Củng cố kiến thức ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn bằng sơ đồ tư duy - Trường THPT Tân Châu

Việt Nam đang từng bước hội nhập vào kỉ nguyên khoa học – công nghệ hiện đại của thế giới. Bằng sự nhạy bén đặc biệt với lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao này, nhiều HS đã thay đổi quan điểm khi hoạch định nghề nghiệp cho tương lai. Đặc biệt, trong nhà trường THPT hiện nay, tình trạng học sinh “học lệch”, xem các môn thuộc khoa học tự nhiên như một lựa chọn tối ưu ngày càng trở nên phổ biến. Bối cảnh thực tế đó làm cho hầu hết giáo viên giảng dạy đang băn khoăn: Làm sao để học sinh thay đổi cách nghĩ có phần phiến diện? Làm sao để học sinh yêu thích tất cả các môn học thay vì chỉ say mê các con số? Và, làm sao để học sinh hứng thú cảm thụ và yêu thích đọc – học một tác phẩm văn học khi các em còn tâm lí ngán ngại học bài mà đặc biệt là học sinh khối 12? v.v

Những điều đó làm cho những thầy cô trong tổ bộ môn ít nhiều băn khoăn. Tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, các thầy cô và bản thân người viết đã tìm tòi nhiều cách để tháo gỡ những mắc mứu đó, để giúp học sinh của mình có một lượng kiến thức cơ bản vững chắc và trước hết để các em đạt kết quả cao trong những kì thi quan trọng sắp tới.

Người viết nhận thấy, trong một tiết học, HS có thể sẽ ghi lại trong đầu (ngay thời điểm đó) những kiến thức mà GV truyền đạt. Thế nhưng, nếu như GV không củng cố lại kiến thức ở cuối tiết học một cách chu đáo, học sinh sẽ dễ dàng quên đi kiến thức và thuộc bài một cách máy móc, nắm kiến thức mơ hồ và bị xáo trộn. Dần dần, các em sẽ khó nhớ hết những nội dung chính của một bài học cụ thể. Thời điểm thi học kì, rồi thi tốt nghiệp THPT, hay thi Đại học – cao đẳng, các em sẽ phải học lại bài từ đầu như học một đơn vị kiến thức mới. Với khối lượng kiến thức “khổng lồ”, liệu các em có nắm chắc hết và làm bài tốt? Vậy là sẽ có học sinh “học tủ”, thậm chí có em sẽ bỏ không thèm học nữa. Thế nên, khâu củng cố bài ở cuối tiết học và trong thời gian ôn thi có vai trò rất quan trọng. Có nhiều cách để củng cố kiến thức như: phát vấn, trắc nghiệm, sơ đồ hóa kiến thức Trong đó, củng cố kiến thức bằng sơ đồ sẽ giúp HS nắm kiến thức một cách logic, trọng tâm, hiểu bài sâu và nhớ bài lâu hơn.

Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh khối 12 đã được người viết vận dụng 03 năm nay. Cách củng cố này đối với môn Ngữ Văn giúp học sinh khắc sâu được kiến thức trọng tâm, hiểu bài và không phải thuộc bài một cách máy móc. Các em chủ động phác họa sơ đồ kiến thức, từ việc nắm vững các luận điểm cơ bản của bài học, dần dần các em sẽ tự diễn giải những ý nhỏ trong bài bằng ngôn ngữ và khả năng tư duy của chính các em, và bước đầu hạn chế tâm lí “ngán học bài môn Ngữ Văn vì dung lượng kiến thức quá nhiều”. Chính vì thế, học sinh 12 của trường năm học 2012- 2013 này, đặc biệt là học sinh lớp 12A3 và 12E4 (lớp thực nghiệm) đang có những chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động đối với môn Ngữ Văn. Trong giờ Ngữ văn, đã có nhiều học sinh chăm chú lắng nghe lời giảng của giáo viên, không còn học sinh ngủ gật trong giờ học, không còn tâm lí đối phó và học bài một cách máy móc, các em đã bắt đầu tích cực giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài Hiểu và nắm chắc bài học, môn Ngữ văn đối với các em không còn là những tiết học nhàm chán nữa, các em đã dần yêu thích môn học này.

Từ những lí do trên, người viết đi sâu nghiên cứu hiệu quả của phương pháp “Củng cố kiến thức ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Củng cố kiến thức ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn bằng sơ đồ tư duy - Trường THPT Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỦNG CỐ KIẾN THỨC ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY Hồ Thị Ngọc Nữ - Trường THPT Tân Châu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đang từng bước hội nhập vào kỉ nguyên khoa học – công nghệ hiện đại của thế giới. Bằng sự nhạy bén đặc biệt với lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao này, nhiều HS đã thay đổi quan điểm khi hoạch định nghề nghiệp cho tương lai. Đặc biệt, trong nhà trường THPT hiện nay, tình trạng học sinh “học lệch”, xem các môn thuộc khoa học tự nhiên như một lựa chọn tối ưu ngày càng trở nên phổ biến. Bối cảnh thực tế đó làm cho hầu hết giáo viên giảng dạy đang băn khoăn: Làm sao để học sinh thay đổi cách nghĩ có phần phiến diện? Làm sao để học sinh yêu thích tất cả các môn học thay vì chỉ say mê các con số? Và, làm sao để học sinh hứng thú cảm thụ và yêu thích đọc – học một tác phẩm văn học khi các em còn tâm lí ngán ngại học bài mà đặc biệt là học sinh khối 12? v.v… Những điều đó làm cho những thầy cô trong tổ bộ môn ít nhiều băn khoăn. Tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, các thầy cô và bản thân người viết đã tìm tòi nhiều cách để tháo gỡ những mắc mứu đó, để giúp học sinh của mình có một lượng kiến thức cơ bản vững chắc và trước hết để các em đạt kết quả cao trong những kì thi quan trọng sắp tới. Người viết nhận thấy, trong một tiết học, HS có thể sẽ ghi lại trong đầu (ngay thời điểm đó) những kiến thức mà GV truyền đạt. Thế nhưng, nếu như GV không củng cố lại kiến thức ở cuối tiết học một cách chu đáo, học sinh sẽ dễ dàng quên đi kiến thức và thuộc bài một cách máy móc, nắm kiến thức mơ hồ và bị xáo trộn. Dần dần, các em sẽ khó nhớ hết những nội dung chính của một bài học cụ thể. Thời điểm thi học kì, rồi thi tốt nghiệp THPT, hay thi Đại học – cao đẳng, các em sẽ phải học lại bài từ đầu như học một đơn vị kiến thức mới. Với khối lượng kiến thức “khổng lồ”, liệu các em có nắm chắc hết và làm bài tốt? Vậy là sẽ có học sinh “học tủ”, thậm chí có em sẽ bỏ không thèm học nữa. Thế nên, khâu củng cố bài ở cuối tiết học và trong thời gian ôn thi có vai trò rất quan trọng. Có nhiều cách để củng cố kiến thức như: phát vấn, trắc nghiệm, sơ đồ hóa kiến thức… Trong đó, củng cố kiến thức bằng sơ đồ sẽ giúp HS nắm kiến thức một cách logic, trọng tâm, hiểu bài sâu và nhớ bài lâu hơn. Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh khối 12 đã được người viết vận dụng 03 năm nay. Cách củng cố này đối với môn Ngữ Văn giúp học sinh khắc sâu được kiến thức trọng tâm, hiểu bài và không phải thuộc bài một cách máy móc. Các em chủ động phác họa sơ đồ kiến thức, từ việc nắm vững các luận điểm cơ bản của bài học, dần dần các em sẽ tự diễn giải những ý nhỏ trong bài bằng ngôn ngữ và khả năng tư duy của chính các em, và bước đầu hạn chế tâm lí “ngán học bài môn Ngữ Văn vì dung lượng kiến thức quá nhiều”. Chính vì thế, học sinh 12 của trường năm học 2012- 2013 này, đặc biệt là học sinh lớp 12A3 và 12E4 (lớp thực nghiệm) đang có những chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động đối với môn Ngữ Văn. Trong giờ Ngữ văn, đã có nhiều học sinh chăm chú lắng nghe lời giảng của giáo viên, không còn học sinh ngủ gật trong giờ học, không còn tâm lí đối phó và học bài một cách máy móc, các em đã bắt đầu tích cực giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài… Hiểu và nắm chắc bài học, môn Ngữ văn đối với các em không còn là những tiết học nhàm chán nữa, các em đã dần yêu thích môn học này. Từ những lí do trên, người viết đi sâu nghiên cứu hiệu quả của phương pháp “Củng cố kiến thức ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn. II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Như đã nói, học sinh ngày nay yêu chuộng các môn khoa học tự nhiên vì sự lựa chọn ngành nghề của các khối thi A, B rất đã dạng phong phú. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, thay vì ngồi nghiền ngẫm một tác phẩm văn học các em lại say sưa với internet và các trang mạng xã hội. Thế nên việc học văn không còn là niềm hứng thú đối với phần lớn học sinh. Thực trạng là thế nhưng cũng cần đề cập đến một điều hiển nhiên: môn Văn luôn là môn nằm trong hệ thống các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bởi đó không chỉ là môn cung cấp cho các em vốn ngôn ngữ dồi dào để các em giao tiếp thuận lợi mà còn giúp các em tinh tế hơn trong suy nghĩ, cảm nhận về con người và cuộc sống. Vì thế, trong cấu trúc đề thi hiện hành (kể cả thi tốt nghiệp trung học phổ thông lẫn thi Đại học – cao đẳng – trung học chuyên nghiệp), Bộ giáo dục – đào tạo phân bố điểm số ở các câu như sau: Câu 1: tái hiện kiến thức văn học (2.0 điểm) Câu 2: nghị luận xã hội (3.0 điểm) Câu 3: nghị luận văn học (5.0 điểm) Như vậy, phần văn học chiếm 70% tổng số điểm thi trong cấu trúc đề thi Tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và cả đề thi tuyển sinh Đại học – cao đẳng. Vì thế, giúp các em nắm vững trọng tâm kiến thức các bài trong giới hạn thi tốt nghiệp theo tôi là rất quan trọng. Tuy nhiên, với dung lượng kiến thức nhiều và dàn trải, việc yêu cầu học sinh phải thuộc từng đơn vị kiến thức sẽ gây tâm lí ngán ngẫm cho các em. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa hiểu hết được vai trò quan trọng của môn Văn trong thực tiễn nên ý thức học tập chưa tốt. Một số học sinh có biểu hiện lười học bài, lười đọc văn bản, không nắm được nội dung bài, số khác đã mất căn bản từ lớp dưới và ngày càng chán học môn Văn…. Do đó, trong quá trình giảng dạy, tôi tập trung cung cấp những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất theo chuẩn kiến thức cho học sinh; mỗi bài tôi dành khoảng 5 – 10 phút củng cố. Đặc biệt trong giai đoạn ôn thi học kì hay ôn thi tốt nghiệp, khi củng cố kiến thức bằng sơ đồ hóa, các em hồi nhớ và nắm bài rất nhanh. Thời gian đầu thực hiện “Củng cố kiến thức ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy”, người viết cũng gặp không ít khó khăn. Vướng mắc đầu tiên là phải lập được một sơ đồ vừa đủ ý, vừa ngắn gọn (mỗi bài khoảng một mặt giấy A4) – nếu không sẽ phản tác dụng; Sơ đồ phải đảm bảo tính hệ thống, khoa học, rõ ràng; Sơ đồ phải xác lập được hệ thống luận điểm; Sơ đồ phải hỗ trợ học sinh khả năng tư duy, ghi nhớ... Điều hạnh phúc nhất của một nhà giáo là học sinh hiểu bài và thích học bộ môn mình đảm nhiệm. Điều đó góp phần làm cho người giáo viên càng dồn hết nhiệt huyết vào công tác giảng dạy của mình. Bước đầu thấy các em không còn tình trạng ngủ gật trong giờ học văn, các em đã tích cực phát biểu xây dựng bài học (dù những ý kiến ban đầu chưa thực sự chính xác nhưng cho thấy các em đã bắt đầu có quan tâm, đó là biểu hiện tích cực đáng được hoan nghênh, dần dần các em tự tin hơn vào khả năng cảm thụ văn chương và nắm ý chính của bài, các phát biểu cũng ngày càng “chất lượng” hơn). Sau nhiều lần rút kinh nghiệm và điều chỉnh, người viết nhận thấy những kết quả bước đầu đáng phấn khởi: Tôi hệ thống hóa được kiến thức cho học sinh, khắc phục được phần nào tình trạng học sinh ngán học bài và trả bài. Các em bước đầu hiểu cách học bài bằng sơ đồ, biết cách tìm luận điểm. Và điều người viết cảm thấy thành công nhất là: học sinh thích học môn văn, tích cực phát biểu ý kiến, hứng thú tóm tắt bài học bằng sơ đồ, biết cách ứng dụng sơ đồ để viết bài văn nghị luận và hạn chế được điểm dưới trung bình. 1. Các bước thực hiện: Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, từ thực tế giảng dạy và những khó khăn trong quá trình thực hiện, người viết đã nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và tìm ra những giải pháp thiết thực để khắc phục những khó khăn trong quá trình áp dụng phương pháp. Các giải pháp đưa ra bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Vì thế, người viết xin mạn phép đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả củng cố kiến thức bằng sơ đồ. Bước 1: Thu thập sách tham khảo (trước hết là sách giáo khoa, sách giáo viên, nhất thiết phải bám sát chuẩn kiến thức - kĩ năng và các tài liệu tham khảo khác). Thu thập các đề thi tốt nghiệp và cao đẳng – đại học qua từng năm (có kèm theo đáp án). Xây dựng một bài giảng đảm bảo các ý chính. Bước 2: Ghi nhận những ý trọng tâm nhất về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 3: Lập sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức. Bước 4: Cho học sinh lần lượt tái hiện kiến thức trọng tâm qua sơ đồ tư duy. Bước 5: Hướng dẫn tự học (từ những ý chính trong sơ đồ tư duy, về nhà học sinh sẽ tiếp tục triển khai những ý nhỏ để hoàn thiện bài học; lưu ý trong tiết trả bài, giáo viên nên kiểm tra những ý trọng tâm trước để xem các em có nhớ sơ đồ tư duy đã thiết lập ở bước củng cố bài hay không) Bước 6: Trong tiết phụ đạo (hay trong quá trình hướng dẫn HS tự học), cho HS viết đoạn: từ những luận điểm – ý chính triển khai thêm những ý nhỏ, chi tiết, đồng thời qua đó, rèn thêm kĩ năng viết của các em (lưu ý: khi dặn bài tập về nhà cho HS, GV phải có bước kiểm tra, đôn đốc). Trong phần củng cố, giáo viên có thể đặt những câu hỏi phát vấn để giúp học sinh tái hiện kiến thức về các mục trong sơ đồ như: Mục 1: Tác giả Mục 2: Khái quát về văn bản Mục 3: Nội dung (tóm tắt các luận điểm, các ý triển khai cơ bản) Mục 4: Nghệ thuật Mục 5: Ý nghĩa văn bản Mục 6: Các dạng đề tham khảo 2. Sơ đồ củng cố (minh họa một số tác phẩm Ngữ văn 12) Sau đây, người viết xin minh họa một số tác phẩm văn học trong chương trình sách giáo khoa 12 bằng sơ đồ tư duy: Thành phần: thanh niên Hà Nội, phần nhiều là HS -SV (như QD) Điều kiện chiến đấu: raát gian khoå, thieáu thoán veà vaät chaát, beänh soát reùt röøng hoaønh haønh Thành lập 1947, nhiệm vụ: đánh Pháp ở Thượng Lào và miền tây Bắc bộ VN Thơ giàu chất nhạc Lãng mạn – tài hoa Giới thiệu đoàn quân Tây tiến Ông gia nhập quân đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc Phong cách thơ HCST: Cuối năm 1948, QD chuyển sang đơn vị khác -> viết “Tây tiến” KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN Chân dung người lính Tây tiến trong bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng TÁC GIẢ Xuất xứ: In trong tập “Mây đầu ô” TÂY TIẾN - Quang Dũng Nỗi nhớ của Q. Dũng về thiên nhiên miền Tây Bắc bộ và đồng đội ở khổ thơ 1 trong bài thơ “Tây tiến” ĐỀ THAM KHẢO Ý NGHĨA VB Hình tượng người lính TT trên cái nền miền Tây hùng vĩ, thơ mộng Cảm nhận về tình cảm quân dân trong bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng Vẻ đẹp kiêu hùng lãng mạn + bi tráng NGHỆ THUẬT NỘI DUNG - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn - Ngôn từ đặc sắc: từ Hán-Việt, địa danh, từ tượng hình - Kết hợp với chất nhạc + chất họa Khổ 2 Khổ 4 Khổ 3 Khổ 1 Nỗi nhớ về đêm liên hoan ấm tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây bắc bộ Nỗi nhớ về cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây tiến Noãi nhôù veà vùng đất Tây Bắc xa xoâi, hoang vaéng, huøng vó, döõ doäi, nhưng cũng thật thơ mộng. Nỗi nhớ về chân dung người lính Tây tiến Vẫn giữ được sự hóm hỉnh và kỉ niệm ấm áp tình quân-dân Vẻ đẹp kiêu hùng, hào hoa - lãng mạn Vẻ đẹp đậm chất bi tráng Cuộc hành quân vất vả, có người đã “gục lên súng mũ bỏ quên đời” Bí hiểm với thác gầm, thú dữ, những địa danh xa lạ Dốc cao khúc khuỷu, hiểm trở, heo hút và thăm thẳm Mơ mộng, lãng mạn đa tình, nhớ về bóng hồng nơi Hà thành Bệnh sốt rét rừng làm tiều tụy -> vẫn toát lên vẻ lẫm liệt - Hi sinh oanh liệt; Lí tưởng quên mình - Xem cái chết nhẹ như lông hồng Tính sử thi và cảm hứng lãng mạn HCST: + 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết + 10/1954, Đảng và chính phủ về Hà Nội. Tính dân tộc đậm đà Tính trữ tình – chính trị Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại (5 tập thơ gắn với các chặng đường cách mạng Việt Nam) Phong cách thơ Xuất xứ: phần đầu bài thơ Sinh ra trong gia đình nhà nho ở Huế - xứ sở mộng mơ KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN Kết cấu: lối đối đáp mình - ta Tính dân tộc trong đoạn trích “Việt Bắc” của Tố Hữu TÁC GIẢ VIỆT BẮC -Tố Hữu Phân tích 20 câu thơ đầu của đoạn trích “Việt Bắc” của Tố Hữu Bản hùng ca ĐỀ THAM KHẢO Ý NGHĨA VB Bản tình ca Cảm nhận của anh/ chị về 10 câu thơ thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên “Việt Bắc” (bức tranh tứ bình) NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Tính dân tộc thể hiện rất đậm đà 82 câu tiếp: Nỗi nhớ Việt Bắc 8 câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người - Thể thơ lục bát - Lối đối đáp dân gian - Cách xưng hô: mình – ta linh hoạt - Giọng điệu ngọt ngào tha thiết - Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi… 70 câu đáp 12 câu hỏi 4 câu đầu: Lời của người ở lại 4 câu tiếp: Lời của người ra đi Nhắc nhở người cán bộ đừng quên VB Gợi những kỉ niệm về VB Vai trò của cái nôi cách mạng Việt Bắc Nhớ thiên nhiên và người VB trong lao động (28 câu tiếp) Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng (22 câu tiếp) Khẳng định tình nghĩa son sắt (4 câu đầu đoạn) Tính trữ tình – chính luận Phong cách thơ Thuộc các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước Sinh ra ở Huế trong gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng Cảm xúc dồn nén – suy tư sâu lắng HCST: Hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974, thức tỉnh tuổi trẻ vùng đô thị tam chiếm miền Nam, ý thức trách nhiệm, đấu tranh chống Mĩ TÁC GIẢ Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích “Đất Nước”-NKĐ KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN Xuất xứ: phần đầu chương V “ĐẤT NƯỚC” (trích) - Nguyễn Khoa Điềm Cảm nhận mới mẻ của NKĐ trong 9 câu thơ đầu trong đoạn trích “Đất nước” Cảm nhận mới về đất nước. ĐỀ THAM KHẢO Ý NGHĨA VB Cảm nhận của anh/ chị về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” trong đoạn trích “Đất Nước” của NKĐ. Khơi dậy lòng yêu nước NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Phần đầu: Cách cảm nhận mới mẻ về đất nước, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mọi người Phần sau: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt… Sử dụng chất liệu VHDG, sức truyền cảm lớn từ phong cách trữ tình – chính luận Từ bản sắc văn hóa Từ thời gian lịch sử Mỗi người phải có trách nhiệm đối với đất nước, vì ĐN nằm trong máu thịt, kết tinh và hóa thân trong mỗi con người Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng. Từ không gian địa lí Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gắn với nền văn hóa lâu đời, với phẩm chất và phong tục tập quán ngàn đời của tộc… Nhân dân đã tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần cho Đất nước Những người dân “giản dị và bình tâm” đã làm ra đất nước Những địa danh trải dài từ Bắc tới Nam đều mang tâm hồn và sô phận Nhân dân Hồn thơ trong sáng, hồn nhiên, chân thành, giàu khát khao Là tiếng lòng của người phụ nữ luôn suy tư, trăn trở trong tình yêu Đề tài: tình yêu HCST: viết tại vùng biển Diêm Điền (1967) Trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử Đặc điểm hồn thơ Xuất xứ: trích từ tập “Hoa dọc chiến hào” KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN Phân tích các khổ thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh TÁC GIẢ SÓNG - Xuân Quỳnh Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh. ĐỀ THAM KHẢO Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu Ý NGHĨA VB Cảm nhận về hình tượng “sóng” và “em” trong bài Sóng của Xuân Quỳnh NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt Hình ảnh ẩn dụ Phân tích nội dung bài thơ Giọng thơ tha thiết Âm điệu, nhịp điệu, kết cấu, biểu tượng 2 khổ cuối Biểu tượng: - Sự thủy chung - Nỗi nhớ - Âu lo, trăn trở - Khát vọng bất tử hóa tình yêu Mô phỏng nhịp điệu của sóng, nhịp lòng của tác giả Gợi âm điệu của những con sóng ngoài biển cả -> âm điệu trong tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với nhiều trạng thái cung bậc. 3 khổ tiếp 2 khổ đầu Kết cấu song hành: sóng - em Khổ 3, 4 Khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu Suy tư, lo âu, trăn trở Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực Khao khát vươn xa, vượt thoát khỏi sự nhỏ hẹp Nhu cầu tự tìm hiểu, lí giải về tình yêu Nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu Trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Lor-ca: nhà thơ thiên tài TBN, có khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật Ngòi bút hướng nội, giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống Tư duy thơ nhuốm màu sắc siêu thực – tượng trưng KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN Hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) Xuất xứ: trích từ tập “Khối vuông ru bích” TÁC GIẢ ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA - Thanh Thảo Hình tượng tiếng đàn trong “Đàn ghi-ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) ĐỀ THAM KHẢO Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lor-ca Ý NGHĨA VB Phân tích các đoạn thơ trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng Thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực Phân tích nội dung bài thơ Ý nghĩa nhan đề, lời đề từ khổ cuối 4 dòng tiếp 12 dòng tiếp Lời đề từ: - Tình yêu nghệ thuật say đắm, yêu đất nước nồng nàn; muốn thế hệ sau hãy chôn nghệ thuật của ông để sáng tạo Nhan đề: Đàn ghi-ta gắn bó với Lor-ca trên các nẻo đường ca hát và sáng tạo 6 dòng đầu Lor-ca trong cuộc đấu lớn thật mạnh mẽ nhưng cũng thật đơn độc Nghệ sĩ Lor-ca trở thành bất tử trong lòng người Suy tư về việc từ giã cuộc sống của Lor-ca Tái hiện cái chết bi thảm của Lor-ca Lor-ca được giới thiệu gắn với văn hóa TBN Lor-ca chết -> nghệ thuật thiếu người dẫn đường Tiếc thương số phận bất hạnh của thiên tài Áo choàng bê bết đỏ, ròng ròng máu chảy... Tiếng đàn bọt nước Li la li la… Chếnh choáng, mỏi mòn… Đi lang thang về miền đơn độc Áo choàng đỏ gắt HCST: Kết quả của chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc (1958) của Nguyễn Tuân Lao động văn chương nghiêm túc; Phong cách tài hoa – uyên bác Thành công ở thể loại truyện ngắn và tuỳ bút Tính tình phóng khoáng, giàu lòng yêu nước KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN Vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sống Đà” (Nguyễn Tuân) Xuất xứ: rút từ tập tuỳ bút “Sông Đà” TÁC GIẢ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (trích) - Nguyễn Tuân Cảm nhận về hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sống Đà” (N. Tuân) Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc ĐỀ THAM KHẢO Ý NGHĨA VB Những sáng tạo về nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Thể tùy bút tự do, phóng túng Câu văn đa dạng, giàu nhạc điệu: lúc hối hả, lúc chậm rãi Nhiều liên tưởng, so sánh bất ngờ thú vị Hình tượng Người lái đò Hình tượng Sông Đà Từ ngữ sống động, hình ảnh mới lạ Trữ tình – thơ mộng Hung bạo – dữ dội Vẻ đẹp nghệ sĩ Vẻ đẹp anh hùng Như mái tóc của người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều Động tác ung dung nhanh gọn, chính xác, ngoạn mục Khéo léo, tài tình, điêu luyện khi vượt thác Vượt qua 3 “trùng vi thạch trận”, đá chìm đá nổi - Như 1 cố nhân - Cảnh vật: vừa hoang sơ, cổ tích vừa tràn trề nhựa sống -Mùa xuân: dòng xanh ngoc bích -Mùa thu: nước sông lừ lừ chín đỏ - Những cái hút nước dữ dội - Âm thanh thác nước Trùng vi thạch trận: 3 vòng Ghềnh sông Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng.. Đá dựng vách thành, lòng sông hẹp Là vị chỉ huy tài ba trong cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên dữ dội Vòng 2: tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh nắm ở phía hữu ngạn sông Nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị -> phẩm chất anh hùng Chiến đấu ngay cả khi bị thương -> ngoan cường, dũng cảm Vòng 3: bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống nằm giữa bọn đá hậu vệ Vòng 1: 4 cửa tử, 1 cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông Vòng 1: 4 cửa tử, 1 cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn Chuyên về bút kí Hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực HCST: Viết tại Huế, in trong tập sách cùng tên, xuất bản năm 1981 Kết hợp chất trí tuệ + chất trữ tình, lối hành văn hướng nội, tài hoa Trí thức yêu nước, hiểu sâu sắc và gắn bó với Huế Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Xuất xứ: đoạn trích thuộc phần thứ nhất ( cả bài bút kí gồm 3 phẩn) KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường TÁC GIẢ Vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (H. Phủ Ngọc Tường) Khám phá sâu sắc và độc đáo về SH -> tình yêu với Huế và đất nước ĐỀ THAM KHẢO Ý NGHĨA VB Vẻ đẹp văn hóa, thi ca, lịch sử, đời thường của dòng sông Hương. NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Liên tưởng phong phú + sự uyên bác về nhiểu phương diện Ngôn từ phong phú, gợi hình, câu văn giàu nhạc điệu Dòng sông của lịch sử và đời thường Dòng sông của văn hóa, thi ca Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương Văn phong tao nhã, hướng nội, tài hoa Nhân hóa, ẩn dụ, so sánh sử dụng hiệu quả Đời thường Lịch sử Sông Hương ở thượng nguồn SH ở trong lòng thành phố Huế SH khi từ biết Huế Thi ca SH ở ngoại vi thành phố Huế Văn hóa Vẻ đẹp giản dị của “người con gái dịu dàng của đất nước” Bản anh hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc Dòng sông khơi nguồn cảm hứng cho thi sĩ, không lặp lại mình Người con gái đẹp bừng tình sau giấc ngủ dài Bản trường ca của rừng già -Vẻ đẹp trầm tĩnh, sâu lắng, gắn với kinh thành Huế -Sinh thành nền âm nhạc Huế - SH chảy chậm - Vui hẳn lên - Như người tài nữ Người tình chung thủy của cố đô Vẻ đẹp trầm mặc – với lăng tẩm - Cô gái Digan -Người mẹ phù sa Như nàng Kiều trở lại tìm K.Trọng để nói lời thề trước khi ra biển “như điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế” - Liên tục chuyển dòng đổi dáng - Thay đổi màu sắc - Làm mới mình -Trẻ trung, cá tính -Trí tuệ, sâu lắng Mãnh liệt, mạnh mẽ nhưng cũng rất dịu dàng, say đắm Vòng 1: 4 cửa tử, 1 cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn III. KẾT LUẬN 1. Hiệu quả của cách ôn tập kiến thức cho HS bằng sơ đồ tư duy: * Đối với bản thân người viết: Nắm vững trọng tâm bài dạy, cung cấp kiến thức cho học sinh một cách có hệ thống, hướng dẫn học sinh khi làm bài văn nghị luận phải đảm bảo ý chính và có khả năng diễn đạt các ý chính (bước đầu có hiệu quả). Tạo được thói quen đọc văn bản, tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ, học bài, viết bài, đọc sách tham khảo và sự yêu thích học tập bộ môn của học sinh. Hình thành được cho HS kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học theo luận điểm. * Kết quả tốt nghiệp năm 2011 – 2012 và kết quả thi HKI năm 2012 – 2013: Năm học Lớp Số liệu HS trên TB Tỉ lệ 2011 - 2012 12E1 32/32 100% 12T2 29/29 100% 2012 – 2013 (HKI) 12A3 35/37 94.59% 12E4 31/34 91.18% Để đạt được kết quả khả quan trên, không thể không công nhận tầm quan trọng của phương pháp Củng cố kiến thức ôn thi Tốt nghiệp môn Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy mà người viết đã nghiên cứu và ứng dụng. * Đối với học sinh: Qua bảng so sánh trên có thể thấy một kết quả khả quan: học sinh tiến bộ rõ nét. Qua sơ đồ kiến thức, các em dễ dàng nắm vững trọng tâm và ghi nhớ bài học hiệu quả. Trong năm học này, có thể nói điều đáng phấn khởi nhất là các em đã hứng thú học tập, ý thức học tập nâng lên, các em chịu tìm tòi, đọc tác phẩm và soạn bài trước ở nhà. Nhờ thế, sau mỗi lần kiểm tra, các em đều có sự tiến bộ: Các em đã có ý thức tự tìm tòi tài liệu trên mạng Internet, đọc sách tham khảo, học nhóm khi GV cho bài tập về nhà và đáng hoan nghênh hơn khi các em hăng hái lập dàn ý một đề bài bằng sơ đồ rồi nhờ GV góp ý. * Đối với Tổ chuyên môn: - Góp phần nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp bộ môn của Tổ. - Đề tài nghiên cứu là tài liệu cho các giáo viên trong tổ tham khảo rút kinh nghiệm trong quá trình ôn thi tốt nghiệp. 2. Những bài học kinh nghiệm: Từ thực tiễn dạy học, người viết nhận thấy, để có được thành công trong tiết dạy, cần phải có sự phối hợp tốt giữa GV và HS. - GV chuẩn bị chu đáo các khâu lên lớp, sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học và lấy HS làm trung tâm. - HS học tập nghiêm túc và lắng nghe giáo viên giảng bài. Biết hợp tác với giáo viên trong quá trình lĩnh hội kiến thức. HS phải thực sự hứng thú và tự giác trong học tập, biết thể hiện chính kiến của bản thân, mạnh dạn thắc mắc và phát biểu ý kiến. - Ý thức tự học và làm việc theo nhóm sẽ giúp học sinh phát huy hơn nữa tư duy làm việc nhóm. Trong quá trình học nhóm, các em sẽ có ý kiến tranh luận và đi đến thống nhất một sơ đồ kiến thức bài học hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp ích cho các em trong con đường lĩnh hội và khám phá tri thức mới. Chất lượng HS (đặc biệt là tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT) là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và của sở GD – ĐT An Giang và trường THPT Tân Châu nói riêng. Để tỉ lệ đỗ tốt nghiệp bộ môn được nâng cao, nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho GV và HS như: trang bị các trang thiết bị

File đính kèm:

  • doc6.Tham luận THPT Tân Châu.doc