Câu 1 (2 điểm)
Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh2
Câu 2. (5 điểm)
Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Phần riêng. Thí sinh chọn 1 trong 2 câu
Câu 3a. (3 điểm) Theo chương trình THPT không phân ban
Qua chương Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và sự độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện chủ đề đất nước của nhà thơ.
Câu 3b. (3 điểm) Theo chương trình THPT phân ban thí điểm
Nêu những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu về mặt hình thức nghệ thuật.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án đề thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Tuần thi thứ Hai, Tháng thứ Ba, từ 8h ngày 9-6 đến 18h ngày 13-6
Câu 1 (2 điểm) Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
2
Câu 2. (5 điểm)
Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Phần riêng. Thí sinh chọn 1 trong 2 câu
Câu 3a. (3 điểm) Theo chương trình THPT không phân ban Qua chương Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và sự độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện chủ đề đất nước của nhà thơ.
Câu 3b. (3 điểm) Theo chương trình THPT phân ban thí điểm Nêu những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu về mặt hình thức nghệ thuật.
Câu 1 (2 điểm)
1. Giới thiệu chung
Hồ Chí Minh (1890-1969) không chỉ là nhà cách mạng lỗi lạc. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Tuy không coi sáng tác văn chương là sự nghiệp chính nhưng Hồ Chí Minh viết văn bằng cả một hệ thống quan điểm đúng đắn, tiên tiến một tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ.
2. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh quan niệm văn học là một hoạt động tinh thần, phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội.
- Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Từ sự xác định đúng đắn đối tượng, mục đích viết, Hồ Chí Minh cân nhắc đến nội dung viết, tìm ra hình thức viết đúng đắn, thích hợp. “Viết cho ai”, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?” và “Viết như thế nào?” là những câu hỏi Người thường cân nhắc.
- Đề cao tính chân thật, chân thật về nội dung, chân thật về hình thức là một nội dung trong quan điểm về văn học của Hồ Chí Minh. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn”, tránh lối viết xa lạ, cầu kỳ, nặng nề. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn sự giàu đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 2. (5 điểm)
1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo, Kim Lân với truyện ngắn Vợ nhặt.
2. Những khám phá riêng của mỗi tác giả.
a. Khám phá của Nam Cao trong Chí Phèo
- Thân phận khốn khổ của người nông dân: Chí Phèo từ đứa trẻ bị bỏ rơi không nhà cửa, không họ hàng thân thích đến làm canh điền cho nhà lý Kiến rồi bị đẩy vào tù.
- Bị đẩy vào con đường lưu manh hoá, bị huỷ hoại từ nhân hình đến nhân tính, bị gạt bỏ ra ngoài xã hội con người, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
- Khi thức tỉnh nhân tính, Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống lương thiện nhưng bị xã hội cự tuyệt. Chí Phèo lâm vào tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi phẫn.
- Qua Chí Phèo, Nam Cao khái quát một hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945: Một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hoá, tha hoá; họ có vùng lên nhưng đó chỉ là manh động, tuyệt vọng.
b. Khám phá của Kim Lân trong Vợ nhặt
- Thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng (dân ngụ cư, nghèo túng đến nỗi không lấy được vợ).
- Nỗi khốn khổ ê chề của cô gái mà Tràng “nhặt” được về làm vợ một cách ngẫu nhiên, dễ dàng chỉ bằng mấy lời bông đùa, mấy bát bánh đúc.
- Tình cảnh của cả gia đình Tràng cũng là tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, là tình cảnh thê thảm của thân phận con người.
- Qua Vợ nhặt, tác giả đã xây dựng được hình tượng người lao động nghèo nhưng có tấm lòng rất đáng quý trong hoàn cảnh sống ngặt nghèo là nạn đói. Họ đã biết cưu mang nhau và đã nhận được hạnh phúc dù đơn sơ nhưng ấm lòng.
Phần riêng. Thí sinh chọn 1 trong 2 câu
Câu 3a. (3 điểm) Theo chương trình THPT không phân ban
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất suy tư chính luận.
- Trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành năm 1971, xuất bản lần đầu năm 1975. Chương Đất nước thuộc chương V của bản trường ca trên và cũng là chương hay nhất bộc lộ tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
2. Những nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện chủ đề đất nước của tác giả.
a. Độc đáo trong chất liệu nghệ thuật:
- Chất liệu nghệ thuật được sử dụng trong chương V là kho tàng văn hoá, văn học dân gian phong phú (tục ngữ, thành ngữ, ca dao, truyền thuyết cổ tích,...)
- Với chất liệu nghệ thuật này, tác giả đã tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa bay bổng, kì diệu vừa gần gũi, thân thuộc góp phần thể hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
b. Độc đáo trong hình thức thơ trữ tình và chính luận.
- Thể thơ tự do, nhạc điệu linh hoạt, phóng túng.
- Hình thức thơ trữ tình chính luận, giàu cảm xúc, suy tư triết lý, lối đối thoại tâm tình, …góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của chương V “Đất nước của Nhân dân”, chính “Nhân dân là người làm nên Đất Nước”.
Câu 3b. (3 điểm) Theo chương trình THPT phân ban thí điểm
1. Những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình – chính trị.
- Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào.
- Thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc
2. Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu về mặt hình thức nghệ thuật.
- Về thể thơ: sử dụng, vận dụng thành công các thể thơ truyền thống như lục bát, song thất lục bát.
- Về ngôn ngữ: sử dụng nhiều hình thức từ ngữ, lối nói, những hình ảnh ước lệ, so sánh mang tính truyền thống.
- Nhạc điệu: tận dụng sự phong phú về thanh điệu của tiếng nói dân tộc để làm giàu nhạc thơ
File đính kèm:
- thi thu 2008.doc