A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
· Là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
· Khi tia sáng đi từ không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
· Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.
· Khi góc tới bầng 00 thì góc khúc xạ bằng 00 (tia sáng truyền thẳng)
II. Thấu kính hội tụ
· Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Một chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KI : II CHUYÊN ĐỀ : QUANG HỌC
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.
HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Khi tia sáng đi từ không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.
Khi góc tới bầng 00 thì góc khúc xạ bằng 00 (tia sáng truyền thẳng)
THẤU KÍNH HỘI TỤ
Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Một chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
* 3 tia sáng đặc biệt cần nhớ:
Tia tới qua quang tâm cho tia ló đi thẳng.
Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm.
Tia tới đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính
D D D
F' O F F' O F F' O F
ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ.
Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh thật là một điểm nằm tại tiêu điểm.
* Để dựng ảnh A'của một điểm sáng A, ta vẽ 2 trong số 3 tia đặc biệt (ở trên) xuất phát từ điểm A, giao điểm của hai tia ló (hay đường kéo dài) là ảnh A'.
* Để dựng ảnh A'B' cảu AB qua thấu kính ( AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) ta chỉ dựng ảnh B' của B rồi hạ vuông góc xuống trục chính .
THẤU KÍNH PHÂN KÌ.
Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
Chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló phân kì.
* 2 tia sáng đặc biệt cần nhớ.
Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm .
Tia tới đi qua quang tâm tiếp tục đi thẳng.
ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ.
Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
Khi vật đặt ở rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật là một điểm nằm tại tiêu điểm.
* Cách vẽ ảnh qua thấu kính tương tự như cách vẽ ảnh như cách vẽ ảnh qua thấu kính hội tụ.
MẮT
Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim.
Ảnh của mà ta nhìn thấy là ảnh thật hiện trên màng lưới.
Quá trình điều tiết là quá trình thể thuỷ tinh co giãn để phồng lên hay dẹt xuống để ảnh trên màng lưới được rõ nét.
Điểm xa nhất mà mắt nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn Cv, điểm gần nhất mà mắt nhìn rõ được là điểm cực cận Cc.
MẮT CẬN
- Mắt cận thị nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì.
- Kính cận thích hợp với mắt thì tiêu điểm trùng với điểm cực viễn.
MẮT LÃO
- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ.
KÍNH LÚP
- Là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Vật cần quan sát được đặt trong khoảng tiêu cự để cho ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo.
File đính kèm:
- Quang 1.doc