Chuyên đề : nhóm va – nitơ và phốt pho

LHD1: Trong nhóm nitơ, khi đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào dưới đây không đúng?

A. Trong các axit có oxi, axit nitric là axit mạnh nhất. B. Tính axit của các oxit giảm dần, đồng thời tính bazơ tăng dần.

C. Khả năng oxi hoá giảm dần do độ âm điện giảm dần. D. Tính phi kim tăng dần, đồng thời tính kim loại giảm dần.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : nhóm va – nitơ và phốt pho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÁ HỌC BÀI TẬP MỞ RỘNG CHO CÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP VÔ CƠ Th.S Lê Hữu Dũng - ĐT: 0915978897. Email: hoangdung0408@yahoo.com ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHUYÊN ĐỀ: NHÓM VA – NITƠ, PHỐT PHO BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: LHD1: Trong nhóm nitơ, khi đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Trong các axit có oxi, axit nitric là axit mạnh nhất. B. Tính axit của các oxit giảm dần, đồng thời tính bazơ tăng dần. C. Khả năng oxi hoá giảm dần do độ âm điện giảm dần. D. Tính phi kim tăng dần, đồng thời tính kim loại giảm dần. LHD2: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là: A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA. C. phân tử N2 không phân cực. D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, có năng lượng lớn. LHD3: Trong công nghiệp nitơ được sản xuất bằng cách nào dưới đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà. C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí. D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng. LHD4: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí N2 bằng cách đun nóng dung dịch nào dưới đây ? A. NH4NO2. B. NH4Cl. C. NH3. D. NaNO2. LHD5: (ĐH, CĐ Khối A-2007). Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là: A. N2O. B. NO. C. NO2. D. N2. LHD6: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O. B. Phản ứng tổng hợp NH3 là phản ứng thuận nghịch. C. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. D. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu. LHD7: Cho phương trình phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 ® 6HCl + N2. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. NH3 là chất khử B. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử C. NH3 là chất oxi hoá D. Cl2 là chất khử LHD8: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. Hiện tượng quan sát được là: A. dung dịch màu xanh chuyển sang màu xanh thẫm. B. có kết tủa màu xanh lam tạo thành. C. có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra. D. lúc đầu có kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm. LHD9: Dung dịch NH3 có thể hoà tan được Zn(OH)2 là do: A. Zn(OH)2 là một bazơ tan. B. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính. C. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu. D. Zn2+ có khả năng tạo thành phức chất tan với NH3. LHD10: Hiện tượng quan sát được khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là: A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng. B. CuO không thay đổi màu. C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ. D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh. LHD11: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng. Khi đó, từ ống nghiệm đựng muối amoni sẽ thấy: A. muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ. C. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai xốc. D. thoát ra chất khí không màu, không mùi. LHD12: Nhận xét nào dưới đây không đúng về muối amoni? A. Muối amoni kém bền với nhiệt. B. Tất cả các muối amoni tan trong nước. C. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh. D. Dung dịch của muối amoni luôn có môi trường bazơ. LHD13: a) Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây ? A. NH4NO3. B. NO2. C. N2. D. N2O5. b) HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây ? A. Fe. B. FeO. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3. LHD14: Cho PTHH : N2 + 3H2 D 2NH3. Khi giảm thể tích của hệ thì cân bằng trên sẽ: A. chuyển dịch theo chiều thuận. B. chuyển dịch theo chiều nghịch. C. không thay đổi. D. không xác định được. LHD15: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử ? A. 4NH3 + 5O2 ® 4NO + 6H2O B. NH3 + HCl ® NH4Cl C. 8NH3 + 3Cl2 ® 6NH4Cl + N2 D. 2NH3 + 3CuO ® 3Cu + 3H2O + N2 LHD16: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là: A. H2SO4 đặc. B. CuSO4 khan. C. CaO. D. P2O5. LHD17: Phản ứng hoá học nào dưới đây chứng tỏ amoniac là một chất khử? A. NH3 + HCl ® NH4Cl B. 2NH3 + H2SO4 ® (NH4)2SO4 C. 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O D. NH3 + H2O D + LHD18: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là: A. dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc. B. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc. C. dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc. D. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc. LHD19: Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được các sản phẩm là: A. KNO2, NO2, O2. B. KNO2, NO2 C. KNO2, O2. D. K2O, NO2, O2. LHD20: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là: A. Cu(NO2)2, NO2. B. Cu, NO2, O2. C. CuO, NO2, O2. D. CuO, NO2. LHD21: Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được các sản phẩm là: A. Ag2O, NO2, O2. B. Ag, NO2. C. Ag2O, NO2. D. Ag, NO2, O2. LHD22: Để nhận biết ion người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng vì: A. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm. B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt. C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh. D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí. LHD23: Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là: A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra. C. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra. D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra. LHD24: Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hoá nâu trong không khí, hỗn hợp khí đó gồm: A. CO2, NO2. B. CO2, NO. C. CO, NO. D. CO2, N2. LHD25: Để nhận biết ion người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng vì: A. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm. B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt. C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh. D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí. LHD26: Để nhận biết ion trong dung dịch muối, người ta thường dùng thuốc thử là AgNO3, bởi vì: A. phản ứng tạo khí có màu nâu. B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng. C. phản ứng tạo ra kết tủa có màu vàng. D. phản ứng tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí. LHD27: Axit H3PO4 và HNO3 cùng có phản ứng với nhóm các chất nào dưới đây? A. MgO, KOH, CuSO4, NH3. B. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3. C. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3. D. KOH, Na2CO3, NH3, Na2S. LHD28: Câu trả lời nào dưới đây không đúng? A. Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây. B. Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây. C. Phân kali cung cấp nguyên tố K cho cây. D. Phân phức hợp cung cấp nguyên tố O cho cây. LHD29: Chỉ dùng dung dịch chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch không màu: (NH4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn? A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3. LHD30: (ĐH, CĐ Khối A-2007). Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào bốn dung dịch thì số chất kết tủa thu được là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. LHD31: Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). M là kim loại nào dưới đây? A. Zn. B. Ca. C. Al. D. Mg. LHD32: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là: A. 1,12 gam. B. 0,56 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6 gam. LHD33: Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp X tương ứng là: A. 5,4 gam và 5,6 gam. B. 8,1 gam và 2,9 gam. C. 5,6 gam và 5,4 gam. D. 8,2 gam và 2,8 gam. LHD34: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là: A. 13,5 gam. B. 0,81 gam. C. 1,35 gam. D. 8,1 gam. LHD35: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của kim loại M (hoá trị II), thu được 8 gam oxit tương ứng. Kim loại M là: A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Ca. LHD36: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian rồi dừng lại, làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam so với ban đầu. Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là: A. 1,88 gam. B. 9,4 gam. C. 0,47 gam. D. 0,94 gam. LHD37: Hoà tan hoàn toàn 0,45 gam một kim loại M vào dung dịch HNO3 thu được 0,14 lít khí N2O duy nhất (đktc). M là kim loại nào: A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Al. LHD38: Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50%, thì thể tích H2 cần dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu ? A. 4 lít B. 8 lít C. 6 lít D. 12 lít LHD39: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là A. 50% B. 20% C. 30% D. 40% LHD40: Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ sau : NH3 → NO → NO2 → HNO3 Biết hiệu suất của cả quá trình điều chế HNO3 là 70%, từ 22,4 lít NH3 (đktc) sẽ điều chế được bao nhiêu gam HNO3 ? A. 22,05 gam. B. 63,0 gam. C. 44,1 gam. D. 4,41 gam. BÀI TẬP TỰ LUẬN: LHD41: Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau đây và viết các phương trình hoá học : Khí A dd BKhí A C D + H2O Biết rằng A là hợp chất của nitơ. LHD 42: (ĐH C ần Thơ-2001). Có bốn lọ chứa bốn dung dịch riêng biệt sau: NH3, FeSO4, BaCl2, HNO3. Các cặp dung dịch nào có thể phản ứng được với nhau? Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử và dạng ion thu gọn LHD43: (ĐH Thái Nguyên -2001). a) Hoàn thành các phương trình phản ứng theo dãy biến hoá sau : A1N2 A2 A3 A4 A5 A3 b) Chỉ dùng quỳ tím, hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau : BaCl2 ; NH4Cl ; (NH4)2SO4 ; NaOH ; Na2CO3. LHD31: Cho 3 mẫu Al như nhau vào vào 3 cốc đựng dung dịch axit nitric có nồng độ khác nhau, nhận thấy: - Cốc thứ nhất : không có khí thoát ra, nhưng nếu lấy dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH thấy khí có mùi khai bay ra. - Cốc thứ hai : Thoát ra khí không màu, hoá nâu trong không khí. - Cốc thứ ba : Thoát ra khí màu nâu đỏ. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra ở dạng phân tử và ion rút gọn. LHD44: Hoà tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp Cu và Al bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Kết thúc thí nghiệm thu được 4,48 lít khí NO2 duy nhất (ở đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. LHD45: Dẫn 1,344 lít NH3 vào bình chứa 0,672 lít Cl2. (Biết thể tích các khí được đo ở đktc). a) Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng. b) Tính khối lượng của muối NH4Cl được tạo ra. LHD46: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3. Để hoà tan hết kết tủa thu được sau phản ứng cần tối thiểu 10 ml dung dịch NaOH 2M. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở dạng phân tử và ion rút gọn. b) Tính nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu. LHD47: Hoà tan 30 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Cu, CuO bằng 1,5 lít dung dịch HNO3 1M thu được 6,72 lít NO2 (đktc) và dung dịch Y. a) Xác định thành phần % về khối lượng CuO có trong hỗn hợp X. b) Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch Y. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. LHD48: Tiến hành 2 thí nghiệm sau : a) Cho 6,4 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch HNO3 0,2M, khi phản ứng kết thúc, thu được V1 lit khí (đktc) NO duy nhất. b) Cho 6,4 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,2M và H2SO4 0,2M, sau khi phản ứng kết thúc thu được V2 lít khí NO duy nhất (đktc). – Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn. – So sánh thể tích khí NO trong 2 thí nghiệm. LHD49: Nung nóng hoàn toàn 37,6 gam muối nitrat của kim loại M có hoá trị không đổi thu được 16 gam chất rắn là oxit kim loại và hỗn hợp khí. a) Xác định công thức của muối nitrat. b) Lấy 12,8 gam kim loại M tác dụng với 100 ml hỗn hợp HNO3 1M, HCl 2M, H2SO4 2M thì thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính V. LHD50: Cho 6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu (có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7 : 8) vào một lượng dung dịch HNO3 1M, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn Y nặng 4,32 gam, dung dịch Z và khí NO duy nhất (ở đktc). a) Tính thể tích khí NO. b) Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. c) Tính lượng muối tạo thành trong dung dịch Z. LHD51: Hoà tan hoàn toàn 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg bằng 200 ml dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ thu được dung dịch X (không chứa NH4NO3) và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không màu, có khối lượng là 2,59 gam, trong đó có một khí hoá nâu ngoài không khí. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. c) Tính thể tích dung dịch NaOH 8% (d = 1,082 g/ml) cần dùng để tác dụng với dung dịch X thu được lượng kết tủa là lớn nhất. d) Cô cạn dung dịch X thì lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

File đính kèm:

  • docNhom nito-photpho.moinhat-tong hop 1 va 2.doc