Đề cương Địa lí 9 Học kì 1

Câu 2. Nguồn lao động ở nước ta có những mặt mạnh, mặt yếu nào?

* Thuận lợi:

 - Dân số đông nên nguồn lao động dồi dào chiếm 50,5% dân số, có nguồn bổ sung lớn hàng năm có thêm khoảng 1 triệu lao động mới.

 - Cần cù chịu khó và khả năng sáng tạo tốt.

 - Lao động nước ta chủ yếu ở nông thôn nên kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp khá tốt.

 - Nguồn lao động có khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất tốt, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa lí 9 Học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Địa lí 9 Học kì 1 Câu 2. Nguồn lao động ở nước ta có những mặt mạnh, mặt yếu nào? * Thuận lợi: - Dân số đông nên nguồn lao động dồi dào chiếm 50,5% dân số, có nguồn bổ sung lớn hàng năm có thêm khoảng 1 triệu lao động mới. - Cần cù chịu khó và khả năng sáng tạo tốt. - Lao động nước ta chủ yếu ở nông thôn nên kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp khá tốt. - Nguồn lao động có khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất tốt, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. * Khó khăn: - Phần lớn lao động nước ta chưa qua đào tạo chiếm 78,8% dân số (2003). - Có nhiều hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn. - Phần lớn lao động ở nông thôn, ở thành thị thì tập trung nhiều lao động có tay nghề cao. - Thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kĩ thuật. - Phân bố nguồn lao động không đều. - Tác phong công nghiệp còn hạn chế. Câu 3. Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ?Để giải quyết vấn đề này cần có các giải pháp nào ? * Việc làm đang là vấn đề gay gắt do : - Đặc điểm mùa vụ của ngành nông nghiệp nên lao động có quỹ thời gian sử dụng trong năm chiếm 77,7% ( lao động theo thời vụ), sự phát triển nghề nông thôn còn hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu việc làm lớn ( 2003: 22,3% ). - Các khu vực thành thị tỉ lệ thât nghiệp tương đối cao khoảng gần 6%. - Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây tăng cao trong khi số việc làm tăng không kịp. * Cách giải quyết : - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn . - Tăng vụ, sử dụng các biện pháp thâm canh trong nông nghiệp để lưu giữ lao động. - Thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho người lao động. - Mở thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy thu hút lao động. - Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí . Câu 5. Nền kinh tế thời kì đổi mới thể hiện như thế nào? Hãy nêu một số thành tựu và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta? * Thể hiện: -Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển. Nét đặc trưng của đổi mới nền kinh tế là có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và được thể hiện ở 3 mặt sau: * Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. * Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. * Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước sang nền kinh tế tư nhân nhiều thành phần. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. * Thành tựu : - Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc, đất nước đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. - Trong công nghiệp đã hình thành được một số ngành công nghiệp trọng điểm và những ngành công nghiệp hiện đại. - Sự phát triển sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu thúc đẩy ngoại thương và đầu tư nước ngoài. - Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu đã mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội để tiếp cận với những nền kinh tế phát triển. * Khó khăn : - Nhiều tỉnh, huyện nhất là ở miền núi còn có các xã nghèo, các hộ gia đình nghèo. - Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, một số nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. - Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế ... chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi VN thực hiện các cam kết gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội để vượt qua thử thách. 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Câu 6 Các vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tể Bắc Bộ Vùng kinh tể Trung Bộ Vùng kinh tể Nam Bộ Câu 7: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta. * Thuận lợi: Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên. +Tài nguyên đất: Hiện nay cả nước có hơn 19 triệu ha đất và chỉ 9 triệu ha được sử dụng trong nông nghiệp và được chia thành nhiều nhóm. Nổi bật là hai nhóm đất chính: Đất phù sa và đất feralit. - Đất phù sa: Với hơn 3 triệu ha thích hợp với cây lúa nước, một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như đay, cói, lạc... Phần lớn loại đất này phân bố ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Đất Feralit: chiếm khoảng trên 16 triệu ha tập trung chủ yếu ở vùng núi, rất thích hợp với các loại cây trồng công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu... +Tài nguyên khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, nguồn nhiệt phong phú làm cho cây cối xanh quanh năm, sinh trưởng nhanh với nhiều loại cây trồng khác nhau. Ngoài ra do có sự phân hóa khí hậu nên ở nước ta có thể gieo trồng được một số loại cây trồng cận nhiệt đới và ôn đới. + Tài nguyên nước: Với mạng lưới ao hồ sông suối dày đặc, có giá trị rất cao về thủy lợi, nguồn nước ngầm dồi dào phong phú đó là nguồn nước tưới quan trọng cho cây trồng. + Tài nguyên sinh vật: Nước ta nằm trong vành đai giao thoa của các luồng sinh khoáng trên thế giới nên có hệ thống sinh vật tương đối phong phú. Bên cạnh các loại sinh vật bản địa còn có các sinh vật di cư. Nhờ nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đó là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng nhiều loại cây trồng và vật nuôi có tính thích nghi cao. * Khó khăn: Với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, thời tiết diễn biến bất thường (bão, lũ, hạn hán, sương muối, mưa đá). Một số vùng nguồn tài nguyên đất bị ô nhiễm, hiện tượng ngập mặn, chua, phèn còn xảy ra. Nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm, hiện tượng hạn hán hoặc lũ lụt xảy ra thường xuyên gây tổn thất không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Câu 8 : Hãy trình bày các điều kiện thuận lợi và khó khăn với sự phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta. * Thuận lợi: Nước ta là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: - Có bờ biển dài 3260Km, có diện tích mặt nước biển rộng (khoảng 1 triệu km2). Ven bờ biển có nhiều vũng vịnh khuất gió, có nhiều đầm phá và dải rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. - Có 4 ngư trường đánh bắt rộng lớn và giàu tiềm năng. - Nguồn lợi thuỷ sản đa dạng phong phú có giá trị kinh tế cao. - Có hệ thống ao hồ, sông suối rộng lớn tạo nhiều điều kiện cho ngành đánh bắt và chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt. - Nguồn lao động dồi dào và nhiều kinh nghiệm. - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiều tiềm năng, nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển. * Khó khăn: - Chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố tự nhiên (bão lũ, hạn hán) - Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa cao, phương tiện đánh bắt thô sơ, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu đánh bắt thuỷ sản ven bờ năng suất thấp. - Thị trường tiêu thụ còn nhiều biến động. - Dịch bệnh, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm đáng kể. - Vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân phần nhiều còn khó khăn. Câu 9: Tại sao nói Hà Nội và TP HCM là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của cả nước? * Giải thích: - Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất nước ta. - Ở đây tập trung nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. - Là 2 trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất. - Các dịch vụ: Quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật... cũng luôn dẫn đầu. - Là hai thành phố đông dân nhất nước ta và có nền kinh tế phát triển nhất cả nước. Câu: 10: Trình bày vị trí giới han.. * Trung du và miền núi Bắc Bộ: - vị trí: + Bắc giáp TQ + Tây giáp Lào +Đông Nam giáp biển. + Nam giáp ĐBSH và BTB - Điều kiện TN và tài nguyên thiên nhiên. + Là vùng có đặc trưng địa hình cao nhất cả nước. vùng trung du có địa hình dạng đồi bát úp có giá trị kinh tế lớn. + Khí hậu nhiệt đới ẩm , có mùa đông lanhjthichs hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới phát triển. + Tài nghiên khóng sản , thủy điện phong phú và đa dạng. - Đặc điểm dân cư xã hội; + Là địa bàn cư trú của nhiueeuf dân tộc ít người chính: Thái , Mường , Dao, Mông , Tày , Nùng + Đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn , song nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo . * Vùng ĐBSH: - Vị trí giới hạn : + Tiếp gáp : TDMNBB, BTB và biển Đông. Gồm đồng bằng châu thổ , dải đất rìa Trung du và Vịnh Bắc Bộ. - ĐKTN& TNTN. + Đát phù sa mầu mỡ . + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh . + Tài nguyên có nhiều loại đất , nhiều loại khoáng sản có giá trị: than nâu, khí thiên nhiên , sét cao lanh, đá vôi - Dân cư xã hội: + Là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước, mật độ dân số cao nhất. + Trình độ dân cư xã hội phát triển khá cao. Câu 11 Điều kiện tự nhiên vùng TDMNBB phát triển cây chè: Điện tích đất Feralit lớn thích hợp cho câu chè phát triển. Khí hậu nhiết đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất thích hợp với cây chè. Kinh nghiệm của người dân trong việc chăm sóc và chề biến chè. Câu : 12 Tiềm năng kinh tế Biển vùng BTB& DHNTB. - Có đường bờ biển đài, biển sâu và ấm nên có nhiều hải sản. - có ngư trường Ninh thuận – Bình thuận và trường Sa. - Có nhiều vũng vịnh , ao hồ để phát triển nuôi trồng . - Ngươi dân có kinh nghiệm & truyền thống trong đánh bắt và nuôi trồng. Câu 13. Vì sao Ở DHNTB chăn nuôi bò, thủy sản và nghề làm muối là thế mạnh. * Chăn nuôi bò : Vì : Có diện tích chăn thả lớn. Bò đêm lại một lợi ích kinh tế lớn , dễ nuôi. Người dân có -Kinh nghiệm . Nhà nước quan tâm. * Ngề làm muối: - Có bãi biển bằng phẳng phù hợp cho việc làm muối. - Nước biển có độ mặn cao . - Có tổng số giờ nắng trong năm lớn. - Người dân có kinh nghiệm và truyền thống * Thủy sản ( Câu trên) Câu: 14: Tại sao cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên: Diện tích đất đỏ badan lớn nhất cả nước . Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo phù hợp với cây cà phê. Người dân có kinh nghiệm và truyền thống trồng và chăm sóc cà phê. Dược nhà nước dầu tư và quan tâm .

File đính kèm:

  • docde cuong dia 9 ki 1.doc
Giáo án liên quan