PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
1. Tên dự án dạy học: Một số ví dụ Dạy học theo chủ đề tích hợp ở các
môn KHTN cấp THCS
2. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức:
- Nắm rõ các kiến thức cơ bản của từng môn khoa học tự nhiên trong chương
trình THCS
- Vận dụng các kiến thức trong SGK để giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh. Nêu được những biện pháp
cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng sử lý và phân tích thông tin, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã
học giải quyết các vấn đề.
- Có kĩ năng thực hành các kiến thức ở trường như biết cứu và sơ cứu nạn nhân
bị điện giật,
- Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu đào sâu kiến thức.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các
bạn cùng thực hiện.
10 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp ở các môn KHTN cấp THCS - Môn Công nghệ 8 - Bài 35: Thực hành:cứu người bị tai nạn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Quan Sơn
- Trường: THCS Trung Tiến.
- Địa chỉ: Trung Tiến, Quan Sơn, Thanh Hóa
- Điện thoại:
- Email: huevt.thcstrungthuong.qs@thanhhoa.edu.vn
- Họ và tên nhóm giáo viên:
1. Trưởng nhóm: Ngô Ngọc Hưng
Điện thoại: 0974684666; Email: ngongochung@gmail.com
2. Nguyễn Văn Dũng
3. Nguyễn Thị Việt
4. Nguyễn Hữu Tuyển.
2PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
1. Tên dự án dạy học: Một số ví dụ Dạy học theo chủ đề tích hợp ở các
môn KHTN cấp THCS
2. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức:
- Nắm rõ các kiến thức cơ bản của từng môn khoa học tự nhiên trong chương
trình THCS
- Vận dụng các kiến thức trong SGK để giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh. Nêu được những biện pháp
cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng sử lý và phân tích thông tin, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã
học giải quyết các vấn đề.
- Có kĩ năng thực hành các kiến thức ở trường như biết cứu và sơ cứu nạn nhân
bị điện giật,
- Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu đào sâu kiến thức.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các
bạn cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn khi thực hiện các kỹ thuật ứng dụng
của các môn như Vật lý, Công nghệ, Hóa học, Sinh học, ...
- Rèn luyện ý thức tự giác, tác phong nhanh nhẹn, phản ứng tốt khi thực hiện.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện
pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Sinh học, Vật lý,
Hóa học, Công nghệ. để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh THCS
4. Ý nghĩa của dự án
3Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các
môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình
dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,
hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một
khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến
thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu
rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, giúp học sinh phát huy sự suy
nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học
sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng
tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
GV: - Tranh ảnh, thông tin, videoclip.
- Phiếu câu hỏi
- Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
+ Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet; Đĩa CD in sản phẩm đã đóng gói;
Máy chiếu projecter)
+ Phần mềm (Tên phần mềm + số phiên bản)
- Total Video Cnoveter
HS: Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Môn Công nghệ 8: Để học sinh nắm được kiến thức của bài 35 trong
môn công nghệ lớp 8 một cách tốt hơn và có thể vân dụng vào thực tiển cuộc sống
của các em, tôi đề suất 1 phương pháp dạy bài này theo phương pháp tích hợp kiến
thức của nhiều môn học khác trong chương trình bậc THCS, trong bài này tôi tích
hợp chủ yếu kiến thức của môn vật lí và môn sinh học là chủ yếu để dạy bài này.
BÀI 35: THỰC HÀNH:CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
4- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Biết cách sơ cứu nạn nhân do bị điện giật
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa
điện
- Rèn luyện ý thức tự giác, tác phong nhanh nhẹn, phản ứng tốt khi gặp người bị tai
nạn điện
II. CHUẨN BỊ :
+ Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
- Vật liệu: Thảm cách điện, găng tay cao su, giá cách điện
- Tranh phóng to hình 35.1 - 35.4 SGK
- Vải khô, ván gỗ, sào tre
+ Đối với học sinh:
- Nghiên cứu bài
- Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế về cách cứu người bị tai nạn điện
- Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện trong thực tế địa phương
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2 . Kiểm tra bài cũ:
? Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào
? Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn
điện gì
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ,
mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh.
- Các nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ
thực hành của từng thành viên, mẫu
báo cáo thực hành.
Thực hành tách nạn nhân ra khỏi
nguồn điện:
GV: Cho học sinh quan sát tình huống
1 và trả lời câu hỏi SGK
- Các nhóm thảo luận để sử lý đúng
nhất
GV tiến hành làm mẫu.
GV: Cho học sinh quan sát hình 35.2
tình huống 2.
NỘI DUNG
I. Giai đoạn hướng dẫn ban đầu
1. Chuẩn bị
2.Tìm hiểu dụng cụ bảo vệ an toàn điện
( học sinh tự đọc SGK).
3.Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
4. Sơ cứu nạn nhân
II: Giai đoạn tổ chức thực hành
1. Tình huống 1: Nạn nhân chạm vào vật
mang điện trên mặt đất
* Cách giải cứu:
54.Củng cố:-Theo từng phần
5. HDVN: -GV yêu cầu HS làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới.
6.2. Môn Vật lý 8:
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng
yên? - Vật lí 8
Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được khái niệm hiện tượng khuếch
tán.
Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau. Hiện
tượng khuếch tán có thể xảy ra ở chất lỏng, chất khí, giữa chất lỏng và chất khí,
thậm chí còn xảy ra ở chất rắn.
Mặc dù không khí nhẹ hơn nước biển nhưng ở trong nước biển vẫn có
không khí. Nếu thiếu không khí, các loài sinh vật trong lòng đại dương không thể
sống được.
Em hãy chọn một trong những cách sử
lý hay nhất
HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Thực hành sơ cứu nạn nhân:
GV: Cho học sinh quan sát hình 35.3
phương pháp nằm sấp
HS: Quan sát làm theo.
GV: Cho học sinh quan sát hình 35.4
hà hơi thổi ngạt.
GV: Hướng dẫn làm mẫu học sinh
quan sát và làm theo.
GV: Chọn phương pháp phù hợp với
giới tính của học sinh để thực hành.
Học sinh thực hiện bài tập theo nhóm
đã được phân công
Tìm cách cắt nguồn điện
2.Tình huống 2: Nạn nhân bị dây điện đứt
đè lên người
* Cách giải cứu:
Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre, gỗ
khô hất dây điện ra khỏi người nạn nhân
3.Tình huống 3: Nạn nhân bị nạn trên cao
* Cách giải cứu:
Dùng vật mềm lót bên dưới đất sau đó tìm
cách cắt nguồn điện
Thực hành sơ cứu nạn nhân:
1.Phương pháp nằm sấp:
2. Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
Học sinh làm báo cáo thực hành
III. Giai đoạn kết thúc thực hành
- Về công tác chuẩn bị
- kết quả thực hiện
- Thái độ học tập
6Có nhiều tàu chở dầu bị tai nạn làm dầu loang rộng trên mặt biển (Chẳng hạn:
Tàu Prestige chở hơn 77000 tấn dầu chìm ngoài khơi vùng biển Tây Ban Nha làm
tràn dầu trên biển trở thành sự cố tràn dầu nguy hại nhất từ trước đến nay; Tàu chở
cần trục đâm phải tàu chở dầu ngoài khơi phía Tây Hàn Quốc khiến 66000 thùng
dầu thô bị tràn ra biển...) làm cho không khí không thể khuếch tán vào nước làm
chết rất nhiều sinh vật sống trong lòng đại dương, đồng thời cũng ảnh hưởng đến
nhiều loài sinh vật biển khác nữa.
* Biện pháp khắc phục: Các ngành chức năng cần kiểm tra tàu chở dầu trước
khi lưu thông trên biển và cần đảm bảo các quy tắc an toàn trong suốt quá trình lưu
thông. Các tàu thường xuyên liên lạc với trung tâm cũng như với các tàu khác trong
khu vực lưu thông, tránh các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, không những gây thiệt hại
cho người và tài sản mà còn làm ô nhiễm môi trường, rất lâu sau mới có thể khắc
phục được.
Vệt dầu loang để lại trên biển sau vụ va chạm ở Hàn Quốc
6.3. Môn Sinh học 9:
Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới dạng các trò chơi, hội thi tìm hiểu
trong d¹y häc sinh häc 9.
Các trò chơi, hội thi tìm hiểu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình
thành ý thức bảo vệ môi trường vì:
- Gây hứng thú cho HS khi nghiên cứu vấn đề về BVMT.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với những
vấn đề về BVMT.
7- Giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức về BVMT.
- Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác nhóm nhỏ.
- Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Để tổ chức giáo dục BVMT dưới hình thức này giáo viên cần tuân thủ các bước sau
đây:
Bước 1: Xác đinh tên chủ đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung.
Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm.
Bước 4: Thành lập nhóm giám khảo
Bước 5: Tuyên truyền phát động trò chơi, hội thi.
Bước 6: Thiết kế chương trình.
Bước 7: Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị
Bước 8: Tiến hành trò chơi, hội thi.
Bước 9: Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Ví dụ: Dạy bài 62: Thực hành vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ
môi trường ở địa phương (Sinh học 9)
Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu bài học
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
- Giáo viên chia học sinh làm 4 tổ.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ.
+ Tổ 1: Thảo luận nội dung: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh.
+ Tổ 2: Thảo luận nội dung: Không gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Tổ 3: Thảo luận nội dung: Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát
+ Tổ 4: Thảo luận nội dung: Không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá.
- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ đưa ra các tình huống có vấn đề trong nội dung của tổ và
chuẩn bị giải quyết tình huống của các tổ còn lại.
- Giáo viên cho học sinh bốc thăm để đưa tình huống của các tổ và giải quyết tình
huống ở các tổ.
8Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thảo luận.
Hoạt động 4: Đại diện các nhóm đưa ra tình huống và giải quyết tình huống
theo sự sắp xếp bốc thăm.
- Ví dụ một số câu hỏi bốc thăm:
? Em xử lý như thế nào khi gặp người đổ rác bừa bãi, Sử dụng thuốc nổ đánh cá ở
địa phương ?
Hoạt động 5: Đánh giá.
- Giáo viên cho học sinh đánh giá chéo giữa các tổ và cho điểm.
- Giáo viên đánh giá và cho điểm các tình huống.
- Kết quả đưa tình huống và giải quyết tình huống là nội dung của bài học.
6.4. Môn Hóa học 9: LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO
DẠY HỌC HÓA HỌC Ở THCS
Ví dụ 1:
- Tên bài dạy: Bài 36: Nước .Phần III: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất,
chống ô nhiễm nguồn nước.(SGK Hoá học 8)
- Mục tiêu GDMT: Giáo dục ý thức cải tạo và bảo vệ nguồn nước, hạn chế tình trạng
ô nhiễm nước như hiện nay.
- Thực hiện:
+ GV có thể trình chiếu một số hình ảnh về hành vi vi phạm môi trường của công ty
Vedan và hậu quả ô nhiễm nặng nề ở sông Thị Vải.
+ Các phương hướng chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước:
Tập trung xử lí các nguồn nước thải sinh hoạt.
Nhà máy, cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lí nước thải để tái sử dụng nước cho sản
xuất hoặc thải ra hệ thống nước thải chung.
Nước rác rỉ ra từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần được xử lí trước khi hoà lẫn
với nước ngầm hoặc nước mặt.
Sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật hợp lí.
9Ví dụ 2:
- Tên bài dạy: Bài 28: Không khí, sự cháy (SGK Hoá học 8)
- Mục tiêu GDMT:
+ Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch là
nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia.
+ Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính như
CO2, SO2,
- Thực hiện:
+ GV đặt câu hỏi: ? Bầu không khí của chúng ta hiện nay như thế nào?
+ HS: trả lời.
+ GV trình chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm không khí do bụi, khí thải, xác chết
sinh vật, hậu quả của việc ô nhiễm không khí,....
Bảng:Nguồn gốc và ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm không khí.
Khí Nguồn gốc gây ô nhiễm Do nhân tạo Tác động tới môi trường
CO Quá trình cháy, oxi hoá hợp
chất hiđrocacbon
21% Phá huỷ tầng ozon,rối loạn
tầng bình lưu
CO2 Hô hấp của động thực vật,
sản xuất khoáng và năng lượng
2% Gây hiệu ứng nhà kính
SO2 Sản xuất năng lượng 53% Gây mù axit, mưa axit
NOX Sản xuất năng lượng, giao thông 33% Phá huỷ tầng ozon, khói
quang hoá, mưa axit
NH3 Nông nghiệp, công nghiệp 10% Tạo sol khí
CH4 Nông nghiệp, gia công, khí đốt 16% Gây hiệu ứng nhà kính
Freon Chất tải lạnh 100% Gây hiệu ứng nhà kính,
phá huỷ tầng ozon
+ Rút ra kết luận: Hãy góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Quá trình kiểm tra đánh giá chính là bài kiểm tra mà học sinh sẽ thực hiện.
10
8. Các sản phẩm của học sinh:
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100 % học sinh đã biết trình bày vận
dụng kiến thức của các bài học để giải quyết các vấn đề, ngoài ra học sinh đã nêu
được ý tưởng của mình về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường ở
địa phương. Tìm hiểu được sự ô nhiễm môi trường ở địa phương đang ở mức độ
nào. Kết quả đạt được là rất tốt.
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên
môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt
đối với học sinh. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách
kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển
toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ
môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình
tốt hơn, đạt kết quả cao hơn
Trên đây là dự án thử nghiệm của nhóm giáo viên chúng tôi, tuy đã hết sức cố
gắng nhưng do khả năng lực và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý đồng
nghiệp để chúng tôi hoàn thiện hơn dự án này
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trung Tiến, ngày 16 tháng 01 năm 2013
NHÓM TÁC GIẢ
Ngô Ngọc Hưng Nguyễn Hữu Tuyển Nguyễn Văn Dũng Nguyễn Thị Việt
File đính kèm:
- Bai thi day hoc theo chu de tich hop.pdf