Chuyên đề: Xây dựng thói quen tự học và đọc sách cho học sinh

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong quá trình dạy học tôi nhận ra rằng vấn đề “không phải là dạy cái gì?”

mà là “dạy như thế nào?” Và “không phải học cái gì?” mà là “học như thế

nào?”.

Trong thực tế, tôi đã thiết kế một bài giảng với chủ đề cách thức để đạt

thành công, được các em học sinh đón nhận nhiệt tình. Nhiều học sinh biết vận

dụng sáng tạo vào học tập.

Vào đầu năm học này, tôi hỏi học sinh:

- Ai đã tự học xong chương trình toán lớp 8

Học sinh: - Thưa thầy! Thầy nghĩ chúng em là thần đồng ạ? Chúng em làm

sao có thể tự học được ạ.

Bằng bài giảng của mình với những câu chuyện tạo động lực, tôi đã giúp

các em tin vào chính mình, đánh thức khả năng tiềm ẩn của bản thân. Hiện nay,

nhiều em biết cách đọc trước bài mới một cách hiệu quả, một số em đã tự học

xong chương trình toán 8. Từ chỗ không tin vào bản thân mình, thụ động trong

học tập, đến nay các em đã biết chủ động nắm kiến thức, luôn tin vào khả năng

của mình. Như vậy, chỉ cần học tập có phương pháp đúng đắn là học sinh có thể

tự tìm tòi kiến thức, học sinh sẽ biết cần phải “học cái gì?”

Do đó tôi thực hiện chuyên đề này nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn trong

mỗi học sinh, giúp các em có phương pháp học tập, tư duy hiệu quả và hình

thành thói quen đọc sách, tự học thường xuyên, có chất lượng.

pdf24 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề: Xây dựng thói quen tự học và đọc sách cho học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS BÁ HIẾN CHUYÊN ĐỀ: XÂY DỰNG THÓI QUEN TỰ HỌC VÀ ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH Giáo viên: NGUYỄN ĐÌNH PHÚ Tổ chuyên môn: Toán - Lí Trường: THCS Bá Hiến Huyện: Bình Xuyên Tỉnh: Vĩnh Phúc NĂM HỌC 2012 - 2013 4 PHẦN 1. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong quá trình dạy học tôi nhận ra rằng vấn đề “không phải là dạy cái gì?” mà là “dạy như thế nào?” Và “không phải học cái gì?” mà là “học như thế nào?”. Trong thực tế, tôi đã thiết kế một bài giảng với chủ đề cách thức để đạt thành công, được các em học sinh đón nhận nhiệt tình. Nhiều học sinh biết vận dụng sáng tạo vào học tập. Vào đầu năm học này, tôi hỏi học sinh: - Ai đã tự học xong chương trình toán lớp 8 Học sinh: - Thưa thầy! Thầy nghĩ chúng em là thần đồng ạ? Chúng em làm sao có thể tự học được ạ. Bằng bài giảng của mình với những câu chuyện tạo động lực, tôi đã giúp các em tin vào chính mình, đánh thức khả năng tiềm ẩn của bản thân. Hiện nay, nhiều em biết cách đọc trước bài mới một cách hiệu quả, một số em đã tự học xong chương trình toán 8. Từ chỗ không tin vào bản thân mình, thụ động trong học tập, đến nay các em đã biết chủ động nắm kiến thức, luôn tin vào khả năng của mình. Như vậy, chỉ cần học tập có phương pháp đúng đắn là học sinh có thể tự tìm tòi kiến thức, học sinh sẽ biết cần phải “học cái gì?” Do đó tôi thực hiện chuyên đề này nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh, giúp các em có phương pháp học tập, tư duy hiệu quả và hình thành thói quen đọc sách, tự học thường xuyên, có chất lượng. 5 II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. PHẠM VI CỦA CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề được áp dụng cho học sinh khối THCS 2. ĐỐI TƯỢNG Chuyên đề được tôi triển khai tại 3 lớp 8G, 8H, 8I của trường THCS Bá Hiến 3. MỤC ĐÍCH Tôi thực hiện chuyên đề này nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh, giúp các em có phương pháp học tập, tư duy hiệu quả và hình thành thói quen đọc sách, tự học thường xuyên, có chất lượng. Việc thực hiện chuyên đề đã cung cấp cho các em những đầu sách chất lượng cao về kỹ năng sống, phương pháp học tập. Từ đó các em sẽ tự trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết, tự học hỏi những kiến thức quan trọng là hành trang cho các em bước vào cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường. 6 PHẦN 2. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Đọc sách có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ và lực học của học sinh. Nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về đọc sách của thanh thiếu niên, ông đã trình bày nhiều quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa việc đọc sách và lực học. Ông nói: “Kinh nghiệm 30 năm khiến tôi tin rằng, sự phát triển về trí tuệ của học sinh được quyết định bởi khả năng đọc sách tốt”. Từ góc độ tâm lí học ông phân tích rằng, “thiếu khả năng đọc sách sẽ gây trở ngại và ức chế sự hình thành của những liên kết rất nhỏ trong não khiến chúng không thể bảo đảm một cách thuận lợi mói liên hệ giữa các tế bào thần kinh. Người nào không giỏi đọc sách, người ấy sẽ không giỏi suy nghĩ”. Ông đã chỉ ra cái hại của việc ít đọc sách, “Tại sao có những học sinh thời thiếu nhi thông minh, lanh lợi, khả năng lý giải tốt tốt, chăm chỉ ham học hỏi, nhưng đến thời thiếu niên trí tuệ lại sa sút, thái độ đối với tri thức lạnh nhạt, đầu óc không linh hoạt? Đó là do chúng không biết đọc sách!”, trong khi “Một số học sinh dành thời gian không nhiều cho làm bài tập ở nhà, nhưng thành tích học tập của chúng lại không kém. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không hoàn toàn nằm ở chỗ những học sinh này có tài năng hơn người. Đó là do chúng có khả năng đọc khá tốt. Và khả năng đọc khá tốt đã thúc đẩy tài năng, trí tuệ phát triển” Nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky đã từng thử áp dụng nhiều phương pháp để thúc đẩy hoạt động lao động trí óc của học sinh, ông đã rút ra kết luận rằng: Phương pháp hiệu quả nhất chính là mở rộng phạm vi đọc của trẻ. 7 Đọc sách có tác dụng thúc đẩy phẩm chất đạo đức tốt phát triển, nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky nói: “Tôi tin tưởng rằng, sự tự giáo dục của thiếu niên dược bắt đầu từ một cuốn sách hay”. 2. Sự cần thiết của kỹ năng con người trong cuộc sống hiện đại. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”. Vậy chúng ta đã làm như thế nào và chúng ta đã nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ra sao? Và để có kết quả cuối cùng thực sự tốt đẹp, ta cần bồi dưỡng thêm cho mình những tố chất gì? Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được. Có một thực trạng rất dễ nhận ra trong mặt bằng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam. Để có một bằng chứng nhận về học tập kiến thức trong nước và quốc tế, với chúng ta, đó không là điều quá khó. Nhưng để có giải huy chương vàng trong các môn thể thao hay bằng sáng chế thì chúng ta khó có thể đứng trong tốp đầu thậm chí là còn rất xa nếu xét trên đấu trường quốc tế. Có phải chúng ta lười luyện tập hay không? Chắc chắn không phải như vậy. Đất nước Việt Nam nổi tiếng với truyền thống hiền tài. Sinh ra trong một đất nước vốn xuất phát từ nền nông nghiệp, người Việt Nam đã tôi luyện cho mình một truyền thống ý chí sắt đá, một tinh thần ham học hỏi, một nghị lực quật cường vượt lên hoàn cảnh từ ngàn xưa. Nhưng tại sao cái ta nhận về chưa thực sự đúng với những ý chí, những tinh thần và những công sức ấy? Sẽ có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân căn cốt đó là: việc nhận diện cái cần rèn luyện để trở thành chuyên nghiệp chưa được xác định đúng, cái cần chuyên nghiệp thì không đảm bảo còn cái không cần 8 chuyên nghiệp thì có lẽ rất giỏi. Ví như bạn có thể không biết đá bóng nhưng bạn bình luận bóng đá quả là không thể chê vào đâu được, như vậy bạn đã chỉ mạnh đánh giá, mà quên đi mình đâu có thực hành được. Bạn nấu ăn chẳng đâu vào đâu, nhưng ăn một bát canh nhạt do tay mẹ nấu, thì bạn chê ỏng eo: “Sao canh mẹ nấu chán thế?”, như vậy, bạn đã chứng tỏ bạn rất chuyên nghiệp trong việc chê trách người, nhưng cái quan trọng nhất là chuyên nghiệp trong công việc gia đình và ứng nhân xử thế thì lại không được bạn xây dựng thành ý thức Tại Mỹ, từ những năm 1916, người Mỹ đã nhận ra rằng tri thức nhân loại là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống thì thường không như mong muốn. Cho nên mỗi người dân lao động tại Mỹ phải đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kỹ năng bắt buộc. 13 kỹ năng bắt buộc đó là: 1. Học cách học – Phương pháp học 2. Lắng nghe & Thấu hiểu 3. Thuyết trình & Thuyết phục 4. Giải quyết vấn đề 5. Tư duy sáng tạo & hiệu quả 6. Tinh thần tự tôn 7. Đặt mục tiêu và tạo động lực 8. Phát triển cá nhân và sự nghiệp 9. Giao tiếp thành công 10. Tinh thần đồng đội - TEAM 9 11. Đàm phán & Thương lượng thành công 12. Đảm bảo hiệu quả tổ chức 13. Lãnh đạo bản thân và tổ chức Vậy kỹ năng con người là như thế nào? Theo các chuyên gia tâm lý, để sống và làm việc, tất cả các vận động của con người theo bản năng hay có ý thức thì đều xảy ra liên hoàn và liên tục. Ví như hàng ngày bạn không thể ngồi 1 chỗ mà có thể giải quyết được tất cả những công việc liên quan như: ngủ, ăn, vệ sinh, gặp gỡ, trao đổi, hội họp, tư duy, đi lại Và mỗi một chi tiết nhỏ từ tĩnh đến động hay luân chuyển liên kết đều tạo thành những chuỗi hành động của con người. Đó là sự tập hợp những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp cấu thành. Để làm một việc như đánh răng buổi sáng chẳng hạn thì đầu tiên ta phải đi tới chỗ cần đánh răng sau đó ta lấy bàn chải, bơm thuốc vào bàn chải răng, lấy cốc, vặn mở vòi nước, hứng nước, vặn khóa tắt, đánh răng, súc miệng, nhổ nước vào bồn, rửa mặt rồi lấy khăn mặt và phơi khăn . Như vậy để hoàn thành 1 công việc thì ta phải làm hàng chuỗi công việc liên quan đế công việc đó và bổ trợ cho nó. Trong cuộc sống của chúng ta trong một ngày thì phải giải quyết bao nhiêu vấn đề như vậy? Chắc là vô số vấn đề mà ta không thể đếm được. Những việc ta làm thường theo những thói quen, từ người khác hướng dẫn hay bắt trước người khác làm gì thì mình cũng làm như vậy, thấy được được là ta cho là được và những công việc không cần học và rèn luyện ta cũng có thể hoàn thành. Đó là những việc mà theo các chuyên gia gọi đó là làm theo cảm tính hay bản năng, nhưng có những công việc cần phải đòi hỏi phải có nỗ lực trải nghiệm và phải được dạy, học tập kỹ càng, thậm chí không thể giải quyết một mình mà phải cần có nhiều người hỗ trợ mới thành công được. 10 Trong thời đại ngày nay, Con người ngày càng nhận thức rất rõ ràng rằng để giải quyết mỗi vấn đề dù là nhỏ nhất thì không thể giải quyết theo cảm tính, những quan điểm cá nhân, mà tất cả những vấn đề dù tĩnh hay động liên quan đến cá nhân hay tổ chức ở mọi góc độ hay cấp độ đều phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, thực tế ta đã làm điều đó như thế nào? Nếu bạn muốn làm nghề nào thì sẽ có tổ chức đứng ra sẽ đào tạo cho bạn kỹ năng để làm nghề đó, nhưng để đảm bảo cho vận hành nghề thành công thì ngoài kỹ năng nghề được đào tạo cho bạn dù rất giỏi thì cũng chỉ đảm bảo 15% cho sự thành công của bạn còn 85% cho sự thành công của bạn lại cần những kỹ năng khác bổ trợ đó là những kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo bản thân. Sự thật là rất nhiều người đi học nghề và rất giỏi nghề nhưng không để ý tới những kỹ năng lãnh đạo bản thân nên vẫn khó có việc làm tốt và ổn định. Có rất nhiều người rất giỏi nghề tuy học vấn của họ không cao nhưng sự trải nghiệm và những kinh nghiệm làm việc của họ rất tốt, rất chuyên nghiệp nhưng cũng chỉ eo hẹp trong phạm vi cá nhân. Nếu họ có đào tạo thì cũng chỉ cho người thân và người nhà của họ chứ không mang tính chất rộng hơn cho cộng đồng. Để cho cộng đồng có thể tiếp cận những kỹ năng sống và kinh nghiệm của người đi trước được nhiều hơn, hiện nay các tổ chức đào tạo tại Việt Nam cũng đã được mở, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc dịch vụ và môi giới đào tạo chứ chưa có những giảng viên cơ hữu được đào tạo bài bản về chuyên ngành, chuyên nghiệp đào tạo kỹ năng mềm. Các trung tâm hay công ty đào tạo chỉ triển khai tuyển dụng, kêu gọi học viên và giới thiệu PR các chương trình đào tạo được thiết kế theo nhu cầu rồi mời các giảng viên thỉnh giảng, các chuyên gia trong nước và quốc tế bên ngoài về là giảng viên với chi phí rất hấp dẫn. Đã đến lúc các tổ chức, các chủ doanh nghiệp và mỗi người chúng ta phải nhận thức rằng ai cũng cần có sự thành công, cống hiến, hạnh phúc trong cuộc sống. Và để đảm bảo tính bền vững của những mong muốn đó thì không thể giải quyết vấn đề, công việc, giao tiếp, hành động bằng cảm tính, bắt chước, chia 11 sẻ từ người khác được, mà cần có ý thức và quyết liệt hơn về việc trải nghiệm thực tế. Đã đến lúc chúng ta cần nâng cao kỹ năng sống của bản thân, kỹ năng làm việc của cá nhân trong tổ chức lên tầm chuyên nghiệp hơn để phù hợp vào mọi hoàn cảnh gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội và hòa nhập quốc tế. 3. Thực trạng việc đọc sách của học sinh tại thư viện các trường học Hàng năm Nhà nước đều cấp nguồn kinh phí lớn để xây dựng thư viện cho các trường cấp một, cấp hai, cấp ba, nhưng thư viện của rất nhiều trường chỉ là một hộp giấy bám đầy bụi bặm đặt trên nóc trường – chỉ là có tồn tại cái đó, nhưng thực tế lại không có gì liên quan đến hoạt động dạy học của nhà trường. Học sinh luôn ở trong tình trạng “nghèo vốn đọc”. Trên chín mươi phần trăm thư viện của các trường cấp một, cấp hai, cấp ba đều là “đắp chiếu để đấy”. Cũng có nghĩa là gần như các em không thể mượn những cuốn sách mà mình muốn đọc từ trường học. Nếu trong chương trình giáo dục của nhà trường không tạo được đủ điều kiện đọc sách cho học sinh, việc đọc sách ngoài giờ học nhất thiết phải được bù đắp ở gia đình. Đối với chúng ta con trẻ là duy nhất, sự trưởng thành của trẻ không thể chờ đợi, vì thế lỗ hổng này buộc phải để gia đình nhanh chóng bù đắp. Bố mẹ thà vui vẻ đưa con vào cửa hàng sách hơn là đưa con đi ăn đồ ăn ngon; thà thường xuyên đặt lên bàn học của con mấy cuốn sách hay, còn hơn là trang bị cho trẻ điện thoại di động, máy nghe nhạc. Đặc biệt là những phụ huynh đang rầu rĩ vì con mình không biết làm văn, muốn bỏ nhiều tiền để đăng ký cho con vào lớp học thêm cấp tốc, hãy dùng số tiền đó để mua sách cho con! Xin hãy bỏ công sức và thời gian, định hướng cho trẻ phát hiện được niềm vui của việc đọc sách, để trẻ coi đọc sách là chuyện thú vị như xem ti vi, chơi trò chơi điện tử! 12 Quá trình đọc sách của trẻ chính là quá trình rèn luyện tốt nhất, âm thầm bồi dưỡng tiềm năng cho trẻ, đến một ngày nào đó, bạn sẽ rất bất ngờ khi phát hiện ra rằng, cây bút trong tay con trẻ không biết đã nảy mầm từ bao giờ, nở ra một đóa hoa thơm ngát. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý thuyết. - Học qua trải nghiệm. - Thực hành - Đánh giá, đưa ra sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. 2. VỀ NỘI DUNG. - Học sinh được học tập, thực hành các phương pháp học tập hiệu quả. - Học sinh được học tập và trải nghiệm một số kỹ năng sống cơ bản: thuyết trình – thuyết phúc, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề. III. ỨNG DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC. Tôi thành lập Câu lạc bộ Sách Thành công (đọc sách hoàn toàn miễn phí) với tiêu chí đem những cuốn sách dạy về thành công, dạy KỸ NĂNG SỐNG, phương pháp học tập hiệu quả đến với học sinh, giúp các em thành công hơn trong học tập và cuộc sống sau này. Thực tế hiện nay ở các trường phổ thông những loại sách này chưa được phổ biến đến học sinh. Các em học sinh rất thích khi được đọc những sách như vậy. Cách thức hoạt động của Câu lạc bộ: học sinh thành lập nhóm đọc sách (từ 3 đến 5 em), rồi mượn sách theo nhóm, cùng đọc và thảo luận, vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung cuốn sách, nêu cảm nhận sau khi đọc xong. Câu lạc bộ mới hoạt động từ đầu năm học này và có được những kết quả rất tốt. 13 1. DANH SÁCH MỘT SỐ NHÓM ĐỌC SÁCH. 1. Nhóm “Smile” – Nụ cười – 8I 1 Dương Thị Hương – Nhóm trưởng 2 Tạ Thị Sơn 3 Tạ Thị Tư 4 Dương Thị Cúc 5 Dương Thị Sửu 6 Nguyễn Thị Thu Hương 2. Nhóm “HA” – 8I 1 Đỗ Thị Hương– Nhóm trưởng 2 Dương Thị Hân 3 Trần Thị Liêm 4 Trần Thị Lan 5 Đỗ Thị Thuận 6 Nguyễn Thị Tình 3. Nhóm “Hiệp sĩ săn sách” – 8I 1 Dương Văn Thành – Nhóm trưởng 2 Dương Văn Kết 3 Dương Văn Chính 4. Nhóm “Niềm đam mê” – 8I 1 Trần Thị Nga – Nhóm trưởng 2 Trần Thị Hoa 3 Nguyễn Thị Kiều Trang 4 Nguyễn Như Quỳnh 5 Trần Thị Mến 14 5. Nhóm “Thiên thần” – 8G 1 Phương Thị Huế– Nhóm trưởng 2 Dương Thị Kiều Oanh 3 Nguyễn Thị Trang 6. Nhóm “MNT” – 8G 1 Dương Thị Nga– Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Tiềm 3 Nguyễn Thị Mai 7. Nhóm “TTNH” – 8G 1 Dương Thị Thu– Nhóm trưởng 2 Dương Thị Thủy 3 Dương Thị Ngân 4 Dương Thị Hường 8. Nhóm “Mặt trời mọc” – 8H 1 Trần Văn Cường – Nhóm trưởng 2 Nguyễn Hồng Phú 3 Trần Văn Năm 4 Nguyễn Văn Thắng 9. Nhóm “Mặt trời xanh” – 8H 1 Nguyễn Thị Hạ– Nhóm trưởng 2 Nguyễn Tài Linh 3 Nguyễn Thị Màu 4 Đào Thị Mai 5 Trần Minh Phương 10. Nhóm “CVL” – 8H 1 Trần Thị Kim Chi– Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Vân 3 Dương Thị Thúy Loan 15 2. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ Tôi tiến hành dạy cho học sinh phương pháp học với sơ đồ tư duy. Tôi sử dụng sơ đồ tư duy thường xuyên trong quá trình dạy học. Tôi cũng đưa ra nhiều bài tập để học sinh vẽ sơ đồ tư duy, giúp các em hình thành thói quen sử dụng sơ đồ tư duy. Các em được đọc những sách về phương pháp học tập hiệu quả như: STT TÊN SÁCH TÁC GIẢ – NHÀ XUẤT BẢN 1 Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! Adam Khoo Nhà xuất bản Phụ nữ, 2007 2 Phương pháp học tập siêu tốc Bobbi DePorter và Mike Hernacki Nhà Xuất bản Tri Thức, 2007. 3 Bản đồ tư duy trong công việc Tony Buzan NXB Lao động xã hội 2007. 4 Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ 21 Colin Rose và Malcolm J. Nicholl Nhà Xuất bản Tri Thức, 2008. 5 Lập bản đồ tư duy trong công việc - công cụ tư duy tối ưu làm thay đổi cuộc sống của bạn. Tony Buzan, dịch Phạm Thế Anh NXB Lao động xã hội 2007 6 Sơ đồ tư duy Tony Buzan Ngoài ra các em còn được cung cấp những phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả: tài liệu, đĩa CD luyện nghe, đĩa CD các bài học tiếng Anh theo từng lớp. 16 3. KỸ NĂNG SỐNG. Tôi đã thực hiện một bài giảng về thành công “8 điều dẫn tới thành công”. Sau đó hướng dẫn các em tự đặt mục tiêu cho bản thân mình. Và cách thức áp dụng 8 điều dẫn tới thành công vào việc học tập. 17 Các em được đọc những cuốn sách về kỹ năng sống STT TÊN SÁCH TÁC GIẢ – NHÀ XUẤT BẢN 1 Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh Adam Khoo Nhà xuất bản Phụ nữ, 2007 2 Đắc Nhân Tâm - Cuốn Sách Hay Nhất Của Mọi Thời Đại Đưa Bạn Đến Thành Công Dale Carnegie. Nhà xuất bản Trẻ 3 Tư duy tích cực Trish Summerfield NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008 4 Những Bước Đơn Giản Đến Ước Mơ - 15 Bí Quyết Hiệu Nghiệm Của Những Người Thành Công Nhất Thế Giới Tác giả: Steven K. Scott. Dịch giả: Trần Đăng Khoa. Uông Xuân Vy. Nhà xuất bản: Nxb Phụ Nữ 5 Quy luật tự nhiên Tài liệu từ website: conduongthanhcong.com 6 Bí mật của thành công Tài liệu từ website: conduongthanhcong.com 7 Bí mật của may mắn Alex Rovira và Fernando Trias De Bes Nxb Tổng hợp TP.HCM 8 31 quả táo Tài liệu sưu tầm Tác giả Quách Tuấn Khanh 9 Người Nam Châm - Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn Jack Canfield và D.D. Watkins. Nxb Lao động Xã hội 10. Cách nghĩ để thành công (Think & Grow Rich) Napoleon Hill. NXB Trẻ 11. Những nguyên tắc thành công Jack Canfield NXB Tri Thức 18 12. Bộ sách Chicken Soup for the Soul Jack Canfield Mark Victor Hansen 13. Học làm người Ebook sưu tầm từ 14. Tâm hồn cao thượng Ebook sưu tầm từ 15. Ping – Vượt khỏi ao tù Tác giả: Stuart Avery Gold. Nhà xuất bản: Nxb Trẻ 16. Ping – Hành trình ra biển lớn Tác giả: Stuart Avery Gold. Nhà xuất bản: Nxb Trẻ 17. Bộ sách: Hạt giống tâm hồn Nhà xuất bản: Nxb Trẻ 19 IV. HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 1. KẾT QUẢ HỌC TẬP Nếu như trước khi áp dụng phương pháp này vào giáo dục học sinh, tôi thấy các em thụ động ỷ lại, dẫn tới số lượng bài tập làm không hết, lý thuyết nắm không vững, không biết áp dụng vào bài toán cụ thể, kiến thức nâng cao chưa thực hiện được. Sau khi vận dụng đề tài vào giáo dục đã đạt được những kết quả khả quan hơn: - Về phía học sinh: Các em chú ý lắng nghe, hăng hái xây dựng bài, các em từng bước có hứng thú học tập hơn, biết chủ động đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi của bài. - Về phía giáo viên: Giáo viên có điều kiện để nâng cao chuyên môn, vận dụng thành thạo phương pháp dạy học mới, phát hiện những vấn đề mới trong giảng dạy. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn. 20 2. NHỮNG CẢM NHẬN CỦA HỌC SINH - Thầy ơi! Cuốn sách này rất hay, giúp em có thể hiểu thêm nhiều điều rất bổ ích. Giúp em có thêm niềm tin hơn vào chính bản thân mình và hoài bão của mình. Em cảm ơn thầy rất nhiều (nhiều nhiều lắm)! (Dương Thị Phượng, lớp 9I). - “Em rất cảm ơn thầy về những cuốn sách và về tất cả những điều thầy đã dành cho em trong suốt năm học.” (Dương Thị Xuân A – 9I) - Sau khi đọc xong “Tư duy tích cực” em cảm thấy mình thoải mái, thư giãn hơn trước. Nó xua tan những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí và đem lại những suy nghĩ tích cực cho em. (Dương Văn Thành, lớp 8I). - Em cám ơn thầy rất nhiều. Thầy là người đã chắp cánh cho những ước mơ của em! (Dương Thị Hương, lớp 9I). - Em rất thích học vẽ sơ đồ tư duy và những gì thầy dạy về cách sống, thầy dạy rất hay. (Tạ Thị Oanh, lớp 8I). Một số học sinh sau khi ra học THPT Bình Xuyên đã kể: em ra trường mới, em học tập thầy em lại chia sẻ những điều đã được học từ thầy với bạn bè cùng lớp, cho các bạn mượn những cuốn sách, giới thiệu những cuốn sách hay cho các bạn, Có học sinh sau khi được đọc tài liệu hướng dẫn cách nghe, học tiếng Anh đã rất hứng thú học môn này và thuộc rất nhiều bài hát tiếng Anh. * Biểu tượng của CLB sách Thành Công. 21 V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA. 1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng. 2. Thầy cô là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng. 3. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập. 4. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. 5. Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên. 6. Cần làm cho học trò thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là thầy cô phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn. 7. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng. 8. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm. 9. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được. 22 VI. HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI TIẾP THEO - Năm học tiếp theo tôi sẽ nghiên cứu chuyên sâu về đào tạo kỹ năng sống cho học sinh để từ đó có cách giáo dục hiệu quả nhất để nâng cao giá trị, phẩm chất cho các em học sinh. - Liên kết với công ty đào tạo kỹ năng sống để được các chuyên gia về kỹ năng sống tư vấn, giúp đỡ một cách hiệu quả nhất. VII. KIẾN NGHỊ - Hiện nay nhu cầu đọc sách của học sinh là rất lớn nhưng lượng sách của thư viện chưa đủ: số lượng, chất lượng, sự phong phú về các lĩnh vực. Các nhà trường chưa có tủ sách về phương pháp học tập hiệu quả, rèn luyện kỹ năng sống. (Các nhà trường chưa chú ý đến điều này). Do đó, chúng ta cần bổ sung ngay những cuốn sách hay về lĩnh vực này để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Mời các chuyên gia về kỹ năng sống về đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng học tập hiệu quả cho giáo viên và học sinh 23 PHẦN 3. KẾT LUẬN Chỉ rảo qua một số quán giờ tan trường và nếu lắng nghe ngôn ngữ tuổi học trò, bạn sẽ không khỏi giật mình trước rất nhiều tiếng lóng và chửi thề. Vậy thì nền giáo dục của chúng ta hôm nay đang đóng vai trò gì trong việc hình thành nhân cách? Những điều các em học trên ghế nhà trường, từ giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên, chính trị v.v... không được hấp thụ tốt nên những hoàng tử công chúa của chúng ta vẫn cứ là những đứa trẻ suy dinh dưỡng Giáo dục cần phải mở mang trí tuệ và làm cho một người có khả năng thấu hiểu những người khác, và để được người khác thấu hiểu họ. (Sir Ronald Gould - Chủ tịch Tổng liên đoàn Giáo dục quốc tế - phát biểu tại hội nghị Liên đoàn Giáo dục Quốc tế vào năm 1961) Krisnamurti cho rằng: “Chức năng của giáo dục là phải giúp học sinh không bị mắc kẹt trong mớ hỗn độn của cuộc sống này, chính những hỗn độn ấy làm hạn hẹp tâm hồn chúng, khiến chúng không thể nhìn xa được” Trường học, theo ông, phải là nơi mang lại hạnh phúc cho thế giới này. Vì thế giới này cần hạnh phúc. Phải chăng hạnh phúc chỉ có được khi con người biết tiết chế lòng tham, mở rộng tâm từ, và yêu thương cuộc sống. (Krisnamurti - Cuộc đời phía trước). Chúng ta đang đánh mất dần kỹ năng biết sống hạnh phúc khi tâm hồn trẻ thơ đã bị đốt cháy theo những ước mơ vị kỷ của người lớn từ chuyện chạy trường, chạy lớp cho đến đua đòi theo hướng bất chấp mọi thủ đoạn để ngoi lên (không phải vươn lên) trên tầng lớp xã hội của mình. 24 Cuối cùng xin trích lời TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, để thay lời kết chuyên đề: “Trước tiên phải nhớ rằng học là quá trình hai chiều, một nửa do người dạy, một nửa do người học. Có một số điều mà học sinh có thể tự trau dồi để trở nên hữu ích trong quá trình hội nhập. Thứ nhất phải học thật. Đừng học vì điểm mà học để có kỹ năng và trở nên thông tuệ. Học để có kiến thức chỉ là việc rất nhỏ. Học để có kỹ năng thu thập kiến thức là khó hơn. Học để có kỹ năng sáng tạo là quan trọng hơn nữa và học để có kỹ năng xử lý các vấn đề của cuộc sống. Học để được điểm cao thì có thể trùng với học thật một chút. Nhưng nếu thiết kế hệ thống không chuẩn, đa số nó chẳng có ích cho cuộc sống bao nhiêu. Mà bạn chỉ có chừng ấy thời gian, tâm lực và

File đính kèm:

  • pdfChuyen de SKKN Xay dung thoi quen tu hoc vadoc sach cho hoc sinh.pdf