Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên

Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự nhiên hay xã hội. bao giờ cũng luôn luôn có sự hỗ trợ cho nhau. Nội dung của môn học này cũng có trong môn học khác và là cơ sở để học môn học khác tốt hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, trong chương trình học, người học cần phải kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn có liên quan, có như vậy các vấn đề mới được làm sáng tỏ nhanh chóng và khoa học. Xuất phát từ quan điểm đó và đặc trưng môn học của mình- môn Toán, là môn học liên quan đến rất nhiều bộ môn khác như: Vật lí, Hoá học, Tin học, Sinh học, Địa lí. Hơn thế nữa việc vận dụng các kiễn thức liên môn trong học tập và giảng dạy còn mang lại rất nhiều ý nghĩa thực tiễn như:

Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;

Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học;

Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trung học trong tỉnh.

Trong thời gian có hạn và những khó khăn về điều kiện thực tiễn, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu nội dung tích hợp, dạy học liên môn ở một số bài trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 9 có vận dụng kiến thức liên môn của bộ môn vật lý và môn hoá học

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 29196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường THCS Quảng Trung CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN. A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự nhiên hay xã hội... bao giờ cũng luôn luôn có sự hỗ trợ cho nhau. Nội dung của môn học này cũng có trong môn học khác và là cơ sở để học môn học khác tốt hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, trong chương trình học, người học cần phải kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn có liên quan, có như vậy các vấn đề mới được làm sáng tỏ nhanh chóng và khoa học. Xuất phát từ quan điểm đó và đặc trưng môn học của mình- môn Toán, là môn học liên quan đến rất nhiều bộ môn khác như: Vật lí, Hoá học, Tin học, Sinh học, Địa lí....... Hơn thế nữa việc vận dụng các kiễn thức liên môn trong học tập và giảng dạy còn mang lại rất nhiều ý nghĩa thực tiễn như: Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn; Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học; Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trung học trong tỉnh. Trong thời gian có hạn và những khó khăn về điều kiện thực tiễn, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu nội dung tích hợp, dạy học liên môn ở một số bài trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 9 có vận dụng kiến thức liên môn của bộ môn vật lý và môn hoá học B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Các bài học sẽ sử dụng kiến thức môn vật lý và môn Hoá học trong qúa trình giảng dạy toán 9 trong đề tài này về cơ bản dẽ có những bài học sau: Môn toán Môn vật lý Môn hoá học + Các kiến thức về giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. + Các phương pháp giải hệ phương trình, phương trình. + Các kiến thức về chuyển động đều, công thức tính quảng đường theo vận tốc và thời gian. + Định luật bảo toàn khối lượng, + Công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch. + Công thức tính khối lượng chất dựa vào công thức tính nồng độ % Trên cơ sở những định hướng trên, tôi đã mạnh dạn đưa các nội dung tích hợp liên môn vào giáo án của mình, cụ thể các vấn đề như sau: TIẾT 42: Luyện tập- GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức - Học sinh cần nắm các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình, các phương pháp giải hệ phương trình. -Kiến thức về chuyển động, mối quan hệ giữa quảng đường, vận tốc, thời gian của môn vật lý. -Kiến thức về bảo toàn khối lượng, các công thức tính nồng độ % của dung dịch, cách cân bằng phương trình. 2. Kĩ năng Vận dụng được các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể 3. Thái độ. Tự giác, tích cực tăng cường trao đổi hoạt động nhóm II. Phương tiện dạy học: - Máy chiếu,đoạn video, Máy tính casio... III. Đối tượng dạy học: - Học sinh lớp 9A trường THCS Quảng Trung - Tổng số học sinh: 30 học sinh. - Là những học sinh đã có đầy đủ kiến thức các bộ môn học khác nhau nằm trong chương trình SGK của cấp THCS, đã được các giáo viên bộ môn kiểm định qua các kì khảo sát chất lượng các học kì và cả năm học trước. IV.Hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Gv trình chiếu tình huống một người đi xe đạp và một người đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B, hs quan sát ?)Có nhận xét gì về thời điểm xuất phát của hai xe? ?Có nhận xét gì về thời điểm về tới tỉnh B của cả hai xe? Gv đưa ra bai toán 1 -gv : Chỉ ra thời gian xuất phát của 2 xe lệch nhau 1h30' và về đích lệch nhau 1h. - Cho học sinh tóm tắt lại nội dung bài toán bằng hình vẽ. - Để giải quyết được tình huống này các em cần sử dụng kiến thức nào của môn Vật lí? - Để giải quyết được bài toán này ta cần nắm được công thức mối liên hệ giữa quảng đường, vận tốc, thời gian. - Cho học sinh lập luận suy ra hệ phương trình rồi tiến hành giải. - Kiểm tra lại kết quả bảng máy tính Casio. Hoạt động 2: - GV: chiếu đoạn video tiến hành thí nghiệm hoá học - Cho học sinh quan sát thật kỹ các dữ liệu. - Em hãy nhớ lại cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong hoá học. - Cho học sinh tóm tắt lại bài toán. - Theo định luật bảo toàn khối lượng trong hoá học ta có phương trình nào? - Vận dụng công thức tính C% hãy tính khối lượng axit có trong dung dịch mỗi loại. - khối lượng axit có trong 50 lít dung dich 10% là bao nhiêu? Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có phương trình nào? - Kết hợp giải hệ phương trình để tính khối lượng hai loại dung dịch cần trộn? Luyện tập Bµi to¸n 1: Một người đi xe đạp từ tỉnh A đến tỉnh B cách nhau 50 Km, sau đó 1giờ 30 phút, một người đi xe máy cũng từ A và về B sớm hơn xe đạp 1 giờ. Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng vận tốc xe máy gấp 2,5 lần vận tốc xe đạp. + Tóm tắt: 1h30' 1h A C D B + Sử dụng công thức: Quảng đường = Vận tốc . Thời gian S = v.t Giải: Gọi vận tốc của xe đạp là x (x>0) km/h Vận tốc của xe máy là y (y>0) km/h. - Thời gian để xe đạp đi hết AB là: h. - Thời gian để xe máy đi hết AB là: h. - Do vận tốc của xe máy gấp 2,5 lần vận tốc xe đạp nên ta có phương trình: y=2,5x (1) Do xe máy xuất phát muộn hơn xe đạp 1h30' và về trước 1h nên ta có phương trình. (2) Kết hợp (1) và (2) có hệ phương trình: x=12km, y=30km. Bµi to¸n 2: Có hai loại dung dịch cùng chứ một loại axit, loại I chứa 30% dung dịch axit, loại II chứa 5% axit. muốn có 0,5 lít dung dịch chứa 10% axit thì cần trộn lẫn bao nhiêu lít dung dịch mỗi loại? C%= Giải: Gọi số dung dịch chứa 30% axit cần trộn là x(0>x>0,5) lít Số dung dịch chứa 5% axit cần trộn là y(0>y>0,5) lít. theo định luật bảo toàn khối lượng trong hoá học ta có: x + y = 0,5 (1) Khối lượng axit của dung dịch chất loại I là: 30%.x khối lượng axit của dung dịch chất loại II là: 5%.y Do lượng axit không đổi giữa hai loại dung dịch ban đầu và loại dung dịch hỗn hợp nên ta có phương trình: 30%.x + 5%.y = 10%.0,5 (2) Kết hợp (1) và (2) ta có hệ phương trình: giải hệ phương trình trên ta được: Vậy số dung dịch loại 30% axit cần trộn là 0,1 lít Số dung loại 5% axit cần trộn là: 0,4 lít. *Hướng dẫn về nhà: + Xem lại 2 bài tập đã chữa, sau bài này chúng ta cần nắm các kiến thức trọng tâm của môn Vật lí, hoá học trong việc giải toán. + Luyện giải hệ phương trình. *Rút kinh nghiệm:................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP + Cách thức đánh giá: đánh giá kết quả của học sinh trên cơ sở các tiêu chí sau: - Tổng hợp được các kiến thức các bộ môn liên quan đến yêu cầu của bài toán hoặc tình huống đưa ra. - Biết vận dụng kiến thức liên môn đó đúng lúc, đúng chổ. - Biết kết nối kiến thức các bộ môn để giải quyết vấn đề. VI. NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. Trên đây chỉ là những nội dung rất nhỏ trong toàn bộ chương trình cần phải sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết, còn rất nhiều nội dung trong chương trình cần sử dụng kiến thức các môn học khác để giải quyết. Trong quá trình giảng dạy, cần phải luôn sử dụng liên hệ kiến thức các môn học khác để giải quyết vấn đề triệt để và tận dụng được các kiến thức đã học, tránh lãng phí kiến thức và thời gian. Trong thời gian có giới hạn, tôi chỉ xin đưa ra ý tưởng về việc kiến thức liên môn trong một vài tiết học tiêu biểu nhất. Để thực sự hoạt động dạy và học có hiệu quả thì cần rất nhiều thời gian nghiên cứu hơn nữa, vì vậy mong nhận được sự đóng góp ý kiến của những người tham khảo đề tài để nó thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn dạy học. Xin chân thành cảm ơn! a b i k I’ r g e f

File đính kèm:

  • docgiao an lien mon toan 9.doc
Giáo án liên quan