Chuyên đề : Nghị luận xã hội

I/Loại: Cả 3 dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội.

II/Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.

1/Giải thích

a/Mục đích: Hiểu

b/Các bước:

-Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện).

Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi LÀ GÌ.

-Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI SAO.

-Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NÀO.

**Lưu ý:

-Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. -Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : Nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. Mục đích yêu cầu: - Giúp HS ôn tập về kiểu bài NLXH. - HS biết và vận dụng lĩ năng phân tích các vấn đề xã hội qua các đề bài cụ thể. - Vận dụng làm bài theo đề thi. II Nội dung bài học: A/Điểm chung I/Loại: Cả 3 dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội. II/Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận. 1/Giải thích a/Mục đích: Hiểu b/Các bước: -Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)... Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi LÀ GÌ. -Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI SAO. -Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NÀO. **Lưu ý: -Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. -Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc. 2/Chứng minh a/Mục đích: Tin b/Các bước: -Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. -Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. 3/Bình luận a/Mục đích: Đồng tình b/Các bước: - Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. - Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn. - Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại. B/Nét riêng I.Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội. 2.Đề tài: -Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...). -Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...). -Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...). 3.Về cấu trúc triển khai tổng quát: -Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì). -Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. -Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí). 4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao: - Tình thương là hạnh phúc của con người. - “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân? - Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. - Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”. - Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học.” Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình? - “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính.” Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki. - Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.” - Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.” Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác. - Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.” - Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái.” Em hiểu câu nói đó như thế nào? - Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói : « Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn. » Hãy bình luận câu nói trên. - Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người bạn tốt”. - Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó. -Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? - Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” (Nguyễn Bá Học) - Phải chăng, “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.”? - “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” (Lép Tôn-xtôi) Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình. - Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.”? (Noóc-man Ku-sin, theo “Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ, 2003). - Tiền tài và hạnh phúc. - “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.” Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó? II/Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống 1/Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội. 2.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. -Chấp hành luật giao thông ở nông thôn. -Hiến máu nhân đạo -Nạn bạo hành trong giao đình -Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi -Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn -Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng -Những tấm gương người tốt việc tốt -Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi -Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ -... **Lưu ý: Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận diện: -Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...). -Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...). -Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).   3.Về cấu trúc triển khai tổng quát: -Nêu rõ hiện tượng. -Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại. -Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó. 4.Một số đề tham khảo: - Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. - Về hiện tượng ngày càng có nhiều người rời bỏ quê hương để đổ xô về các thành phố lớn. - Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền thống. III/Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội. 2.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, *Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học. 3.Về cấu trúc triển khai tổng quát: a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). 4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao: -Từ đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người. Đọc văn bản “Hoa hồng tặng mẹ”: Nêu suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ”. --------------------- “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vớt tôi nao! Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con” Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam. -Từ tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của nhà văn Ma Văn Kháng, hãy bàn về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. -Từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nghĩ thêm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Chuyên đề : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. I. Mục đích yêu cầu: - Giúp HS ôn tập về kiểu bài NLXH. - HS biết và vận dụng lĩ năng phân tích các vấn đề xã hội qua các đề bài cụ thể. - Vận dụng làm bài theo đề thi. II Nội dung bài học: Phân tích đề bài, lập dàn ý các đề bài sau ĐỀ 1:(trang 100): Tục ngữ Pháp có câu: “ Tiền bạc là người tớ tốt và là người chủ xấu.” Anh (chị) hiểu câu ngữ ấy như thế nào? I.Mở bài: 1.(suy diễn):tiền giúp ta được học hành, có việc làm, có đời sống ấm no, nhưng tiền cũng có thể khiến ta làm điều xằng bậy nếu ta không biết dùg nó. 2.(giới thiệu đề):Trích dẫn câu tục ngữ Pháp… II.Thân bài: 1.Giảng giải : a)Người tớ tốt: -Người tớ là để cho người khác sai bảo làm mọi việc trong nhà. -Người tớ tốt:Là người tớ biết vâng lời chủ, bảo gì làm nấy, làm được nhiều điều lợi cho chủ. b)Người chủ xấu: -Người chủ là người dùng tiền để trả công ssai bảo người khác. -Người chủ xấu: sai bảo người khác làm những điều bất lương, xằng bậy có hại đến cuộc đời cũng như nhân phẩm của họ. 2.Chứng minh: a) Tiền bạc là người tớ tốt. -Lập luận:Tiền bạc là người tớ tốt khi ta biết làm chủ nó. -Dẫn chứng: +Dùng nó để mưu lợi cho ta(chuyện Trần Hi-xưa Hạng Võ…) +Không tham tiền, nêu cao lòng liêm khiết :Chuyện Chu Văn An… b)Tiền bạc là người chủ xấu: -Lập luận:Đồng tiền sai khiến con người -Dẫn chứng:chuyện người hà tiện… *sơ kết:Đồng tiền có tác động tích cực và tiêu cực,ta phải biết sử dụng nó… 2.Bình luận: (đối chiếu) a) Cái lợi từ sự làm chủ đồng tiền: -Giải quyết được những vấn đề sinh sống hàng ngày, giúp ta vượt qua những khó khăn… -Được mở mang tri thức. *Làm chủ được đồng tiền chúng ta có thể làm nhiều điều ích lợi cho bản thân và cho xã hội. b)Cái hại từ sự làm nô lệ cho đồng tiền: +thành người keo kiệt và ích kỉ. +Dễ dẫn phạm tội ác,hủy hoại nhân phẩm III.Kết bài:Muốn làm chủ đồng tiền thì phải giữ điều liêm chính. Đề 2: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” Gợi ý: 1.Giải thích ý kiến Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân. Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin. 2.Bàn luận về tự tin và mất tự tin - Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu. - Khi mất tự tin: + Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan... + Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống. 3.Bài học nhận thức và hành động - Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân. - Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin. ------------------- Đề 3:  Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:     "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"                                                                               ( Trích Nhật ký  Đặng Thuỳ Trâm) 1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội . + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận) 2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. 3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì? ================ Đề 4 "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống » (Lép-Tôi-xtôi ) . Anh (chị )hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình ?    Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý 1/ Giải thích: - Giải thích lí tưởng là gì? ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện).         - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng?                                  + Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể                                  + Thiếu ý chí vươn lên để đạt được điều cao cả                                  + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước            - Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống?                                  + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa                                  + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường.                                  + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi ( chứng minh )              - Suy nghĩ như thế nào ?                                   + Vấn đề cần bình luận : con người phải  sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa.                                   + Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng.                                   + Mở rộng :  * Phê phán những người sống không có lí tưởng                                           * Lí tưởng của thanh niên ta ngày nay là gì? ( Phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí)                                                 * Làm thế nào để sống có lí tưởng                                     + Nêu ý nghĩa của câu nói. ==================== Đề 5: Bác Hồ dạy : "Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động" . Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì về lời dạy của Bác?   Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý:               - Hiểu câu nói ấy như thế nào ?                      + Giải thích các khái niệm.                               * Thế nào là đức tính trong sạch ( giữ gìn bản chất tốt đẹp, không làm việc xấu ảnh hưởngđến đạo đức con người.)                               * Thế nào  là chất phác ( chân thật, giản dị hòa với đời thường, không làm việc xấu ảnh hưởng tới đạo đức con người)                               * Thế nào là đức tính cần kiệm ( siêng năng, tằn tiện)                        + Tại sao con người phải có đức tính trong sạch, chất phác hăng hái cần kiệm?                               * Đây là ba đức tính quan trọng của con người : cần kiệm, liêm chính, chân thật ( liêm là trong sạch ).                               * Ba đức tính ấy giúp con người hành trình trong cuộc sống.                               * Ba đức tính ấy làm nên người có ích.                        - Suy nghĩ  : Vấn đề cần bình luận là gì ?                                  Bác nêu phẩm chất quan trọng, cho đó là mục tiêu để mọi người phấn đấu rèn luyện. Đồng thời Người yêu cầu xóa bỏ những biểu hiện của tư tưởng, hành động nô lệ, cam chịu trong mỗi chúng ta.                            + Khẳng định vấn đề : đúng                            + Mở rộng :  * Làm thế nào để rèn luyện 3 đức tính Bác nêu và xóa bỏ tư tưởng, hành động nô lệ.                                 * Phê phán những biểu hiện sai trái Nêu ý nghĩa vấn đề.   Đề 6:  Gớt nhận định : Một  con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là  của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình. Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì về nhận định trên?                       Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý:                          - Hiểu câu nói ấy như thế nào ?             + Thế nào là nhận thức? ( thuộc phạm trù của tư duy trước cuộc sống. Nhận thức về lẽ sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người).            + Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn?                   * Thực tiễn là kết quả để đánh giá, xem xét một con người .                   * Thực tiễn cũng là căn cứ để thử thách con người .                   * Nói như Gớt : "Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi."                      - Suy nghĩ                         + Vấn đề bình luận là : Vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người.                         + Khẳng định vấn đề : đúng                         + Mở rộng : Bàn thêm về vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người.                         * Trong học tập, chọn nghề nghiệp.                         * Trong thành công cũng như thất bại, con người biết rút ra nhận thức cho mình, phát huy chỗ mạnh. Hiểu chính mình con người mới có cơ may thành đạt.                         + Nêu ý nghĩa lời nhận định của Gớt ========================= Đề:7  "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền" Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. I/ Mở bài: Sách là một phwong tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí...Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn hiền II/ Thân bài 1/ Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao vì sách tốt là người bạn hiền? + Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng. + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". 2/ Phân tích, chứng minh vấn đề + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình: - Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao. - Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp. + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,... 3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề + Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu. + Liên hệ với thực tế, bản thân: ========================= Đề 8: Có người yêu thích văn chương, có người say mê khoa học. Hãy tìm nội dung tranh luận cho hai người ấy. I/ Mở bài: Giới thiệu vai trò, tác dụng của văn chương và khoa học. Nêu nội dung yêu cầu đề II/ Thân bài: 1/ Tìm lập luận cho người yêu khoa học + Khoa học đạt được những thành tựu rực rỡ với những phát minh có tính quyết định đưa loài người phát triển. - Hàng trăm phát minh khoa học: máy móc, hạt nhân,...Tất cả đã đẩy mạnh mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục,... - Ví dụ: Sách vở nhờ kĩ thuật in ấn, con người mới ghi chép được + Nhờ khoa học mà con người mới khám phá ra được những điều bí ẩn trong vũ trụ, về con người. Đời sống con người mới phát triển nâng cao. + Trái với lợi ích của khoa học, văn chương không mang lại điều gì cho xã hội: lẫn lộn thực hư, mơ mộng viển vông; chỉ để tiêu khiển, đôi khi lại có hại... 2/ Lập luận của người yêu thích văn chương + Văn chương hình thành và phát triển đạo đức con người, hướng con người đến những điều: chân, thiện, mỹ. + Văn chương hun đúc nghị lực, rèn luyện ý chí, bản lĩnh cho ta + Văn chương còn là vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập dân tộc. + Trái với mọi giá trị về tư tưởng, tình cảm mà văn chương hình thành cho con người. Khoa học kĩ thuật chỉ mang lại một số tiến nghi vật chất cho con người, mà không chú ý đến đời sống tình cảm, làm con người sống bàng quang, thờ ơ, lạnh lùng. Hơn nữa khoa học kĩ thuật có tiến bộ như thế nào mà không được soi rọi dưới ánh sáng của lương tri con người sẽ đẩy nhân loại tới chỗ bế tắc. III/ Kết luận: Khẳng định vai trò cả hai (Vật chất và tinh thần) ======================================== Đề 9: Suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ.  "Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ" I/ Mở bài: Giới thiệu lời dạy của Bác. II/ Thân bài: 1/ Giải thích câu nói: + Điều phải là gì? Điều phải nhỏ là gì? Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội với mọi người, với tổ quốc, dân tộc. Ví dụ + Điều trái là gì? Điều trái nhỏ là gì? => Lời dạy của Bác Hồ: Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ  coi thường những điều nhỏ. Bác cũng bảo chúng ta: đối với điều trái, dù nhỏ cũng phải hết sức tránh tức là đừng làm và tuyệt đối không được làm. 2/ Phân tích chứng minh vấn đề + Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ? Vì việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn. + Vì sao điều trái lại phải tránh. Vì tất cả đều có hại cho mình và cho người khác. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen và gây hại cho người, cho mìmh. 3/ Bàn bạc mở rộng vấn đề + Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường. + Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. =================================== Đề 10:  " Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương".                                                                                   (Nam Cao)              Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. HƯỚNG

File đính kèm:

  • docchuyen de 11.doc
Giáo án liên quan