1) Chọn phát biểu đúng:
A. Hợp chất cộng hoá trị thường bền hơn hợp chất ion
B. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước
C. Hợp chất hoá trị đều có trạng thái khí ở điều kiện thường
D. Hợp chất ion rất dễ bay hơi
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 trường gia hội – thừa thiên huế 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG GIA HỘI – THỪA THIÊN HUẾ 2008
Chọn phát biểu đúng:
A. Hợp chất cộng hoá trị thường bền hơn hợp chất ion
B. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước
C. Hợp chất hoá trị đều có trạng thái khí ở điều kiện thường
D. Hợp chất ion rất dễ bay hơi
Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố X là 19, số khối của X là:
A. 13 B. 6 C. 12 D. 14
Nguyên tử X của nguyên tố R có 19 proton trong hạt nhân, chọn phát biểu sai về X: A X là một kim loại thuộc nhóm IA
B. X thuộc chu kỳ 4
C. Công thức oxit cao nhất của X là X2O
D. X tạo được hợp chất khí với hiđrô
Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
a) Bán kính nguyên tử b) Số đơn vị điện tích hạt nhân
c) Khối lượng nguyên tử d) Số electron lớp ngoài cùng trong một chu kỳ
e) Tính axit, bazơ của oxit và hiđrôxit f) Năng lượng ion hoá thứ nhất
A. a, e, f B. a, b, d C. a, d, e, f D. b, c, e, f
Cho sơ đồ phản ứng: S + HNO3 → NO2 + H2SO4 + H2O
Nếu có 0,05 mol S tham gia phản ứng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là:
A. 0,25 mol B. 0,3 mol C. 0,15 mol D. 0,4 mol
Cho phương trình phản ứng: KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O
Tỉ lệ số nguyên tử clo bị khử : số nguyên tử clo bị oxi hoá là:
A. 1 : 6 B. 1 : 3 C. 1 : 5 D. 6 : 1
Cho phương trình phản ứng: 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O. Chọn phát biểu sai:
A. phản ứng trên là phản ứng oxi hoá khử
B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hoá
C. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá
D. H2S bị O2 oxi hoá thành SO2
Chọn phản ứng là phản ứng oxi hoá khử mà NO2 có đóng vai trò là chất oxi hoá:
A. 4HNO3 → 4NO2 + O2 + 2H2O
B. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
C. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
D. 2NO2 → N2O4
Cho phương trình nhiệt hoá học: CaCO3(r ) → CaO(r ) + CO2(k) , DH = +176Kj. Lượng nhiệt cần cung cấp để phân huỷ 2kg CaCO3 là:
A. 3520 kJ B. 3,520 kJ
C. 1760 kJ D. 880 kJ
Cho 2 nguyên tố X (z=12) và Y (z=8), hợp chất và loại liên kết được hình thành giữa X và Y là:
A X2Y, liên kết ion B. XY, liên kết cộng hoá trị
C. XY, liên kết ion D. X2Y, liên kết cộng hoá trị
Chọn phát biểu đúng: “Trong bảng HTTH, trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
A. Tính kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện
B. Độ âm điện tăng theo chiều tăng của bán kính nguyên tử
C. Năng lượng ion hoá thứ nhất tăng theo chiều tăng của bán kính nguyên tử
D. Tính bazơ của các hiđrôxit tăng theo chiều tăng của bán kính nguyên tử
Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố: X (z=5), Y (z=8), Q (z=13)
A.Y < X < Q B. Q < X < Y
C. Y < Q < X D. X < Y < Q
Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với H là RH2, công thức oxit cao nhất của R là: A. R2O B. RO C. RO4 D. RO3
Nguyên tố R tạo cation R2- có cấu hình electron kết thúc ở 2p6, cấu hình electron của R là:
A. 1s2 2s2 2p5 B. 1s2 2s2 2p4
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s1
Nguyên tố argon có 3 đồng vị với tỉ lệ % nguyên tử tương ứng: (0,337%); Ar (0,063%); Ar (99,6%). Thể tích của 5 gam khí argon ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 4,48 lit B. 3,36 lit
C. 2,8 lit D. 2,24 lit
Đốt cháy hoàn toàn 5,85 gam kim loại M thuộc nhóm IA được 7,05 gam oxit kim loại. Kim loại M là:
A. Na (M=23) B. Be (M=9) C. Li (M=7) D. K (M=39)
Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđrô là RH3, trong oxit cao nhất của R, oxi chiếm 56,34% về khối lượng, nguyên tố R là:
A. N (M=14) B. P (M=31) C. As (M= 75) D. Si (M=28)
Hoà tan hoàn toàn 4,6 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B thuộc nhóm IA trong dung dịch HCl dư được 2,24 lit khí (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:
A. 11,7 gam B. 7,35 gam
C. 14,70 gam D. 10,14 gam
Hoà tan hoàn toàn 6 gam một kim loại M thuộc nhóm IIA vào m gam H2O (dư) được (m +5,7) gam dung dịch A. Kim loại M là:
A. Ba (M=137) B. K (M=39)
C. Mg (M=24) D. Ca (M=40)
Hoà tan 3,425 gam Ba vào 46,625 gam nước được dung dịch A, nồng độ % của dung dịch A là:
A. 4,275% B. 8,55 %
C. 17,1% D. 11,5%
Cho sơ đồ phản ứng: Al + HNO3 → N2O + H2O + X
Công thức của X và hệ số cân bằng (số nguyên, tối giản) tương ứng là:
A. Al2O3, 8 B. Al(NO3)3, 3 C. Al(NO3)3, 8 D. Al2O3, 5
Loại liên kết có trong phân tử H2SO4 là:
A. Chỉ có liên kết ion B. Lk ion và lk cộng hoá trị
C. Lk ion và lk cho-nhận D. Lk cộng hoá trị và lk cho-nhận
Số electron hoá trị chưa tham gia liên kết trong phân tử NO2 là:
A. 11 B. 12 C.10 D. 9
Biết C2H2 là một phân tử có cấu tạo thẳng, dạng lai hoá trong phân tử C2H2 là:
A. sp3 B. sp2 C. sp D. không xác định được
Cho các hợp chất: H2O, HCl, H2S, NH3 và độ âm điện H: 2,2; Cl: 3,16; S: 2,58; N: 3,04; O: 3,44 dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong các chất là:
A. H2S, NH3, HCl, H2O B. H2O, HCl, NH3, H2S
C. H2S, NH3, H2O, HCl D. NH3, H2S, HCl, H2O
Số mol electron cần dùng để khử 0,2 mol ZnO thành Zn là :
A. 0,2 mol B. 0,4 mol C. 0,6 mol D. 0,8 mol
Liên kết giữa C và H là:
A. liên kết ion . B. liên kết cộng hóa trị có phân cực
C. liên kết đôi. D. liên kết cộng hóa trị không phân cực
Số oxi hóa của Clo trong HClO3 , Cl- , Cl2 và NaClO lần lượt là:
A. +1, -1, 0, +2 B. -2, -1, 0 , +1
C. +6, -1, 0, +1 D. +5 , -1, 0, +1
Tự luận (6 điểm )
Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: NH3 F2O, H2CO3.
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Al + HNO3 ® Al(NO3) 3 + NO + H2O.
b) CrI3 + Cl2 + KOH ® K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O
Cho 2,6 g bột kẽm vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,75 M. Lắc lĩ cho đến khi phản ứng kết thúc .
a. Xác định số mol của các chất trong dung dịch thu được ?
b. Khối lượng Cu kết tủa là bao nhiêu gam?
File đính kèm:
- Gia Hoi De thi hoc ki 1 hoa 10.doc