chéo kết quả lẫn nhau để nhận xét theo các tiêu chí: kĩ thuật, mĩ thuật, mức độ hoàn thành xản phẩm của các bạn trong lớp.
GV có sự nhận xét đánh giá cụ thể bài thực hành của hs: Nhận xét những ưu điểm và những tồn tại mà học sinh chưa thực hiện được. Với những bài thực hành lấy điểm kiểm tra cần có sự đánh giá cụ thể hơn.
GV cần có sự khen ngợi, khuyến khích hợp lý đối với từng đối tượng, từng nhóm tực hành về sản phẩm của hs làm ra.
Với khối 8,9 phần thực hành điện sản phẩm của hs sau khi kiểm tra cần cho vào thử điện để hs biết được mức độ hoàn thành sản phẩm của mình, đồng thời tạo sự hứng thú cho hs vì sản phẩm của mình làm ra đã thành công.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Trên đây là một số biện pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả tiết dạy thực hành trong bộ môn công nghệ. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp nhằm bổ sung thêm các nội dung cho chuyên đề, để chuyên đề mang tính thiết thực hơn trong việc giảng dạy bộ môn công nghệ trong nhà trường hiện nay.
Quế Hiệp, ngày 25 tháng 11 năm 2009
TỔ TỰ NHIÊN
File đính kèm:
- chuyen_de_nang_cao_hieu_qua_tiet_day_thuc_hanh_mon_cong_nghe.doc