Chuyên đề Tìm hiểu chính sách của Thái Lan trong mối quan hệ với các nước tư bản phương Tây nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX

Sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây và chính sách của giới cầm quyền Thái Lan từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX

Thái Lan có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trên con đường giao thương từ châu Âu sang châu Á. Ngay từ thế kỉ XVI, nhiều phái bộ truyền giáo, thương nhân châu Âu đã đến Thái Lan và từ đó, họ đi đến các nước khác trong khu vực. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước sớm xác lập được quan hệ buôn bán với Thái Lan lúc bấy giờ.

Sang thế kỉ XVII, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở Thái Lan giảm dần, nhường chỗ cho người Hà Lan, người Anh và người Pháp.

Hạm thuyền đầu tiên của Hà Lan xuất hiện ở phương Đông năm 1596. Đến năm 1604, đại sứ của Hà Lan là đô đốc Vác Vék đã tới đất Thái. Vua Thái đã chấp nhận cho người Hà Lan được quyền buôn bán ngang hàng với thương nhân các nước khác.

Năm 1608, một sứ đoàn Thái Lan tới Hà Lan, được Hoàng tử Hà Lan tiếp đón ân cần. Quan hệ ngoại giao Thái – Hà được xác lập và có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Năm 1610, thương điếm của Hà Lan được thành lập tại thủ đô Autthia. Một vài năm sau, Hà Lan có căn cứ cơ sở không chỉ ở thủ đô mà còn ở nhiều trung tâm thương mại khác của Thái Lan.

Tình hình đó khiến người Anh bắt đầu đẩy mạnh quá trình xâm nhập vào đất Thái. Tháng 6/1612, Ađam Đentơn, đại sứ đầu tiên của Anh đã tới thủ đô Autthia với bức thư của Hoàng đế Giacốp Đệ nhất. Cũng như người Hà Lan, người Anh được đón tiếp một cách bình đẳng và được mở thương điếm ở Patan. Năm 1613, người Anh đã thâm nhập vào cả Chiangmai .

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu chính sách của Thái Lan trong mối quan hệ với các nước tư bản phương Tây nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục lục 1 Đặt vấn đề 2 Nội dung 4 1. Sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây và chính sách của giới cầm quyền Thái Lan từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX 4 2. Chính sách của Thái Lan trong mối quan hệ với các nước tư bản phương Tây dưới hai triều vua Rama IV (1851 – 1868) và Rama V (1868 – 1910) 6 2.1. Thái Lan trong bối cảnh quốc tế và khu vực nửa sau thế kỉ XIX 6 2.2. Chính sách ngoại giao “mở cửa” dưới triều vua Rama IV (1851 – 1868) 7 2.3. Cuộc cải cách dưới hai triều vua Rama IV (1851 – 1868) và Rama V (1868 – 1910) 8 2.4. Vị trí “nước đệm” của Thái Lan cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX 10 Kết luận 12 Tài liệu tham khảo 13 A. ĐẶT VẤN ĐỀ “Ở mỗi giai đoạn giao thời của lịch sử đều xuất hiện những cơ hội cũng như những thách thức đối với mọi dân tộc; có những dân tộc này mạnh lên, đồng thời có dân tộc khác yếu đi nếu họ đi ngược lại xu thế của lịch sử, thậm chí bỏ lỡ thời cơ trong chốc lát cũng đã bị tụt hậu rồi” Trích lời phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Niên - Dẫn theo Đào Minh Hồng (2001), Chính sách đối ngoại của Thái Lan (Xiêm) cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Luận án Tiến sĩ Khoa học lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp HCM, trang 1. . Bước vào thế kỉ XIX, phương Đông trở thành nơi tranh giành quyết liệt của các cường quốc phương Tây đang hăm hở chiếm thị trường và phát triển thuộc địa. Có thể coi đây là một giai đoạn “giao thời” của lịch sử các quốc gia phương Đông, khi mà sau giai đoạn này, số phận của hầu hết các quốc gia đều có sự thay đổi, bị biến thành thuộc địa hoặc phụ thuộc; chịu ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Trong bối cảnh như vậy, có thể xem Thái Lan Vương quốc Thái Lan ngày nay từng có các tên gọi: Ayuthay (1350 – 1767), Xiêm (1767 – 1939 và 1945 - 1949), Thái Lan (1939 – 1945 và từ 1949 đến nay). Trong bài viết này, người viết dùng một tên gọi thống nhất là Thái Lan. là một “hiện tượng” ở châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Vương quốc Thái Lan dưới thời Môngkút (1851 – 1868) và Chulalongkon (1868 – 1910) đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác với các nước phương Tây, dần dần đi theo quĩ đạo của các nước tư bản chủ nghĩa và từng bước hiện đại hóa đất nước. Nhờ vậy, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á còn giữ được nền độc lập chính trị của mình. Hiện nay, lí giải về sự thành công của Thái Lan, nhiều nhà nghiên cứu thường cho rằng, Thái Lan đã may mắn khi có được vị trí “vùng đệm” giữa Anh và Pháp. Đây là một yếu tố quan trọng, mang tính khách quan, nhưng sẽ là sai lầm nếu chúng ta coi đây là yếu tố duy nhất và mang tính quyết định. Thực tế trong lịch sử thế giới cận đại, thuộc địa của hai hoặc ba đế quốc nằm sát nhau, có chung đường biên giới là điều hết sức bình thường; không nhất thiết phải có “vùng đệm”. Hơn nữa, vị trí “vùng đệm” của Thái Lan giữa Anh và Pháp được xác lập khá muộn so với sự can thiệp của các nước tư bản phương Tây vào Thái Lan trước đó hàng mấy thế kỉ. Do vậy, chúng ta không thể không tìm hiểu những nguyên nhân khác ngoài yếu tố khách quan đã nêu trên. “Tìm hiểu chính sách của Thái Lan trong mối quan hệ với các nước tư bản phương Tây nửa sau thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX” góp phần chỉ ra những nguyên nhân bên trong mang tính chủ quan khiến Thái Lan thoát khỏi số phận chung của các nước châu Á (trừ Nhật Bản), từ đó, liên hệ với lịch sử Việt Nam thời cận đại và rút ra những bài học cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay. B. NỘI DUNG 1. Sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây và chính sách của giới cầm quyền Thái Lan từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX Thái Lan có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trên con đường giao thương từ châu Âu sang châu Á. Ngay từ thế kỉ XVI, nhiều phái bộ truyền giáo, thương nhân châu Âu đã đến Thái Lan và từ đó, họ đi đến các nước khác trong khu vực. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước sớm xác lập được quan hệ buôn bán với Thái Lan lúc bấy giờ. Sang thế kỉ XVII, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở Thái Lan giảm dần, nhường chỗ cho người Hà Lan, người Anh và người Pháp. Hạm thuyền đầu tiên của Hà Lan xuất hiện ở phương Đông năm 1596. Đến năm 1604, đại sứ của Hà Lan là đô đốc Vác Vék đã tới đất Thái. Vua Thái đã chấp nhận cho người Hà Lan được quyền buôn bán ngang hàng với thương nhân các nước khác. Năm 1608, một sứ đoàn Thái Lan tới Hà Lan, được Hoàng tử Hà Lan tiếp đón ân cần. Quan hệ ngoại giao Thái – Hà được xác lập và có điều kiện thuận lợi để phát triển. Năm 1610, thương điếm của Hà Lan được thành lập tại thủ đô Autthia. Một vài năm sau, Hà Lan có căn cứ cơ sở không chỉ ở thủ đô mà còn ở nhiều trung tâm thương mại khác của Thái Lan. Tình hình đó khiến người Anh bắt đầu đẩy mạnh quá trình xâm nhập vào đất Thái. Tháng 6/1612, Ađam Đentơn, đại sứ đầu tiên của Anh đã tới thủ đô Autthia với bức thư của Hoàng đế Giacốp Đệ nhất. Cũng như người Hà Lan, người Anh được đón tiếp một cách bình đẳng và được mở thương điếm ở Patan. Năm 1613, người Anh đã thâm nhập vào cả Chiangmai Lê Văn Quang (1995), Lịch sử Vương quốc Thái Lan, Nxb Tp HCM, trang 89. . Sự xâm nhập mạnh mẽ của tư bản Hà Lan và Anh vào Thái Lan đã dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản có mặt ở Thái Lan lúc này. Tuy nhiên, về cơ bản, những cuộc chiến tranh thương mại đó chưa đụng chạm trực tiếp đến Thái Lan. Lúc này, giới cầm quyền Thái Lan đã thi hành một chính sách trung lập bình đẳng với tất cả các nước. Nhờ đó, Thái Lan vừa có điều kiện củng cố quyền lực trong nước, vừa mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra các nước xung quanh. Chính sách của Thái Lan tất nhiên không thỏa mãn nhiều nước phương Tây. Họ tìm cách thay đổi chính sách của Thái Lan sao cho có lợi cho họ nhất. Nửa sau thế kỉ XVII, Hà Lan, Anh và Pháp bắt đầu tiến hành chia nhau phạm vi ảnh hưởng ở Thái Lan. Hiệp ước Hà – Thái kí ngày 22/8/1664 được coi là hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà Thái Lan phải kí kết. Với hiệp ước này, “người Hà Lan được tự do buôn bán bất cứ hàng hóa gì, với bất cứ ai; được hưởng thuế xuất thấp nhất và cố định về xuất nhập cảng Hà Lan được quyền cấp giấy phép cho tàu của Xiêm đi các cảng Ma Cao, Manila, Quảng Châu và nhiều nơi khác. Nhân viên của công ty Đông Ấn của Hà Lan được hưởng quyền lãnh sự tài phán” Lê Văn Quang (1995), sđd, trang 93. . Đối với thực dân Anh, các công ty Đông Ấn của Anh được độc quyền mua thiếc ở một số vùng trên bán đảo Malắcca thuộc Thái Lan. Hàng hóa Anh nhập vào Thái Lan được miễn thuế. Đối với Pháp, Thái Lan cũng dành cho những quyền ưu đãi đặc biệt. Các công ty Đông Ấn của Pháp được quyền tự do buôn bán, được miễn tất cả các thứ thuế xuất nhập cảng và được tự do truyền đạo. Ngoài ra, thực dân Pháp còn được quyền buôn bán ở vùng đảo Djankơ – vùng mỏ thiếc quan trọng nhất của Thái Lan Vũ Dương Ninh chủ biên (2006), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, trang 236. . Từ những năm cuối thế kỉ XVII, quan hệ giữa Thái Lan và các nước tư bản phương Tây nảy sinh những vấn đề căng thẳng. Trước áp lực của chủ nghĩa thực dân phương Tây, Thái Lan bắt đầu thực thi chính sách ngoại giao cứng rắn, sẵn sàng đối đầu với phương Tây thông qua phong trào tẩy chay hàng hóa nước ngoài, chống lại sự lũng đoạn của các nước tư bản Hà Lan, Anh, Pháp. Do bận giải quyết các công việc nội bộ ở chính quốc nên các nước châu Âu không có điều kiện củng cố những kết quả đã đạt được ở Thái Lan trước đó. Nhờ vậy, Thái Lan có được vị thế khá cân bằng trong quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. Đầu thế kỉ XIX, quan hệ giữa Thái Lan và các nước phương Tây có bước phát triển mới. Ngày 10/6/1822, Hiệp ước Anh – Thái được kí kết quy định Thái Lan có quyền kiểm tra tàu thuyền và tháo dỡ đại bác cùng các loại vũ khí của Anh trước khi số tàu này được phép đi vào sông Chao Phơraya. Phía Thái Lan chấp nhận điều kiện không tăng thuế đối với hàng hóa của Anh và cho phép Anh được tự do buôn bán. Để tăng cường mối quan hệ Anh – Thái, cả hai bên đã bổ sung thêm một số điều khoản và nghị định thư kèm theo hiệp ước được kí kết giữa Anh và Thái Lan vào năm 1826. Theo tinh thần và nội dung của hiệp ước thì cả Anh lẫn Thái Lan đều có chung quyền lợi ở bán đảo Malắcca và Mã Lai. Đồng thời, cả hai bên đều tuyên bố sẽ đảm bảo nền hòa bình vững chắc trong tương lai, quyền tối huệ quốc sẽ trao cho cả hai nước và công dân hai nước được quyền tự do buôn bán theo tục lệ địa phương Vũ Dương Ninh chủ biên (2006), sđd, trang 237 – 238. . Năm 1833, Thái Lan kí với Mĩ một hiệp ước có nội dung tương tự như hiệp ước kí với Anh. Riêng Pháp, do quá mệt mỏi trong cuộc chiến tranh ở châu Âu và tình hình trong nước phức tạp nên Pháp chưa thực sự quan tâm đến sự tranh giành ảnh hưởng ở Thái Lan. Như vậy, bằng chính sách ngoại giao “mềm dẻo” và “uyển chuyển”, Thái Lan về cơ bản duy trì được nền độc lập của mình và trở thành một quốc gia cường thịnh ở Đông Nam Á trong những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đây là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện các chính sách của Thái Lan ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi mà bối cảnh quốc tế đặt ra những thách thức mới đối với tất cả các quốc gia phương Đông, trong đó có Thái Lan. 2. Chính sách của Thái Lan trong quan hệ với các nước tư bản phương Tây dưới hai triều vua Rama IV (1851 – 1868) và Rama V (1868 – 1910) 2.1. Thái Lan trong bối cảnh quốc tế và khu vực nửa sau thế kỉ XIX “Nửa sau thế kỉ XIX, thế giới trong trạng thái cao điểm của những xung lực quốc tế mang tính toàn cầu. Sự xác lập hệ thống tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới đã xô đẩy các nước tư bản phương Tây vào cơn lốc của những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và phân chia thị trường ở khắp mọi nơi trên thế giới” Vũ Dương Ninh chủ biên (2006), sđd, trang 239. . Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây tăng cường sự bành trướng của chúng đối với các quốc gia châu Á và từng bước đạt được mục đích của mình: Anh buộc Trung Quốc phải kí hiệp ước Nam Kinh năm 1842, nhượng Hồng Kông cho người Anh và cho tàu thuyền nước này tự do buôn bán trên năm cửa biển quan trọng của Trung Quốc. Pháp cũng được tự do truyền đạo ở Trung Quốc khi buộc nước này kí hiệp ước Hoàng Phố năm 1844. Ngoài ra, Trung Quốc còn phải kí các điều ước với nhiều nước tư bản khác như Mĩ, Bỉ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Na Uy, Không dừng lại ở Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây bắt đầu mở cuộc bành trướng của mình sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan. Lúc bấy giờ Thái Lan đang là quốc gia kém phát triển ở Đông Nam Á, tiềm lực kinh tế và quân sự đều thấp kém so với phương Tây. Họ không thể giữ vững được độc lập của đất nước nếu không được củng cố và bổ sung bởi một nghệ thuật ngoại giao mềm dẻo và tỉnh táo. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước như trên đòi hỏi Thái Lan phải có những đối sách thích hợp để bảo vệ chủ quyền, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. 2.2. Chính sách ngoại giao “mở cửa” dưới triều vua Rama IV (1851 – 1868) Đầu tháng 4/1851, Rama III qua đời. Môngkút lên ngôi vua trong sự ủng hộ của giới tư bản thương nhân Thái, tầng lớp có khuynh hướng tư tưởng cải cách và có quyền lợi gắn liền vói việc thiết lập quan hệ buôn bán với các nước tư bản phương Tây. Trước thách thức của thời đại, triều đình Môngkút đã chủ động tạo điều kiện cho tư bản nước ngoài thâm nhập vào Thái Lan. Ngày 18/4/1855, hiệp ước Anh – Thái Lan được kí kết nhanh chóng sau 15 ngày thương thuyết với những nội dung thể hiện rõ tính chất bất bình đẳng. Chẳng hạn như, Anh được quyền tự do buôn bán trên toàn lãnh thổ của Thái Lan, quyền lãnh sự tài phán thuộc về Anh, thuế quan đánh vào tất cả các loại hàng hóa của Anh là 3%,... tiếp sau đó, các hiệp ước có nội dung tương tự đã được Thái Lan kí với Mĩ, Pháp (1856), Đan Mạch (1858), Bồ Đào Nha (1859), Hà Lan (1860), Phổ (1862), Thụy Điển, Na Uy, Ý, Bỉ (1868). Bày tỏ quan điểm của mình về việc kí các hiệp ước nói trên, Rama IV đã viết trong bức thư gửi cho đặc sứ của Thái Lan ở Pari năm 1867: “Một nước nhỏ như nước chúng ta có thể làm được gì khi bị bao vây từ hai hoặc ba phía bởi các nước hùng mạnh hơn? Có người đề nghị chúng ta mở kho báu chi ra hàng triệu kati vàng, để có đủ tiền mua hàng trăm tàu chiến, nhưng ngay cả khi có vàng, chúng ta cũng không thể chiến đấu chống lại họ, chừng nào chúng ta còn phải mua của họ cũng chính những tàu chiến và trang thiết bị quân sự đó. Hiện nay, chúng ta không có khả năng tự chế tạo những sản phẩm này. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta có tiền mua chúng, các nước đó vẫn có thể ngưng bán bất kì lúc nào nếu họ phát hiện chúng ta vũ trang là để chống lại họ. Vũ khí mà chúng ta có thể sử dụng được trong tương lai, đó là miệng và trái tim chúng ta, được bổ sung bằng những ý nghĩ sáng suốt và tài trí. Chỉ có chúng mới có thể bảo vệ chúng ta” Dẫn theo Huỳnh Văn Tòng (1993), Lịch sử Thái Lan, Viện Đào tạo Mở rộng, Tp HCM, trang 21. . D. G. E. Hall đã đưa ra nhận định: “Có thể sẽ không quá lời nếu nói rằng Xiêm phải chịu ơn Môngkút hơn bất cứ ai khác về việc nước này đã duy trì được nền độc lập của mình trong khi vào cuối thế kỉ XIX, tất cả các khu vực khác của Đông Nam Á đều bị đặt dưới sự cai trị của châu Âu. Bởi vì hầu như ông là người Xiêm duy nhất nhận thấy rõ rằng, nếu Trung Quốc đã thất bại trong chính sách “đóng cửa” của mình trước áp lực của châu Âu thì Xiêm phải thỏa hiệp với các lực lượng bên ngoài đang đe dọa mình và bắt đầu thích nghi với thế giới mới, trong đó, chủ nghĩa truyền thống Á châu đã tỏ ra lỗi thời và không hiệu quả” D. G. E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 962. . Thực ra, chính sách của Môngkút chỉ là sự “mở rộng hơn” cánh cửa đã mở sẵn của Thái Lan đối với các nước tư bản phương Tây mà thôi. Từ thế kỉ XVI cho đến giữa thế kỉ XIX, gần như Thái Lan chưa bao giờ thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, đóng chặt cửa như ở Việt Nam hay Trung Quốc mặc dù trong từng giai đoạn nhất định, Thái Lan có hạn chế quan hệ với một số nước tư bản phương Tây. Chính nhờ điều đó mà “trong sự đối mặt với thách thức mới từ phương Tây đến vào giữa thế kỉ XIX, triều đình Môngkút đã có những kinh nghiệm quý giá từ chính sách đối ngoại trong thế kỉ XVII của những vương triều trước đó. Vì vậy, họ đã có một sự “bình tĩnh” nào đó, không đến nỗi phải quá “giật mình” như Nhật Bản hoặc bị động như ở Trung Quốc, Việt Nam” Đào Minh Hồng (2001), sđd, trang 189. . Với chính sách “mở cửa” dưới triều vua Môngkút, Thái Lan bước đầu đối phó có hiệu quả trước áp lực từ các nước phương Tây. 2.3. Cuộc cải cách dưới hai triều vua Rama IV (1851 – 1868) và Rama V (1868 – 1910) Đối phó với nguy cơ xâm lược từ phương Tây, trong một thời gian dài, Nhật Bản đã thi hành chính sách “đóng cửa”. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn cường thịnh và thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược. Điều đó cho thấy, chính sách ngoại giao “đóng cửa” hay “mở cửa” chưa phải là yếu tố cuối cùng quyết định vận mệnh của một quốc gia dân tộc thời cận đại. Điều quan trọng là sau khi “đóng cửa” hay “mở cửa”, cả Thái Lan cũng như Nhật Bản đều tiến hành công cuộc canh tân, đổi mới đất nước. Dưới thời Môngkút, nhiều chính sách cải cách được ban hành như “mở rộng nền kinh tế hàng hóa trong cả nước bằng cách xóa bỏ một phần độc quyền của giai cấp phong kiến. Năm 1852, nhà vua đã ban hành sắc dụ bãi bỏ việc xuất khẩu gạo và độc quyền mua đường” Huỳnh Văn Tòng (1993), sđd, trang 19. . Môngkút đã mạnh dạn sử dụng người châu Âu để cải tổ các cơ quan chính phủ - “Họ được sử dụng làm cố vấn và giáo viên, rất nhiều người trong số họ đã lãnh đạo các cục, vụ của Xiêm” D. G. E. Hall (1997), sđd, trang 962. . Ngoài ra, Môngkút còn “thúc đẩy việc đào kênh, đắp đường, đóng tàu và đặc biệt là việc dạy ngoại ngữ” D. G. E. Hall (1997), sđd, trang 966. . Nhìn chung, Môngkút đã có những cố gắng nhất định trong việc canh tân đất nước. Trên thực tế, những cải cách đó vẫn chưa phát huy hết tác dụng. Dưới thời Môngkút trị vì, “Xiêm vẫn còn là một quốc gia phương Đông lạc hậu” D. G. E. Hall (1997), sđd, trang 966. . Năm 1868, Môngkút chết, Chulalongkon lên nắm quyền khi mới 16 tuổi. Chulalongkon đã thực hiện hàng loạt các cải cách giúp Thái Lan có những bước phát triển mạnh mẽ. Đầu tiên, Chulalongkon tiến hành xóa bỏ chế độ nô lệ đã tồn tại lâu đời ở Thái Lan. Năm 1899, Chính phủ cũng tuyên bố xóa bỏ chế độ lao dịch nhà nước. Những chính sách trên có ý nghĩa tiến bộ vì nó giải phóng sức lao động, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của nhà nước Xiêm là tăng nhanh việc xuất khẩu gạo. Chính phủ thi hành chính sách giảm nhẹ thuế đối với ruộng đất ở miền trung Xiêm, là nơi sản xuất 95% lượng gạo để xuất khẩu. Với chính sách đó, sản lượng gạo trong những năm cuối thế kỉ XIX tăng lên rõ rệt. Năm 1892, Chulalongkon tiến hành cuộc cải cách hành chính. Sau khi cử nhiều đoàn đi nghiên cứu thể chế của một số nước châu Âu, giai cấp thống trị Thái Lan coi mô hình nhà nước quân chủ lập hiến của đế quốc Đức là phù hợp với tình hình Thái Lan. Vua vẫn là người có quyền lực tối cao trong toàn quốc. Bên cạnh vua có hội đồng nhà nước đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay thế bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 Bộ trưởng. Những nhân vật cầm quyền thường là dòng dõi quý tộc, được gửi sang du học ở các nước Anh, Pháp, Đức, Một mặt, họ tiếp thu phong cách làm việc Tây phương, mặt khác, họ bảo vệ tích cực quyền lợi của giai cấp quý tộc phong kiến tư sản hóa ở Thái Lan. Năm 1894, cuộc cải cách hành chính lan xuống cấp tỉnh, tạo nên thay đổi quan trọng trong hệ thống cai trị ở Thái Lan. Tòa án, quân đội, trường học, đều tổ chức lại theo kiểu châu Âu. Cuộc cải cách tài chính năm 1892 xóa bỏ chế độ thầu thuế. Việc thu thuế do các nhân viên nhà nước trực tiếp tiến hành làm tăng nguồn thu nhập của ngân sách, đồng thời, giảm bớt phần nào sự quấy nhiễu nông dân do bọn thầu thuế gây ra. Trong cuộc cải cách ở Thái Lan dưới hai triều vua Rama IV và Rama V, “bản thân người đứng đầu vương quốc là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc cải cách” Phạm Hồng Tung (2003), Vài nhận định về cuộc cải cách ở Thái Lan (Siam) dưới các triều vua Môngkút và Chulalongkorn từ cái nhìn so sánh khu vực, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5/2003, trang 62. . Nhờ sớm tiếp xúc với phương Tây, “nhiều thế hệ đông đảo các nhà cải cách, bao gồm chủ yếu là con em hoàng gia và quý tộc mà tiêu biểu nhất là hai nhà vua Môngkút và Chulalongkon đã được đào tạo chu đáo” Phạm Hồng Tung (2003), tlđd, trang 62. . Ngoài ra, cuộc cải cách này được tiến hành trong điều kiện Thái Lan chưa mất chủ quyền, diễn ra một cách tuần tự với nhịp độ phù hợp, lại được sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân, Đó là những yếu tố giúp cuộc cải cách này thành công. Với những cải cách trên, nền kinh tế, chính trị Thái Lan có bước chuyển biến mạnh mẽ, tạo tiền đề cho việc thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng, uyển chuyển với các nước phương Tây. 2.4. Vị trí “nước đệm” của Thái Lan cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Nửa sau thế kỉ XIX, gọng kìm thực dân của Anh và Pháp đang từ hai phía xiết dần vào Thái Lan. Thực dân Anh ngày càng mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là thiết lập được một số cơ sở ở Pênang và Kêđác, chiếm Singapo và sau đó đã làm chủ toàn bộ miền Nam Myanma. Còn thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và bành trướng sang Campuchia, Lào. Tất cả những việc làm trên của Anh và Pháp trước hết đe dọa quyền lợi của Thái Lan ở khu vực này và sau nữa uy hiếp chủ quyền dân tộc của Thái. Để tránh sự căng thẳng trong quan hệ với Pháp, năm 1867, Thái Lan buộc phải kí một hiệp ước với Pháp về vấn đề Campuchia. Theo đó, Thái Lan từ chối quyền “bảo hộ” đối với Campuchia, còn Pháp nhượng bộ cho Thái Lan hai tỉnh Battampăng và Xiêm Riệp. Mặc dù Thái Lan đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác đối với tư bản phương Tây nhưng hai nước Anh, Pháp vẫn không từ bỏ tham vọng xâm chiếm Thái Lan. Ở phía tây, vào năm 1886, thực dân Anh đã độc chiếm Myanma và áp đặt ách thống trị lên các Xuntan ở Mã Lai và tiến sát biên giới phía nam của Thái. Ở phía đông, Pháp chiếm Việt Nam, Campuchia và tiến sát biên giới Thái Lan. Đỉnh cao của sự căng thẳng trong quan hệ Pháp - Thái là việc Pháp điều pháo hạm đến cửa sông Chao Phơraya và yêu cầu về vấn đề lãnh thổ ở phía trái sông Mêkông của Thái Lan. Lần này, Thái Lan yêu cầu Anh giúp đỡ nhưng Anh do thỏa thuận với Pháp trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng nên Anh đã làm ngơ. Trước sức ép ngày càng gia tăng của Pháp, một lần nữa Thái Lan đành phải nhượng bộ. Hiệp ước Pháp – Thái được kí kết vào năm 1893 đã đem lại cho Thái Lan nhiều điều bất lợi. Sau khi Thái Lan thỏa mãn quyền lợi cho Pháp thì Anh yêu cầu Pháp thực hiện thỏa thuận mà trước đó không lâu Pháp đề nghị hòa giải với Anh trong việc phân chia quyền lợi ở Thái Lan. Ngày 15/1/1896, hiệp ước Anh – Pháp được kí kết chính thức hóa việc biến Thái Lan thành khu đệm và khu vực ảnh hưởng của hai nước Anh – Pháp. Theo hiệp ước này, phía tây sông Chao Phơraya thuộc ảnh hưởng của Anh, phía đông của sông Chao Phơraya thuộc ảnh hưởng của Pháp. Băng Cốc ở giữa được tự chủ. Trên cơ sở thành tựu của công cuộc cải cách và lợi dụng vị trí “nước đệm” đã được hai nước Anh và Pháp chính thức hóa, vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Thái Lan mở chiến dịch ngoại giao nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng. Năm 1897, Rama V công du sang các nước châu Âu gặp gỡ chính phủ Anh, Pháp, Nga, Đức, Đến năm 1904 và 1907, hai hiệp ước Pháp – Xiêm được kí kết. Đến năm 1909, Thái Lan cũng kí kết được với Anh và với các nước khác, theo đó nước Xiêm thu hồi được những vùng đất trước đó phải cắt cho các nước phương Tây, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ. Những cuộc cải cách của Rama IV, Rama V và tiếp đó là Rama VI đã tạo cho Thái Lan một thuận lợi ở hai khía cạnh cơ bản: một là, góp phần làm cho Thái Lan đủ mạnh về kinh tế, quân sự, cả dân tộc thành một khối đoàn kết Trên cơ sở đó, chính phủ thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, giữ được độc lập cho đất nước, tránh cho Xiêm một cuộc chiến tranh đọ sức hao người tốn của với phương Tây mà phần bất lợi lúc ấy đang ở phía Thái Lan; hai là, tạo ra cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội để Thái Lan phát triển trong những thập niên tiếp theo. Đặc biệt, Thái Lan hòa nhập được vào sự phát triển chung của thế giới lúc bấy giờ và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Trong hơn nửa thế kỉ tiến hành cải cách và đấu tranh, lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước phương Tây, bằng đường lối ngoại giao thực dụng và uyển chuyển, Thái Lan đã bảo vệ được nền độc lập của mình, khôi phục lại được một phần chủ quyền quốc gia vốn bị các hiệp ước bất bình đẳng dưới thời Môngkút cắt xén. C. KẾT LUẬN Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các quốc gia ở châu Á bị biến thành thuộc địa thì Thái Lan vẫn giữ được nền độc lập chính trị của mình. Lí do đầu tiên dẫn đến sự thành công của Thái Lan phải kể đến chính là sự thức thời của các triều đại phong kiến Thái Lan. “Trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây, Thái Lan đã chủ trương “mở cửa” đối với tất cả những nước có quan hệ với họ. Trong khi “mở cửa” hòa nhập vào thị trường thế giới, Thái Lan một mặt tạo thế cân bằng với các nước phương Tây, nhưng mặt khác lại tăng cường ảnh hưởng tới các nước láng giềng. Bằng chính sách ngoại giao “mềm dẻo”, “lựa chiều”, Thái Lan đã duy trì được nền “độc lập”, sẵn sàng đương đầu với các thế lực tư bản Âu Mĩ” Vũ Dương Ninh chủ biên (2006), sđd, trang 255 – 256. . Sau khi “mở cửa”, các vương triều Thái Lan đã chủ động tiến hành công cuộc đổi mới, canh tân đất nước, đưa Thái Lan phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc canh tân đất nước dưới hai vương triều Rama IV và Rama V cùng với chính sách “mở cửa” đã tạo nên một cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, phát triển. Có thể nói, “mở cửa” và “cải cách” là hai yếu tố quan trọng nhất giúp Thái Lan thành công trong việc bảo vệ chủ quyền dân tộc. Ngoài ra, vị trí địa lí thuận lợi đã cho phép Thái Lan trở thành “vùng đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Công cuộc giữ nước của Thái Lan ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đặt ra một vấn đề: mất nước có phải là tất yếu hay không? Bài học từ “cải cách”, “mở cửa” ở Thái Lan và Nhật Bản cho thấy “một khả năng, một giải pháp tích cực” Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, trang 255. để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà nhiều nước, trong đó có triều đình phong kiến Việt Nam, đã bỏ lỡ một cách đáng tiếc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Đặng Văn Chương (2005), Quan hệ đối ngoại của Xiêm với các nước phương Tây dưới thời Rama III (1824 – 1851), Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 5/2005. D. G. E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đào Minh Hồng (2001), Chính sách đối ngoại của Thái Lan (Xiêm) cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Luận án Tiến sĩ Khoa học lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM. L

File đính kèm:

  • docchuyen_de_tim_hieu_chinh_sach_cua_thai_lan_trong_moi_quan_he.doc
  • docbia CHUYEN DE.doc