Lời thoại trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đìnhlà của nhân vật
nào, nói vềnhững ai, thểhiện thái độgì ? 2,0
1. Lời thoại của nhân vật nào, nói vềnhững ai? (1,0 điểm)
- Lời thoại trên của nhân vật chú Năm.
- Lời thoại nói vềchịem Chiến và Việt, gọi chung theo cách của chú Năm là “nó”. 0,5
2. Thái độ đối với người được nói tới (1,0 điểm)
- Thương yêu và tựhào trước sựkhôn lớn không ngờcủa hai cháu, vì thấy chị
em Chiến và Việt đã biết thu xếp việc nhà ổn thỏa, chu đáo nhưnhững người
đã trưởng thành trước khi lên đường nhập ngũ.
- Tin tưởng các cháu đã có khảnăng gánh vác việc lớn ngoài xã hội, kếtục
được truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình mình
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án - Thang điểm đề thi tuyển sinh đại học năm 2013 - Môn: Ngữ văn, khối C, D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối C và Khối D
(Đáp án - Thang điểm có 04 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Lời thoại trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là của nhân vật
nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì ?
2,0
1. Lời thoại của nhân vật nào, nói về những ai? (1,0 điểm)
- Lời thoại trên của nhân vật chú Năm.
- Lời thoại nói về chị em Chiến và Việt, gọi chung theo cách của chú Năm là “nó”.
0,5
0,5
2. Thái độ đối với người được nói tới (1,0 điểm)
- Thương yêu và tự hào trước sự khôn lớn không ngờ của hai cháu, vì thấy chị
em Chiến và Việt đã biết thu xếp việc nhà ổn thỏa, chu đáo như những người
đã trưởng thành trước khi lên đường nhập ngũ.
- Tin tưởng các cháu đã có khả năng gánh vác việc lớn ngoài xã hội, kế tục
được truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình mình.
0,5
0,5
2 Suy nghĩ về ý kiến: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện
chỉ tìm cách đổ lỗi
3,0
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Tử tế là có lòng tốt trong đối xử; ti tiện là nhỏ nhen, hèn hạ.
- Ý kiến trên nói về cách hành xử khác nhau của hai loại người trước cùng một sự
việc là: “khi có lỗi”, người tử tế thì cư xử đàng hoàng, đứng đắn, còn kẻ ti tiện thì
cư xử man trá, tồi tệ.
0,5
2. Bàn luận ý kiến (2,0 điểm)
- Khi có lỗi, người tử tế sẵn sàng nhận lỗi (1,0 điểm)
+ Người tử tế là người coi trọng đạo đức, văn hoá, thiết tha với sự tiến bộ và
hoàn thiện nhân cách của mình, giàu lòng tự trọng và tôn trọng con người, biết
cư xử đúng đắn, sòng phẳng, công bằng.
+ Người tử tế có lòng trung thực, tự tin nên có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm,
dám đối mặt với khuyết điểm và lầm lỗi để hoàn thiện bản thân; không đang
tâm đổ lỗi của mình cho người khác, khiến người khác phải gánh chịu những
tội lỗi vốn của mình.
0,5
0,5
2
Câu Ý Nội dung Điểm
- Khi có lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi (1,0 điểm)
+ Kẻ ti tiện không coi trọng đạo đức, văn hoá, do nhân cách thấp kém nên luôn
thiếu tự tin; thường lo sợ, che giấu những yếu kém của mình mà không chịu
sửa chữa để tiến bộ và hoàn thiện mình; không dám đối mặt với khuyết điểm,
không dám chịu trách nhiệm.
+ Kẻ ti tiện chỉ lo đổ thừa khuyết điểm, lầm lỗi cho người khác để chối tội, trốn
tránh trách nhiệm; hành vi đổ lỗi càng làm cho bản thân ti tiện hơn, vì dấn sâu
vào dối trá; làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa người với người cũng
như đời sống xã hội.
0,5
0,5
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Bằng tri thức và trải nghiệm của bản thân, thí sinh cần nhận thức đúng về tính
tích cực của hành vi dám nhận lỗi và tính tiêu cực của hành vi đổ lỗi cho người
khác cũng như ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người.
- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nhân cách, nâng cao ý thức tự trọng để có
thái độ ứng xử đúng đắn trước lỗi lầm, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, văn
minh; trân trọng, khuyến khích sự dũng cảm, trung thực của những người dám
nhận lỗi; nghiêm khắc phê phán những kẻ tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác
khi mắc sai lầm.
0,5
3.a Cảm nhận về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành từ
cuộc kháng chiến chống Mỹ; hồn thơ chân thành, đằm thắm, đậm chất nữ tính
với những khát vọng hạnh phúc bình dị, đời thường.
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh; thể hiện khát vọng
sôi nổi, nồng nàn, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đang yêu.
0,5
2. Cảm nhận về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (4,0 điểm)
- Tình yêu mãnh liệt, táo bạo, cháy bỏng (1,5 điểm)
+ Đó là tình yêu gắn với việc bộc bạch một nữ tính mạnh mẽ, quyết liệt, dám
vượt qua giới hạn chật hẹp để đến với những chân trời rộng lớn.
+ Đó là tình yêu gắn với một nỗi nhớ khôn nguôi tràn ngập cả thời gian lẫn
không gian, ý thức lẫn tiềm thức.
+ Đó là tình yêu gắn với khát vọng được vĩnh hằng cùng không gian vô biên,
thời gian trường cửu.
0,5
0,5
0,5
3
Câu Ý Nội dung Điểm
- Tình yêu đằm thắm, thuỷ chung, sâu lắng (1,5 điểm)
+ Đó là tình yêu gắn với một niềm tin trong sáng về bến bờ hạnh phúc hứa hẹn
mọi lứa đôi.
+ Đó là tình yêu mong cầu cho lứa đôi sự thuỷ chung son sắt.
+ Đó là tình yêu gắn với mối lo âu phấp phỏng về những trắc trở của cuộc đời
và trăn trở về sự hữu hạn của kiếp người.
- Nghệ thuật thể hiện (1,0 điểm)
+ Tình yêu được bộc lộ qua cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là
sóng và em. Sóng vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu
của người phụ nữ.
+ Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điệu khi khoan hoà
khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo
lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên
man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng, ...
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
Tình yêu trong bài thơ Sóng vừa mãnh liệt, táo bạo, cháy bỏng, đậm chất hiện
đại, vừa trong sáng, ý nhị, thuỷ chung giàu chất truyền thống; thể hiện một nữ
tính độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh.
0,5
3.b Cảm nhận về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù
của Nguyễn Tuân
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời say mê và tôn vinh cái đẹp, nhất là cái đẹp
của tài hoa và nhân cách; phong cách nghệ thuật uyên bác, tài hoa.
- Chữ người tử tù được coi là kiệt tác của Nguyễn Tuân trong tập Vang bóng
một thời; viết về cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Huấn Cao và quản ngục, mỗi nhân
vật là hiện thân cho một vẻ đẹp cao quý trong cuộc đời.
0,5
2. Cảm nhận về nhân vật viên quản ngục (4,0 điểm)
- Về chức phận, quản ngục là một viên quan trong bộ máy cai trị của triều đình
phong kiến mục nát, có nhiệm vụ cai quản và trừng phạt tù nhân, phải sống
giữa môi trường nhà tù ô trọc.
- Về phẩm chất, quản ngục lại là “một tấm lòng trong thiên hạ”, hiện thân của
cái Tâm:
+ Có thiên lương, có sở thích cao quý, biết “biệt nhỡn liên tài”.
1,0
2,0
4
Câu Ý Nội dung Điểm
+ Có nghĩa khí, có lòng hướng thiện, biết ngưỡng mộ khí phách.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (1,0 điểm)
- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo.
- Sử dụng bút pháp tương phản đối lập và lí tưởng hoá kiểu văn học lãng mạn; tạo
được không khí cổ xưa cho không gian, thời gian, ngôn ngữ, ...
1,0
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
Nhân vật quản ngục là một “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn
mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”; thể hiện tư tưởng và quan niệm thẩm mĩ của
nhà văn Nguyễn Tuân: không chỉ đề cao cái Tài mà còn luôn tôn vinh cái Tâm
của con người.
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, chấp nhận cả những cách khác
với đáp án, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí
sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
- Hết -
File đính kèm:
- DaVanCt_CD_K13.pdf