Chuyên đề Những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao Việt Nam
I/.Khái niệm thi pháp văn chương
_ Khái niệm thi pháp văn chương nói chung
Thi pháp là cơ chế vận hành ngôn ngữ, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn học . Khoa học này được áp dụng trong cả VH viết và VH dân gian
_ Khái niệm thi pháp của một thể loại nói riêng:
Thi pháp VHDG là toàn bộ ngững đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ thuật mieu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện về phương pháp xây dựng hình tượng con người hay sự vật
II/.Những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao VN
1).Đặc trưng của cái tôi trữ tình trong ca dao:
Được thể hiện qua cách xưng hô nhằm định vị đối tượng giao tiếp và là phương tiện biểu đạt tình cảm.
_ Trong ca dao ta thường thấy những cách xưng hô như sau:
• Thiếp – chàng
Ai làm bầu bí đứt dây
Thiếp ở bên này, chàng ở bên kia
• Đó – đây
Đó có đôi ngồi ăn một ngựa
Đây một mình biết dựa cùng ai
• Bậu – qua
Bậu nói với qua, qua không bẻ lựu hái đào
Chớ đào đâu bọc, lựu nào bậu cầm tay
• Tui – bạn
Thằn lằn chắc lưỡi mái rui
Từ tui xa bạn, lòng chẳng vui chút nào
_ Trong ca dao đại từ “tôi” vốn mang tính chỉ định cá thể cao, ít xuất hiện. Thế nhưng trong ca dao lại có nhiều mô hình xưng hô mà ngôi thứ nhất lại mạnh dạn dùng từ “tui”. Ở đây dường như có sự mâu thuẫn. Họ bộc lộ rõ rệt cái tôi khi giải bày tình yêu nhưng lại ngần ngại chưa dám xưng thân mật với người mình thương.
_Những yếu tố làm cho cái tôi không có dấu vết cá nhân, cá thể là:
Tính dị bản của tác phầm từ các địa phương khác nhau, các dân tộc khác nhau
File đính kèm:
- Nhung dac trung co ban cua ca dao Viet Nam.doc