Câu 2: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng:
A. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
B. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
C. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
D. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2 kiểm tra môn vật lý thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BA TRI
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN Vật Lý
Thời gian làm bài: 60 phút;
(24 câu trắc nghiệm+4 tự luận)
Đề 2
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Lớp:
Phần 1: trắc nghiệm.
Câu 1: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2 . Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp ba lần khoảng thời gian rơi của vật thứ hai.Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là bao nhiêu?
A. B. C. . D. .
Câu 2: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng:
A. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
B. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
C. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
D. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật.
Câu 3: Chọn phát biểu không đúng:
A. Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau.
B. Những lực tương tác giữa hai vật là lực trực đối.
C. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất di đồng thời.
D. Lực tác dụng là lực đàn hồi thì phản lực cũng là lực đàn hồi.
Câu 4: Chọn câu đúng: Khi một xe buýt đang chạy thì bất ngờ hãm phanh đột ngột, thì các hành khách
A. ngả người về phía sau. B. chúi người về phía trước.
C. dừng lại ngay. D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 5: Hai bến sông A và B cùng nằm trên một bờ sông, cách nhau 18km. Cho biết vận tốc của canô khi nước không chảy là nước là 4,5m/s, vận tốc của dòng nước đối với bờ sông là 1,5m/s. Hỏi canô phải đi xuôi dòng từ A đến B rồi đi ngược dòng từ B về A mất bao nhiêu thời gian?
A. 2giờ 30 phút B. 2giờ15 phút. C. 1giờ 45 phút. D. 1giờ 40 phút
Câu 6: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi lực giữ gậy ở tay và vai người sẽ chịu một lực bằng bao nhiêu?
A. 80N và 120N. B. 20N và 120N C. 80N và 100N. D. 20N và 60N.
Câu 7: Điều kiện cân bằng của một vật chụi tác dụng của ba lực không song song là:
A. Ba lực phải đồng quy.
B. Ba lực phải đồng phẳng.
C. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
D. Cả ba điều kiện trên.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
C. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 9: Một ôtô khối lượng m chuyển động với vận tốc độ v không đổi, bỏ qua lực ma sát. Lực nén của ôtô khi qua điểm giữa cầu trong trường hợp cầ vông lên với bán kính R là:
A. . B. Một công thức khác.
C. . D. .
Câu 10: Ta có g là véctơ gia tốc trọng lực. Vậy câu nào sau đây sai khi nói về g?
A. Có chiều thẳng đứng từ trên xuống.
B. Trị số g thay đổi thay độ cao.
C. Trị số g thay đổi theo từng nơi trên Trái đất.
D. Trị số g là hằng số và có giá trị là 9.81m/s2.
Câu 11: Một lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó?
A. 4m B. 0,5m C. 2m D. 1m
Câu 12: Nếu nói " Mặt Trời quay quanh Trái Đất" thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc:
A. Cả Mặt Trời và Trái Đất. B. Mặt Trời.
C. Trái Đất. D. Mặt Trăng.
Câu 13: Chuyển động thẳng chậm dần đều nhất thiết phải có:
A. Quỹ đạo phải lớn hơn nhiều lần kích thước của vật
B. Gia tốc có giá trị âm
C. Gia tốc có giá trị dương
D. Vận tốc đầu khác không
Câu 14: Vật rơi tự do ở độ cao 240m trong 7s.Quãng đường vật di trong giây cuối cùng là?
A. 63,7m. B. 24m. C. 112,3m. D. 40,5m.
Câu 15: Một vật có khối lương 11kg nằm trên sàn, hệ số ma sát tĩnh giữa vật và sàn là 0,52. Độ lớn của lực tác dụng theo phương ngang phải bằng bao nhiêu để vật trượt trên sàn?
A. Bằng 56,2N. B. Nhỏ hơn 56,2N. C. Lớn hơn 56,2 N. D. Tất cả đều sai
Câu 16: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa vật trượt trên một mặt phẳng khi tăng tốc độ trượt của vật lên?
A. Tăng lên. B. Không đổi. C. Giảm xuống. D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 17: Chọn câu sai: Chuyển động tròn đều có
A. tốc độ góc không đổi. B. quỹ đạo là đường tròn.
C. véctơ gia tốc góc không đổi. D. tốc độ dài không đổi.
Câu 18: Một lò xo khi treo vật m = 200g sẽ giãn ra 4cm. Cho g = 10m/s2. Giá trị độ cứng của lò xo là?
A. 200N/m B. 50N/m C. 20N/m D. 0,5N/m.
Câu 19: Một vật có khối lượng m ở độc cao h thì gia tốc rơi tự do sẽ được tính theo công thức nào:
A. B. C. D.
Câu 20: Mặt chân đế của vật là:
A. phần chân của vật.
B. toàn bộ diện tích tiếp xúc của vật với sàn.
C. đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tíep xúc.
D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật.
Câu 21: Phương trình của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng:
x = 3,2 + 45t (x đo bằng km và t đo bằng h)
Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 3,2km/h.
B. Từ điểm M cách O 3,2km, với vận tốc 45km/h.
C. Từ diểm O, với vận tốc 45km/h.
D. Từ điểm M cách O 3,2km, với vận tốc 3,2km/h.
Câu 22: Bi 1 có trọng lượng lớn gấp đôi bi 2. Cùng một lúc tại một vị trí, bi 1 được thả rơi còn bi 2 được ném theo phương ngang với tốc độ v0. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây đúng:
A. Bi 1 chạm đất trước. B. Chạm đất cùng lúc.
C. Bi 1 chạm đất sau . D. Không biết được.
Câu 23: Phương trình nào sau đây mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều của một chất điểm:
A. B. C. D.
Câu 24: Một vật rơi tự do ở độ cao 6,3m, lấy g=9,8m/s2. Hỏi vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu?
A. 11,1m/s B. 123,8m/s C. 1,76m/s D. 1,13m/s
Phần 2: Tự luận. (4 đ)
Câu 1: Phát biểu định luật II Newton. Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn.(0,5 đ)
Câu 2: Định nghĩa momen lực. Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều. (0,5 đ).
Câu 3: Một người dùng dây kéo một vật có khối lượng m =100kg trượt trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo F = 100N. Dây nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,05.
a/ Vẽ và biểu diễn các lực tác dụng lên vật. Tính lực ma sát(0,5 đ).
b/ Tính gia tốc của vật (0,5 đ).
c/ Sau 4s vật đạt được vận tốc bằng bao nhiêu? (0,5 đ).
Câu 4: Một vật được ném ngang ở độ cao 20m với vân tốc đầu v0 = 15m/s. Lấy g = 10m/s2, bỏ qua sức cản không khí. Tính:
a/ Viết phương trình vật chuyển động ném ngang. (0,5đ)
b/ Tầm ném xa. (0,5 đ)
c/ Vận tốc vật khi chạm đất. (0,5 đ)
-----------------------------------------------
File đính kèm:
- 02.doc