Đề bài: Em hiểu chủ nghĩa nhân văn trong văn học như thế nào? Hãy phân tích một số dẫn chứng lấy trong hia đoạn trích của tác phẩm Hamlet. Romeo và Juliet để làm sáng tỏ chủ nghĩa nhân văn

Con người! Hai tiếng ấy vang lên mới đẹp làm sao! Thếmà trước đây

nhiều thếlực hắc ám, tàn bạo đã dựa vào nhà thờCơ Đốc giáo và triết học

kinh viện đểchà đạp thô bạo lên quyền sống, quyền làm người của con

người. Vì thế, ởthếkỷXIV – XV, ngọn gió nhân văn chủnghĩa đã bùng lên

trong văn học nước Ý và sau đó lại thổi một luồng sinh khí mới sang văn

học nhiều nước châu Âu. Mãi đến thếkỷXVI, nền văn học Anh mới thấm

nhuần chủnghĩa nhân văn mà đỉnh cao là Shakespeare (1564 – 1616).

Vậy thếnào là chủnghĩa nhân văn trong văn học? Chủnghĩa nhân văn đã

được thểhiện nhưthếnào qua hai vởbi kịch Romeo và Juliet và Hamlet?

Chủnghĩa nhân văn là một trào lưu tưtưởng tiến bộ, tôn trọng và đềcao

con người trong cuộc sống trần thế. Nó đối lập với triết học kinh viện và tư

tưởng của nhà thờCơ Đốc giáo. Đây là một hệtưtưởng chính thống của

thời đại, là hệtưtưởng duy tâm khuyên con người phải tin vào những thế

lực siêu nhiên, huyền bí nhằm tìm hạnh phúc ởchốn thiên đàng. “Đây là

vũng bùn hôi thối” và các học giả đã nhận thấy những điều xuyên tạc, dối

trá nên họ đã nghiên cứu và phát hiện nền văn minh huy hoàng của Hy Lạp,

La Mã cổ đại. Phương Tây bàng hoàng và kinh ngạc trước những di sản văn

hóa thời cổ đại “trong những cuốn sách viết tay còn cứu vớt được sau khi

nền văn minh Bydangxơ đã sụp đổ, trong những pho tượng thời cổ đại khai

quật được trong những đống hoang tàn ởLa Mã, người ta đã thấy một thế

giới mới lạ đó là thời cổ đại Hy Lạp, những hình thức chói lòa của nó

đánh tan những bóng ma thời trung cổ”. Nhận thức rõ, sởdĩcha ông người

Hy Lạp sáng tạo được một nền văn minh nhưvậy là vì họ đã sống trong một

xã hội tựdo, dân chủ, quyền sống, quyền làm người được tôn trọng.

ỞthếkỷXIV, XV, nước Ý đã mọc lên nhiều đô thịnhờkinh tếcông

thương nghiệp phát triển, tầng lớp thịdân giàu có nên họcó ý thức vềquyền

lợi, vai trò của cá nhân mình. Đây là tiền đề, là xuất phát điểm của ngọn gió

nhân văn chủnghĩa. Chủnghĩa nhân văn trong nền văn nghệÝ đạt những

thành tựu rực rỡ ởcác lĩnh vực nhưhội họa, kiến trúc, điêu khắc Ngọn cờ

đầu của chủnghĩa nhân văn là Dante, tác giảcủa kiệt tác Thần khú

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài: Em hiểu chủ nghĩa nhân văn trong văn học như thế nào? Hãy phân tích một số dẫn chứng lấy trong hia đoạn trích của tác phẩm Hamlet. Romeo và Juliet để làm sáng tỏ chủ nghĩa nhân văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Con người! Hai tiếng ấy vang lên mới đẹp làm sao! Thế mà trước đây nhiều thế lực hắc ám, tàn bạo đã dựa vào nhà thờ Cơ Đốc giáo và triết học kinh viện để chà đạp thô bạo lên quyền sống, quyền làm người của con người. Vì thế, ở thế kỷ XIV – XV, ngọn gió nhân văn chủ nghĩa đã bùng lên trong văn học nước Ý và sau đó lại thổi một luồng sinh khí mới sang văn học nhiều nước châu Âu. Mãi đến thế kỷ XVI, nền văn học Anh mới thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn mà đỉnh cao là Shakespeare (1564 – 1616). Vậy thế nào là chủ nghĩa nhân văn trong văn học? Chủ nghĩa nhân văn đã được thể hiện như thế nào qua hai vở bi kịch Romeo và Juliet và Hamlet? Chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu tư tưởng tiến bộ, tôn trọng và đề cao con người trong cuộc sống trần thế. Nó đối lập với triết học kinh viện và tư tưởng của nhà thờ Cơ Đốc giáo. Đây là một hệ tư tưởng chính thống của thời đại, là hệ tư tưởng duy tâm khuyên con người phải tin vào những thế lực siêu nhiên, huyền bí nhằm tìm hạnh phúc ở chốn thiên đàng. “Đây là vũng bùn hôi thối” và các học giả đã nhận thấy những điều xuyên tạc, dối trá nên họ đã nghiên cứu và phát hiện nền văn minh huy hoàng của Hy Lạp, La Mã cổ đại. Phương Tây bàng hoàng và kinh ngạc trước những di sản văn hóa thời cổ đại… “trong những cuốn sách viết tay còn cứu vớt được sau khi nền văn minh Bydangxơ đã sụp đổ, trong những pho tượng thời cổ đại khai quật được trong những đống hoang tàn ở La Mã, người ta đã thấy một thế giới mới lạ… đó là thời cổ đại Hy Lạp, những hình thức chói lòa của nó đánh tan những bóng ma thời trung cổ”. Nhận thức rõ, sở dĩ cha ông người Hy Lạp sáng tạo được một nền văn minh như vậy là vì họ đã sống trong một xã hội tự do, dân chủ, quyền sống, quyền làm người được tôn trọng. Ở thế kỷ XIV, XV, nước Ý đã mọc lên nhiều đô thị nhờ kinh tế công thương nghiệp phát triển, tầng lớp thị dân giàu có nên họ có ý thức về quyền lợi, vai trò của cá nhân mình. Đây là tiền đề, là xuất phát điểm của ngọn gió nhân văn chủ nghĩa. Chủ nghĩa nhân văn trong nền văn nghệ Ý đạt những thành tựu rực rỡ ở các lĩnh vực như hội họa, kiến trúc, điêu khắc… Ngọn cờ đầu của chủ nghĩa nhân văn là Dante, tác giả của kiệt tác Thần khúc. Sang thế kỷ XV – XVI, ngọn gió nhân văn chủ nghĩa thổi một luồng sinh khí mới vào nền văn nghệ của các nước Tây Âu và Trung Âu. Nước Anh bước vào thời đại Phục hưng muôn so với Ý, Pháp nhưng nền văn nghệ Anh, nhất là thơ ca, kịch đã phát triển rất nhanh và rất mạnh, đỉnh cao nhất là nhà viết kịch William Shakespears, xuất thân tại thị trấn Stratford-on- abon. Đấy là một thị trấn nhỏ nhưng khá phồn thịnh. Bố của Shakespeare là một thương nhân buôn bán đồ len khá giả. Về sau, gia đình bị sa sút nên ông phải nghỉ học, đi làm việc. Đến Luân Đôn, ông đã từng giữ ngựa, nhắc vở, diễn viên rồi sau đó mới cải biên, nhuận sắc và sáng tác hàng loạt vở kịch có giá trị lớn. Với ba mươi tám vở kịch gồm kịch lịch sử, hài kịch, bi kịch ông đã trở thành một nhà viết kịch thiên tài. Ở hai vở kịch Romeo và Juliet và Hamlet, Shakespeare đã đấu tranh cho sự tự do của con người trong hạnh phúc yêu đương và trong hành động dũng cảm chống lại cái ác. Romeo và Juliet được sáng tác vào khoảng năm 1594, 1595, là một bản tình ca bất tử, ca ngợi sức mạnh của tình yêu đã chiến thắng oán thù và những thế lực xấu xa, đen tối trong xã hội. Bối cảnh câu chuyện xảy ra tại thị trấn Verona ở Ý. Nơi có hai gia đình thế phiệt trâm anh là Capulet và Montague từng có mối hiềm thù sâu xa đến nỗi những người đầy tớ của họ gặp nhau ngoài đường cũng đánh và giết nhau bằng gươm. Những kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm. Đây chính là dấu vết của sự hiềm thù trung cổ còn sót lại. Romeo vốn là con trai của Montague, yêu nàng Rosaline – một người con gái mà chàng cho rằng đẹp nhất cõi trần gian. Nhưng tiếc thay, dòng suối tình yêu của chàng không được nàng Rosaline đáp trả. Chàng đâm ra thất vọng. Nhưng Mercudio, người bạn tốt bụng của chàng, hứa là sẽ giới thiệu cho chàng người con gái xinh đẹp hơn, huyền diệu hơn Rosaline gấp bội. Thế rồi, dịp đó đã đến. Bằng cách ngụy trang một chiếc mặt nạ, Romeo đã lọt được vào một bữa tiệc ở nhà Capulet – một bữa tiệc mời tất cả những cư dân trong thị trấn Verona, trừ những người thuộc dòng họ Montague. Thông qua ánh mắt nụ cười, tiếng sét ái tình của chàng và Juliet đã bộc phát. Vì giết Tybalt – một người cháu họ của Juliet – Romeo bị đày đến Mantua cách xa ngàn dặm. Trước khi chịu án đi đày, chàng đã nhiều lần vượt qua bức tường cao của nhà Capulet để được gặp Juliet. Đó là những đêm trăng thần tiên tô điểm thêm tình yêu của họ. Xa cách Romeo, Juliet bị gia đình ep gả cho Paris, một người giàu có mà nàng không hề yêu. Nàng đã bí mật tìm đến nhà linh mục Laurence, để nhờ vị linh mục này bày cho nàng cách để thể hiện tình yêu chung thủy với Romeo. Trước đêm lễ cưới Paris, nàng đã uống hai viên thuốc ngủ để giả vờ chết trong bốn mươi hai giờ đồng hồ. Người ta đem nàng ra nhà mồ. Tại Manta, khi sứ giả của vị linh mục chưa đến thì Romeo đã hay được hung tin, liền vội vã trở về Verona bằng con đường tắt. Khi đến nhà mồ, chàng đã giết chết Paris và uống thuốc độc tự tử. Chàng vừa ngã xuống thì Juliet tỉnh dậy. Thấy Romeo đã trở thành người thiên cổ, Juliet bàng hoàng sửng sốt và cũng tự sát. Người đầy tớ của Paris chạy đi loan tin cho mọi người biết. Vì hoàng tử và cả hai dòng họ Montague và Capulet đều kéo đến và vô cùng xót xa. Dòng họ Capulet hứa sẽ xây dựng một tượng đài cho Juliet và dòng họ Montague cũng vậy. Rõ ràng là Romeo và Juliet chết nhưng lý tưởng và sự tự do trong hạnh phúc yêu đương của họ vẫn còn tồn tại mãi mãi. Mối tình giữa Romeo và Juliet đã chứng minh sức mạnh của tình yêu. Yêu Juliet, Romeo đã làm tất cả những điều phi thường để mong sao Juliet có được hạnh phúc. Chàng đã vượt qua bao bức tưởng cao của nhà Capulet, tức là vượt qua bóng đêm nghiệt ngã của sự hiềm khích hận thù thời trung cổ. Sự lưu cữu hận thù này là một nhát cắt oan nghiệt đè nặng lên đôi lứa đang yêu và sẵn sàng hy sinh vì tình yêu. Juliet cũng vậy, cái chết của họ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn nhân loại phải tôn trọng sự tự do hạnh phúc yêu đương của con người. Trong một hoàn cảnh xã hội u ám, lạnh lẽo, đôi tình nhân Romeo và Juliet vẫn ấm áp bởi vì họ có tình yêu. Tình yêu đem lại hơi thở và sức sống căng tràn cho tâm hồn, nếu đó là tình yêu trong sạch. Họ chết rất bi thảm, cũng vì để bảo vệ tình yêu: “For never was a story of more woe than this of Juliet and Romeo” (Chưa có chuyện tình nào bi thảm hơn chuyện tình của Romeo và Juliet). Sau Romeo và Juliet vở kịch Hamlet được William sáng tác năm 1601 lại chứng minh về sức mạnh phi thường của con người chống lại cái ác đang hoành hành trong xã hội. Hamlet là một điển hình về kiểu con người có thái độ hoài nghi khoa học và biết hành động dũng cảm, thông minh để diệt trừ cái ác. Từ nơi xa nghe tin vua cha mất, Hamlet liền vội vã về kinh. Về đến nơi, chàng choáng váng vì thấy người chú ruột là Clodiut lên ngôi và mẹ chàng vội vàng tái giá với hắn. Đêm đêm, Hamlet thơ thẩn và được hồn vua cha hiện về bảo cho chàng biết về cái chết oan khốc của mình. chàng phải giả điên, giả dại để tồn tại trong kinh thành. Thấy vậy, Clodiut phái nhiều tên theo dõi chàng và hắn cùng tên cận thần Poloniut rình rập để theo dõi cuộc gặp gỡ giữa chàng với con gái của Poloniut. Đoán biết được âm mưu của chúng, Hamlet tiếp tục giả điên để tìm ra sự thật. Chàng luôn luôn tâm niệm: “Thời đại tan hoang. Nhưng quái ác thay, chính ta lại sinh ra để dựng nó lại ngay ngắn vững vàng”. Chàng đã bố trí để nhà vua và hoàng hậu cùng xem một vở kịch có cảnh mưu sát gần như cái chết của cha chàng. Clodiut ra sức cầu nguyện, Hamlet không giết, chàng đã gặp hoàng hậu và phân tích cho bà thấy rõ những sai lầm. Tên Poloniut rình mò để nghe trộm đã bị lưỡi gươm của chàng hạ sát. Clodiut tin chắc rằng Hamlet chỉ giả điên và để trừ hậu họa, hắn đã phái chàng sang Anh Quốc. Chàng phát hiện ra bức mật thư liền trở về Đan Mạch. Thấy người yêu đã quá đau khổ trước đám tang của cha và ngã xuống vực chết đuối, chàng đau khổ vô cùng. Anh trai nàng đã nhảy vào đánh chàng. Clodiut nảy ra một quỉ kế trừ khử chàng bằng cách cho chàng và Laocte đấu kiếm. Chàng đã đánh rơi kiếm của Laocte và hai bên đổi kiếm cho nhau. Để phòng xa, Clodiut đã chuẩn bị sẵn chén rượu độc để trừ khử chàng nếu chàng chiến thắng. Hamlet đã đâm trúng đối phương và biết được âm mưu của hắn. Hamlet đã xông đến đâm trúng Clodiut nên sau khi bàn giao mọi chuyện cho Foctinbrat chàng đã ngã xuống trong sự thanh thản hoàn toàn. Mượn câu chuyện về chàng hoàng tử Đan Mạch hoài nghi và dũng cảm, thông minh, Shakespeare đã tố cáo một xã hội đảo điên, tàn ác. Bấy giờ, nước Anh đang ở trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến đi lên tư bản chủ nghĩa. Trong cảnh tranh tối tranh sáng ấy, nhiều thế lực hắc ám, tàn bạo đã xuất hiện gây nên những tội ác đáng ghê tởm. Không thể chịu khoanh tay trước cái ác, những người như Hamlet là một nhân vật có thái độ hoài nghi khoa học, dám nghĩ dám hành động. Như Hegel đã viết một cách đúng đắn: “Hamlet tự mình không kiên quyết, tuy nhiên, anh nghi hoặc không phải ở chỗ mình phải làm cái gì, mà ở chỗ mình phải làm điều đó như thế nào”. Cuối cùng, chàng đã tiêu diệt được kẻ thù và ngã xuống một cách anh hùng. Sự hy sinh của Hamlet chứng tỏ rằng lực lượng tiến bộ, chính nghĩa còn non yếu nhưng tinh thần đấu tranh của Hamlet đã từng làm bừng thức trái tim của loài người tiến bộ. Nói tóm lại, nội dung nhân văn chủ nghĩa trong văn học ở các nước Tây Âu là một trong những thành tựu rực rỡ của nền văn minh nhân loại. Nó đã làm cho con người có ý thức mạnh mẽ về vai trò của cá nhân, về quyền được sống, quyền hạnh phúc cho nền chủ nghĩa nhân văn được mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt. Là một trong những nhà văn thiên tài giương cao ngọn cờ chủ nghĩa nhân văn, William Shakespeare xứng đáng là một trong những nhân vật “khổng lồ” của thời đại Phục hưng. Chủ nghĩa nhân văn trong văn học nghệ thuật càng có giá trị hơn khi dân tộc ta và loài người tiến bộ đang khép dần cánh cửa của thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ mà chắc chắn là về mặt khoa học và nghệ thuật sẽ còn có những thành tựu sáng ngời hơn nữa. Trần Biểu Thức (Lớp 11C trường THPT An Nhơn 2, Bình Định)

File đính kèm:

  • pdfPHAN TICH MOT SO DAN CHUNG TRONG TAC PHAM ROMEO JULLIET.pdf
Giáo án liên quan