Chuyên đề: Nâng chất học sinh yếu kém môn Toán 7 năm học: 2009 – 2010

I. THỰC TRẠNG :

Để thực hiện theo cuộc vận động “Hai không”, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, tổ Toán Lý trường THCS Hòa Hưng đã tập trung rà soát, đánh giá chất lượng của học sinh khối 7 khi học bộ môn Toán; chúng tôi đưa ra một số nhận xét và đưa ra một số biện pháp cụ thể để rèn luyện cho học sinh học yếu kém môn Toán lớp 7.

II. NGUYÊN NHÂN :

1. Về phía giáo viên :

- Áp dụng đổi mới phương pháp giáo dục chưa cao.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu  chất lượng giảng dạy chưa cao.

2. Về phía học sinh :

- Toán là môn học khó đòi hỏi sự tư duy cao, nhất là phân môn Hình học.

- Môn toán là môn học có tính kế thừa có liên quan đến nhiều cấp học.

- Tâm lý ngại và sợ học môn Toán.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Nâng chất học sinh yếu kém môn Toán 7 năm học: 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : NÂNG CHẤT HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN 7 Năm học : 2009 – 2010 I. THỰC TRẠNG : Để thực hiện theo cuộc vận động “Hai không”, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, tổ Toán Lý trường THCS Hòa Hưng đã tập trung rà soát, đánh giá chất lượng của học sinh khối 7 khi học bộ môn Toán; chúng tôi đưa ra một số nhận xét và đưa ra một số biện pháp cụ thể để rèn luyện cho học sinh học yếu kém môn Toán lớp 7. II. NGUYÊN NHÂN : 1. Về phía giáo viên : - Áp dụng đổi mới phương pháp giáo dục chưa cao. - Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu à chất lượng giảng dạy chưa cao. 2. Về phía học sinh : - Toán là môn học khó đòi hỏi sự tư duy cao, nhất là phân môn Hình học. - Môn toán là môn học có tính kế thừa có liên quan đến nhiều cấp học. - Tâm lý ngại và sợ học môn Toán. - Chưa chuyên cần, một số học sinh chưa xác định được động cơ học tập. Các em học sinh thuộc diện yếu kém thường lười học, ham chơi nên các em không nhớ các khái niệm, định lý... từ đó các em không thể vận dụng giải bài tập. - Một bộ phận không nhỏ học sinh bị rỗng kiến thức. - Chưa có đầy đủ trang thiết bị học tập, nhất là máy tính bỏ túi. 3. Về phía phụ huynh học sinh - Chưa quan tâm đầy đủ đến việc học của con em. - Chưa xác định được việc đầu tư cho giáo dục có tác dụng quan trọng như thế nào đối với tương lai của học sinh. III. GIẢI PHÁP : 1. Đối với giáo viên : - Tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy, phải lấy học sinh làm trọng tâm. (GVBM thực hiện thường xuyên liên tục trên mỗi tiết dạy) - Tăng cường sử dụng triệt để có hiệu quả các thiết bị dạy học, nhất là các thiết bị hiện đại : máy chiếu, ... (Mỗi GV thực hiện ít nhất 1 tiết bài giảng điện tử trên tháng. Nếu GV nào có khả năng nên thực hiện 1 tiết/tuần) - Các giáo viên đang cùng giảng dạy khối lớp 7 phải thường xuyên phối hợp bàn các nội dung cụ thể để nâng cao chất lượng giảng dạy. (ít nhất 2 tuần một lần, có thể phối hợp thực hiện ở các kỳ họp tổ chuyên môn) - Giáo viên phải tìm hiểu, nắm bắt nguyên nhân gây yếu kém để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả. (GVBM liên hệ trực tiếp gia đình ít nhất 3 học sinh trên một lớp, và phải khắc phục được cho các em đẵ liên hệ) - Thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh. Lưu ý đối với học sinh yếu kém là phải ghi nhớ được các tính chất, định lý... để từ đó các em mới có thể áp dụng giải bài tập. (GVBM yêu cầu cán sự bộ môn của lớp kiểm bài đầu giờ, riêng GV cần kiểm tra vở ghi của HS yếu kém ít nhất 1 lần/tuần) - Đảm bảo kiên trì và liên tục tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém. Trong quá trình phụ đạo cho các em giáo viên có thể dành thời gian nhắc lại kiến thức cũ (ở lớp 6) để giúp các em lấy lại những kiến thức đã mai một. (thực hiện theo tổ chức của nhà trường, GVBM cần lập kế hoạch rõ ràng và chi tiết cho từng tiết dạy phụ đạo) - Tổ chức học sinh thành lập các nhóm học tập phối hợp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ : đôi bạn cùng tiến... Lúc đó các em học sinh khá giỏi có thể giúp các em yếu kém học tập. (GVBM phân chia theo địa bàn dân cư, cử HS làm nhóm trưởng GV cần theo dõi ít nhất 1 lần/ tháng.) - Khi giảng dạy (nhất là đối tượng học sinh yếu kém) giáo viên cần chuẩn bị hệ thống bài tập vừa sức với các em sau đó nâng dần độ khó để các em có thể giải được; như vậy giúp cho các em có hứng thú trong học tập. Khi giải bài tập cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em phân tích bài toán, khi đó các em có thể hình thành kỹ năng giải bài tập qua sự giúp đỡ của giáo viên. Khi chuẩn bị bài tập cần phân dạng cho các em để các em có thể nằm bắt và vận dụng kiến thức giải bài toán tốt hơn. - Vận động học sinh cố gắng trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập. Đối với học sinh có điều kiện phải có máy tính bỏ túi. - Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi trong việc tính toán và giải bài tập; việc làm này giúp ích rất nhiếu đối với học yếu kém bởi vì đối tượng này tính toán rất chậm, một số em có thể biết cách giải được bài toán nhưng khi tính toán lại tính sai. - Giáo viên phải tập cho học sinh cách tự học : các vấn đề khó nhớ các em phải có sổ tay ghi nhớ, các vấn đề chưa hiểu phải hỏi giáo viên hoặc các bạn học khá giỏi. Giáo viên phải theo dõi thường xuyên để hình thành cho các em thói quen này. Khi các em đã có thói quen này thì việc học Toán sẽ trở nên dễ dàng hơn. (sổ tay bắt buộc mỗi HS phải trang bị đầy đủ) - Phải có sự động viên, khen thưởng đối với các em có sự tiến bộ : ghi điểm tốt, thưởng bằng hiện vật, khen trước lớp... Cần tránh tỏ thái độ bỏ lơ, miệt thị đối với các đối tượng học yếu kém vì điều này làm cho các em càng học yếu, càng chán môn Toán hơn. (GVBM cần tuyên dương đúng thời điểm và khi phê bình cần tế nhị và nắm bắt tâm lý của HS) - Đối với một số đối tượng học sinh cá biệt, không có sự tiến bộ giáo viên cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình để cùng nhau giáo dục các em. 2. Đối với học sinh - Phải chuẩn bị bài trước khi tới lớp. (GVBM yêu cầu mỗi tổ trưởng kiểm tra và báo cho GVBM mỗi buổi học thuộc bộ môn đó) - Phải chú ý bài giảng của giáo viên trên lớp. Phải hỏi ngay các vấn đề chưa nằm vững. (GVBM cần quy định trong tuần, mỗi HS phải tham gia phát biểu xây dựng bài ít nhất một lần, tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo) - Phải luyện tập để hình thành các kỹ năng cơ bản trong việc giải bài tập. (Mỗi HS phải thực hiện toàn bộ bài tập trong SGK theo qui định của GVBM, việc này GV cần kiểm tra định kỳ 1 lần/ tháng) - Phải chuyên cần, tham gia đầy đủ các lớp học phụ đạo dành cho học sinh yếu kém. 3. Đối với gia đình - Tạo điều kiện về thời gian cho các em yên tâm học hành. Động viên kịp thời khi các em có sự tiến bộ. - Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cho các em học tập. IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN : Chuyên đề do thầy Trần Nguyễn Minh Đăng phụ trách thực hiện. Sau khi thầy Đăng hoàn thành đã được triển khai trước tổ và bổ sung các ý kiến cần thiết cho chuyên đề. Toàn tổ thống nhất và triển khai thực hiện cho bộ môn toán trên toàn khối 7, bắt đầu từ tháng 03 năm 2010. Tháng 03 năm 2010 Tổ Toán – Lý

File đính kèm:

  • docchuyen de nang chat HS yeu kem 7.doc
Giáo án liên quan