Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là điều mà chúng ta đã và đang thực hiện trong mấy năm vừa qua.
Bước vào lớp 6, học sinh đã được làm quen với rất nhiều kiến thức mới mẽ, các kiến thức là một đơn vị độc lập nhưng giữa các kiến thức là mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau và tạo thành một chuỗi mắt xích không thể tách rời.
Lên lớp 9 là năm học cuối cấp, yêu cầu học sinh phải cũng cố, hoàn thiện các kiến thức địa lí cơ bản vì vậy tạo mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hiện nay, trong giảng dạy bộ môn địa lí 9 có rất nhiều phương pháp như: Thảo luận nhóm, trực quan, hỏi đáp, diễn giảng.nhưng làm cách nào để đưa kiến thức đến với học sinh một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất và nhớ lâu nhất đó mới là điều quan trọng.
Vì vậy những kiến thức, những hiện tượng địa lí mênh mông ấy phải tạo ra mối quan hệ và xâu chuỗi lại để học sinh dễ tư duy và ghi nhớ mà không bị đơn độc về kiến thức.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tạo mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí trong dạy học Địa lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề
Tạo mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí trong dạy học địa lí 9
***************************
I. Đặt vấn đề
Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là điều mà chúng ta đã và đang thực hiện trong mấy năm vừa qua.
Bước vào lớp 6, học sinh đã được làm quen với rất nhiều kiến thức mới mẽ, các kiến thức là một đơn vị độc lập nhưng giữa các kiến thức là mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau và tạo thành một chuỗi mắt xích không thể tách rời.
Lên lớp 9 là năm học cuối cấp, yêu cầu học sinh phải cũng cố, hoàn thiện các kiến thức địa lí cơ bản vì vậy tạo mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hiện nay, trong giảng dạy bộ môn địa lí 9 có rất nhiều phương pháp như: Thảo luận nhóm, trực quan, hỏi đáp, diễn giảng...nhưng làm cách nào để đưa kiến thức đến với học sinh một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất và nhớ lâu nhất đó mới là điều quan trọng.
Vì vậy những kiến thức, những hiện tượng địa lí mênh mông ấy phải tạo ra mối quan hệ và xâu chuỗi lại để học sinh dễ tư duy và ghi nhớ mà không bị đơn độc về kiến thức.
II. Phương pháp thực hiện tạo mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí trong dạy học địa lí 9.
Sách giáo khoa địa lí 9 được xây dựng trên quan điểm "Lấy học sinh làm trung tâm", người giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh học tập. Vì vậy các kiến thức trong sgk cô đọng và có tính độc lập, suy nghĩ tìm tòi cho hs.
Để thực hiện tốt quá trình dạy học này thì giáo viên cần linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm và khai thác kênh hình để rút ra các kiến thức cơ bản, trọng tâm. Từ các đơn vị kiến thức nhỏ lẽ đó, GV định hướng cho HS để xây dựng thành một khối kiến thức lớn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó nội dung bài học sẽ đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi HS.
Thông qua việc tạo mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí, chúng ta có thể tìm được:
- Các kiến thức cụ thể cần lĩnh hội.
- Cơ sở để nắm các kiến thức cơ bản, trọng tâm.
- Tìm ra các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí.
- Có cách nhìn tổng quát về kiến thức địa lí của một vùng, một lãnh thổ hay một địa phương nào đó.
Để tạo mối quan hệ có hiệu quả, trước hết phải xác định các đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học, một chương hay một phần.Xác định những kiến thức hay hiện tượng địa lí nào có quan hệ mật thiết với nhau.
Như vậy khâu xác định kiến thức trọng tâm trong một bài học là rất cần thiết.
Đặc biệt tạo mối quan hệ giữa các hiện thượng địa lí rất thiết thực và phù hợp với bài tổng kết hoặc ôn tập chương.
Cụ thể, GV phải hướng dẫn HS theo các bước sau:
Bước 1: Xác định được mục tiêu bài học để tìm ra các kiến thức cơ bản, trọng tâm.
- Khi tiến hành bài day phải dựa trên các hoạt động học tập của HS.
Cụ thể:
*Phải thu thập và xử lí thông tin trên kênh hình.
*Phải vận dụng kiến thức cơ bản, kết hợp với kênh chữ và lời nói cùng với các kĩ năng địa lí để giải thích mối quan hệ gữa chúng.
*Tự kiểm tra đánh giá kết quả đã làm hoặc thảo luận trong nhóm để rút ra kiến thức của cả phần hoặc cả bài, chương học.
Bước 2: GV phải chuẩn bị kĩ các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học và định hướng cho HS các kiến thức trọng tâm bằng các câu hỏi cụ thể.
Bước 3: Tổ chức các tình huống học tập
Trước khi yêu cầu HS thực hiện một hoạt động thì GV cần phải nêu rõ những vấn đề cần giải quyết hay những việc sắp phải làm của hoạt động đó. Nói cách khác, GV là người hướng dẫn HS đén với kiến thức. Sau đó HS phải tìm tòi suy nghĩ để tìm ra kkiến thức đó và thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức mà HS vừa tìm được.
Như vậy việc tạo ra mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí là một việc làm hết sức khéo léo, có logic và trật tự.Có như vậy thì HS mới nắm được một chuỗi kiến thức hệ thống và đầy đủ.
Thể nghiệm chuyên đề bằng một bài dạy
Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng (Tiết 1)
Bài học này học sinh cần nắm được các kiến thức sau:
- Vị trí địa lí của vùng ĐBSH, các bộ phận hợp thành ĐBSH.
- Các ĐKTN và TNTN ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển.
- Là vùng đông dân và có MDDS cao nhất cả nước vì vậy có nhiều khó khăn trong việc giải quết việc làm.
- Vùng có cơ cấu hạ tầng và KT- XH khá phát triển.
* GV cần sử dụng những phương tiện sau:
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam
- Lược đồ vùng ĐBSH
- Bảng số liệu
- Tranh ảnh về một số cảnh quan của vùng.
* Cách tiến hành:
GV có thể sử dụng một số bức ảnh về:Hà Nội, vựa lúa Thái Bình... để giới thiệu cho hs hình dung về một vùngđồng bằng trù phú, màu mỡ.
Trước khi đi vào tìm hiểu các phần chính, GV giới thiệu vùng trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam và giới thiệu về các tỉnh, thành phố, diện tích, dân số của vùng.
Hoạt động 1: (Cá nhân- Cả lớp)
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
Bước 1: Sử dung BĐTNVN kết hợp với H20.1 SGK.
Yêu cầu HS xác định vị trí giới hạn của vùng.
Từ vị trí, giới hạn rút ra nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của vùng.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Bước 2: GV sử dụng lược đồ TN vùng ĐBSH để giới thiệu về con sông Hồng; phân biệt 2 khái niệm: ĐBSH và Châu thổ sông Hồng.
Bước 3: Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
*Yêu cầu:
Nhóm 1: Nêu những hiểu biết của em về con sông Hồng? ý nghĩa của nó đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư?
Nhóm 2: Nêu những đặc điểm nổi bật về địa hình và khí hậu của vùng ĐBSH? ý nghĩa đối với sự phát triển KT của vùng?
Nhóm 3:Đặc điểm của tài nguyên đất và nêu sự phân bố của các loại đất ở ĐBSH? ý nghĩa của tài nguyên đất đối với sự phát triển KT- XH?
Nhóm 4:Nhận xét về TNKS và TN biển của vùng ĐBSH? ý nghĩa của các loại tài nguyên này đối với sự phát triển KT-XH của vùng?
* GV dành thời gian 5-7 phút để HS thảo luận, sau đó gọi từng nhóm lên trình bày. cuối cùng GV bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: (Cá nhân)
III. Đặc điểm dân cư - xã hội .
Bước 4: ĐKTN có ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố dân cư của vùng so với cả nước? Nhận xét tình hình dân cư - xã hội ở ĐBSH so với cả nước?
Y nghĩa của đặc điểm dân cư-xã hội đối với sự phát triển kinh tế của vùng?
Bước 5: GV yêu cầu HS kể tên một số đô thị được hình thành từ lâu đời và cho hs liên hệ với thực tế hiện nay của vùng.
* Cũng cố: GV sử dụng lược đồ TN của vùng để cũng cố bài học.
Xâu chuỗi các kiến thức của bài thông qua sơ đồ do GV chuẩn bị ở bảng phụ để hs nắm được các kiến thức một cách chặt chẽ.
* Dặn dò: Hướng dẫn hs về nhà làm các bài tập trong Tập bản đồ và sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của vùng.
Như vậy qua ví dụ 1 bài dạy cụ thể trên ta thấy mỗi đơn vị kiến thức nằm độc lập nhưng khi ta liên kết nó lại thì các đơn vị kiến thức này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các hiện tượng địa lí này là nguyên nhân của hiện tượng địa lí khác và ngược lại.
Tuy nhiên tuỳ theo nội dung kiến thức của bài học mà tao mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí cho có hiệu quả. Không nên áp đặt hay quá theo khuôn mẫu sẽ dẫn đến sự sai lệch mục tiêu bài học.
III. Một số khó khăn gặp phải khi thực hiện.
- Các hiện tượng địa lí rất phong phú vì thế để xác định các yếu tố có mối quan hệ với nhau là rất vất vã đối với học sinh.
- Trí nhớ của học sinh không giống nhau, có một số em chóng quên về các kiến thức cũ nên việc tạo lập thành một chuỗi kiến thức trở nên khó khăn cho các em, đặc biệt là các bài học mang tính tổng hợp, tổng kết.
- Việc dạy học theo nhóm và dựa vào kết quả làm việc của học sinh là chính nên chỉ tập trung vào một số học sinh khá, giỏi còn số học sinh yếu thì vẫn còn ỷ lại .
IV. Kết luận sư phạm.
Để tạo mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí trong dạy học địa lí nói chung và địa lí 9 nói riêng có hiệu quả thì trong mỗi tiết học người giáo viên cần phải chú trọng các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu nội dung bài dạy trong sách gáo khoa. Nắm vững kiến thức bài dạy trong sgk, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu tham khảo khác để định ra hướng đi thích hợp.
2. Dự kiến các phương tiện dạy học cần thiết cho mỗi mục, mỗi bài để phục vụ quá trình khai thác và liên kết kiến thức có hiệu quả.
3. Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ, kiến thức cũ và mới để tạo ra mối quan hệ giữa chúng được chặt chẽ hơn.
4. Mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí phải phù hợp với nội dung của từng bài học, hiểu rõ nội dung, nghĩa đối với các phần cụ thể chứ không nên rập khuôn, máy móc sẽ dẫn đến gò bó và áp đặt kiến thức cho học sinh và có thể sai lệch mục tiêu bài học.
Như vậy tạo mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí trên Trái Đất nói chung và địa lí Việt Nam nói riêng là điều không thể thiếu, bởi các hiện tượng địa lí là vô vàn, đa dạng mà chúng lại tác động, ảnh hưởng lẫn nhau nên thiết lập các mối quan hệ gữa chúng là rất cần thiết.
Làm được điều đó sẽ giúp học sinh sáng tạo, độc lập, tư duy khoa học trong việc lĩnh hội kiến thức mới cũng như hệ thống toàn bộ kiến thức của một nội dung lớn. Góp phần hình thành tính nhanh nhẹn, linh hoạt và chủ động trong mỗi học sinh. Có như vậy mới phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại mới./.
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(1).doc