I. THỰC TRẠNG VỀ CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH.
- Như chúng ta đã biết hiện nay tình trạng học sinh ngày càng viết chữ xấu, viết không đúng mẫu chữ, mắc một số lỗi phổ biến do tiếng địa phương, tư thế ngồi viết, kĩ thuật cầm bút của HS.
- Một số nguyên nhân tác động đến như:
+ Đối với lớp 1: Chất lượng hoc sinh sau khi hoàn thành chương trình Mẫu giáo phần đa học sinh hầu như chưa có khái niệm cầm bút.
+ Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến học tập của con em mình. Đồ dùng phục vụ học tập không đồng đều như bút viết, loai mực. Vở viết
+ Một số học sinh trong giờ tập viết, luyện viết không chú ý, tư duy chậm, không nắm được kĩ thuật viết. Do đó đa số học sinh thường mắc một số lỗi phổ biến như:
+ Không viết đúng mẫu chữ, cở chữ.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Hương Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo chuyên đề: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
Đơn vị: Trường Tiểu học Hương Long
Nội dung
I. Thực trạng về chữ viết của học sinh.
- Như chúng ta đã biết hiện nay tình trạng học sinh ngày càng viết chữ xấu, viết không đúng mẫu chữ, mắc một số lỗi phổ biến do tiếng địa phương, tư thế ngồi viết, kĩ thuật cầm bút của HS.
- Một số nguyên nhân tác động đến như:
+ Đối với lớp 1: Chất lượng hoc sinh sau khi hoàn thành chương trình Mẫu giáo phần đa học sinh hầu như chưa có khái niệm cầm bút.
+ Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến học tập của con em mình. Đồ dùng phục vụ học tập không đồng đều như bút viết, loai mực. Vở viết…
+ Một số học sinh trong giờ tập viết, luyện viết không chú ý, tư duy chậm, không nắm được kĩ thuật viết. Do đó đa số học sinh thường mắc một số lỗi phổ biến như:
+ Không viết đúng mẫu chữ, cở chữ.
+ Lẫn lộn thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, vị trí đặt dấu thanh, nét khuyết, nét móc…
+ Tư thế ngồi viết, kĩ thuật cầ bút sai quy định…
II. Một số vấn đề luyện chữ viết cho học sinh:
- Các yêu cầu về tư thế ngồi viết của HS.
+ Bàn ,ghế ngồi viết phải đúng quy định, phù hợp với HS.
+ Tư thế ngồi viết đúng quy định: lưng thẳng, đầu hơi cúi, chân để vuông góc, không tì ngực vào bàn, mắt cách vở 20 – 30 cm, tay phải càm bút, tay trái đặt dưới mép vở. Vở đặt nằm hoàn toàn trên bàn hơi nghiêng sang phải khoảng 15 độ.
- Các yêu cầu kĩ thuật viết.
+ HS cầm bút đúng kĩ thuật: bàn tay ở tư thế nghiêng, cây bút tạo với mặt giấy một góc 45 độ nghiêng về phía người viết và gần như song song với mép vở, ngòi bút để úp xuống.
+ Luyện tay: Khi viết cử động cơ bản bằng ba ngón tay theo các hướng lên xuống, sang trái, sang phải, xoay tròn. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển bút nhẹ nhàng theo chiều ngang.
+ Cho HS nắm vững thuật ngữ “ dòng kẻ ngang 1, 2,3,4,5, dòng kẻ dọc 1,2,3…
+ Cách đánh dấu thanh: Khi dạy vần mới cuối cùng cho HS nhận xét chốt lại những chữ ghi vần đó thì viết dấu thanh ở chữ cái ghi âm gì. Đặc biệt cần khắc sâu vị trí ghi dấu thanh với những chữ có dấu mũ ô, ơ, ê.. thì dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi phải ghi bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở giữa ở trên dấu mũ.
- Chia ra từng loại và rèn luyện dứt khoát:
+ Mỗi tuần rèn luyện một loại chữ nhất định. Dựa vào đặc điểm cấu tạo nét, cấu trúc chương trình và mối quan hệ về cách viết các chữ cái để chia các nhóm chữ luyện viết như sau:
+ Nhóm 1: gồm các chữ( v, i, r, s ,t, ư, n,m)
+ Nhóm 2: gồm các chữ ( l, b, k, l, g, y)
+ Nhóm 3: gồm các chữ (o, ô, a, ă, â, d, đ, p, q, c,x, e,ê)
+ Hướng dẫn các em viết đúng kích cỡ, viết chữ liền nét, kĩ thuật lia bút, rê bút cách đánh dấu phụ, dấu thanh. Kĩ thuật viết chữ liền nét quyết định nhiều đến tốc độ viết chữ. Khi viết chữ liền nét sẽ không mất nhiều thời gian cho việc nhấc bút, cân nhắc tìm điểm đặt bút cho chữ tiếp theo, viết liền nét tạo sự hài hoà, cân xứng,mềm mại cho chữ viết.
+ Hướng dẫn học sinh cách cầm bút đúng kĩ thuật ,dừng bút, kĩ thuật viết các nét khó, kĩ thuật nối các nét: Nét thẳng với nét thẳng, nét cong với nét thẳng, nét chữ hoa với nét chữ thường. Sau đó các em thực hành viết ứng dụng trên bảng hay trên vở dưới sự giám sát chặt chẽ của cô.
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh nhìn bảng chép bài thơ Cái Bống ( lớp 1) thể thơ lục bát.
+ GV hướng dẫn học sinh cách trình bày thể loại thơ, các con chữ viết đầu mỗi dòng thơ…. Nhằm tạo kĩ năng viết và cách trình bày cho học sinh.
III. Trách nhiệm của giáo viên:
- Bước vào lớp 1 các em bắt đầu chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động chính là học tập, cái gì cũng rất mới mẽ nên các em chóng quên, dễ thay đổi. Chính vì thế mà giáo viên phải dạy cho HS những khái niệm cơ bản như dòng kẻ, tọa độ chữ viết, các nét cơ bản, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái… Bên cạch đó dạy cho các em một số thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm kĩ năng viết liền nét, liên kết nét tạo chữ cái, liên kết chữ tạo chữ ghi tiếng… .
- Bồi dưỡng cho các em lòng say mê tinh thấn quết tâm rèn luyện chữ viết qua các câu chuyện về gương rèn luyện chữ viết của anh học trò nghèo Cao Bá Quát, một số bạn tật nguyền phải viết bằng chân…
- Gương mẫu về chữ viết của GV: Chữ viết của GV phải chuẩn mực. - Giáo viên phải nắm vững đối tượng học sinh, chữ viết của từng em trong từng tiết học: Giờ chính tả, tập viết cũng như các môn học khác, phân nhóm chữ viết của học sinh trong lớp.
+ Nhóm học sinh viết đẹp, đúng mẫu.
+ Nhóm học sinh viết sai mẫu, sai cỡ li.
+ Nhóm học sinh đặt sai dấu thanh…
- Giáo viên thường chú ý nhóm viết chưa đúng mẫu, viét xấu, sai lỗi…
- Tuyên dương những học sinh bài viết đúng, đẹp, khuyến khích những em có ý thức vươn lên, có tiến bộ.
- Khi chấm bài giáo viên cần nhận xét và nêu lên những lỗi sai cụ thể để học sinh sửa lỗi.
- Cho học sinh luyện viết nhiều có sự kiểm tra của nhóm bạn chữ viết đẹp.
- Hướng cho các em dùng loại bút dễ viết, dễ cầm…
* Trên đây là một số vấn đề trao đổi về Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Mong các đồng chí bổ sung và góp ý, bổ sung thêm để chuyên đề được hoàn thiên hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hương Long ngày 14/11/ 2013
Giáo viên báo cáo
Nguyễn Thị Dung
File đính kèm:
- bao cao chuyen de mot so bien phap luyen chu viet cho hoc sinh lop 1.doc