Chuyên đề về “Biện pháp để duy trì tốt sĩ số”

1-Lý do chọn chuyên đề

Trong giáo dục đào tạo những năm gần đây, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học thì việc "Duy trì sĩ số học sinh" cũng là mục tiêu cần đạt trong mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, hàng năm Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo việc duy trì sỉ số học sinh. Xuất phát từ chỉ đạo trên, mỗi giáo viên đều phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình để đề ra biện pháp cụ thể thực hiện, nhằm đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.

Những năm gần đây, công tác mà Đảng và Nhà nước cũng như ở ghành giáo dục rất quan tâm là phổ cập giáo dục-chống mù chữ. Hàng năm Nhà nước phải chi trả một khoản tiền rất lớn cho công tác này. Nguyên nhân cũng là do số học sinh bỏ học nhiều.

Từ những vấn đề đó tôi xin được trình bày một số ý kiến nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm ra biện pháp tốt để giúp giáo viên tiểu học duy trì sỉ số học sinh trong lớp, đó là lý do tôi chọn đề tài này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề về “Biện pháp để duy trì tốt sĩ số”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1-Lý do chọn chuyên đề Trong giáo dục đào tạo những năm gần đây, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học thì việc "Duy trì sĩ số học sinh" cũng là mục tiêu cần đạt trong mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, hàng năm Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo việc duy trì sỉ số học sinh. Xuất phát từ chỉ đạo trên, mỗi giáo viên đều phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình để đềø ra biện pháp cụ thể thực hiện, nhằm đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra. Những năm gần đây, công tác mà Đảng và Nhà nước cũng như ở ghành giáo dục rất quan tâm là phổ cập giáo dục-chống mù chữ. Hàng năm Nhà nước phải chi trả một khoản tiền rất lớn cho công tác này. Nguyên nhân cũng là do số học sinh bỏ học nhiều. Từ những vấn đề đó tôi xin được trình bày một số ý kiến nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm ra biện pháp tốt để giúp giáo viên tiểu học duy trì sỉ số học sinh trong lớp, đó là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Thực trạng: *Thuận lợi: - Là trường vùng sâu nhưng được sự quan tâm của Sở GĐ-ĐT nên cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, đồng thời đực trang bị các thiết bị hiện đại nhằêm ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy. - Cán bộ , giáo viên của trường đa số đạt trình độ chuẩn. đội ngũ giáo viên trẻ , năng động nên khơng ngừng phấn đấu nâng cao tay nghề. - Trường đặt ở trung tâm xã nên cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương. *Khó khăn: - Đa số các em là con em tại địa phương điều kiện đi lại gặp nhiêue khĩ khăn, đường lộ đất là chủ yếu, phương tiện đi lại bằng phương tiện đị . xuồng -Do lứa tuổi của các em luơn hiếu động dễ tiếp cận nhiều luồng văn hoả khơng lành mạnh. -Tỉ lệ học sinh yếu mấy năm gần đây còn cao. -Sự nhận thức củanhiều phụ huynh chưa cao về vấn đề cho con em đi học tiếp. -Một số giáo viên cũng còn chưa coi công tác chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng. Một số tiết dạy của giáo viên chưathực sự vận dụng phương pháp mới vào dạy học nên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. Sự phối hợp chưa chặt chẽ của các đoàn thể, các ban ngành . Phần I: NỘI DUNG I-CƠ SỞ LÝ LUẬN - Như chúng ta đã biết, việc duy trì sĩ số cũng là một trong những nội dung có tầm quan trọng trong các bậc học. Vì hiện nay tình trạng học sinh bỏ học tràn lan ngày càng nhiều nên việc duy trì sĩ số càng khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và hiệu quả đào tạo, học sinh bỏ học sẽ là gánh nặng cho xã hội . - Việc duy trì sĩ số còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt . gíup các em cóđđược những kiến thức cơ bản để sau này giúp ích được cho bản thân, gia đình và xã hội II- CƠ SỞ THỰC TIỄN Qua thực tế của trường, tôi xin dẫn một số lý do học sinh bỏ học như sau. 1.Về phần học sinh - Đa số học sinh là con em trong gia đđình kinh tế chủ yếu dựa vào nuơi trồng và đánh bắt thuỷ sản nhưng do giá cả thất thường nên đời sống gia đình các em còn nhiêu khó khăn, điều kiện học tập còn nhiều hạn chế. –Kinh tế khơng ổn định nhiều em học sinh cịn phải theo cha mẹ đi làm ăn xa hay cha mẹ đi làm mướn các em phải ở với ông bà. Vì vậy, việc quan tâm nhắc nhở các em đi học gặp rất nhiều khó khăn. - Có nhiều học sinh vì học yếu mà đâm ra chán nản, dẫn đến trốn học-bỏ học, đặc biệt là muốn nghỉ học luôn. - Đôi khi hoàn cảnh gia đình đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các em (Cha mẹ gặp chuyện bất hòa, cha mẹ ly hôn, mẹ lấy chồng, cha lấy vợ...dẫn đế các em buồn chán không muốn học) 2.Về phía giáo viên: - Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến hoàn cảnh của đối tượng học sinh bỏ học. - Giáo viên chưa tìm hiểu xem các em bỏ học vì những lý do gì để có cách giúp các em trở lại trường. - Khi học sinh bỏ học cũng có giáo viên chưa gặp gỡ gia đình và động viên các em... Vì thế, muốn duy trì sĩ số học sinhđđược tốt đ, trước hết thầy cô giáo phải quan tâm tới các đối tượng học sinh trong lớp, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em để có biện pháp kịp thời đối với học sinh bỏ học. III-BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1.. Đối với giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp : - Luơn là người gần gũi học sinh ,tìm hiểu hòan cảnh gia đình từng em (đặc biệt là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ thường đi làm ăn xa, học sinh nơi khác chuyển tới...) nắm lại học lực và hạnh kiểm năm học trước của các em. 2. Học sinh yếu sinh ra chán nản, có hiện tượng bỏ học. Đối với đối tượng học sinh này, giáo viên phải tìm hiểu xem các em yếu môn nào ? Yếu cái gì ?. Tìm hiểu nguyên nhân do đâu ?( Hoàn cảnh gia đình, do mất căn bản , do khuyết tật …….. để giúp đỡ các em). * Cách thực hiện: - Giáo viên lập danh sách tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến yếu do đâu, giải pháp đối đối với em đó ( VD : kĩ năng đọc , viết, chính tả, luyện từ và câu . toán ….. ;hay do hồn cảnh……) - Giáo viên dành thời gian cho sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, các buổi họp phụ huynh học sinh, các lần đến thăm gia đình các em...để tạo điều kiện gần gũi các em, giúp các em nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, tạo cho các em thấy được sợ yêu thương của thầy cô giáo đối với các em. Từ đó, các em mạnh dạng nói những điều mà các em còn yếu, chưa hiểu biết. Giáo viên cần hết sức nhẹ nhàng, tế nhị, tránh những lời nói xúc phạm hoặc làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh. Giáo viên nên tuyên dương kịp thời những học sinh yếu khi các em có thành tích trong học tâp và các hoạt động khác. - Giáo viên chọn các bài tập vừa sức-không quá khó, kiểm tra bài thường xuyên, phân công học sinh khá – giỏi giúp đỡ các em. Giáo viên kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để xây dựng thời gian biểu học tập ở nhà. Từ đó học sinh thấy được sự giúp đỡ từ mọi phía, làm cho học sinh hứng thú học tập, không còn nghĩ mình học yếu và cũng không có tâm trạng"bỏ học nữa". 3. Trường hợp học sinh nghèo phải theo cha mẹ đi làm ăn xa: Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Xong vẫn còn những gia đình khó khăn, các em phải theo cha mẹ đi làm ăn xa hoặc ở nhà chăm sĩc em cùng với ơng bà, nên việc học sinh bỏ học lại càng cao. Vì vậy, giáo viên phải có kế hoạch cụ thể theo từng tháng, phải phân loại từng đối tượng học sinh. - Về phía Ban giám hiệu nhà trường luân cĩ sự giúp đỡ kịp thời như: miễn giảm các khoản tiền đóng góp, ủng hộ sách vở, cặp, viết để tạo điều kiện cho học sinh học tập. - Đối với giáo viên chủ nhiệm luơn quan tâm thăm hỏi, động viên đối với những em cĩ hồn cảnh gia đình khĩ khăn. - Về phía Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phải có kế hoạch giúp đỡ họ sinh nghèo, học sinh khó khăn vượt khó trong mọi hoạt động, có phần quà khen tặng, phát động phong trào"Vòng tay bè bạn", "Là lành đùm lá rách", ngoài ra các em còn sự quan tâm từ mọi phía: Đoàn thể, xã hội trong trường... Nếu các em được sự quan tâm sâu sắc từ mọi phía như vậy sẽ góp phần làm cho các em giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, an tâm trong học tập và nó sẽ góp phần làm hạn chế việc học sinh nghỉ học trong độ tuổi phổ cập giáo dục-chống mù chữ ở địa phương và huyện đang quan tâm. 4. Đối với gia đình phải chia ly, tan vỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự bỏ học của học sinh: Con cái phải theo cha hoặc mẹ hay ở với ông bà. Lúc này tâm lý các em bị khủng hoảng nặng nề, các em phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập dẫn đến tình trạng bỏ học là điều dĩ nhiên. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, đứng trước những học sinh như vậy phải hết sức thông cảm với các em. Giáo viên là chỗ dựa tinh thần vững chắc, phải quan tâm che chở cho các em. Giáo viên khi phát hiện những học sinh có hoàn cảnh như trên cần kết hợp với hội cha mẹ học sinh, địa phương để hòa giải các xung đột nhỏ nhằm hàn gắn lại. Nếu làm được như vậy sẽ hạn chế việc học sinh bỏ học. 5. Bản thân giáo viên: - Phải tự học hỏi, trau dồi kiến thức để ngày càng nâng cao tay nghề, giảng dạy phải có sức thu hút, tạo sự hứng thú cho học sinh, nhất là từ khi thực hiện chương trình mới phải thay đổi phương pháp với từng bài, từng môn, từng đối tượng học sinh…. - Cần tăng cường sự phối hợp của các đoàn thểđể tăng thêm sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em , cần vận động tuyên truyền cho gia đình hiểu tầm quan trọng trong việc cho con em đi học . - Cần khen thưởng động viên kịp thời cho các em vượt khó chăm học . - Cần kiểm tra thống kê sĩ số thường xuyên để nắm tình hình kịp thời có biện pháp khắc phục, uốn nắn… Phần II KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm"Duy trì sĩ số" của bản thân tôi trong suốt thời gian giảng dạy. nó đã đem lại kết quả tương đối tốt góp phần vào công cuộc xã hội hố giáo dục. Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng chỉ là công cụ, yếu tố con người mới là quyết định.Đĩ là lòng ham học tập của học sinh, lòng nhiệt tình yêu nghề và sự quan tâm tận tình của giáo viên đối với học sinh. Bài viết của tôi có giới hạn, trong qúa trình trình bày không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, bổ sung của HĐKH nhà trường cho bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn. Định Thành, ngày 7 tháng 10 năm 2008 Người viết Phan Văn Nghĩa

File đính kèm:

  • docPHUONG PHAP PHAN TICH TAC PHAM VAN HOC TU SU TRONG CHUONG TRINH PHO THONG HIEN HANH.doc