DẠNG III- BIỂU DIỄN LỰC - SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH
Câu 1. Khi có lực tác dụng lên vạt thì kết quả sẽ làm vật thay đổi như thế nào?
Câu 2. Có hai lực cùng tác dụng lên vật A: Lực F1 = 300N; F2= 400N. Vật A sẽ chịu tác dụng lực tổng hợp như thế nào nếu:
a. Hai lực cùng chiều
b. Hai lực ngược chiều
c. Hai lực vuông góc với nhau
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vật lý 8 - Dạng 3: Biểu diễn lực - Sự cân bằng lực- quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠNG III- BIỂU DIỄN LỰC - SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH
Câu 1. Khi có lực tác dụng lên vạt thì kết quả sẽ làm vật thay đổi như thế nào?
Câu 2. Có hai lực cùng tác dụng lên vật A: Lực F1 = 300N; F2= 400N. Vật A sẽ chịu tác dụng lực tổng hợp như thế nào nếu:
Hai lực cùng chiều
Hai lực ngược chiều
Hai lực vuông góc với nhau
Câu 3. Cho hai xe như nhau lúc đầu đứng yên. Dưới tác dụng của lực F1, xe 1 dật vận tốc 3m/s trong thời gian 3s. Dưới tác dụng của lực F2 = 2F1 thì xe 2 đạt vận tốc như trên trong thời gian bao nhiêu lâu?
Câu 4. Bằng các véc tơ lực, em hãy biểu diễn các thông tin sau đây:
Chân tác dụng vào quả bong một lực 100N theo phương thẳng đứng, hướng từ đưới lên.
Trọng lượng vủa người là 500N, lưng người tì lên tường một lực 400N vuông góc với mặt tường.
Câu 5. Hãy cho biết các kết luận sau đây là đúng hay sai:
Nếu không có lực nào tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng thì vận tốc của vật không thay đổi.
Nếu chỉ có duy nhất một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật mới bị thay đổi
Nếu có nhiều lực tác dụng lên vật thì có thể làm cho vật đứng yên.
Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật thay đổi.
Câu 6. Khi một vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật đó :
Vận tốc giảm dần theo thời gian. C. Vận tốc không thay đổi
Vận tốc tăng dần theo thời gian. D. Vận tốc tăng sau đó giảm.
Câu 7. Dùng cụm từ thích hợp điềm vào chỗ chấm:
Lực là nguyên nhân làmvận tốc hoặc làm vật bị
Câu 8. Chọn phát biểu sai:
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc và bị biến dạng.
Lực là nguyên nhân làm cho các vật chuyển động.
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc cảu vật.
Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
Câu 9. Quan sát vật rơi thẳng đứng từ trên xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực làm cho đại lượng vật lí nào thay đổi?
A. Khối lượng B. Khối lượng riêng. C. Trọng lượng D. Vận tốc.
Câu 10. Quan sát một vật chuyển động từ trên một máng nghiêng xuống. Hãy cho biết vì lí do gì mà vận tốc của vật thay đổi?
Câu 11. Một vật đang chuyển động với vận tốc v, hãy cho biết vận tốc của vật sẽ như thế nào nếu chịu tác dụng của một lực:
Có hướng cùng hướng vận tốc
Ngược hướng của vận tốc.
Câu 12. Mặt Trăng chuyển động như thế nào? Giải thích lí do tại sao Mặt Trăng lại chuyển động như vậy.
Câu 13. Nếu véc tơ vận tốc không đổi thì vật chuyển động như thế nào?
Câu 14. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên các vật:
Quyển sách đặt trên bàn,
Một vật được treo cố định trên sợi dây cố định trên trần xe đang đứng yên.
Một vật được treo cố định trên sợi dây cố định trên trần xe đang bắt đầu
chuyển động sang trái.
Một vật được treo cố định trên sợi dây cố định trên trần xe đang
phanh để chuyển động chậm dần .
Câu 15. Một vật có khối lượng m = 4,5kg buộc vào một sợi dây.
Cần phải giữ dây với một lực bằng bao nhiêu để :
Vật đứng cân bằng.
Vật chuyển động.
Câu 16. Điền cụm từ thích hợp nhất vào chỗ chấm:
là hai lực có cùng cường độ, tác dụng lên.., phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều nhau.
..là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
Câu 17. Treo một vật vào lực kế thấy lực kế chỉ 30N, vật đó có khối lượng bằng bao nhiêu?
Cấu 18. Một vật chịu tác dụng của hai lực làm vật chuyển động thẳng đều, biết lực F1 = 20N, theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên. Hãy cho kết luận về lực F2.
Câu 19. Hai đoàn tàu: tàu thứ nhất rỗng, tàu thứ hai chở đầy hàng được kéo bởi hai đầu tầu giống hệt nhau. Khi bắt đầu mở máy, tàu nào tăng tốc nhanh hơn? Giải thích tại sao?
Câu 20. Người ngồi trên xe sẽ cảm thấy thế nào nếu xe:
Đột ngột tăng tốc.
Đột ngột giảm tốc
Câu 21: Khi có lực tác dụng lên một vật thì... Chọn phát biểu đúng.
Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động nhanh lên
Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động chậm lại
Lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng
Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật
Cả C và D đúng
Câu 22: Sử dụng hình vẽ 1 sau (minh họa cho trường hớp kéo gàu nước từ dưới giếng lên.) Hãy chọn phát biểu chưa chính xác
Lực kéo có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên, độ lớn 40N
Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, độ lớn 30N
Lực kéo và trọng lực cùng phương
Khối lượng của gàu nước là 30kg
1
2
3
4
Hình 2
Câu 23: Khi ném một quả bóng lên cao (bỏ qua mọi ma sát), hình vẽ nào sau đây diễn tả đúng các lực tác dụng lên quả bóng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
F1
F2
F3
F4
Hình 3
Câu 24: Hai lực cân bằng là hai lực:
Cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng tác dụng lên một vật, khác phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
D. Cùng tác dụng lên một vật, khác phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
Câu 25: Quan sát hình vẽ 3, cặp lực cân bằng là:
A. F1 và F3 B. F1 và F4 C. F4 và F3 D. A và B đúng
Câu 26: Khi hai lực cân bằng tác dụng lên một vật thì:
A. Vật tiếp tục đúng yên B. Vật tiếp tục chuyển động đều
C. Vật tốc vật không thay đổi D. Vật tốc vật sẽ thay đổi
25N
Hình 4
Câu 27: Có ba lực cùng tác dụng lên một vật như hình vẽ 4. Lực tổng hợp tác dụng lên vật là
A. 75N B. 125N C. 25N D. 50N
Câu 28: Một người ngồi trên xe buýt thấy người bị dồn về
phía trước. Điều đó cho ta biết xe:
A. Đột ngột rẽ trái B. Đột ngột rẽ phải
C. Đột ngột tăng tốc D. Đột ngột dừng lại
Câu 9: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg.
2N
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Câu 30: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
A. 0,5 N B. Nhỏ hơn 0,5 N C. 5N D. Nhỏ hơn 5N
Câu 31: Trong thí nghiệm về máy Atút, hệ thống chuyển động thẳng đều khi nào?
A. Sau khi đi qua vòng K B. Khi mới thêm gia trọng C (vật C)
C. Ngay trước khi đi qua vòng K D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 32. Một vật nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng (hình vẽ 5),
Hình 5
lực cân bằng với trọng lực P là:
A. F1 B. N
C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
File đính kèm:
- chuyen de 3 Luc bieu dien hai luc can bangquan tinh.doc