Chuyên đề : sự điện li – ph của dung dịch

LHD 2: (HV Cảnh sát-2001)

1. Theo định nghĩa mới về Axit-Bazơ của bronsted , các ion Na+ , NH4+, CO32- , CH3COO- , HSO4- , K+ , Cl-, HCO3-, là Axit, bazơ, lưỡng tính, hay trung tính ? tại sao ? Trên cơ sở đó hãy dự đoán các dung dịch cho dưới đây có giá trị pH lớn hay nhỏ hơn 7: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4.

2. Kết quả xác định nồng độ mol của các ion trong một dung dịch như sau

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : sự điện li – ph của dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHUYÊN ĐỀ : Sự điện li – pH của Dung dịch LHD 1: Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của các phản ứng trong dung dịch sau đây : a ) CaCl2 + ... = CaCO3 + ... b ) FeS + ... = FeCl2 + ... c ) BaSO3 + ... = BaCl2 + ... d ) BaCO3 + ... = Ba(NO3)2 + ... e ) Fe2(SO4)3 + ... = K2SO4 + ... f ) K3PO4 + ... = Ag3PO4 + ... g ) Na2SiO3 + ... = H2SiO3 + ... h ) AlBr3 + ... = Al(OH)3 + ... LHD 2: (HV Cảnh sát-2001) 1. Theo định nghĩa mới về Axit-Bazơ của bronsted , các ion Na+ , NH4+, CO32- , CH3COO- , HSO4- , K+ , Cl-, HCO3-, là Axit, bazơ, lưỡng tính, hay trung tính ? tại sao ? Trên cơ sở đó hãy dự đoán các dung dịch cho dưới đây có giá trị pH lớn hay nhỏ hơn 7: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4. 2. Kết quả xác định nồng độ mol của các ion trong một dung dịch như sau: Na+ : 0,05; Ca2+ : 0,01; NO3- : 0,01; Cl- : 0,04 và HCO3- : 0,025. Hỏi kết quả đó đúng hay sai, vì sao? LHD 3: Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự điện li: A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li thành ion dương và ion âm của phân tử chất điện li khi tan trong nước. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá-khử. LHD 4: Cho các chất sau đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Các chất điện li yếu là: A. H2O, CH3COOH, CuSO4. B. CH3COOH, CuSO4. C. H2O, CH3COOH. D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4. LHD 5: Cho các chất sau đây: HNO3, NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh là: A. NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3. B. HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4. C. NaCl, H2SO3, CuSO4. D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2. LHD 6: Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì: A. Độ điện li tăng. B. Độ điện li giảm. C. Độ điện li không đổi. D. Độ điệnli tăng 2 lần LHD 7: Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau: CH3COOH D H+ + CH3COO-. Độ điệ li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl. A. Tăng. B. Giảm. C. Không biến đổi. D. Không xác định được LHD 8: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào sau đây chỉ đóng vai trò là axit: A. HSO4-, NH4+, CO32-. B. NH4+, HCO3-, CH3COO-. C. ZnO, Al2O3, HSO4-, NH4+. D. HSO4-, NH4+. LHD 9: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào sau đây chỉ đóng vai trò là bazơ: A. CO32-, CH3COO-. B. NH4+, HCO3-, CH3COO-. C. ZnO, Al2O3, HSO4-. D. HSO4-, NH4+. LHD 10: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào sau đây chỉ đóng vai trò là lưỡng tính: A. CO32-, CH3COO-. B. ZnO, Al2O3, HSO4-, NH4+. C. NH4+, HCO3-, CH3COO-. D. ZnO, Al2O3, HCO3-, H2O. LHD 11: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào sau đây chỉ đóng vai trò là trung tính: A. CO32-, Cl-. B. Na+, Cl-, SO42-. C. NH4+, HCO3-, CH3COO-. D. HSO4-, NH4+, Na+. LHD 12: Chọn câu trả lời sai: A. Giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng. B. Giá trị pH tăng thì tính axit tăng. C. Dung dịch có pH<7có môi trường axit. D. Dung dịch có pH=7 có môi trường trung tính. LHD 13: Theo định nghĩa về axit-bazơ của Bronsted thì có bao nhiêu ion là bazơ trong số các ion sau đây: Ba2+, Br-, NO3- C6H5O-, NH4+, CH3COO-, SO42-: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. LHD 14: Cho các dung dịch chứa hỗn hợp các ion sau: Cl-, NH4+, K+, PO43-. (2) Na+, H+, NO3-, K+. (3) Ba2+, Mg2+, Cl-, NO3-. (4) HCO3-, NH4+, K+, CO32-. Trộn từng cặp dung dịch vao nhau thì cặp nào sau đây sẽ không phản ứng: A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3) D. (2) và (4) LHD 15: Có 4 lọ đựng các dung dịch riêng biệt mất nhãn: AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Nếu chỉ được dùng một dung dịch làm thuốc thử thì có thể chọn dung dịch nào sau đây: A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4. C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch AgNO3 LHD 16: Những ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch: A. Na+, Mg2+, OH-, NO3-. B. Ag+, H+, Cl-, SO42-. C. HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-. D. OH-, Na+, Ba2+, Cl-. LHD 17: Trong dung dịch có các ion : Na+, Mg2+, Ca2+, HCO3-, Cl-. Cô cạn và nung hỗn hợp chất rắn thu được thu được dãy các chất nào sau đây: A. NaCl, MgCl2, CaCl2, NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. B. NaCl, MgCl2, CaCl2, Na2CO3, CaCO3, MgCO3. C. NaCl, MgCl2, CaCl2, Na2CO3, CaCO3, Mg(HCO3)2. D. NaCl, MgCl2, CaCl2, NaHCO3, CaCO3, MgCO3. LHD 18: Cho 4 dung dịch trong suốt mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là: A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3. C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4. D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3. LHD 19: Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng: A. a + 2b = c + 2d. B. a + 2b = c + d C. a + b = c + d. D. a+ b = c + 2d LHD 20: Có bốn lọ mất nhãn đựng bốn dung dịch: HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả bốn dung dịch trên: A. Dung dịch NH3. B. Quỳ tím. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH. LHD 21: Cho các phản ứng sau: HCl + H2O = H3O+ + Cl- (1). NH3 + H2O = NH4+ + OH- (2). CH3COOH + H2O = CH3COO- + H3O+(3). HSO3- + H2O = H2SO3 + OH-(4). HCO3- + H2O = H3O+ + CO32- (5). CuSO4 + 5H2O = CuSO4.5H2O (6). Theo thuyết bronsted, H2O đóng vai trò là axit trong các phản ứng sau: A. (1), (3), (5). B. (2), (4). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (5), (6). LHD 22: (ĐH Cần Thơ -2001). Có 2 dung dịch: dung dịch X và dung dịch Y . Mỗi dung dịch chỉ chứa 2 loại cation và 2 loại anion trong số các ion sau: K+ (0,15 mol ), Mg2+ ( 0,1 mol ), NH4+ ( 0,25 mol ), H+ ( 0,2 mol ), Cl- ( 0,1 mol ), SO42- (0,075 mol ), NO3- (0,25 mol)CO32-(0,15 mol). Dung dịch X và Y lần lượt chứa: A. K+, Mg2+, Cl-, SO42- và NH4+, H+, NO3-, CO32-. B. Mg2+, H+, SO42-, NO3- và K+, NH4+, Cl-, CO32-. C. K+, Mg2+, CO32-, SO42- và NH4+, H+, NO3-, Cl-. D. K+, Mg2+, CO32-, NO3- và NH4+, H+, Cl-. SO42-.LHD 23: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là: A.100ml. B. 150ml. C. 200ml. D. 250ml. LHD 24: Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M thu được dung dịch X. Cho 20ml dung dịch X phản ứng với 30ml dung dịch KOH 0,1M được dung dịch Y. pH của dung dịch Y bằng: A. 1,7. B. 7,0. C. 11,7. D. 12,3. LHD 25: Hoà tan 0,78 gam một kim loại kiềm vào 2 lít nước được dung dịch có pH = 12. Kim loại đó là: A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. LHD 26: Trộn 200ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a (mol/lít) thu được dung dịch có pH = 13. Giá trị của a là: A. 0,1. B. 0,15 . C. 0,2. D. 0,25. LHD 27: (ĐH Sư Phạm Hà Nội-2001). Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch gồm HNO3 và HCl có pH = 1,0 để pH của hỗn hợp thu được bằng 2,0 là: A. 110 ml. B. 150 ml. C. 250 ml. D. 200 ml. LHD 28: (ĐH, CĐ Khối A–2004). Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. (cho biết [H+].[OH-] = 10-14). Giá trị pH của dung dịch thu được là: A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. LHD 29: (ĐH, CĐ khối A-2007). Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. LHD 30: (ĐH, CĐ khối A-2007). Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là: A. 1. B. 7. C. 2. D. 6. LHD 31: (ĐH, CĐ khối A-2007). Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li): A. y = x - 2. B. y = 100x. C. y = x + 2. D. y = 2x.

File đính kèm:

  • docSU DIEN LI 1.doc