Câu 1:Em hãy nêu vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng ?
a. Vai trò của rừng và trồng rừng
- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.
- Phòng hộ: Phòng gió bão, hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất.
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu.
- Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt
văn hoá khác như tồn tại hệ sinh thái.
b. Nhiệm vụ của trồng rừng
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
+ Trồng rừng để phòng hộ. Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
+ Trồng rừng đặc dụng. Vườn Quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên, để nghiên cưu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Công nghệ Lớp 7 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 7
Trắc nghiệm : bài 22,23,24,26,27,28,29,30,31,32,33,34,37,38,39,40,44,45,46,47
Tự luận :
Câu 1:Em hãy nêu vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng ?
a. Vai trò của rừng và trồng rừng
- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.
- Phòng hộ: Phòng gió bão, hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cải tạo đất.
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống sản xuất, xuất khẩu.
- Nơi nghiên cứu khoa học và sinh hoạt
văn hoá khác như tồn tại hệ sinh thái.
b. Nhiệm vụ của trồng rừng
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
+ Trồng rừng để phòng hộ. Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển
+ Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
+ Trồng rừng đặc dụng. Vườn Quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên, để nghiên cưu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.
Câu 2 : Nêu những công việc chăm sóc sau khi trồng rừng ?
- Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa và một số cây khác , làm hàng rào dày bao quanh khu trồng rừng.
- Phát quang : chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng
- Làm cỏ : tiến hành ngây khi trồng rừng từ 1 đến 3 tháng. Làm sạch cỏ xung quanh gốc
- Xới đất, vung gốc : độ sâu từ 8 đến 13cm, không làm tổn thương bộ rễ cây mới trồng
- Bón phân :bón thúc phân ngây trong năm đầu, kết hợp xới đất, vun gốc.
- Tỉa và dặm cây: nếu hố có nhiều cây, chỉ để lại 1 cây . Hố có cây chết, phải trổng và bổ sung cây cùng tuổi
Câu 3: Nêu mục đích và biện pháp bảo vệ rừng ?
a. Mục đích.
- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt .
b. Biện pháp
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng , gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, đất rừng, mua bán lâm sản săn bắn động vật rừng.
- Kinh doanh đất rừng phải được nhà nước cho phép.
- Chủ rừng nhà nước phải có kế hoạch định canh, định cư, phòng chống cháy rừng.
Câu 4 : Em hãy nêu vai trò của giống trong chăn nuôi, điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?
+ Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
1. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
- Trông cùng một điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng xuất chăn nuôi khác nhau.
2. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi : để nâng cao hiệu quả chăn nuôi , con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.
+ Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.
- Có nguồn gốc chung.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau.
- Có đặc điểm di truyền ổn định.
- Có số lượng cá thể đông và phân bố trên một địa bàn rộng.
Câu 5: Thế nào là chọn phối, mục đích, các phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi?
a. Thế nào là chọn phối ?
Chọn phối là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
Mục đích:
- Nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống
- Chất lượng đời sau sẽ đáng giá được việc chọn lọc và chọn phối có đúng hay không đúng
b. Các phương pháp chọn phối.
- Chọn phối cùng giống (nhân giống thuần chủng).
- Chọn phối khác giống. (giống lai)
c. Nhân giống thuần chủng là gì?
+ Định nghĩa: Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực và con cái cùng một giống
+ Mục đích: Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh thộc tính đã có.
Câu 6: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi?
Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
+ Tạo ra năng lượng cho cơ thể để làm việc như: Cày, kéo, cưỡi và các hoạt động khác của cơ thể.
+ Cung cấp các chất dinh dưỡng lớn lên và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra.
+ Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra sữa, lông, da, sừng
Câu 7: Vai trò của chuồng nuôi, thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
Vai trò của chồng nuôi.
Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi, chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi .
b. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- Nhiệt độ thích hợp
- Độ ẩm trong chuồng 60 – 70%
- Độ thông thoáng tốt.
- Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi.
- Không khí: ít độc hại.
Câu 8: Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nguyên sinh ra bệnh ở vật nuôi?
Vật nuôi bị bệnh khi: có sự rối loạn chắc năng sinh lý trong cơ thể do có tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Có 2 nguyên nhân sinh ra bệnh:
- Nguyên nhân bên trong (yếu tố di truyền).
- Nguyên nhân bên ngoài (môi trường sống).
+ Do chấn thương (cơ học).
+ Do nhiệt độ cao (lí học).
+ Do ngộ độc (hoá học).
+ Do kí sinh trùng; vi sinh vật: vi rút, vi khuẩn ... (sinh học).
- Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vạt(vi rút, vi khuẩn) gây ra lây lan nhanh vật nuôi chết nhiều như (dịch tả, bệnh toi gà)
- Bệnh không truyền nhiễm : Do kí sinh trùng giun sán gây ra. Không làm chết nhiều vật nuôi gọi là bệnh thông thường.
Câu 9 : Vắc xin là gì ? cho biết tác dụng của vắc xin ,những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
a. Vắc xin là gì?
- Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc xin.
- Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.
Tác dụng của vắc xin
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể phản ứng lại bằng cách sinh ra kháng thể chóng lại sự sâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng khi mầm bệnh sâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng kháng bệnh.
c. Lưu ý khi sử dụng:
- Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi khỏe
(chưa nhiễm bệnh, nếu tiêm vác xin cho vật nuôi đang ủ bệnh thì vật nuôi sẽ phát bệnh nhanh hơn. Hiệu lực cử vắc xin phụ thuộc vào sức khỏe vật nuôi)
- Khi sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
- Đã pha phải dùng ngay. Sau khi dùng vắc xin còn thừa phải sử lí theo đúng quy định.
- Thời gian tạo miễn dịch sau khi tiêm từ 2-3 tuần
- Sau khi tiêm phải theo rõi vật nuôi 2-3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vạt nuôi phản ứng thuốc phải dùng thuốc trống dị ứng.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cong_nghe_lop_7_ban_hay.doc