Có rầt nhiều nhà thơ đã thành công khi viết về Bác Hồ. Trong số đó, phải nói là thiếu sót nếu không kể đến nhà thơ Viễn Phương. Từ những năm 1976, ở miền Nam xa xôi, Viễn Phương cùng với Đoàn đại biểu nam Bộ đã vinh dự ra thăm lăng Bác. Với niềm cảm xúc dạt dào dâng trào, nhà thơ đã viết lên bài “ Viếng lăng Bác” bằng tất cả những tình cảm chân thành của con người dành cho Bác Hồ kính yêu. Bài thơ đã để lại nhiều dấu ấn không phai trong lòng ngưòi đọc.
Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn với nỗi xót xa, luyến tiếc. Bài thơ là một dồn nén kết tinh tình cảm chn thnh thương nhớ Bác không chỉ riêng nhà thơ Viễn Phương mà cịn l tình cảm lớn của hng triệu chiến sĩ, đồng bào miền Nam, những nguời cũng như nhà thơ, tuy chưa một lần gặp bác trong thực tế, nhưng đ nghìn lần gặp bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất của mình.
Ngay từ giây phút đầu tiên ra thăm lăng Bác, trong lòng nhà thơ đã dạt dào một cảm xúc nghẹn ngào:
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7379 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Bài làm
Có rầt nhiều nhà thơ đã thành công khi viết về Bác Hồ. Trong số đó, phải nói là thiếu sót nếu không kể đến nhà thơ Viễn Phương. Từ những năm 1976, ở miền Nam xa xôi, Viễn Phương cùng với Đoàn đại biểu nam Bộ đã vinh dự ra thăm lăng Bác. Với niềm cảm xúc dạt dào dâng trào, nhà thơ đã viết lên bài “ Viếng lăng Bác” bằng tất cả những tình cảm chân thành của con người dành cho Bác Hồ kính yêu. Bài thơ đã để lại nhiều dấu ấn không phai trong lòng ngưòi đọc.
Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn với nỗi xót xa, luyến tiếc. Bài thơ là một dồn nén kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác khơng chỉ riêng nhà thơ Viễn Phương mà cịn là tình cảm lớn của hàng triệu chiến sĩ, đồng bào miền Nam, những nguời cũng như nhà thơ, tuy chưa một lần gặp bác trong thực tế, nhưng đã nghìn lần gặp bác trong mơ, trong hồi vọng và lí tưởng cao đẹp nhất của mình.
Ngay từ giây phút đầu tiên ra thăm lăng Bác, trong lòng nhà thơ đã dạt dào một cảm xúc nghẹn ngào:
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Câu mở đầu bài thơ giản dị mà chân thật, ấm áp lịng người ,với cách xưng hô thật thân mật “con”. Chỉ với một từ con thôi, cũng đủ cho ta nhận thấy được tình cảm của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác như thế nào rồi. Dường như không có khoảng cách xa vời vợi giữa một vị lãnh tụ nước với người con Việt Nam. Mà thay vào đó là khoảng cách thật gần gũi, ấm áp của một gia đình. Có phải chăng từ “con” đó ấy xuất phát từ tấm lòng , trái tim chân thành của nhà thơ, và có le,õ đó là cách xưng hô thân mật của nhà thơ đối với Bác thân thương. Bởi vì, Bác không chỉ là một vị lãnh tụ mà còn là người cha, là bác, là anh, luôn luôn gần gũi với tất cả mọi người.
Giữa bao nhiêu cây và hoa khắp mọi miền đều xôm tụ bên lăng Bác, nhưng nhà thơ chỉ chọn miêu tả hàng tre – hàng tre xanh xanh Việt Nam. Đấy là một hình ảnh đẹp, rất quen thuộc và gắn bó với chúng ta.
“ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Oâi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. ”
Không biết tự bao giờ, cây tre đã trở thành 1 biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam, với những phẩm chất đáng quý, hiên ngang trong dáng đứng “ thẳng hàng” cho dù “ bão táp mưa sa”. Giữa làn “ sương” ban mai , cây tre đã trở nên đầy chất thơ trong vẻ cứng cỏi hằng ngày. Hình ảnh cây tre tượng trưng cho vẻ đẹp hiền hậu và dức tính đoàn kết, kiên cường của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến tranh. Hàng tre ấy như biểu hiện tất cả tinh thần của dân tộc Việt Nam dành cho Bác . Tinh thần ấy được dồn nén trong sắc xanh bát ngát và sắc màu ấy đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn người Việt Nam lớn lên, trong đó có Viễn Phương. Những nét đẹp bình dị của tre càng tôn vinh thêm vẻ đẹp vốn có của lăng Bác.
Những hình ảnh hàng tre bát ngát chỉ là khúc dạo đầu của bài thơ, để rồi Viễn Phương đưa chúng ta đến những liên tưởng xâu xa hơn, lắng động hơn:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Chỉ với hai từ “ mặt trời” của Viễn Phương đã gợi cho chúng ta biết bao suy tưởng. “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của tự nhiên, là nguồn sống, ánh áng của vạn vật trên Trái Đất. Ơû đây, hình ảnh mặt trời đã đựơc nhà thơ nhân hoá tinh tế để cho chúng ta thấy trong lăng con có 1 mặt trời rất đỏ nữa . Mặt trời trong lănưa’hính là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Tuy nằm trong lăng, nhưng tư tưởng của Người vẫn như vầng hào quang mãi soi sáng, dẫn lối cho chúng ta đi trên sự nghiệp Cách mạng vĩ đại. Phải kính yêu Bác đến gần ninh’, Viễn Phương mới sáng tạo được hình ảnh ẩn dụ nhiều sắc thái như vậy. Mặt trời của thiên nhiên là hình ảnh thật của vầng thái dương, ngày ngày toả ánh sáng ấm áp xuống mặt đất, sưởi ấm cho mọi vật, duy trì sự sống cho muôn loài . Còn Bác của chúng ta – một mặt trời của dân tộc Việt Nam. Aùnh sáng của Bác đả dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thục hiện công cuộc Cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mêng mông có sức toả sáng mải mải, đã đem lại cuộc sống ấm no, tươi vui cho dân tộc Việt Nam, cho dù Bác đã đi xa. Bác là mặt trời rực rỡ, toả sáng, làm nở hoa biết bao nhiêu cuộc đời của con người. Giờ đây những người con được Bác soi sáng đã trở thành những bông hoa đẹp nhất, dâng lên mừng 79 mùa xuân, hay cũng là 79 năm - Người đã sinh ra và trưởng thành - để từ đó, Người mang lại ánh sáng và nguồn sống cho dân tộc
“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân …”
Những dòng người “ngày ngày” đi trong một không gian rất đặc biệt. Đó là “ đi trong thương nhớ”, kết thành những “ tràng hoa” dâng lên Bác. Với hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo và mới lạ, thể hiện niềm yêu thương , tình cảm tha thiế vô hạn của nhân dân dành cho Bác. “ Bảy mươi chín mùa xuân” cũng là hình ảnh hoán dụ đẹp đẽ nói về cuộc đời của bác đẹp như những mùa xuân.
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
“giấc ngủ bình yên” , có phải đây là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đả cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống của nhân dân.Cả cuộc đời Bác đã hy sinh cho nhân dân, cho đất nước mà quên đi tất cả. Mãi đến khi lúc ra đi, Người mới có được một “giấc ngủ bình yên, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Ở đây là một so sánh ngầm thú vị. cuộc đời bác như mặt trời. giấc ngủ của bác như vầng trăng. Bác trở nên bất tử hồ nhập vào trời xanh. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Viễn Phương đã đưa hình ảnh vầng trăng kề cận Bác, mà bởi vì Bác yêu trăng như yêu một con người. Sinh thời, Bác là người thích sống gần gũi với thiên nhiên. Thơ của Bác nhiều trăng, trăng với Bác như hai người bạn tri âm, tri kỉ. Aùnh trăng bát ngát, thơ mộng đã từng bên Bác trong nhà lao hay cả những nơi chiến trường, mà giờ đây, Bác đã yên nghĩ, ánh trăng lại lung linh toả sáng như vỗ về giấc ngủ cho Bác. Một giấc ngủ thật đẹp, bình yên và thanh thản. Đó cũng lý do để tác giả liên tưởng đến giấc ngủ trong vầng trăng của Bác.
“ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !”
“ Nhói” là đau đột ngột, quặn thắt – một nổi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sụ ra đi của Bác. Dẫu biết rằng cuộc đời và sự nghiệp của Bác vẫn còn mãi với thời gian, Bác vẫn sống mãi trong tim của moai’người dân Việt Nam như trời xanh ở vĩnh viễn ở trên cao. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Bác đã ra đi, để lại bao niềm thương nhớ . Các hình ảnh vĩnh hằng kì vĩ nối tiếp nhau trong bài thơ cho thấy cái mãi mãi, cái vơ cùng cao cả ở một con người. ở đây lại cĩ sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm: lí trí thì biết “trời xanh là mãi mãi”, cịn tình cảm thì “mà sao nghe nhĩi ở trong tim!..”. Đủ thấy nỗi tiếc thương, sự mất mát ko gì bù đắp đc trong lịng ai. Cả đất trời và con người đều nhỏ lệ, khóc thương cho người cha già kính yêu:
“ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”
Tố Hữu
Không ai tin đó là sự thật, bất chấp cả lẽ thường tình của Tạo hoá. Biết Người đã ra đi rồi mà chưa thoả được ước nguyện: được trở lại nơi thành đồng Tổ quốc, đi gặp gỡ miền Nam ruột thịt. Cho nên câu thơ “ Mà sao nghe nhói ở trong tim !” không chỉ đơn giản là nỗi đau của con người mất cha mà còn à niềm day dứt không ngui của người dân miền Nam Bộ vì chưa được “ Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười”
Quả thật ai ai cũng không muốn rời xa người , nhưng cũng đến lúc nhà thơ phải chia tay Bác để trở về với công việc hiện tại của mình. Vì thế bao cảm xúc như được dâng trào :
“ Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Chỉ nghĩ đến ngày về miền Nam, nhà thơ cũng đá “trào nước mắt” luyến tiếc khi chia tay
“ Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đáo hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Nhà thơ muốn hoá thân vào tự nhiên , vào vạn vật, là một thứ âm thanh của tự nhiên đẹp đẽ, đe ågóp phần tạo nên không khí ấm áp, thanh bình cho giấc ngủ của Bác. Nhà thơ muốn làm con chim ngày ngày hát vui lòng Bác, làm đoá hoa ngày ngày toả hương bên lăng … và có lẽ ước muốn làm cây tre trung hiếu mới là đỉnh cao của niềm kính trọng , yêu thương Báa’Điệp ngữ “ muốn làm” đã nhấn mạnh tình yêu thương, niềm mong ước của nhà thơ . Hình ảnh cây tre xuất hiện ở cuối bài thơ, khiến cho bài thơ có kết cấu đầu đuôi tương ứng. Cách bôc lộ cảm xúc của nhà thơ thật là sâu sắc. Đây là lời hứa thuỷ chung, đồng thời cũng là ước nguyện của nhà thơ đối với Bác
Cả bài thơ như một khúc hát đầy nhạc điệu , diễn tả một cách chân thành và xúc động tình yêu thiêng liêng, thành kính của Viễn Phương nói riêng và đồng bào niềm Nam nói chung. Khép lại bài thơ “ Viếng lăng Bác” , ta thấy được sự hoà quyện giữa quang cảnh quanh lăng Bác với sức sống của thiên nhiên và tâm hồn dân tộc. Tất cả được viết lên bằng niềm tự hoà được đọng lại trong tâm hồn nhà thơ, thành kính không nguôi khiến bài thơp trở thành một trong những bài thơ hay nhất viết về Bác Hồ kính yêu.
File đính kèm:
- Van mau Vieng Lang Bac.doc