Đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo có khả năng thích ứng với xã hội

Đất nước trên đà đổi mới và phát triển trên mọi lĩnh vực. Do yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục cũng cần phải thay đổi để: “Đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo có khả năng thích ứng với xã hội”. Đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục. Khi đổi mới phương pháp dạy học thì hình thức tổ chức lớp học cũng cần phải đa dạng và phong phú hơn.

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan trọng bởi nó không chỉ phản ánh kết quả dạy học của cả giáo viên và học sinh mà còn tác động mạnh tới các khâu của quá trình dạy học đặc biệt đối với các phương pháp dạy học. Để đảm bảo đổi mới đồng bộ việc triển khai chương trình SGK mới, không thể không “Đổi mới kiểm tra - đánh giá học sinh”. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phải được tiến hành song song và đồng bộ với tất cả các khâu khác theo tư tưởng tích cực hóa các hoạt động của học sinh.

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo có khả năng thích ứng với xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt vấn đề Đ ất nước trên đà đổi mới và phát triển trên mọi lĩnh vực. Do yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục cũng cần phải thay đổi để: “Đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo có khả năng thích ứng với xã hội”. Đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục. Khi đổi mới phương pháp dạy học thì hình thức tổ chức lớp học cũng cần phải đa dạng và phong phú hơn. Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan trọng bởi nó không chỉ phản ánh kết quả dạy học của cả giáo viên và học sinh mà còn tác động mạnh tới các khâu của quá trình dạy học đặc biệt đối với các phương pháp dạy học. Để đảm bảo đổi mới đồng bộ việc triển khai chương trình SGK mới, không thể không “Đổi mới kiểm tra - đánh giá học sinh”. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phải được tiến hành song song và đồng bộ với tất cả các khâu khác theo tư tưởng tích cực hóa các hoạt động của học sinh. Trong quá trình giảng dạy nhiều năm khi đánh giá kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy còn những điểm tồn tại sau: Về học sinh: Còn lo lắng, căng thẳng khi mỗi lần kiểm tra tạo tâm lý không tốt trong việc lĩnh hội kiến thức sau này. Có nhiều biểu hiện thái độ học tập không đúng như: Học vẹt, học tủ, học đối phó… Chưa xác định được động cơ học chính đáng từ đó chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Chưa được đánh giá các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức ở trên lớp. Về giáo viên: Phần đa kiểm tra và đánh giá học sinh chỉ mang tính hình thức chưa khích lệ được học sinh học tập thông qua kiểm tra. Chưa đánh giá được một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của học sinh. Không phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh thể hiện ở nội dung và hình thức kiểm tra còn đơn thuần chưa phong phú và đa dạng. Vất vả, căng thẳng trong việc chấm bài kiểm tra. Tính khách quan và sự công bằng còn hạn chế, thể hiện do thời gian chấm bài lâu, mệt mỏi. Để khắc phục được những nhược điểm trên và phát huy những điểm tốt đẹp trong đánh giá học sinh thì phải đổi mới cả về nội dung và hình thức kiểm tra. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên. Qua 2 năm giảng dạy chương trình SGK mới lớp 7, tôi rút ra một số kinh nghiệm khi tiến hành kiểm tra và đánh giá học sinh mà qua đề tài này tôi đưa ra để các bạn đồng nghiệp tham khảo. giải quyết vấn đề I - những Yêu cầu khi kiểm tra - đánh giá học sinh. Việc kiểm tra - đánh giá học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục: Đây là yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất. Kết quả kiểm tra phải phản ánh được mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu của bài học, chương, phần, hay cả môn học. Mục tiêu này được xác định bao gồm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Kiểm tra - đánh giá vừa đảm bảo đo được kết quả về ghi nhớ kiến thức, về sử dụng các kỹ năng vừa phải khuyến khích khả năng tư duy, vận dụng kiến thức và phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện Đảm bảo tính khách quan: Bài kiểm tra vừa đánh giá khách quan chính xác kết quả của học sinh vừa đảm bảo kết quả không phụ thuộc ý muốn chủ quan của người đánh giá. Đảm bảo tính công khai : Yêu cầu này góp phần thực hiện công bằng dân chủ trong giáo dục. Đảm bảo tính khả thi : Yêu cầu này phải chú ý tới những điều kiện cụ thể như trình độ GV- HS, cơ sở vật chất ở từng địa phương. II - các loại kiểm tra và hình thức kiểm tra Như đã nói ở trên khi đổi mới phương pháp dạy học thì hình thức tổ chức lớp học cũng phải đa dạng và phong phú hơn. Do đó nội dung và hình thức kiểm tra phải phong phú. Khi kiểm tra đánh giá học sinh tôi chia thành 2 loại kiểm tra: Kiểm tra miệng và kiểm tra viết. * Kiểm tra miệng: Mục đích của kiểm tra miệng là đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh và rèn cho học sinh khả năng diễn đạt giao tiếp, ứng xử …Thông qua đó kiểm tra miệng phải thu hút sự chú ý của số đông học sinh vào bài học, kích thích hứng thú học toán của học sinh và giúp giáo viên thu thập kịp thời thông tin phản hồi về bài giảng của mình để có những điều chỉnh thích hợp. Kiểm tra miệng không nhất thiết là phải tiến hành đầu giờ và phải kiểm tra kiến thức bài học ngay trước đó (như trước đây đã từng làm) mà ta có thể tiến hành trong giờ hoặc cuối giờ. Nội dung kiểm tra có thể lồng vào trong khi xây dựng kiến thức mới hoặc vận dụng ngay kiến thức vừa học. Điều này phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức vào xử lý các thông tin của học sinh, làm cho tiết học thêm sinh động mà không nhàm chán. Nên kết hợp kiểm tra miệng với việc dạy bài học mới. Như vậy thì có thể kiểm tra nhiều kiến thức trước đó nếu nó liên quan đến bài học để học sinh vận dụng kiến thức đó vào bài học Ví dụ1: Khi dạy bài “Đơn thức” tôi đưa ra bài tập sau: Thực hiện phép tính: a. b. c. x2.x3 = d. (-x2).(-x3).(-x4) = Kiến thức vừa kiểm tra để giúp học sinh nhớ lại quy tắc về dấu và quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số để áp dụng vào cho việc thu gọn đơn thức Ví dụ 2: Khi dạy bài “Giá trị của biểu thức đại số” tôi đưa ra yêu cầu sau: Viết biểu thức biểu thị chu vi, diện tích của hình chữ nhật có hai cạnh lần lượt là x,y Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó biết x = 2,5cm; y = 6cm Qua giá trị vừa tìm được tôi giới thiệu với học sinh về bài học mới Sau khi tiếp thu phần kiến thức mới GV cho học sinh làm một số bài tập áp dụng quy định trong một thời gian nào đó rồi yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh chấm điểm chéo nhau. Cuối buổi giáo viên thu lại và đánh giá, có thể lấy điểm những bài làm tốt. Việc này giúp học sinh có thể đánh giá các hoạt động của nhau và tự đánh giá kết quả hoạt động của mình. * Kiểm tra viết: (Gồm kiểm tra 15 phút, 45 phút và học kỳ) Các dạng bài kiểm tra viết có vai trò quyết định trong hệ thống đánh giá học sinh. Đây cũng là loại hình thức kiểm tra cần đổi mới hơn cả. Do đặc thù của bộ môn và để đánh giá được đúng và toàn diện thì ta nên kết hợp 2 hình thức: Trắc nghiệm khách quan và Tự luận. Tỷ lệ giữa hai dạng Trắc nghiệm khách quan và Tự luận trong một bài kiểm tra nên là 4:6 hoặc là 5:5. Đối với kiểm tra 15 phút ta có thể dùng toàn bộ là hình thức trắc nghiệm khách quan. Đối với hình thức Trắc nghiệm khách quan, đây là hình thức mới mẻ có tính khách quan và chính xác và rất có thể đây cũng là hình thức kiểm tra chủ yếu trong các kỳ thi trong các năm tới. Sau đây tôi xin nêu một số dạng bài tập trắc nghiệm và cách ra đề bài tập trắc nghiệm. Trắc nghiệm đúng sai: Đề bài đưa ra một số khẳng định. Học sinh phải chỉ ra khẳng định nào là đúng khẳng định nào là sai. VD: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng khẳng định nào sai? A. Số là căn bậc hai của 9 B. Số là căn bậc hai của 3 C. Số là căn bậc hai của 81 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Đề bài đưa ra vài lựa chọn ( 4 – 5 lựa chọn ) học sinh chọn câu đúng. VD: Kết quả của phép tính 36.34.32 là A: 2712 B: 348 C: 312 D: 2748 Trắc nghiệm điền khuyết Đề bài đưa ra một số chỗ trống (…) hoặc ă học sinh phải điền cho đúng và thích hợp. VD: Cho hình vẽ biết a//b. Điền (…) vào các câu sau a A a. ( Vì là cặp góc so le trong ) b b. (Vì là cặp góc đồng vị ) B c. ( Vì ……..) d. (Vì ….) Trắc nghiệm ghép đôi. Đề bài đưa ra 2 cột tương ứng. Mỗi cột biểu diễn một số nội dung chưa đầy đủ. Học sinh phải ghép nội dung ở cột này với cột kia để được nội dung đầy đủ và phù hợp. VD: Hãy ghép đôi 2 khẳng định ở hai cột để được ý đúng Cột I: Thu gọn đơn thức Cột II: Kết quả 1, a2.a3.a5 a, 12x7 2, x5.x6.x7 b, 40a6b7 3, (4x3).(3x4) c, 15x6 4, (4a2b2).(-3ab2) d, a10 5, (5x4).(3x2) e, 40a6b12 6, (5a3b2).(-4a2b2).(-2ab3) f, -12a3b4 7, (6xy).(-2xy2).(3x3) h, -36x4y5 8, (3xy3).(-4x2y2).(3x) i, x18 k, -36x5y3 m, a30 Trắc nghiệm qua hình vẽ: y C Đề bài đưa ra hình vẽ yêu cầu học sinh sửa chi tiết sai hoặc ghi chú cho hình vẽ 4 3 A VD1: Đọc toạ độ các điểm A, B, C, D 2 1 D x 4 2 3 3 2 1 0 1 1 B A B VD2: Cho hình vẽ. Khi chứng minh ờAOB = ờCOD. Bạn Hải chứng minh như sau: O D C ịờAOB=ờCOD (g.c.g) Hãy tìm ra chỗ sai của bạn Hải và chứng minh lại cho đúng? Một số chú ý khi ra bài tập trắc nghiệm khách quan. * Đối với bài tập trắc nghiệm đúng sai Nên chọn những câu hỏi mà nếu áp dụng 1 cách máy móc ở câu này thì dẫn đến sai ở câu kia Số câu đúng và câu sai phải chênh lệch nhau. Dấu hiệu đúng sai phải cơ bản, rõ nhưng không lộ liễu để HS thấy được ngay. Nên chọn những câu, bài tập về 1 trùm vấn đề. Không nên trích nguyên văn những câu SGK * Đối với bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Trong các phương án đưa ra thường có 1 phương án đáp ứng yêu cầu đề đưa ra Tránh xếp câu trả lời đúng nằm ở vị trí như nhau ở mọi câu hỏi * Đối với trắc nghiệm điền khuyết. Đảm bảo mỗi chỗ trống chỉ là một đáp án duy nhất để có nội dung đúng. * Đối với trắc nghiệm ghép đôi Số lượng giữa 2 loại cần ghép đôi phải chênh lệch nhau. Nội dung cần ghép phải phù hợp. Tuy nhiên trong thực tế còn có nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm hỗn hợp hoặc có sự kết hợp giữa các loại câu trên. Một điều nữa là khi kiểm tra, GV nên sử dụng ít nhất là 2 đề khác nhau để kiểm tra HS và giao xen kẽ nhau để tránh HS quay cóp lẫn nhau. Thông thường khi soạn một bài kiểm tra bao gồm các công đoạn như sau: Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra Đánh giá sau một chủ đề, một chương hay một học kỳ … Đánh giá năng lực nhận thức gì ở học sinh: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng Bước 2: Thiết lập ma trận 2 chiều Một chiều là kiến thức cần đánh giá Một chiều là mức độ nhận thức của học sinh Xác định trọng số điểm cho từng mạch kiến thức, điều này căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi kiến thức trong chương để xác định Xác định số điểm cho từng hình thức câu hỏi. Như đã nói ở trên để đảm bảo đánh giá toàn diện thì tỷ lệ giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận nên là 4:6 ; 5:5 Xác định số lượng câu hỏi trong đề và hình thức mỗi câu hỏi đó. Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào thời gian làm bài và trọng số điểm đã xác định ở trên. Bước 3: Thiết kế câu hỏi Căn cứ vào bước 1 và bước 2 để thiết kế câu hỏi Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm III - minh họa bằng một số đề kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ Dưới đây tôi xin minh hoạ bằng 3 đề kiểm tra 1 tiết (trong đó có 2 đề đại số,1 đề hình học) và 1 đề kiểm tra học kỳ. đề kiểm tra 45 phút Đề 1 ( Chương I: Số hữu tỷ - Số thực ) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai ? Tập hợp số hữu tỷ gồm các số dương và các số hữu tỷ âm. Tập hợp số hữu tỷ gồm số 0 và số hữu tỷ dương hoặc số hữu tỷ âm. Tập hợp số hữu tỷ gồm số 0, các số hữu tỷ âm và các số hữu tỷ dương Tập hợp số thực gồm tập hợp số tự nhiên, tập hợp số nguyên và tập hợp số hữu tỷ Câu 2: (2 điểm) Đánh dấu “x” vào ă của câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau đây: Giá trị của phép tính là: ă 7 và -7 ă 7 hoặc –7 ă 2 và -2 ă 2 hoặc –2 b. ă 4 ă - 4 ă 16 ă -16 c. ă - ă ă - ă 36.32= ă 34 ă 38 ă 312 ă 98 ă 912 Câu 3: (2 điểm) Điền số thích hợp vào ô ă ă : 6 = 7:3 c. ă = d. Phần II : Tự luận (5 điểm) Câu 4: (2 điểm) Thực hiện phép tính ( bằng cách nhanh nhất ) a. b. 16 Câu 5: ( 2 điểm ) Tìm các số a, b, c biết và a – b + c = - 10,2 Câu 6: (1 điểm) So sánh hai số sau: A = 648 và B = 1612 Đáp án và biểu điểm Câu 1: a, S b, S c, Đ d, S (Mỗi ý : 0,25 điểm) Câu 2: a, 2 hoặc –2 b, 4 c, d, 38 (Mỗi câu 0,5 đ) Câu 3: a, 14 b, c, 0,3 d, 6 (Mỗi câu 0,5 đ) Câu 4: a, b, 20 (Mỗi câu 1 đ) Câu 5: a=-5,1 b =-3,4 c =-8,5 Câu 6: 648 = (43)8 = 424 ; 1612 =(42)12 =424 . A=B Đề 2: (Chương II: Hàm số và đồ thị) Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm ) Câu 1: (1 điểm ) Cho x và y là 2 đại lượng tỷ lệ nghịch, điền vào các ô trống trong bảng x -2 -1 15 -10 y -15 30 y A Câu 2 : (1 điểm ) Viết toạ độ các điểm A, B, C, D D B 2 1 x 0 1 5 4 4 3 3 2 2 2 1 1 C 3 2 Câu 3: (1 điểm ) Các hàm số dưới đây đều có dạng y = a.x. Hãy điền vàoă hệ số a tương ứng a, y = 2x ă b, y = -3x ă c, y= x ă d, y = ă Câu 4: (1 điểm ) Nhân viên vi tính A có thể đánh được 180 từ trong 5 phút Số từ đánh được trong 12 phút là …… Cần có ….phút để đánh được 450 từ Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu 5: (2 điểm ) Vẽ đồ thị hàm số y = 2x Câu 6: (1 điểm) Trong các điểm sau điểm nào thuộc đồ thị hàm số trên: M (); N (0,5 ; 1) Câu 7: (3 điểm ) Tính số đo mỗi góc của ờABC biết A:B:C = 3:5:7 x -2 -1 1 15 -10 y -15 -30 30 2 -3 Đáp án và biểu điểm Câu 1: Mỗi ý điền 0,25 đ Câu 2: A(-4;2); B(5;1); C(-2;-3); D(-3;0) (mỗi toạ độ 0,25 đ) Câu 3: a, 2 b, -3 c, d, ( mỗi ý 0,5 đ) Câu 4: a, 432 b, 12,5 phút ( mỗi ý 0,5 đ) Câu 6: Điểm M không thuộc, điểm N thuộc ( mỗi ý 0,5 đ) Câu 7 : ( 1,5 đ) (1,5 đ) Đề 3: (Chương II: Tam giác) Phần I: Trắc nghiệm ( 5 điểm ) Câu 1: (1 điểm) Điền dấu “ r” vào cột Đúng, Sai cho thích hợp Nội dung đúng sai 1. Góc ngoài của tam giác lớn hơn góc trong của tam giác đó 2. Nếu tam giác có một góc bằng 450 thì tam giác đó là tam giác vuông. 3. Tam giác đều cũng là tam giác cân 4. Tam giác cân cũng là tam giác đều Câu 2:(1điểm) Cho ờABC=ờDE F. Cách viết nào dưới đây đúng a. ờACB =ờDE F c. ờCBA = ờFDE b. ờCAB = ờFED d. ờBAC = ờEDF F E M x Câu 3 :(1điểm) Chọn giá trị đúng của x trong các kết quả A, B, C, D (Biết EF//PN) 1200 1300 P N A. 900 B. 800 C. 700 D. 600 Câu 4 : ờABC vuông tại A có AC = 12cm, BC =13cm độ dài cạnh AB là: A a. 11cm b. 25cm c. 5cm d. cm Câu 5: Hãy điền vào (…) cho thích hợp C Xét ờOBC và ờOAD có là góc chung O …. = …. (gt) ờOBC = ờ OAD ( ….) …. (gt) B D Phần II: Tự luận ( 5 điểm) Câu 6: Cho ờ ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Chứng minh rằng BE = CD Chứng minh rằng Gọi K là giao điểm của BE và CD. ờ KBC là tam giác gì ? Vì sao Đáp án và biểu điểm Câu 1: 1S 2S 3Đ 4S (Mỗi ý 0,25 đ) Câu 2: d (1điểm ) Câu 3: C (1điểm ) Câu 4: c. 5cm (1điểm ) Câu 5: Xét ờOBC và ờOAD có là góc chung OC = OD (gt ) ờOBC =ờOAD( g.c.g) (mỗi ý điền đúng 0,25đ) (gt) Câu 6: GT,KL, hình vẽ (1 đ) a. ờABE = ờACD(c.g.c)ịBE =CD (1,5 đ) b.ờABE = ờACD ị (1đ) c.. ờKBC cân (1,5đ) Đề kiểm tra học kỳ II: Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm) Câu 1:(1điểm) Đánh dấu ´ vào ô trống cho câu trả lời mà em chọn Câu Đúng Sai a- 4 là đơn thức không có bậc b- 2x3y là đơn thức bậc 3 c- 2x3 + x2 là đa thức bậc 5 d- 3x3 + y3 là đa thức bậc 3 Câu 2: (0,5điểm) Đánh dấu ´ mà em chọn là 2 đơn thức đồng dạng a- 3x2 và 3x3 ă b- xy và -2xy ă c- (xy)2 và xy2 ă d- (xy)2 và y2x2 ă Câu 3: (1điểm) Chọn số là nghiệm của đa thức sau: a. A(x) = 2x – 6 -3 0 3 b. B(x) = -3x - c. C(x) = x2-7x + 12 -3 -2 2 3 d. D(x) = x2 + 5x – 6 -6 -1 1 6 Câu 4: (1điểm) a- Giá trị của biểu thức x2 – 3x – 5 tại x= -2 là: ă -7 ă 5 ă -15 ă 3 b- Giá trị của biểu thức 2xy2 + 3xy tại x= 2; y= -1 là: ă -10 ă 10 ă -2 ă 2 Câu 5: (0,5điểm) Cho ờABC có chọn câu trả lời đúng trong các câu sau a. AB > BC > AC b. BC > AC > AB c. AB > AC > BC d. BC > AB > AC Câu 6: (0,5điểm) Bộ ba đoạn thẳng nào sau đây không thể là 3 cạnh của một tam giác a. 3cm; 4cm ; 5cm b. 6cm ; 9cm ; 12cm c. 2cm ; 4cm ; 6cm d. 5cm ; 8cm ; 10cm Phần II Tự luận (5,5 điểm) Câu 7: (2điểm) Cho hai đa thức F(x) = x3 – 2x + 1 và G(x) = - 2x3+ 2x2+x –5 Tính F(x) + G(x) và F(x) – G(x) Câu 8: ( 3,5 điểm) Cho ờABC (AB < AC) phân giác AD. Trên tia AC lấy điểm E sao cho AE = AB. Chứng minh BD = DE Gọi K là giao điểm của các đường thẳng AB và ED. Chứng minh ờDBK = ờDEC ờAKC là tam giác gì? Chứng minh ? Đáp án và biểu điểm Câu 1: a. S b. S c. S d. Đ (Mỗi ý 0,25 đ) Câu 2: Chọn b, d (Mỗi ý 0,25 đ) Câu 3: a. 3 b. c.3 d. 1; -6 (Mỗi ý 0,25 đ) Câu 4: a.5 b. –2 (Mỗi ý 0,5 đ) Câu 5: b ( 0,5 điểm ) Câu 6: c ( 0,5 điểm ) Câu 7: F(x) + G(x) = -x3+2x2 –x – 4 (1 điểm) F(x) – G(x) = 3x3 – 2 x2- 3x +6 (1 điểm ) Câu 8: Vẽ hình chính xác: (0,5đ) ờABD = ờAED (c.g.c) ịBD = DE (1 điểm) ờDBK = ờDEC (g.c.g) (1 điểm) ờAKD = ờACD (c.c.c) ịAK=AC, ờAKC là cân (1 điểm) C. Phần thứ ba : kết quả thực hiện Với cách kiểm tra và đánh giá học sinh mà minh hoạ bằng một số đề như trên tôi đã thực hiện với lớp 7A, 7B hiện nay tôi đang dạy học. Tôi có thể đánh giá được một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của học sinh hơn. Qua đó giúp tôi thực hiện được 2 mục tiêu của đánh giá là vừa cung cấp thông tin phản hồi về quá trình học vừa là cơ chế điều khiển quá trình dạy học. Hơn nữa việc chấm bài kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra vừa nhanh, vừa chính xác đảm bảo được tính khách quan và công bằng, hạn chế được tiêu cực trong việc học của học sinh ( Học vẹt, học tủ…). Kết hợp và thay đổi các hình thức kiểm tra miệng khiến học sinh không còn cảm thấy căng thẳng khi đến giờ kiểm tra miệng, nặng nề khi học môn toán nữa mà thu hút được học sinh vào bài học, vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới. Việc đánh giá đó đã xoá bỏ được thực trạng học sinh học chiếu lệ mà có tác dụng kích thích sự cố gắng thi đua trong học tập giữa các cá nhân trong lớp và giữa các lớp khác với nhau. Kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc, chính xác giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong học tập, ý chí vươn lên, củng cố niềm tin trong học tập. Đó chính là mục tiêu của giáo dục để đào tạo ra những con người cho xã hội hiện đại. Trong năm học 2004-2005 tôi áp dụng đề tài này, kết quả cụ thể đạt được như sau: + Tỷ lệ học sinh khá, giỏi: 65% + Tỷ lệ học sinh trung bình: 35% + Tỷ lệ học sinh yếu, kém: 0% phần thứ tư: bài học kinh nghiệm Xã hội luôn vận động và phát triển. Do vậy chúng ta những con người góp phần cho sự vận động và phát triển đó cần đổi mới về mọi phương diện để đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Đổi mới khâu Kiểm tra - đánh giá học sinh qua môn toán 7 là góp phần cho chất lượng giáo dục được tốt hơn. Sau một năm áp dụng đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ở học sinh tôi đã thu được nhiều thành công rực rỡ. Qua đó tôi cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: Đối với phương tiện trợ giúp Phương tiện trợ giúp bao gồm: Bảng phụ, máy phô tô, máy vi tính, đèn chiếu…Các phương tiện này rất quan trọng nó giúp giáo viên thưc hiện tốt mục tiêu của đánh giá. Có phương tiện người thầy phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức kiểm tra hơn giúp cho việc phân hoá cụ thể từng đối tượng HS. Đối với nội dung và phương pháp đánh giá. Để kiểm tra và đánh giá học sinh đạt kết quả tốt nhất thì giáo viên phải phối hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra đặc biệt là các hình thức kiểm tra trắc nghiệm như đã nói ở trên. Mỗi hình thức đều có mặt mạnh, do đó muốn đánh giá được toàn diện thì trong một bài kiểm tra phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra. Đối với thầy Để thực hiện được đề tài này thì trước hết mỗi giáo viên phải quán triệt mục tiêu giáo dục, coi đổi mới kiểm tra - đánh giá là một khâu trong đổi mới dạy học. Hơn thế nữa mỗi giáo viên phải là những người “Tích cực đổi mới” luôn học hỏi nâng cao chuyên môn qua đồng nghiệp đặc biệt là qua các tài liệu tham khảo để có được “Ngân hàng đề” dự trữ phục vụ cho quá trình kiểm tra và đánh giá học sinh được hoàn thiện hơn. Trong mỗi giờ lên lớp hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh đều chịu tác động tương hỗ, chính vì vậy qua đánh giá kết quả của học sinh giáo viên có thể xem giờ lên lớp đó có đạt được mục tiêu đề ra không. Từ đó điều chỉnh tổ chức hoạt động dạy của mình và hoạt động học của học sinh cho phù hợp. Bên cạnh đó người giáo viên cũng cần khắc phục những khó khăn trước mắt như điều kiện cơ sở vật chất ở từng trường, từng địa phương, dựa vào đối tượng học sinh lớp mình để đưa ra hình thức cũng như các đề kiểm tra hợp lý đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục. Tránh đưa ra những loại bài kiểm tra không vừa sức, không toàn diện đối với học sinh. Thể hiện như quá khó gây ức chế, căng thẳng đối với học sinh hoặc quá dễ gây nhàm chán không phát huy năng lực của học sinh. Một điều nữa sau, mỗi đợt kiểm tra thì giáo viên nên có lưu lại đề kiểm tra, rút ra những sai lầm thường mắc phải của học sinh để rút kinh nghiệm cho những lần kiểm tra sau hoặc những năm tiếp theo. Đối với trò: Từ việc linh hoạt trong giờ kiểm tra miệng, phong phú về nội dung và hình thức trong kiểm tra viết đã thúc đẩy học sinh có động cơ học tập chính đáng. Từ đó xoá được tình trạng học tủ, học lệch, học đối phó…dẫn đến học sinh biết xây dựng kế hoạch học tập, hồ hởi đón nhận thành quả học tập của mình và tìm thấy niềm vui khi đến trường coi đến trường như ngày hội. Trên đây là những đổi mới phương pháp trong cách kiểm tra và đánh giá học sinh mà tôi đưa ra từ những thực tế giảng dạy trên lớp rất có thể còn nhiều hạn chế thiếu sót, kính mong các đồng chí cho ý kiến xây dựng để sự nghiệp trồng người ngày càng tốt hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Xuân Canh, ngày 01 tháng 04 năm 2005 Người viết Nguyễn Văn Tâm

File đính kèm:

  • docSKKN Doi moi KTDG.doc
Giáo án liên quan