Trong 49 nhà văn được đề nghị tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2006 có cặp vợ chồng duy nhất cùng được giải: Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ.
33 năm chung sống, điều gì giúp họ vượt qua bao trở lực cuộc đời, trở thành những nhà văn nổi tiếng được bạn đọc yêu mến? Tình yêu! Vâng, tình yêu chắp cánh cho văn chương của họ
Đầu năm 1973, đang làm Trưởng ty Văn hóa Quảng Trị, Hoàng Phủ Ngọc Tường đi nhờ xe đạo diễn Hoàng Tích Chỉ ra thăm miền Bắc. Đến Đồng Hới, hai anh em ghé thăm Hội Văn nghệ Quảng Bình ở nơi sơ tán Phú Vinh.
Tại đây người trí thức Huế 36 tuổi nổi tiếng “xuống đường” ấy đã bị nữ nhà thơ trẻ xinh đẹp Lâm Thị Mỹ Dạ hớp hồn.
Hoàng Phủ nhớ lại: “Hồi ấy ở Hội Quảng Bình nhà văn Trần Công Tấn là “ông mối” nhiệt tình nhất. Chúng mình thư từ qua về sáu tháng sau là cưới”.
Lúc ấy, anh đọc thơ Mỹ Dạ chưa?”. “Ở chiến khu mình có đọc vài bài thơ Dạ trên báo nhưng không để ý mấy. Ra đây nghe các anh giới thiệu, mới biết Dạ vừa giành được giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ khi mới 23 tuổi.
Nhưng thơ không quan trọng. Mình “bị sốc” vì Dạ quá hiền dịu và rất dễ thương”. “Lúc ấy Dạ đã đọc gì của anh Tường chưa?”. “Dạ biết anh Tường là nhân sĩ trí thức yêu nước”.
Nghĩa là trước khi đến với nhau, họ đều là những người cầm bút đang bước những bước đầu tiên trên con đường văn chương thăm thẳm.
Đám cưới Tường Dạ hoàn toàn do bạn bè văn nghệ người Huế ở Hà Nội chung tay lo liệu. Nữ nhà văn Ngọc Trai lo xoong nồi chén bát, chỉ huy nấu nướng món Huế.
Chị Trai nhớ lại, lúc đó “Tường thì lơ ngơ, còn Dạ lại như con nai vàng, thương lắm”. Nhà văn Trần Nguyên Vấn lo in thiệp cưới, rồi đạp xe đi mời từng người.
Trần Công Tấn từ Đồng Hới chèo đò 20 cây số lên Lệ Thủy chở mẹ Dạ về Đồng Hới rồi đưa ra Hà Nội dự đám cưới con gái. Thời đó Hà Nội không có cửa hàng cho thuê áo dài cưới như bây giờ.
Nghệ sĩ Thanh Vy, đoàn cải lương Trần Hữu Trang Nam Bộ dẫn Dạ về đoàn để mượn áo dài là trang phục diễn viên. Dạ – Tường chọn cả buổi mới được một bộ vừa ý.
Ngày 27/10/1973, bạn bè văn chương Thủ đô đến chật khu nhà 51- Trần Hưng Đạo mừng tân hôn hai người. Gia đình Hoàng Phủ ở Huế không ai biết con trai cưới vợ.
Thay mặt gia đình bên trai là bà Hoàng Thị Ai, người cô họ của Tường, lúc đó là Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam. Những ngày đông Hà Nội đó, Hoàng Phủ làm thơ tặng Mỹ Dạ:
“Em, chắc em sẽ không quên/ Gốc sấu già đổ bóng dài trên mặt cỏ/ Anh đứng chờ em ở đó Mai giã từ Hà Nội/ Ta về miền nắng chói/ Nhưng có bóng im nào che đời ta mát hơn/ Một không gian xanh biếc giữa tâm hồn”. Đó là ngày mà số phận và văn chương hai người mãi đồng hành.
Thời bao cấp, cán bộ đã khổ, vợ chồng nghệ sĩ như Tường - Dạ càng khổ hơn. Tường là người đàn ông “ham chơi”. Lương bổng hai người chưa đến 120 đồng, không đủ nuôi hai đứa con, mẹ già chồng, thế mà hễ bạn bè đến nhà là Tường gọi: “Dạ ơi, cho anh mấy chai bia”.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7115 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyện tình Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyện tình Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ
Cập nhật lúc 09h56" , ngày 18/02/2007 -
Vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ.
Trong 49 nhà văn được đề nghị tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2006 có cặp vợ chồng duy nhất cùng được giải: Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ.
33 năm chung sống, điều gì giúp họ vượt qua bao trở lực cuộc đời, trở thành những nhà văn nổi tiếng được bạn đọc yêu mến? Tình yêu! Vâng, tình yêu chắp cánh cho văn chương của họ…
Đầu năm 1973, đang làm Trưởng ty Văn hóa Quảng Trị, Hoàng Phủ Ngọc Tường đi nhờ xe đạo diễn Hoàng Tích Chỉ ra thăm miền Bắc. Đến Đồng Hới, hai anh em ghé thăm Hội Văn nghệ Quảng Bình ở nơi sơ tán Phú Vinh.
Tại đây người trí thức Huế 36 tuổi nổi tiếng “xuống đường” ấy đã bị nữ nhà thơ trẻ xinh đẹp Lâm Thị Mỹ Dạ hớp hồn.
Hoàng Phủ nhớ lại: “Hồi ấy ở Hội Quảng Bình nhà văn Trần Công Tấn là “ông mối” nhiệt tình nhất. Chúng mình thư từ qua về sáu tháng sau là cưới”.
Lúc ấy, anh đọc thơ Mỹ Dạ chưa?”. “Ở chiến khu mình có đọc vài bài thơ Dạ trên báo nhưng không để ý mấy. Ra đây nghe các anh giới thiệu, mới biết Dạ vừa giành được giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ khi mới 23 tuổi.
Nhưng thơ không quan trọng. Mình “bị sốc” vì Dạ quá hiền dịu và rất dễ thương”. “Lúc ấy Dạ đã đọc gì của anh Tường chưa?”. “Dạ biết anh Tường là nhân sĩ trí thức yêu nước”.
Nghĩa là trước khi đến với nhau, họ đều là những người cầm bút đang bước những bước đầu tiên trên con đường văn chương thăm thẳm.
Đám cưới Tường Dạ hoàn toàn do bạn bè văn nghệ người Huế ở Hà Nội chung tay lo liệu. Nữ nhà văn Ngọc Trai lo xoong nồi chén bát, chỉ huy nấu nướng món Huế.
Chị Trai nhớ lại, lúc đó “Tường thì lơ ngơ, còn Dạ lại như con nai vàng, thương lắm”. Nhà văn Trần Nguyên Vấn lo in thiệp cưới, rồi đạp xe đi mời từng người.
Trần Công Tấn từ Đồng Hới chèo đò 20 cây số lên Lệ Thủy chở mẹ Dạ về Đồng Hới rồi đưa ra Hà Nội dự đám cưới con gái. Thời đó Hà Nội không có cửa hàng cho thuê áo dài cưới như bây giờ.
Nghệ sĩ Thanh Vy, đoàn cải lương Trần Hữu Trang Nam Bộ dẫn Dạ về đoàn để mượn áo dài là trang phục diễn viên. Dạ – Tường chọn cả buổi mới được một bộ vừa ý.
Ngày 27/10/1973, bạn bè văn chương Thủ đô đến chật khu nhà 51- Trần Hưng Đạo mừng tân hôn hai người. Gia đình Hoàng Phủ ở Huế không ai biết con trai cưới vợ.
Thay mặt gia đình bên trai là bà Hoàng Thị Ai, người cô họ của Tường, lúc đó là Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam. Những ngày đông Hà Nội đó, Hoàng Phủ làm thơ tặng Mỹ Dạ:
“Em, chắc em sẽ không quên/ Gốc sấu già đổ bóng dài trên mặt cỏ/ Anh đứng chờ em ở đó… Mai giã từ Hà Nội/ Ta về miền nắng chói/ Nhưng có bóng im nào che đời ta mát hơn/ Một không gian xanh biếc giữa tâm hồn”. Đó là ngày mà số phận và văn chương hai người mãi đồng hành.
Thời bao cấp, cán bộ đã khổ, vợ chồng nghệ sĩ như Tường - Dạ càng khổ hơn. Tường là người đàn ông “ham chơi”. Lương bổng hai người chưa đến 120 đồng, không đủ nuôi hai đứa con, mẹ già chồng, thế mà hễ bạn bè đến nhà là Tường gọi: “Dạ ơi, cho anh mấy chai bia”.
Nhưng không chơi, không đàm đạo văn chương thì không thể viết được. Dạ hiểu điều đó. Tường đi lang thang suốt Cà Mau, Quảng Nam, Quảng Trị, Sài Gòn… Dạ đều âm thầm chuẩn bị lộ phí cho chồng.
Những tháng ngày ấy, bạn bè đến nhà không hề biết hai vợ chồng đã có lúc “hục hặc” vì thiếu tiền. Gia đình anh Tường mấy đời ở Huế, Dạ thì gốc gác nhà quê Quảng Bình, nên không ít lần mẹ chồng nàng dâu không hiểu nhau…
Nhưng nhờ bản tính dịu dàng, dần dần Dạ đã được mọi người nhà chồng yêu mến. Năm 1979, chiến tranh biên giới ác liệt. Tường sốt ruột nói với vợ: “Anh phải lên biên giới thôi, đất nước nguy nan…! Em còn tiền không?”.
Thời đó, gia đình nào cũng sống bằng đồng lương, tem phiếu, làm gì có tiền dự trữ. Mỹ Dạ lẳng lặng đi bán mấy tấm vải, ứng tháng lương để có tiền cho chồng đi biên giới.
Chuyến đi ấy, Hoàng Phủ đã viết được bút ký nổi tiếng “Rừng Hồi”. Chuyến đi nào về Tường viết được cái gì hay, Dạ đều rất phấn chấn. Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984) là hai tập bút ký xuất sắc khẳng định vị trí của Hoàng Phủ trên văn đàn.
Bậc thầy về ký Nguyễn Tuân phải thốt lên: “Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường rất nhiều ánh lửa”. Đi học Trường viết văn Nguyễn Du 3 năm, Mỹ Dạ mang theo cô gái út Bê Lim mới chưa đầy tuổi đi theo. Hai mẹ con ăn một suất cơm.
Hàng ngày lên lớp, con bé theo mẹ như một chú mèo con. Có lần vào cửa hàng, con bé thấy sữa, nằng nặc đòi mẹ mua. “Con thèm sữa như cái lò xo hắn đã bật đến mức cuối cùng rồi!”. Chị thương con trào nước mắt.
Thời gian đi thực tập, Dạ đưa con về cho Ông Tường (chữ Dạ hay dùng) chăm. Đàn ông Huế xưa nay không ai lo việc bếp núc gia đình bao giờ. Thế mà Hoàng Phủ nuôi hai con nhỏ cả năm trời.
Khi nấu ăn cho con Tường phải mở sách dạy món Huế. Mải đọc sách để tra cách nấu, ngoảnh lại thì đĩa xào đã bốc khói. Cơm Tường nấu bao giờ cũng bị khê cháy vàng.
Hai đứa nhỏ ăn quen đến độ, năm sau khi mẹ về nấu cơm chín trắng, chúng bảo: “Ba nấu cơm màu vàng, thơm hơn!”. Bận bịu chồng con như thế nhưng Lâm Thị Mỹ Dạ đêm đêm vẫn trăn trở với thơ.
Các tập thơ Trái tim nỗi nhớ (1974); Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1998) của chị là những tập thơ hay được độc giả cả nước đón nhận.
Hai tập thơ Bài không năm tháng và Đề tặng một giấc mơ được giải thưởng Hội Nhà văn. Thơ Dạ đã được dịch và xuất bản ở nhiều nước Nga, Mỹ, Ba Lan…
Tập thơ Cốm non được dịch và xuất bản ở Mỹ năm 2005 gây được tiếng vang lớn. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra từ trái tim đa cảm, từ tấm lòng luôn rộng mở trước cuộc đời, từ tâm hồn trong trẻo như lá non với chất trực cảm mạnh mẽ.
Thơ Dạ ngày càng chín hơn về tư duy và cảm xúc. Mỹ Dạ có nhiều tứ thơ hay, lạ: Nhìn lá/ cứ ngỡ là lá ngọt…/ Nếu vẽ được chiếc hôn dưới mặt trời/ Tôi sẽ vẽ chiếc hôn như lá…
Năm 1979, sau khi tiễn chồng lên biên giới, chị làm bài thơ gửi người lính trong cuộc chiến đấu mới: Khi người còn chiến đấu/Còn đợi chờ, chia ly/Khắp ngả đường khói súng/Thơ anh còn ra đi...… Cả hai vợ chồng đã thực sự dấn thân trong cuộc chiến đấu mới của Tổ quốc!
Ngày 14/6/1998, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chuyến đi dạy “cua” ở Đà Nẵng, bị tai biến mạch máu não hôn mê hai tháng trời. Nghe tin chồng bị nạn, Mỹ Dạ đã hủy chuyến đi Mỹ, tức tốc bay về Đà Nẵng…
Đã 8 năm nay, Mỹ Dạ luôn luôn ở bên chồng, vừa là Người vợ tần tảo, vừa là Người mẹ bao dung, săn sóc, đút mớm cơm cháo, thuốc men, xoa bóp, tắm rửa, vệ sinh cho chồng.
Hoàng Phủ Ngọc Tường có lần ngọng ngịu ứa nước mắt: “Mỹ Dạ không chỉ là vợ mà là ân nhân của mình!”. Tường bị liệt nửa người, nằm một chỗ, muốn ngồi dậy Mỹ Dạ phải đỡ lên xuống xe lăn.
Mỹ Dạ đi đâu xa một vài ngày là Ông Tường không ổn! Tuổi cao, Mỹ Dạ bị nhiều thứ bệnh hành hạ. Bệnh khớp tay làm Dạ không đi xe máy được. Có lần đưa Ông Tường vào nhà vệ sinh, Dạ bị ngã vì tay đau không đỡ nổi chồng.
Trăm nghìn thứ việc chưa từng có ập xuống đời người phụ nữ làm thơ xinh đẹp ấy. Thế mà chị vẫn hàng ngày dịu dàng bên chồng. Chồng ngủ rồi chị lại thức làm thơ!
Có lần quá mệt mỏi, Dạ đã làm bài thơ “Lá cờ trắng”, như một tuyên ngôn “đầu hàng thơ”! Nhưng rồi thơ vẫn đến với chị… Khát khao cháy bỏng của Lâm Thị Mỹ Dạ là làm sao chữa cho Ông Tường đi lại được!
Bởi thế mà nghe ai nói có thuốc gì hay, thầy nào giỏi, dù xa xôi, tốn kém đến mấy Mỹ Dạ cũng tìm bằng được. Dạ đã năm lần đưa Ông Tường đi chữa bệnh ở xa.
Khi thì đi Hà Nội, Đà Nẵng, khi Sài Gòn, Hà Tây, rồi lên Khe Sanh chữa ba tháng trời. Nghe tin ở Long An có Vườn chữa bệnh, Dạ cũng lặn lội vào tận nơi xem xét rồi đưa ông Tường vào.
Mỗi lần đưa được Ông Tường đi chữa bệnh như thế quả là một kỳ công. Phải có mấy người “cõng” Ông Tường từ trên lầu khu chung cư Nguyễn Trường Tộ xuống phố. Đặt ông vào xe taxi. Tàu tới ga Huế chỉ dừng năm phút, phải có 2 người thật nhanh, thật khỏe mới kịp cõng Ông Tường lên tàu.
Đó là chưa kể hàng chục bao gói túi xách áo quần, chăn màn, sách vở, xoong nồi, bát đũa, bếp ga, nồi cơm điện, phích nước v.v… kèm theo, y như một chuyến chuyển nhà! Chồng nằm một chỗ, vừa chăm sóc chồng,
Dạ vừa vay tiền thuê thợ xây ngôi nhà mới 3 tầng, để “có chỗ” cho Ông Tường ở tầng trệt, có thể đẩy xe lăn vô ra dễ dàng. Chao ôi, một phụ nữ, lại là thi sĩ, làm sao lại làm một lúc nhiều việc lớn và khó đến vậy?!!
Nhưng Ông Tường vẫn chưa tự mình đứng ngồi, đi lại được. Ông Tường nghĩ ra cái gì thì nằm đọc cho Mỹ Dạ chép. Thế mà từ khi ngã bệnh đến nay Tường đã xuất bản bốn tập bút ký, nhàn đàm.
Năm 2002, NXB Trẻ và Công ty Phương Nam đã xuất bản “Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập” gồm 4 tập, với gần 2.000 trang in, chọn lọc toàn bộ tác phẩm xuất sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Năm nay, Dạ đang chuẩn bị bản thảo tập bút ký mới cho chồng và tập thơ mới của mình. Có lẽ vì bệnh quá nặng, tuổi lại cao, nên Ông Tường khó đứng lên đi lại bình thường được!
Hiện nay, hai con gái làm việc ở Sài Gòn, Mỹ Dạ vẫn hàng ngày chăm sóc chồng như chăm một đứa trẻ… Vâng, duyên là phận. Hai trái tim thơ biết đùm bọc nhau vượt qua tai ương cuộc đời, âu đó cũng là sức mạnh của tình yêu…
Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một lần về thăm quê vợ đã có bài thơ rất hay về tình yêu giữa hai người: Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ/ Bồng bềnh mà vẫn theo nhau/ Anh với em ừ thì cũng lạ/ Bồng bềnh cho tới mai sau...
(Theo Tiền Phong)
File đính kèm:
- Chuyen tinh cua Hoang Phu Ngoc Tuong va Lam thi My Da.doc