A:PHẦN MỞ ĐẦU.
Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm
1)Lý do khách quan.
Như chúng ta đã biết,kể từ năm học 2002 – 2003 ,với chương trình thay sách đối với môn Ngữ Văn các nhà biên soạn đã khẳng định: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình,biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”
Chính vì lẽ đó mỗi giáo viên(GV) dạy học ngữ văn cần quán triệt vấn đề là “Làm thế nào để phối hợp các tri thức,kỹ năng thuộc từng phân môn trong một môn học thật nhuần nhuyễn .Nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn học ngữ văn(NV).
Đặc biệt,dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp là vấn đề lớn không phải thực hiện trong một sớm một chiều.Do vậy cần phải rút tỉa kinh nghiệm qua từng tiết dạy để đáp ứng mục tiêu môn học là “Kết hợp thật tốt việc hình thành cho học sinh(HS) năng lực phân tích, bình giá,cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kỹ năng NGHE-NÓI-ĐỌC-VIẾT”.
2)Lý do chủ quan.
Là GV dạy học ngữ văn,tôi nghĩ rằng để quán triệt tình thần chỉ đạo về việc thực hiện chương trình thay sách ở môn ngữ văn của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo(BGDĐT).Bản thân tôi luôn uốn nắn qua từng tiết dạy.Bên cạnh những nguyên tắc khác thì “Tích Hợp”luôn là nguyên tắc chỉ đạo trong các tiết dạy được tôi quan tâm hàng đầu.
Và cũng với tinh thần trên tôi chọn đề tài :
“DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG TIẾT HỌC
Tiết 57:MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM”
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp trong tiết học - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non cốm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG TIẾT HỌC
Tiết 57:MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON:CỐM.
bbb&aaa
A:PHẦN MỞ ĐẦU.
Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm
1)Lý do khách quan.
Như chúng ta đã biết,kể từ năm học 2002 – 2003 ,với chương trình thay sách đối với môn Ngữ Văn các nhà biên soạn đã khẳng định: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình,biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”
Chính vì lẽ đó mỗi giáo viên(GV) dạy học ngữ văn cần quán triệt vấn đề là “Làm thế nào để phối hợp các tri thức,kỹ năng thuộc từng phân môn trong một môn học thật nhuần nhuyễn .Nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn học ngữ văn(NV).
Đặc biệt,dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp là vấn đề lớn không phải thực hiện trong một sớm một chiều.Do vậy cần phải rút tỉa kinh nghiệm qua từng tiết dạy để đáp ứng mục tiêu môn học là “Kết hợp thật tốt việc hình thành cho học sinh(HS) năng lực phân tích, bình giá,cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kỹ năng NGHE-NÓI-ĐỌC-VIẾT”.
2)Lý do chủ quan.
Là GV dạy học ngữ văn,tôi nghĩ rằng để quán triệt tình thần chỉ đạo về việc thực hiện chương trình thay sách ở môn ngữ văn của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo(BGDĐT).Bản thân tôi luôn uốn nắn qua từng tiết dạy.Bên cạnh những nguyên tắc khác thì “Tích Hợp”luôn là nguyên tắc chỉ đạo trong các tiết dạy được tôi quan tâm hàng đầu.
Và cũng với tinh thần trên tôi chọn đề tài :
“DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG TIẾT HỌC
Tiết 57:MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM”
Để góp phần hoàn thiện việc dạy học theo hướng tích hợp, nâng cao chất lượng dạy học của tiết học.Đồng thời góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn 7.
B:NỘI DUNG.
Chương I:Những vấn đề chung.
I/.Cơ sở lý luận.
Là GV dạy ngữ văn trong giai đoạn hiện nay chúng ta không thể dạy tốt nếu không quán triệt sâu sắc chỉ đạo của cấp trên về phương pháp dạy học cũng như nguyên tắc dạy học của môn học mà mình giảng dạy.
“Văn Học”là “Nhân Học” như thế dạy văn học không đơn thuần là dạy kiến thức khoa học mà là dạy HS cách làm người.
Qua từng tiết học ngữ văn người GV không đơn thuần là giúp HS chiếm lĩnh kiến thức của chính tiết học đó.Mà còn giúp HS hệ thống hoá khái quát hoá những kiến thức đã học,vận dụng điều đã học vào trong giao tiếp hằng ngày,xa hơn nữa là giúp các em trở thành những người năng động sáng tạo cho đất nước.
Từ những cơ sở trên tôi nhận thấy rằng “Tích hợp” là quan điểm dạy học nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ,các phân môn của môn học, nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của daỵ học ngữ văn.
II/.Lịch sử vấn đề
Trước đây với phương pháp truyền thống khi dạy tiết ngữ văn giáo viên liên hệ thực tế với một tác giả, tác phẩm khác.Vô hình chung chúng ta đã dạy học theo phương pháp “Tích hợp”.
Tuy nhiên hai từ “Tích hợp” vẫn chưa được đề cập và nhắc đến.
Năm 2002-2003 với chương trình thay sách,đối với môn ngữ văn thì “Tích hợp” được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập.Và nó được xem là tâm điểm cho nguyên tắc dạy học môn ngữ văn.
Dù vậy tôi vẫn chưa thấy một đề tài hay một kinh nghiệm nào bàn về “Tích hợp cho tiết dạy một thứ quà của lúa non:Cốm”của tác giả Thạch Lam.
Với phạm vi hiểu biết của mình, tôi xin tiên phong cho việc nghiên cứu và nêu những kinh nghiệm mà mình làm được thật sự có hiệu quả về vấn đề: “Dạy Học Ngữ Văn Theo Hướng Tích Hợp Trong Tiết Học “Một Thứ Quà Của Lúa Non:Cốm””
III/.Thực trạng vấn đề.
Dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp đã khó,dạy tích hợp cho văn bản tuỳ bút “Một thứ quà của lúa non:Cốm” lại càng khó hơn.
Nếu tích hợp không tốt sẽ làm cho băn bản mất đi dòng cảm xúc.Tiết học khô cứng tích hợp gượng ép.Không tạo được hứng thú cho HS trong tiết dạy.
Đặc biệt,với chương trình thay sách phần lớn GV đã dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp nhưng còn lúng túng,tích hợp gượng ép chưa thật sự đạt hiệu quả.
Vì thế dạy học ngữ văn nói chung,dạy một tiết ngữ văn 7”Một thứ quà của lúa non:Cốm” nói riêng theo hướng tích hợp thật nhuần nhuyễn nhằm phát huy tính tích cực của HS,đáp ứng mục tiêu dạy học của tiết học,môn học là vấn đề rất đáng quan tâm và tìm hiểu.
IV/.Nhiệm vụ của kinh nghiệm cần được tổng kết.
Từ thực trạng đã nêu tôi thiết nghĩ bản thân cần phải:
Cần giúp GV dạy ngữ văn 7 ở tiết “Một thứ quà của lúa non:Cốm” nắm bắt được tích hợp khi nào là đúng lúc,đúng thời điểm,đúng nội dung để đạt hiệu quả cao.
Dạy học theo quan điểm tích hợp nhưng phải tự nhiên không áp đặt và gượng ép.
Sử dụng tích hợp nhưng phải đáp ứng được mục tiêu tiết dạy,bài dạy.Giúp HS biết cảm thụ tác phẩm ,rèn cho các em bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
Đặc biệt tích hợp nhưng cũng phải phát huy tính tích cực của HS.
Chương II:Biện pháp thực hiện.
I/.Biện pháp thực hiện.
Khi nghiên cứu kỹ tiết dạy “Một thứ quà của lúa non :Cốm” và nắm bắt được những yêu cầu của “Tích Hợp”.Tôi tiến hành các biện pháp sau:
1)Đối với tích hợp dọc
GV phải xác định được những đơn vị kiến thức về tác giả,tác phẩm có liên quan mà HS đã học trước đó hoặc sắp học để thực hiện tích hợp một cách dễ dàng,không sai lạc về kiến thức.
Liệt kê các nội dung kiến thức sẽ tích hợp,phân loại để khỏi nhằm lẫn khi thực hiện tiết dạy.
Với tiết học “Một thứ quà của lúa non:Cốm” tôi tiến hành tích hợp như sau:
a)Ở phần giới thiệu.
Ngoài việc giới thiệu thể tuỳ bút đã nêu ở sách giáo khoa,GV sẽ giới thiệu cho HS các tác phẩm tuỳ bút mà các em sắp học đó là:
Văn bản “Sài Gòn Tôi Yêu-Tác giả Minh Hương”
Văn bản “Mùa Xuân Của Tôi-Tác giả Vũ Bằng”
b)Ở phần tổng kết:
Sau khi đặt câu hỏi để HS trả lời ,tìm hiểu ngòi bút tinh tế nhạy cảm và sự cảm nhận độc đáo của tác giả về Cốm.GV giảng tích hợp về các tác giả khác có tác phẩm nói về cốm hoặc những thể loại khác như: “thơ,tục ngữ …”bàn về cốm.
Chẳng hạn:Ở phần tổng kết GV giảng: “Tác giả Nguyễn Đình Thi dù đã xa quê hương lên đường đi chiến đấu nhưng vẫn không thể quên được hương vị cốm trong bài:Đất Nước .
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa”
Hay tục ngữ có câu: “Giã gạo thì ốm,giã cốm thì khoẻ”
….v…v….
2)Còn đối với tích hợp ngang.
Cũng tương tự như trên ở đây ta phải xác định đựơc đơn vị kiến thức “Tiếng Việt,Tập Làm Văn hay kiến thức Văn Hoá Xã Hội” có liên quan.Sau đó tiến hành tích hợp trong tiết dạy.
a)Ở phần 1 “Giới thiệu về cốm”
Đoạn văn từ “Cơn gió mùa hạ…………như chiếc thuyền rồng”Từ những tính từ miêu tả hình ảnh cốm “thanh nhã,tinh khiết,trắng thơm…”,GV sẽ tích hớp với kiến thức Tiếng Việt về từ loại “Tính từ”.Và hướng HS cách chọn lọc từ ngữ khi miêu tả đó là kiến thức về Tập Làm Văn.
Cũng ở phần 1,GV sẽ thông qua cách quan sát miêu tả hình ảnh Cốm của Tác giả (TG) Thạch Lam để từ đó bộc lộ tình cảm và cảm xúc của TG.Gv sẽ giảng tích hợp cho HS cách biểu cảm gián tiếp mà các em đã học ở các tiết học trước đó(Trong chương trình HKI).
Đồng thời GV sẽ nhấn mạnh cho HS biết “Biểu cảm không chỉ có trong ca dao trữ tình,thơ trữ tình,….mà còn có cả trong văn xuôi như bài tuỳ bút mà các em đang học”.
b)Ở Phần “Ca ngợi giá trị cốm”
GV sẽ thông qua nét đẹp văn hoá của người Việt chúng ta là dùng “Hồng – Cốm” để làm quà sêu tết ,chúng ta giảng tích hợp,giáo dục HS về việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc.
c)Ở Phần “Nghệ thuật thưởng thức cốm”
Từ Việc bàn về cách thưởng thức cốm của Tác giả, GV sẽ giảng tích hợp về nét văn hoá ẩm thực của người Việt “Đó là “ăn từ tốn,nhai kỹ” để thưởng thức những tinh tuý của sản vật cốm” và các thức ăn độc đáo khác.
3)Đặc biệt không chỉ trong giới thiệu hay tìm hiểu văn bản mới vận dụng tích hợp mà ngay cả câu hỏi củng cố,dặn dò bài tập về nhà,khâu kiểm tra đánh giá HS,GV cũng sẽ tích hợp ngang với Tiếng Việt,Tập Làm Văn.
Chẳng hạn GV sẽ hỏi về phương thức biểu đạt hoặc hãy viết đoạn văn biểu cảm về tác phẩm…
SAU ĐÂY SẼ LÀ GIÁO ÁN MINH HOẠ CHO TIẾT DẠY NGỮ VĂN 7 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP:
Bài 14 -Tiết 57
Văn bản&“MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM”
THẠCH LAM
I.Mục tiêu bài học.
Giáo viên giúp học sinh
Cảm nhận được phong vị đặc sắc,nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo của dân tộc,nhưng rất giản dị.
Thấy và cảm nhận được sự nhẹ nhàng mà tinh tế trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.
II.Các bước lên lớp.
1/.Ổn định.
2/.Kiểm tra bài cu.õ
_Thế nào là điệp ngữ?
_Hãy tìm một đoạn thơ hoặc ca dao có sử dụng điệp ngữ?
3/.Giảng bài mới.
a)Giới thiệu bài
Cốm một thức quà riêng biệt của đất nước,thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong phong vị đặc sắc của đồng quê nội cỏ Việt Nam đã được Thạch Lam thể hiện rất thành công trong Hà Nội Băm Sáu Phố Phường
Để hiểu rõ hơn về cốm thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay :
“Một thứ quà của lúa non:Cốm”
b)Tiến trình hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
HĐ 1:Tìm hiểu tác giả,tác phẩm, đọc-chú giải.
_Dựa vào chú thích hãy nêu những nét chính về tác giả Thạch Lam?
_Theo em,tác phẩm được trích từ tập tuỳ bút nào?
_Em hiểu gì về tuỳ bút?
ơGiáo viên giảng về tuỳ bút và tích hợp với các tác phẩm khác cùng thể loại tuỳ bút.
“Tuỳ bút là thể loại văn xuôi miêu tả hình ảnh ghi chép sự việc từ đó biểu hiện những cảm xúc suy nghĩ của tác giả.Ngôn ngữ tuỳ bút giàu hình ảnh.
Ngoài bài học hôm nay ở tiết 63-64 các em sẽ được tìm hiểu 2 tác phẩm tuỳ bút nữa đó là
+Sài gòn tôi yêu – TG Minh Hương
+Mùa xuân của tôi – TG Vũ Bằng”
_GV đọc,hướng dẫn HS đọc.
“Bài tuỳ bút giàu chất trữ tình,cần đọc chậm rãi, truyền cảm và sâu lắng.”
_Em hiểu gì về vòng, sêu tết? à HS trả lời ở SGK.
HĐ 2:Tìm hiểu văn bản
_Hãy cho biết văn bản có bố cục chia làm mấy phần? Nêu đại ý của từng phần?
ơHS trả lời
ơGV giảng về bố cục (HS không ghi vỡ)
_Mở đầu bài viết,cảm hứng của TG được gợi lên từ những hình ảnh và chi tiết nào?
_Từ những hình ảnh và chi tiết ấy gợi TG nhớ đến sản vật gì?
_ Theo em cách dẫn nhập vào bài của TG như thế nào?
àTự nhiên và hợp lý.
Nhắc đến cốm TG có những cảm giác ấn tượng thật đậm nét.
_Theo em cảm giác,ấn tượng ấy là gì?
_Nhà văn đã cảm nhận những điều đó bằng những giác quan nào?
àThông qua khứu giác và thị giác.
ơTích hợp với tiếng việt.
_Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng rất nhiều tính từ để miêu tả hình ảnh cốm.
_Vậy đó là những tính từ nào?
_ Em có nhận xét gì về cách dùng từ của TG?
àTừ ngữ chọn lọc tinh tế.
GV giảng tích hợp TLV
Như vậy trong quá trình dùng từ đặt câu,đặc biệt là văn miêu tả chúng ta cần học tập cách dùng từ của TG Thạch Lam.
_Thông qua quan sát và miêu tả đoạn văn nhằm bộc lộ điều gì ở TG?
àBộc lộ cảm xúc.
_Theo em đó là cách biểu cảm gì?
àBiểu cảm gián tiếp qua quan sát và miêu tả.
ơGiáo viên giảng tích hợp với Tập làm văn.
Như vậy các em thấy rằng biểu cảm không chỉ có trong thơ,những tác phẩm trữ tình như “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – TG Đỗ Phủ…”hoặc ca dao trữ tình,mà còn có cả trong văn xuôi.Như văn bản”cuộc chia tay của những con búp bê – TG Khánh Hoài” và ở văn bản ta đang tìm hiểu.
_Khi nghĩ về cốm,hương vị cốm gợi TG nghĩ đến địa danh nào?
àLàng Vòng.
_Vì sao Thạch Lam nghĩ ngay đến Làng Vòng?
àVì ở đây có nghề cốm nổi tiếng với những cách thức chế biến truyền tự đời này sang đời khác,những cách bí mật khe khắt giữ gìn cùng với những đôi tay khéo léo các cô gái Vòng đã tạo ra
thứ cốm dẻo và thơm không nơi nào ngon bằng.
_Chính nơi đây…à
ơNói về cốm ngoài nguồn gốc hình thành cốm còn có giá trị đặc biệt,ta sẽ tìm hiểu sang
phần 2
_Ở câu mở đầu đoạn TG đã khái quát giá trị của cốm như thế nào?
_ Vậy giá trị cụ thể của cốm là gì?
(Cốm dùng để làm gì?)
_Bên cạnh cốm dân ta còn dùng thứ sản vật gì nữa để làm quà sêu tết?
_Tại sao dân ta dùng Hồng -Cốm làm quà sêu tết?
àVì Hồng –Cốm tạo sự hoà hợp tốt đôi “Hồng cốm tốt đôi”.
_Sự hoà hợp tốt đôi của hồng và cốm được TG phân tích trên mấy phương diện?
Đó là những phương diện nào?
àMàu sắc và hương vị.
_Hồng – cốm có những hương vị ,màu sắc đặc sắc gì?
_Từ việc cảm nhận vẻ đẹp và giá trị của cốm.
Em có nhận xét gì về thái độ của TG đối với cốm,đối với nét đẹp văn hoá dân tộc?
_Từ đó TG cảm thấy đáng tiếc điều gì?
àTG cảm thấy những tục lệ tốt đẹp mất dần,thay vào đó là những thức bóng bẩy hào nhoáng thô kệch bắt chước người nước ngoài.
ơGV giảng tích hợp “giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.”
_ Như vậy mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn,phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Tránh chạy theo vẻ đẹp thô kệch, hào nhoáng bên ngoài.
_Theo Thạch Lam cốm cần được thưởng thức như thế nào?
_Cốm cần được ủ gói trong lá gì mới thơm,ngon?
_Với cách thức thưởng thức “Từng chút thong thả và ngẫm nghĩ ,đặc biệt cốm phải được ủ,gói trong lá sen”
Nhằm giúp ta cảm nhận được điều gì ở sản vật cốm?
ơGiảng tích hợp với “văn hoá ẩm thực của dân tộc”
Như vậy với Thạch Lam ăn cốm là thưởng thức những giá trị kết tinh của bao nhiêu báo vật ở trên trời đất Việt Nam.
Đây cũng chính là nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của dân tộc ta.
_Từ chổ thưởng thức cốm TG đưa ra lời đề nghị gì đối với người mua hàng? à
HĐ 3:Tổng kết.
_Bằng ngòi bút tinh tế và nhạy cảm,TG đã phát hiện ra điều gì?
_Theo cảm nhận của TG cốm đặc sắc như thế nào?
àHS dựa vào quá trình tìm hiểu văn bản,ghi nhớ SGK trả lời.
ơGV giảng tích hợp với “TG khác,tác phẩm khác.”
Và cũng chính vì cốm là thức quà riêng biệt của đất nước ,là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nổi cỏ Việt Nam nên khi xa quê lên đường đi chiến đấu Nguyễn Đình Thi vẫn không quên được :
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
……………………………………………….”. (Đất nước)
Và mỗi lần được tiếp xúc với sản vật cốm làm cho mọi người dường như được khoẻ khoắn hơn,lao động không mệt mỏi .Nên tục ngữ cũng có câu:
“Giã gạo thì ốm,giã cốm thì khoẻ”
I.Giới thiệu.
1/.Tác giả
_Thạch Lam (1910-1942) là cây bút văn xuôi đặc sắc.
_Sở trường:truyện ngắn,tuỳ bút.
_Lối văn:Nhẹ nhàng trong sáng và sâu lắng.
2/.Tác phẩm.
Trích tập tuỳ bút “Hà Nội Băm Sáu Phố Phường”
3/.Đọc - chú giải
(SGK)
II.Tìm hiểu văn bản.
1/.Giới thiệu một thứ quà của lúa non.
_Cảm hứng của tác giả từ:
+Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ.
+Hương thơm của lá sen
àHương vị cốm.
_Cảm giác ấn tượng:
+Mùi thơm mát(của bông lúa non)
+Giọt sữa trắng thơm.
+Hương vị ngàn hoa cỏ.
………………
_Hình ảnh cốm :
“thanh nhã, tinh khiết,trắng thơm…”
àTừ ngữ chọn lọc tinh tế.
_Từ cảm giác ấn tượng về cốm TG liên tưởng đến:
+Nghề làm cốm.
+Người làm cốm
àNổi tiếng ở làng vòng
_Cốm được hình thành “dẻo,thơm,ngon”
2/.Ca ngợi giá trị cốm.
_Cốm:là thức quà,thức dâng mộc mạc giản dị và thanh khiết của đất nước.
_Cốm làm quà sêu tết:
“Hồng cốm tốt đôi”
Sự hoà hợp tốt đôi được phân tích trên hai phương diện:
+Màu sắc:xanh ngọc thạch – đỏ thẳm.
+Hương vị:thanh đạm – ngọt sắc.
àNét đẹp văn hoá của dân tộc.
_Tác giả à trân trọng cốm, văn hoá dân tộc.
3/.Nghệ thuật thưởng thức cốm.
_Cách thưởng thức cốm: từng chút thong thả,ngẫm nghĩ.
àCảm nhận hương vị tinh tuý của cốm .
_Người mua hàng ànhẹ nhàng,nâng niu,trân trọng sản vật cốm.
II.Tổng kết.
Bằng ngòi bút tinh tế ,nhạy cảm và tấm lòng trân trọng TG đã phát hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc trong một thứ sản vật mà đặc sắc “cốm một thứ quà riêng biệt của đất nước……….nội cỏ”
4/.Củng cố
ơGV tích hợp với TLV-TV ở câu hỏi củng cố
Hãy khoanh tròn câu trả lời mà em cho là đúng nhất?
Câu 1:Văn bản “Một thứ qùa của lúa non:Côm” Của tác giả Thạch Lam thuộc phương thức biểu đạt nào?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
àBiểu cảm (C)
Câu 2:Những từ ngữ sau “thanh nhã,tinh khiết,trắng thơm,thơm mát” thuộc từ loại gì?
Động từ
Tính từ
Danh từ
Cả A,B,C đều đúng
5/.Dặn dò.
ơGV tích hợp với TLV “Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về “Một thứ quà của lúa non: Cốm”?
Chọn học thuộc một đoạn thơ mà em thích nhất?
Xem trước bài học “Chơi chữ”
II/.Kết quả thực hiện.
Kể từ năm học 2003-2004 với môn học ngữ văn 7 đặc biệt là ổ tiết dạy “Một thứ quà của lúa non:Cốm” Tg Thạch Lamnắm được yêu cầu của quan điểm tích hợp tôi đã vận dụng vào trong tiết dạy và đạt rất nhiều thành công.
Trước hết về vật chất dạy tiết học này chẳng phải tốn kém gì cả nhưng thu được nhiều kết quả.
Năm học 2003-2004 được Phòng GDĐT cử dạy tiết minh hoạ chuyên đề thay sách Ngữ Văn 7.Tôi thu được những thành công nhất định và được nhiều đồng nghiệp khen tặng.
Năm học 2005-2006 với tiết dạy “Một thứ quà của lúa non :Cốm” TG Thạch Lam,cũng với quan điểm tích hợp mà tôi đã áp dụng ở trên,tôi đạt GV giỏi cấp trường và đạt GV dạy giỏi cấp huyện.
Hơn 90% HS thích thú tiết học dù bài học thuộc thể loại mới và dài.
Các em nắm bắt được kiến thức của tiết dạy đồng thời nắm lại một số đơn vị kiến thức về lập làm văn,về tiếng việt,kể cả kiến thức về các tác phẩm của các tác giả khác.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ việc thực hiện tiết dạy “Một thứ quà của lúa non:Cốm” theo hướng tích hợp tôi rút ra được những kinh nghiệm sau.
GV cần xác định rõ,chính xác những đơn vị bài học nào của các bài học,tiết học khác có liên quan đến tiết dạy.Để thực hiện tích hợp đúng nội dung kiến thức.
Xác định kỹ nội dung nào tích hợp ngang,nội dung nào tích hợp dọc.
Tích hợp phải gắn với phát huy tính tích cực của HS.Muốn làm được như vây GV phải lựa chọn câu hỏi,lời giảng tích hợp hợp lý,phù hợp trình độ,năng lực của HS.
Phải lựa chọn thời điểm tích hợp thích hợp,đúng lúc,để tích hợp tự nhiên tạo hứng thú cho HS.
Không chỉ tích hợp khi giảng bài mà còn phải quán triệt tích hợp ở khâu củng cố,dặn dò và ngay cả kiểm tra đánh giá HS.
Đặc biệt để tích hợp đạt hiệu quả GV phải nắm thật vũng chắc quan điểm tích hợp của môn học Ngữ Văn,phải đọc kỹ bài dạy đồng thời phải tìm hiểu kỹ các kiến thức có liên quan.
C:KẾT LUẬN.
Tóm lại dạy tiết dạy “Một thứ quà của lúa non:Cốm”theo hướng tích hợp là GV trong quá trình hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của bài học bên cạnh việc giúp các em cảm thụ bình giá tác phẩm,rèn các kỹ năng nghe nói đọc viết;GV còn phải giúp HS nắm lại kiến thức của các phân môn “Tiếng Việt,Tập Làm Văn” mà các em đã học trong chương trình ngữ văn 7 HKI hay ở lớp 6.Không chỉ thế GV còn giúp các em nắm kiến thức phân môn văn học về các tác phẩm khác,các TG hay những tác phẩm cùng thể loại đã học hoặc sắp học cũng như cả những kiến thức văn hoá xã hội.
Để đạt được những yêu cầu trên mỗi GV dạy ngữ văn 7 ở tiết học này cần phải nắm bắt nhuần nhuyễn phương pháp tích hợp.Đặc biệt nắm được “Thế nào là tích hợp ngang,thế nào là tích hợp dọc để tích hợp tự nhiên không gượng ép.
Chịu tìm tòi suy nghĩ,học hỏi ở đồng nghiệp và có quyết tâm khi thực hiện tiết dạy.Tìm hiểu kỹ nội dung, nghệ thuật của bài dạy cũng như các kiến thức có liên quan để tích hợp.Quan sát nắm bắt được trình độ năng lực học sinh của lớp mình giảng dạy để nêu câu hỏi và thực hiện tích hợp tự nhiên giúp tiết học sinh động.
Nếu làm được như trên chắc chắn chúng ta sẽ thành công,sẽ tạo được hứng thú cho HS trong tiết học “Một thứ quà của lúa non:Cốm”
Tôi mong rằng bên cạnh những kinh nghiệm tôi rút ra trong quá trình giảng dạy sẽ giúp ích được phần nào cho quí đồng nghiệp khi giảng dạy ngữ văn nói chung,giảng dạy tiết học “Một thứ quà của lúa non:Cốm”nói riêng.
Xin chân thành cảm ơn
File đính kèm:
- SKKN.doc