Chuyên đề Ôn thi : Chí Phèo – Nam Cao

Giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán (1930-1945) tưởng như chấm dứt thời kỳ vàng son của mình thì Nam Cao xuất hiện như một ngôi sao lạ trên bầu trời đầy sao. Với tác phẩm “Chí Phèo” (1940), Nam Cao đã đóng góp cho dòng văn học hiện thực một điển hình nông dân mới lạ, sâu sắc, độc đáo với tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.

Chí Phèo ra đời thật là thê thảm: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cạnh cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho người đàn bà goá mù.Người đàn bà goá mù này bán hắn cho bác phó không con và khi bác phó cối chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở nhà nọ.Thân phận của đứa con hoang thật là bi thảm.May thay, xã hội cũng còn chút tình thương nên Chí mới có thể tồn tại mà trưởng thành.Nếu ở trong một xã hội bình thường thì Chí vẫn có thể trở thành người lương thiện.Năm 20 tuổi hắn đã là một thanh niên khoẻ mạnh làm canh điền cho Bá Kiến, “hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải,chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.Nhưng mơ ước nhỏ nhoi như vậy cũng không thành.

Hắn cũng có lòng tự trọng.Khi bị bà Ba nhà cụ Bá gọi lên bóp chân, bóp đùi gì đó thì”hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”.Nhưng bản chất lương thiện trong sáng ấy của Chí đã bị xã hội huỷ diệt.

Bá Kiến ghen với anh canh điền được bà Ba quyền thu quyền bổ trong nhà nên đã ngầm đẩy Chí Phèo đi ở tù.Sau bảy,tám năm tù, Chí trở về thành một tên lưu manh côn đồ.Nhà tù đã cướp đi bộ mặt lương thiện của hắn, biến hắn trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết”

Bá Kiến và nhà tù thực dân đã xô đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh tội lỗi.Từ đấy,đối với đời là một cơn say.Những cơn say của hắn tràn từ cơn này đến cơn khác.Hắn ăn trong lúc say,ngủ trong lúc say và thức dật hãy còn say,dập đầu,rạch mặt trong lúc say để rồi say nữa, say vô tận.Hành vi lưu manh côn đồ của hắn có mấy biểu hiện:Hắn đập đầu, rạch mặt, đe doạ, ăn vạ, tống tiền bọn cường hào mà tiêu biểu là Bá Kiến.

Đối với dân làng, hắn là con quỷ dữ giết người không gớm tay. Dân làng ai cũng sợ hắn. Hắn lại bị bọn cường hào lợi dụng để thanh trừng lẫn nhau. Bá Kiến có lần đã sai Chí đi đòi nợ Đội Tảo. Chí làm được việc, vênh váo ra về “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”.

Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng khá phổ biến, có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam xưa. Những người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường cùng đã quay lại chống trả bằng con đường lưư manh để tồn tại. Trước Chí Phèo, làng Vũ Đại đã có Năm Thọ rồi Binh Chức. Sau khi Chí Phèo chết, hiện tượng đó chắc gì đã chấm đứt. Biết đâu lại có một Chí Phèo con ra đời trong cái lò gạch cũ?.

Điều chắc chắn là còn bọn cường hào ức hiếp dân lành, không cho họ đựoc sống lương thiện thì họ phải rơi vào con đường lưu manh, giành lấy miếng ăn, tức là bị huỷ diệt nhân tính và bị xã hội cự tuyệt quyền làm người. “Chí Phèo”đã làm nổi bật cái quy luật tàn bạo đó của xã hội cũ.

Nhưng nếu truyện dừng lại ở đó thì Nam Cao không có gì mới hơn các nhà văn hiện thực phê phán đi trước. Nét đặc sắc và độc đáo của Nam Cao là đã rọi ánh sáng vào tâm hồn đen tối ấy để thấy rằng Chí Phèo vẫn còn một chút lương tri. Nhưng rọi bằng cách nào, Nam Cao đã rọi bằng ánh sáng của tình thương, tình yêu, chỉ có những tình cảm ấy mới có thể rọi vào tâm hồn của một con quỷ. Trong một cơn say, dưới đêm trăng ngoài bãi vắng, hắn vừa la làng vừa cưỡng ép Thị Nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn ở cái làng Vũ Đại này. Nhưng điều kì diệu là nếu như lúc đầu Thị Nở chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở người đàn ông say rượu Chí Phèo, thì sau đó sự chăm sóc đầy ân tình và sự yêu thương mộc mạc chân thành của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân lao động . Sau khi ăn bát cháo của Thị Nở thì Chí tỉnh hẳn. Hắn bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Lần đầu tiên từ ngày về làng, sáng dậy hắn nghe tiếng chim kêu,hắn nghe rõ tiếng cười nói của người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đàn bà đi chợ về Những âm thanh bình thường quen thuộc ấy đã trở thành tiếng gọi của sự sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí.Cuộc gặp gỡ Thị Nở đã loé sáng như một tia chớp trong cuộc đời tối tăm dằng dặc của Chí. Chí bỗng nhận ra tất cả tinhg trạng bi đát cảu số phận mình. Tình yêu thương đã thức tỉnh Chí. Chí bỗng thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người biết bao. Chí khao khát được mọi người nhận ra anh trở lại vào cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện. Tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho Chí Phèo trở lại làm người.

Nhưng tội nghiệp cho Chí Phèo, Chí mà cầu cứu vào Thị Nở để trở lại làm người lương thiện thì chẳng khác nào người sắp chết đuối vớ phải mảng bèo.Thị Nở là một phụ nữ u mê, đần độn. không tự định đoạt được vận mệnh của minh.Đã ở với Chí Phèo năm ngày năm đêm trong túp lều bên bờ sông, mà khi bà cô ngăn cản, thị lập tức chạy sang nhà Chí Phèo: “Thôi! Dừng yêu”. Cuộc đời Chí Phèo bị tường cao bao bọc chỉ còn một ngõ ngách để trở về cuộc sống lương thiện. Bà cô Thị Nở đứng ở đó và ngăn chặn. Chúng ta cũng không trách bà cô Thị Nở. Bà cũng như dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là tên lưu manh,là con quỷ dữ rồi. Hôm nay, linh hồn hắn trở về nhưng không ai nhận ra. Thế là Chí Phèo thật sự rơi vào một bi kịch tinh thần đau đớn. Chí Phèo thật sự đã bị xã hội cự tuyệt. Chí vật vã quằn quại trong cơn đau đớn tuyệt vọng. Hắn lại uống, lại uống, Nhưng càng uống càng tỉnh ra, không nghe mùi rượu mà chỉ nghe mùi cháo hành. Hắn càng thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận mình. Rồi hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống say mèm. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. hắn lẩm bẩm; “Tao phải đâm chết nó”.Hắn định vào nhà Thị Nở thì lại vào đúng nhà Bá Kiến. Đây là một tình tiết của thiên tài, vì trong tiềm thức, trong vô thức Bá Kiến mới là kẻ thù chính của Chí. vả lại cũng thuộc đường, thuộc ngõ. Bá Kiến đang nằm ngủ trưa. Hắn đang nằm ngủ trưa. Hắn đang bực mình với bà Tư, không biết đi đâu mà lâu quá “Sao bà ấy còn trẻ quá, gần bốn mươi tuổi mà trông cứ phây phây, càng phây phây quá đi nữa! Mà thấy ghét những thằng trai trẻ Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ ở tù”. Thì chinh lúc đó, con người trai trẻ bị hắn đẩy vào tù năm hai mươi tuổi vung dao xông vào. Chí Phèo dõng dạc: “Tao muốn làm người lương thiện.Không ai cho tao lương thiện”. Hắn vung dao nhào tới. Bá Kiến chết rồi hắn tự sát, khi người ta đến thì hắn “đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi”. “Chí Phèo đã chết ở ngưỡng cửa trở về cuộc đời đóng chặt trước hắn. Chí đã chết trong niềm đau thương lớn lao và niềm khao khát mãnh liệt là được sống làm người nhưng đã bị cự tuyệt. Câu hỏi cuối cùng của Chí: “Ai cho tao lương thiện” là câu hỏi phẫn uất, đau đớn còn làm day dứt người đọc. Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Đó là vấn đề có ý nghĩa xã hội, có ý nghĩa triết học, có tầm vóc lớn lao.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Ôn thi : Chí Phèo – Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề ôn thi : Chí Phèo – Nam Cao Vấn đề 1 : Bi kịch bị tha hoá của Chí Phèo: Giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán (1930-1945) tưởng như chấm dứt thời kỳ vàng son của mình thì Nam Cao xuất hiện như một ngôi sao lạ trên bầu trời đầy sao. Với tác phẩm “Chí Phèo” (1940), Nam Cao đã đóng góp cho dòng văn học hiện thực một điển hình nông dân mới lạ, sâu sắc, độc đáo với tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo. Chí Phèo ra đời thật là thê thảm: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cạnh cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho người đàn bà goá mù.Người đàn bà goá mù này bán hắn cho bác phó không con và khi bác phó cối chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở nhà nọ.Thân phận của đứa con hoang thật là bi thảm.May thay, xã hội cũng còn chút tình thương nên Chí mới có thể tồn tại mà trưởng thành.Nếu ở trong một xã hội bình thường thì Chí vẫn có thể trở thành người lương thiện.Năm 20 tuổi hắn đã là một thanh niên khoẻ mạnh làm canh điền cho Bá Kiến, “hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải,chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.Nhưng mơ ước nhỏ nhoi như vậy cũng không thành. Hắn cũng có lòng tự trọng.Khi bị bà Ba nhà cụ Bá gọi lên bóp chân, bóp đùi gì đó thì”hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”.Nhưng bản chất lương thiện trong sáng ấy của Chí đã bị xã hội huỷ diệt. Bá Kiến ghen với anh canh điền được bà Ba quyền thu quyền bổ trong nhà nên đã ngầm đẩy Chí Phèo đi ở tù.Sau bảy,tám năm tù, Chí trở về thành một tên lưu manh côn đồ.Nhà tù đã cướp đi bộ mặt lương thiện của hắn, biến hắn trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết” Bá Kiến và nhà tù thực dân đã xô đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh tội lỗi.Từ đấy,đối với đời là một cơn say.Những cơn say của hắn tràn từ cơn này đến cơn khác.Hắn ăn trong lúc say,ngủ trong lúc say và thức dật hãy còn say,dập đầu,rạch mặt trong lúc say…để rồi say nữa, say vô tận.Hành vi lưu manh côn đồ của hắn có mấy biểu hiện:Hắn đập đầu, rạch mặt, đe doạ, ăn vạ, tống tiền bọn cường hào mà tiêu biểu là Bá Kiến. Đối với dân làng, hắn là con quỷ dữ giết người không gớm tay. Dân làng ai cũng sợ hắn. Hắn lại bị bọn cường hào lợi dụng để thanh trừng lẫn nhau. Bá Kiến có lần đã sai Chí đi đòi nợ Đội Tảo. Chí làm được việc, vênh váo ra về “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”. Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng khá phổ biến, có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam xưa. Những người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường cùng đã quay lại chống trả bằng con đường lưư manh để tồn tại. Trước Chí Phèo, làng Vũ Đại đã có Năm Thọ rồi Binh Chức. Sau khi Chí Phèo chết, hiện tượng đó chắc gì đã chấm đứt. Biết đâu lại có một Chí Phèo con ra đời trong cái lò gạch cũ?. Điều chắc chắn là còn bọn cường hào ức hiếp dân lành, không cho họ đựoc sống lương thiện thì họ phải rơi vào con đường lưu manh, giành lấy miếng ăn, tức là bị huỷ diệt nhân tính và bị xã hội cự tuyệt quyền làm người. “Chí Phèo”đã làm nổi bật cái quy luật tàn bạo đó của xã hội cũ. Nhưng nếu truyện dừng lại ở đó thì Nam Cao không có gì mới hơn các nhà văn hiện thực phê phán đi trước. Nét đặc sắc và độc đáo của Nam Cao là đã rọi ánh sáng vào tâm hồn đen tối ấy để thấy rằng Chí Phèo vẫn còn một chút lương tri. Nhưng rọi bằng cách nào, Nam Cao đã rọi bằng ánh sáng của tình thương, tình yêu, chỉ có những tình cảm ấy mới có thể rọi vào tâm hồn của một con quỷ. Trong một cơn say, dưới đêm trăng ngoài bãi vắng, hắn vừa la làng vừa cưỡng ép Thị Nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn ở cái làng Vũ Đại này. Nhưng điều kì diệu là nếu như lúc đầu Thị Nở chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở người đàn ông say rượu Chí Phèo, thì sau đó sự chăm sóc đầy ân tình và sự yêu thương mộc mạc chân thành của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân lao động . Sau khi ăn bát cháo của Thị Nở thì Chí tỉnh hẳn. Hắn bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Lần đầu tiên từ ngày về làng, sáng dậy hắn nghe tiếng chim kêu,hắn nghe rõ tiếng cười nói của người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đàn bà đi chợ về…Những âm thanh bình thường quen thuộc ấy đã trở thành tiếng gọi của sự sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí.Cuộc gặp gỡ Thị Nở đã loé sáng như một tia chớp trong cuộc đời tối tăm dằng dặc của Chí. Chí bỗng nhận ra tất cả tinhg trạng bi đát cảu số phận mình. Tình yêu thương đã thức tỉnh Chí. Chí bỗng thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người biết bao. Chí khao khát được mọi người nhận ra anh trở lại vào cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện. Tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho Chí Phèo trở lại làm người. Nhưng tội nghiệp cho Chí Phèo, Chí mà cầu cứu vào Thị Nở để trở lại làm người lương thiện thì chẳng khác nào người sắp chết đuối vớ phải mảng bèo.Thị Nở là một phụ nữ u mê, đần độn. không tự định đoạt được vận mệnh của minh.Đã ở với Chí Phèo năm ngày năm đêm trong túp lều bên bờ sông, mà khi bà cô ngăn cản, thị lập tức chạy sang nhà Chí Phèo: “Thôi! Dừng yêu”. Cuộc đời Chí Phèo bị tường cao bao bọc chỉ còn một ngõ ngách để trở về cuộc sống lương thiện. Bà cô Thị Nở đứng ở đó và ngăn chặn. Chúng ta cũng không trách bà cô Thị Nở. Bà cũng như dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là tên lưu manh,là con quỷ dữ rồi. Hôm nay, linh hồn hắn trở về nhưng không ai nhận ra. Thế là Chí Phèo thật sự rơi vào một bi kịch tinh thần đau đớn. Chí Phèo thật sự đã bị xã hội cự tuyệt. Chí vật vã quằn quại trong cơn đau đớn tuyệt vọng. Hắn lại uống, lại uống, Nhưng càng uống càng tỉnh ra, không nghe mùi rượu mà chỉ nghe mùi cháo hành. Hắn càng thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận mình. Rồi hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống say mèm. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. hắn lẩm bẩm; “Tao phải đâm chết nó”.Hắn định vào nhà Thị Nở thì lại vào đúng nhà Bá Kiến. Đây là một tình tiết của thiên tài, vì trong tiềm thức, trong vô thức Bá Kiến mới là kẻ thù chính của Chí. vả lại cũng thuộc đường, thuộc ngõ. Bá Kiến đang nằm ngủ trưa. Hắn đang nằm ngủ trưa. Hắn đang bực mình với bà Tư, không biết đi đâu mà lâu quá “Sao bà ấy còn trẻ quá, gần bốn mươi tuổi mà trông cứ phây phây, càng phây phây quá đi nữa! Mà thấy ghét những thằng trai trẻ…Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ ở tù”. Thì chinh lúc đó, con người trai trẻ bị hắn đẩy vào tù năm hai mươi tuổi vung dao xông vào. Chí Phèo dõng dạc: “Tao muốn làm người lương thiện..Không ai cho tao lương thiện”. Hắn vung dao nhào tới. Bá Kiến chết rồi hắn tự sát, khi người ta đến thì hắn “đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi”. “Chí Phèo đã chết ở ngưỡng cửa trở về cuộc đời đóng chặt trước hắn. Chí đã chết trong niềm đau thương lớn lao và niềm khao khát mãnh liệt là được sống làm người nhưng đã bị cự tuyệt. Câu hỏi cuối cùng của Chí: “Ai cho tao lương thiện” là câu hỏi phẫn uất, đau đớn còn làm day dứt người đọc. Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Đó là vấn đề có ý nghĩa xã hội, có ý nghĩa triết học, có tầm vóc lớn lao. Nhân vật Chí Phèo là một điển hình nông dân mới mẻ, độc đáo, sâu sắc mà Nam Cao đã góp vào cho dòng văn học hiện thực. Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với cách phân tích tâm lí sâu sắc, Nam Cao đã đặt ra và giải quyết tấn bi kịch của người nông dân. Bi lkịch bị cự tuyệt quyền làm người. Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã hai lần tố cáo xã hôij thực dân phong kiến. Xã hội đó đã cướp đi những gì Chí Phèo có và đã cướp đi những gì Chí Phèo muốn. Và Nam Cao chẳng những là một nhà văn hiện thực sâu sắc mà còn là một nhà văn có tinh thần nhân đạo cao quý. Vấn đề 2 : Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo: Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo mới mẻ, độc đáo, có chiều sâu trong việc thể hiện thân phận của người nông dân trước cách mạng: Sinh ra là người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người. 1. Chí Phèo ra đời trong một "cái lò gạch cũ" bỏ hoang, trong chiếc váy đụp, không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi. Tuổi thơ của hắn "bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ", đến hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà giàu...Hắn đã bị những người thân yêu nhất cự tuyệt, từ chối. Nhưng hắn vẫn là người nông dân hiền lành, khao khát được sống lương thiện. 2. Nhưng bi kịch không dừng lại: người nông dân "cùng hơn cả dân cùng" ấy không được sống ngay cả một cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện của mình. Anh đã bị xã hội cướp đi cả bộ mặt người cùng linh hồn người để trở thành một con thú dữ, bị loại khỏi xã hội loài người. Lão cường hào cáo già Bá Kiến vì ghen tuông vu vơ, đã cho giải Chí lên huyện rồi sau đó anh phải ngồi tù. Cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay cho lão cường hào bắt giam anh Chí lương thiện, vô tội để thả ra một Chí Phèo hung ác, lưu manh, tức là đã biến một người lao động lương thiện thành một con thú dữ. 3. Trở về làng Vũ Đại có bọn cường hào độc ác "ăn thịt người không tanh" đó, Chí Phèo càng trượt dài trên con đường tha hóa. Hắn muốn sống thì phải gây gổ, cướp giật, ăn vạ. Muốn thế phải gan, phải mạnh. Những thứ ấy, Chí Phèo tìm ở rượu. Thế là Chí Phèo luôn luôn say, và "hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm". Chính xã hội ấy đã vằm nát bộ mặt người, cướp đi linh hồn người của anh. Trở về làng lần này, Chí Phèo trở nên xa lạ với mọi người, "là con quỷ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng"... Và thế là hắn không còn được mọi người coi là người nữa, ai cũng "tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua". 4. Song sâu thẳm trong con “quỉ dữ” ấy vẫn muốn được công nhận là con người. Mở đầu truyện là hình ảnh Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi. Nhưng phải chăng đằng sau những tiếng chửi lảm nhảm của Chí Phèo, có một cái gì giống như sự vật vã tuyệt vọng của một con người thèm khát được giao tiếp với đồng loại mà không thể được? Trong cơn say đến mất cả lí trí, con người khốn khổ ấy vẫn cảm nhận được thấm  thía "nông nỗi" của thân phận mình: đó là "nông nỗi" cô đơn khủng khiếp của một con người đã bị xã hội dứt khoát cự tuyệt, không được coi là người. Hắn thèm được người ta chửi, vì chửi dù sao cũng là một hình thức giao tiếp, đối thoại; chửi lại hắn tức là còn thừa nhận hắn là người. Nhưng hắn cứ chửi, xung quanh vẫn cứ là "sự im lặng đáng sợ". Và Chí Phèo vẫn chỉ có một mình trong sa mạc cô đơn: hắn cứ "chửi rồi lại nghe", "chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!...". Hắn chỉ như một con vật lạ. Ai thèm nói chuyện với con vật? 5. Nhưng, có một người đã coi hắn như một con người, thương hắn với tình cảm của con người với con người. Đó là Thị Nở. Trong một cơn say rượu, sự chăm sóc giản dị đầy ân tình và tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân lao động trong anh. Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của linh hồn trong Chí Phèo sau lần gặp gỡ Thị Nở là một đoạn tuyệt bút, đầy chất thơ. Sáng hôm ấy, sau khi tỉnh dậy, Chí Phèo thấy lòng "bâng khuâng mơ hồ buồn". Bên ngoài là tiếng chim hót vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đàn bà đi chợ về... Những âm thanh bình thường quen thuộc ấy bỗng trở thành tiếng gọi của sự sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí Phèo. Cuộc gặp gỡ Thị Nở đã loé sáng như một tia chớp trong cuộc đời tối tăm dằng dặc của anh. Anh bỗng nhận ra tất cả tình trạng bi đát của số phận mình. Tình yêu thương đã thức tỉnh anh, và linh hồn của anh lâu nay phải bán cho quỷ để đổi lấy miếng ăn thì giờ đây đã trở về. Anh bỗng thấy "thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao!". Tức là anh vô cùng khao khát được mọi người nhận anh trở lại "vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện". Tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho Chí Phèo trở lại làm người. Câu trả lời của Thị Nở đã quyết định số phận của anh. 6. Nhưng con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa được hé mở thì đã bị đóng lại. Bà cô Thị Nở không cho phép cháu bà "đi lấy một thằng (...) chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ". Nhưng trách gì bà ta! Cách nhìn của bà ta cũng chính là cách nhìn của mọi người làng Vũ Đại lâu nay đối với Chí Phèo. Tất cả quen coi anh là "quỷ dữ" mất rồi. Hôm nay, linh hồn anh trở về nhưng không ai nhận ra. Thế là Chí Phèo thật sự rơi vào một bi kịch tinh thần đau đớn. Khi hiểu ra rằng xã hội dứt khoát cự tuyệt mình, Chí Phèo vật vã quằn quại trong cơn đau đớn, tuyệt vọng. Hắn lại uống, lại uống... nhưng "càng uống càng tỉnh ra". Tỉnh ra để thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận mình. Rồi "hắn ôm mặt khóc rưng rức" cho đến khi uống đến say mềm và lại xách dao ra đi, lại vừa đi vừa chửi... như mọi lần. Nhưng khác hẳn mọi lần: trong cơn quằn quại đau đớn vì tuyệt vọng, Chí Phèo càng thấm thía tội ác của kẻ thù và tình trạng tuyệt vọng vô phương cứu chữa của đời mình. Chí đã đến trước mặt Bá Kiến, đanh thép kết án lão và đã giết chết lão, sau đó, anh tự sát. Anh không muốn sống nữa vì giờ đây, ý thức về nhân phẩm đã trở về, anh không thể sống kiểu lưu manh, sống như thú vật được nữa. Nhưng xã hội lại không cho anh sống cuộc sống con người! Vậy thì anh phải chết! Anh đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời, khi cánh cửa cuộc đời đóng chặt trước anh. Anh chết để mãi được sống là người, chứ không phải là “quỉ dữ”. Chí Phèo chết quằn quại trên vũng máu của mình, chết trong niềm đau thương lớn lao vì niềm khao khát mãnh liệt, thiêng liêng của anh là được sống làm người mà không thực hiện được. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo: "Ai cho tao lương thiện?" là câu hỏi chứa chất phẫn uất, đau đớn, còn làm day dứt người đọc. Làm thế nào để con người được sống lương thiện trong cái xã hội tàn bạo, ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? 7. Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng khá phổ biến, có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam xưa: nhiều người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào chỗ cùng đã quay lại chống trả bằng con đường lưu manh để tồn tại. Trước Chí Phèo, làng Vũ Đại đã có chuyện Năm Thọ, rồi Binh Chức. Sau khi Chí Phèo chết, hiện tượng ấy chắc gì đã chấm dứt. Cái chi tiết kết thúc truyện (nghe tin Chí Phèo chết, thị nở "nhìn nhanh xuống bụng" và bỗng "thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại...") có nhiều ý nghĩa: rất có thể, từ "cái lò gạch cũ" bỏ không, lại có một "Chí Phèo con" ra đời để "nối nghiệp" bố... Điều chắc chắn là chừng nào còn bọn cường hào ức hiếp dân lành, không cho họ được sống, thì chừng đó còn nhưng người lao động lương thiện phải rơi vào con đường lưu manh để giành lấy miếng ăn, tức là bị huỷ diệt nhân tính và bị xã hội cự tuyệt quyền làm người. 8. Bằng bút pháp hiện thực sắc sảo, kết cấu, ngôn ngữ linh hoạt,…Chí Phèo không chỉ tố cáo đanh thép quy luật tha hóa tàn bạo trong xã hội cũ, mà còn thể hiện một cái nhìn nhân hậu, cảm thông và đầy trân trọng đối với người nông dân. Vấn đề 3 : Nhân vật Thị Nở Khi xây dựng nhân vật Thị Nở, nhà văn Nam Cao thẳng cánh hạ bút những dòng này: "Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo, cái ngẩn ngơ của mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy". Nghèo, xấu, ngẩn ngơ như ba mặt của một lô cốt hình tam giác chóp, nơi tác giả đã nhốt chặt nhân vật Thị Nở của mình vào trong đó. Nhưng có thật thị chỉ có ba điều ấy không? Nhà văn Nam Cao đã xử lý như thế nào trong quá trình triển khai "dự án thiết kế ban đầu" này? Tôi cho rằng nhân vật Thị Nở ngay từ đầu là một biểu hiện nguyên khối của con người tự nhiên, thuộc về tự nhiên, chứ không hề sắm vai con người xã hội. Thị xấu ma chê quỷ hờn ư? Trong biết bao nhiêu thành phẩm của tạo hóa có phải thứ nào cũng đẹp cả đâu! Đã là giới tự nhiên thì vừa có cái hoàn toàn đẹp, có cái hoàn toàn xấu, lại có cái vừa đẹp vừa xấu. Thị Nở xấu xí như thể một bộ phận của tự nhiên xấu xí, là chuyện có thực. Hơn nữa, thị ăn ngủ, yếm áo, nghĩ ngợi... lúc nào cũng cứ "vô tâm" như không vậy, thì đó chẳng phải là đặc tính hồn nhiên bậc nhất của tự nhiên đó sao! Cho nên trước sau, toàn bộ con người Thị Nở hiện diện với tư cách là cả một khối tự nhiên thô mộc. Mà đã là tự nhiên thì dù thế nào đi nữa, tự nó có vị trí, quyền năng riêng của nó. Nam Cao đã xây dựng chân dung Thị Nở dưới sự chỉ đạo của luồng ánh sáng tư tưởng này (cũng xin lưu ý điều đang nói ở đây hoàn toàn khác với thứ chủ nghĩa tự nhiên, cái mà Nam Cao đã từng bị mang tiếng). Thì đây, sau lần "ăn nằm" với Chí, tức là sau cái hành động tạo hóa đầy màu nhiệm này, cả Thị Nở lẫn Chí đều được thay đổi. Thị Nở đã hoàn toàn chìm đắm trong cơn đam mê tột cùng của bản năng thiên tạo. Thị đã quên hết thảy mọi ràng buộc của đời sống thường nhật, quên bà cô, quên bặt cả những định kiến tầng tầng lớp lớp của cái xã hội làng Vũ Đại. Khi mà cả làng Vũ Đại quay lưng với Chí, thì chỉ duy nhất mình thị đến với Chí một cách hồn nhiên hết mực. Thế là cái thiên chức (sự chăm lo), thiên lương (tình thương, lòng tốt), những gì gọi là năng lực đàn bà trong thị bỗng động đậy, đòi được thể hiện. Nhưng khác với thị, trong khi hưởng thụ Chí lại là người không hẳn vô tư. Trong con người anh ta cũng bắt đầu xuất hiện ý thức sở hữu duy nhất, triệt để đối với thị, một ý thức về tình yêu của giống người: vừa dâng hiến vừa đòi hỏi. Chính vì thế mà Chí đã nghĩ xa xôi đến một tổ ấm, thứ hạnh phúc bình dị theo kiểu con người. Chí đã khóc khi ăn bát cháo hành, tức là đã khóc vì cái hạnh phúc lần đầu tiên được hưởng thụ theo cung cách của một tổ ấm. Vì không thể vô tư được nên khi phải chờ đợi Thị Nở, Chí Phèo đã sốt ruột, tức tối. Trong khi đó, cuối cùng thị đã đến để trút giận, rồi "ngoay ngoáy cái mông đít" ra về cũng theo một cách vô tâm nhất, không mảy may băn khoăn tiếc nuối, không tính toán xem lợi hại thế nào, bỏ lại Chí trong nỗi đau phụ bạc (theo cách nghĩ của Chí). Vậy là, cái khối tự nhiên vô tâm Thị Nở kia va đụng vào con người xã hội Chí Phèo vụ lợi này thành ra ắt phải đổ vỡ. Quan hệ Thị Nở - Chí Phèo đến đây đã trở thành hạt nổ quyết định bắn vào quả nổ lớn tiếp theo - tấn kịch ắt phải bùng nổ, đẫm máu, vỡ nát (như đã thấy ở phần cuối truyện). Đây là một quan hệ có tính cách khai sáng. Nhờ đó mà cái đầu mụ mị và đầy thù địch của Chí bỗng thay đổi hẳn. Chí Phèo bắt đầu thấy "thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao". Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Không còn nghi ngờ gì nữa, thị đã can dự sâu sắc vào cuộc đời Chí, đánh thức toàn bộ tâm hồn Chí, làm cho đời sống tâm hồn của hắn rung lên từng nếp xếp bấy nay nằm ngủ. Thị Nở đã mang quyền lực của thiên tạo - chiếc đũa thần yêu thương gõ vào cái hộp tối đen đầy bất trắc ấy, thổi vào đó những đốm lửa nhân văn ấm áp, và trên thực tế đã kéo được Chí ra khỏi cõi rồ dại ấy rồi. Đi theo tiếng gọi cảm động của tình yêu, Chí đã bước những bước chập chững, non nớt về với cõi người. Tội đồ bất đắc dĩ mang về nước chúa phục thiện. Ai ngờ, ngoắt một cái, Chí lại nốc rượu, lại xách dao đi... Thế là cả một công trình do thị tạo dựng bỗng chốc đổ vỡ tan tành. Tại thị cả, người chỉ biết cho, chứ không biết giữ mà, khổ thế! Xét toàn bộ hành trạng của Chí có hai sự kiện mang tính bước ngoặt: lần một - đi ở tù, lần hai - tình yêu với Thị Nở. Sự kiện lần một không được miêu tả mà chỉ nhắc đến như một dữ kiện. Tác giả chỉ chú tâm khai thác triệt để sự kiện lần hai, và trên thực tế số trang dành cho nó chiếm hơn một phần ba truyện. Nói như thế để thấy rằng sự có mặt của Thị Nở trong cuộc đời Chí (tuy mới chỉ vẻn vẹn có năm ngày sau chót) thực sự có nghĩa lý và quan trọng đến ngần nào. Giả dụ vắng bóng Thị Nở, thì nhân vật Chí Phèo chả có gì đáng nói đáng bàn lắm. Vậy thì, với tư cách là một khối tự nhiên thô mộc, khiếm khuyết về hình thể, Thị Nở đã bảo toàn trong mình những phẩm chất "nhân chi sơ, tính bản thiện" của giống người: thiên lương, thiên chức, thiên năng - lớp bản chất nằm ở bề sâu khuất chưa bị tha hóa. Cho nên Thị Nở đã thoát ra khỏi cái lốt bọc xấu xí ấy để trở thành một người đàn bà đáng trọng. Thế mới biết Nam Cao thương nhân vật của mình biết mấy! Thử đặt lại vấn đề: tại sao Nam Cao cứ phải để cho Thị Nở xấu xí và ngẩn ngơ như thế? Có thể để cho thị xấu vừa thôi, hoặc không xấu tí nào cũng được chứ sao? Thậm chí thị có thể là một người hoàn toàn lành lặn cả diện mạo lẫn tâm hồn? Thi pháp truyện truyền thống khi xây dựng nhân vật bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc đồng nhất giữa các mặt của một tính cách: ngoại hình và phẩm hạnh, ngôn ngữ và tính nết, hành động và suy nghĩ... Cô Tấm đã đẹp là đẹp hết từ trong ra ngoài. Chị Dậu của Ngô Tất Tố cũng vậy. Quan phụ mẫu trong Bước đường cùng (của Nguyễn Công Hoan) khi diện mạo, cử chỉ, điệu bộ, lời nói đã xấu xa thì phẩm cách cũng không ra gì... Nhưng đến Nam Cao, ông tiến hành ngược hẳn, và phong phú hơn nhiều: có thể bề ngoài xấu nhưng tâm hồn đẹp (mụ Lợi trong Lang Rận), hoặc tâm địa xấu xa nhưng lại được che đậy bởi mã ngoài khá đẹp (Kha trong Truyện tình, vợ của Phúc trong Điếu văn...), hoặc chỉ nội một phương diện tâm hồn thôi cũng vừa có đẹp, vừa có xấu (Điền, Hộ, Thứ - các nhân vật trí thức)... Ông đã nhận thức con người với tất cả tính chất phức tạp không cùng của nó, và mô tả chúng theo nguyên tắc không đồng nhất. Thị Nở thuộc loại đầu tiên - loại nhân vật là một khối không thống nhất giữa các mặt của một tính cách. Nam Cao đã triệt để đi theo nguyên tắc này. Thêm nữa, nếu để ý ta thấy Nam Cao đã không chỉ nhận thức thực tại qua và chỉ qua những nhân vật mang ý nghĩa điển hình xã hội với tư cách là đại diện tiêu biểu của một chủng loại người, mà còn cả ở những hiện tượng riêng lẻ, dị biệt (nhiều khi oái oăm, trái khoáy) của cuộc đời. Những thứ ấy không phải là nhiều, nhưng rõ ràng đã có, từng có. Chúng được thể hiện ở cấp độ chi tiết, hình ảnh, tình huống truyện... và cao hơn là cấp độ nhân vật. Kiểu thân phận Lão Hạc, Bá Kiến, Thứ, Điền... có nhiều trong thực tại, chứ còn Lang Rận, Mụ Lợi, Trương Rự, thì chỉ là cá biệt, không tiêu biểu. Thị Nở cũng là một mảnh vụn dị biệt và đơn nhất của dòng đời. Nam Cao là người không ngại, và nhiều khi tỏ ra đầy nhiệt hứng sục sạo vào những chỗ lồi lõm, nham nhở của cõi người. Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhân vật Thị Nở phải nói là hiện tượng đột xuất. Truyện cổ Việt Nam không có một hình ảnh đàn bà nào như Thị Nở. Nhìn rộng ra, trong ca dao đôi khi bằng cách ngoa ngôn, dân gian cũng đã có lần chê bai những ngừoi đàn bà thuần xấu xí: "Con gái Sơn Tây yếm thủng tày dần", hoặc vừa xấu xí vừa đoảng tính: "Lỗ mũi mười tám gánh lông...". Ta còn có thể tìm thấy thêm những câu tục ngữ ca dao khác "kể xấu" về người đàn bà nữa. Vậy thì, một người lớn lên từ mái tre xóm rạ, sành ngôn ngữ bùn đất quê kiểng như Nam Cao không thể không biết đến những bài ca "ngoa ngoắt" kiểu ấy. Đến đây, câu hỏi trên kia có phần sáng tỏ. Rõ ràng, Nam Cao có chủ định, có quan niệm hẳn hoi khi xây dựng nhân vật của mình. Ông đã nhất quán từ đầu đến cuối để cho nhân vật Thị Nở của mình thậm xấu như vậy. Hiểu được đúng và trả lại ý nghĩa cùng kích thước có tầm khái quát cho hình tượng nhân vật Thị Nở, một lần nữa tác phẩm Chí Phèo sẽ sống dậy với nhiều tầng nghĩa thú vị... Vấn đề 4 : Nhân vật Bá Kiến a) Lai lịch nhân vật. Nhà Bá Kiến bốn đời làm tổng lí. Con trai hắn làm lí trưởng. Hắn từng làm lí trưởng rồi làm chánh tổng. Hắn leo đến đỉnh cao của danh vọng: tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu, phe cánh của hắn mạnh - luôn đối địch với bọn cường hào trong làng, nơi "quần ngư tranh thực". b) Bản chất Bá Kiến.        - Gian manh nham hiểm.       Thủ đoạn dùng người: "Trị không lợi thì cụ dùng". Sử dụng họ như công cụ "không có những thằng đầu bò thì lấy ai để trị những thằng đầu bò?". "Mềm nắn rắn buông" với triết lý: "Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân". Hắn là kẻ cường hào "khôn róc đời".       - Ném đá giấu tay.       Bá Kiến lấn át các phe cánh khác nhờ thu dụng được những kẻ "không sợ chết, không sợ đi ở tù". Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt: "Hay ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hay đập bàn ghế, đòi cho được năm đồng nhưng được rồi thì vất trả năm hào" vì "thương anh túng quá!"...        Vì thế nhận ra bộ mặt thật của Bá Kiến không phải dễ dàng.        - Đểu cáng, tàn bạo.       Bá Kiến đã từng xô đẩy bao người lương thiện vào đường cùng: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Chính hắn đã đẩy Chí Phèo vào tù vì hắn "chỉ muốn tất cả những thằng trai trẻ đều đi ở tù".       Chính hắn biến Chí Phèo thành quỷ dữ làng Vũ Đại, và khi cần hắn sẵn sàng thí mạng Chí Phèo (sai đi đòi tiền Đội Tảo).        Chính hắn sống trên mồ hôi xương máu của người nghèo. Hắn  là con quỷ dữ rất ghê tởm!       - Dâm ô đồi bại.      Dù đã có bốn vợ nhưng Bá Kiến không bỏ lỡ ngồi chung xe lên tỉnh với vợ Binh Chức. Tiền của anh lính gửi về chỉ đủ cho Bá Kiến chơi bời hành lạc. c) Nghệ thuật xây dựng nhân vật.      - Bá Kiến là nhân vật điển hình.      + Bá Kiến có nét chung của giai cấp thống trị tham lam, tàn bạo, không trừ một thủ đoạn nào để bóc lột người nghèo.      + Bá Kiến có nét riêng của tên ác bá gian manh, nham hiểm, thủ đoạn.      - Nghệ thuật độc đáo của Nam Cao.      Không như các nhà vă

File đính kèm:

  • docOn thi dai hoc Chi Pheo.doc
Giáo án liên quan