Đề cương bài ôn tập môn học vật lý lớp 7

Câu 1. Máy cơ đơn giản nào không có lợi về lực

- Ròng rọc cố định là máy cơ đơn giản không cho lợi về lực mà làm thay đổi hướng của lực tác dụng

Câu 2. Em hãy nêu tác dụng của ròng rọc động

- Ròng rọc động là máy cơ đơn giản cho lợi về lực. Khi dùng ròng rọc động để nâng vật thì chỉ cần dùng 1 lực bằng 1/2 trọng lượng của vật

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương bài ôn tập môn học vật lý lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương thầy Cang Câu 1. Máy cơ đơn giản nào không có lợi về lực - Ròng rọc cố định là máy cơ đơn giản không cho lợi về lực mà làm thay đổi hướng của lực tác dụng Câu 2. Em hãy nêu tác dụng của ròng rọc động - Ròng rọc động là máy cơ đơn giản cho lợi về lực. Khi dùng ròng rọc động để nâng vật thì chỉ cần dùng 1 lực bằng 1/2 trọng lượng của vật Câu 3. Để kéo 1 vật lên cao mà chỉ cần sử dụng 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật và đổi hướng của lực kéo thì người ta sử dụng hệ thống nào? - Để kéo 1 vật lên cao mà chỉ cần sử dụng 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật và đổi hướng của lực kéo thì người ta sử dụng hệ thống ròng rọc động và ròng rọc cố định (PALĂNG) số lượng ròng rọc động bằng số lượng ròng rọc cố định Câu 4. Khi vật rắn nóng lên thì thể tích của vật rắn như thế nào? - Khi vật rắn nóng lên và nở ra làm cho thể tích vật rắn tăng Câu 5. khi vật rắn được làm lạnh đi thì thể tích của vật rắn như thế nào? - Khi vật rắn được làm lạnh đi thì vật rắn co lại làm cho thể tích vật rắn giảm Câu 6. Có 2 quả quả cầu bằng nhau 1 quả bằng sắt 1 quả bằng đồng (Vs= Vđ) sau khi làm nóng 2 quả cầu đó cùng 1 nhiệt độ thì thể tích 2 quả cầu đó như thế nào? - Sau khi làm nóng 2 quả cầu đó cùng 1 nhiệt độ thì thể tích 2 quả cầu đó khác nhau (Vs= Vđ) vì sắt và đồng nở vì nhiệt độ khác nhau đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt nở vì nhiệt Câu 7. Tại sao khi tra khâu kim loại và cán dao người ta phải nung nóng khâu kim loại đó - Khi tra khấu kim loại vào cán dao người ta phải nung nóng khâu kim loại đó vì khi nung nóng khâu kim loại nở ra mới đút lọt vào đầu cán dao và và sau khi nguội khâu kim loại đó co lại nên giữ chặp lưỡi dao Câu 8. Tại sao khi đun nước người ta người ta không nên đổ nước thật đầy ấm - Khi đun nước người ta người ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi dun nước sẽ tràn ra ngoài. Khi đun nhiệt độ của ấm và nhiệt độ của nước trong ấm sẽ tăng nhưng nước trong ấm sẽ tăng nhiều hơn ấm nên nước sẽ tràn ra ngoài Câu 9. Tại sao đặt 1 cốc thuỷ tinh đựng nước vào nước nóng ta thấy mức nước ở trong cốc mới đầu tụt xuống một ít sau đó mới dâng lên hơn mức bình thường ban đầu khi chưa đặt vào nước nóng - Khi đặt 1 cốc thuỷ tinh đựng nước vào nước nóng ta thấy mức nước ở trong cốc mới đầu tụt xuống một ít sau đó mới dâng lên hơn mức bình thường ban đầu khi chưa đặt cốc vào nước nóng vì thể tích của cốc thuỷ tinh tăng trước, thể tích của nước sẽ tăng sau và tăng nhiều hơn Câu 10. Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phòng lên - Quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phòng lên vì khong khí trong bóng nóng lên nở ra đẩy vỏ bóng phồng ra như củ Câu 11. Em hãy so sánh sự nở vì nhiệt của các chất (chất rắn, chất lỏng, chất khí) - Chất khí nở vì nhệt nhiều hơn chất lỏng chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn Câu 12. Ta cắm 2 ống có tiết diện khác nhau nhau vào 2 bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng 1 lượng chất lỏmg thì khi tăng nhiệt độ của 2 bình lên như nhau mức chất lỏng của 2 ống có dâng cao như nhau không? tại sao? - Cắm 2 ống có tiết diện khác nhau nhau vào 2 bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng 1 lượng chất lỏmg thì khi tăng nhiệt độ của 2 bình lên như nhau mức chất lỏng của trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn vì thể tích chất lỏng ở 2 bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải cao hơn Câu 13. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh - Trọng lượng riêng không khí được xác định bằng công thức: d = 10m V - Khi nhiệt độ tăng khối lượng không đổi, thể tích V tăng do đó trọng lượng riêng d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh nên không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh Câu 14. em hãy giải thích khi đun nóng 1 hòn bi bằng kim loại (chất rắn )thì khối lượng riêng của hòn bi giảm đi - Khi hòn bi bằng kim loại được nung nóng, hòn bi sẽ nở ra làm thể tích của hòn bi tăng. Ta có công thức tính khối lượng riêng là : D = m.v .khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của viên bi giảm (Phân số m/v giảm ) Câu 15. Hãy sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào dưới đây là đúng: a. rắn khí lỏng b. Khí rắn lỏng c. rắn lỏng khí d. lỏng khí rắn - c rắn lỏng khí Câu 16. Tại sao để mở nút thuỷ tinh của 1 lọ thuỷ tinh bị kẹt người ta hơ nóng cổ lọ ? - Để mở nút thuỷ tinh của 1 lọ thuỷ tinh bị kẹt người ta hơ nóng cổ lọ vì khi cổ lọ bị hơ nóng sẽ nở ra và làm đường kính của cổ lọ tăng (cổ lọ rộng ra) khi đo sẽ dể lấy nút thuỷ tinh ra khỏi cổ lọ Câu 17. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên hiện tượng nào? - Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên hiện tượng dẫn nở vì nhiệt Câu 18. Băng kép đước chế tạo dựa trên hiện tượng nào -. Băng kép đước chế tạo dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau co giản vì nhiệt khác nhau Câu 19 Sự co giản vì nhiệt của các chất khi bị ngăn cản thì gây ra: a. trọng lượng rất lớn b. Khối lượng rất lớn c. những lực rất lớn d. tiếng nổ rất lớn - Câu c những lực rất lớn Câu 20 Hãy cho biết ý nghĩa của nhiệt giai xenxiut, và nhiệt giai Farenhai - Trong nhiệt nhiệt giai xenxiut nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C của hơi nước đang sôi là 1000C trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F của hơi nước đang sôi 2120F Câu 21. Hẫy đổi 300C ra độ Farenhai Ta có 300C = 00C + 300C 1000C - 00C ứng với khoảng 2120 F - 320F = 1800F nghĩa là 10C = 1,80F -> 300C = 00C + 300C. vậy 300C = 320F + ( 30 x 1,80F ) = 320F + 450F = 860F -> 300C = 860F Câu 22. Tại sao khi nhiệt độ sôi của nước người ta không dùng nhiệt kế rượu mà dùng nhiệt kế thuỷ ngân - Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước Câu 23. Em hãy vẽ sơ đồ nêu lên các ý nghĩa của sự nóng chảy sự đông đặc sự bay hơi sự ngưng tụ Câu 24 Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng nóng chảy a. Đun nhựa đường để rải đường b. Bó củi đang cháy c. Hàn thiếc d. Ngọn nến đang cháy - Câu b bó cuir đang cháy Câu 25. Sự bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào - Sự bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố Nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng Câu 26. Đặc điểm nào sau đây là hiện tượng bay hơi a. Có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi b. chỉ xảy ra ở trong long chất lỏng c. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng d. Chỉ xảy ra đối với 1 số chất lỏng - Câu a có sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi Câu 27 Nhiệt nóng chảy và nhiệt độ đông đặc liên quan với nhau như thế nào - Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở 1 nhiệt độ xác định và bằng nhau. nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ nóng chảy của vật không thay đổi Câu 28 : Lau khô thành ngoài cốc thuỷ tinh và cho vào cốc vài cục nước đá một lát sau sờ vào thành ngoài cốc ta thấy ướt giải thích vì sao? - Hơi nước trong không khí ở chổ thành cốc bị lạnh nên ngưng tụ Câu 29. Trường hợp nào sau đay không liên quan tới sự ngưng tụ a. nước để trong chai đậy kính không bị giảm b. Sự tạo thành mưa c. Tuyết đang tan d. Sương động trên lá cây - Câu C Tuyết đang tan Câu 30 : Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi a. Sự sôi xảy ra ở cùng 1 nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng b. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi c. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang thể hơi d.Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng - Câu a sự sôi xảy ra ở cùng 1 nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng Câu 31: Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây a. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào b. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi c. Chỉ xảy ra ở 1 nhiệt đọ xác định đổi với từng chất lỏng d. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn - Câu b nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi Câu 32: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc dúc tượng đồng a. Nóng chảy và bay hơi b. Nóng chảy và đông đặc c. Bay hơi và đông đặc d. Bay hơi và ngưng tụ - Câu b nóng chảy và đông đặc Câu 33: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải bỏ bớt lá - Để tránh sự bay hơi của nước làm chết cây Câu 34: Càng lên cao nhiệt độ sôi của nước càng giảm. Tại sao? - Tại càng lên cao áp suất không khí càng giảm nên nhiệt độ sôi của nước càng giảm

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Thay Cang.doc