Đề cương ôn tập Địa lí 12

Câu 1: Nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng nào? Biểu hiện của xu hướng đó và ảnh hưởng của nó đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta?

 * Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hoá ngày càng rõ rệt. Đặc trưng nổi bật là tăng cường liên kết kinh tế trên quy mô toàn cầu. Nó bắt nguồn từ nhu cầu phát triển KTXH của mỗi nước, vì trong thơqì đại khoa học công nghệ phát triển muốn tăng tiềm lực kinh tế mỗi nước cần phải mở rộng sự liên kết với các nước khác.

 ở ĐNA, nền kinh tế của nhiều nước phát triển khá nhanh do nắm được những thời cơ thuận lợi và nhạy cảm với tình hình thế giới. Hiện nay cả 11 nước trong khu vực đều là thành viên chính thức của ASEAN. Mối quan hệ về kinh tế giữa các nước ngày càng trỏ nên mật thiết.

 *Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá:

 Trên phạm vi toàn cầu: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời và hoạt động từ năm 1995. Hiện nay đã có 150 nước thành viên ( Việt Nam là thành viên thứ

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Địa lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập địa lí 12 Câu 1: Nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng nào? Biểu hiện của xu hướng đó và ảnh hưởng của nó đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta? * Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hoá ngày càng rõ rệt. Đặc trưng nổi bật là tăng cường liên kết kinh tế trên quy mô toàn cầu. Nó bắt nguồn từ nhu cầu phát triển KTXH của mỗi nước, vì trong thơqì đại khoa học công nghệ phát triển muốn tăng tiềm lực kinh tế mỗi nước cần phải mở rộng sự liên kết với các nước khác. ở ĐNA, nền kinh tế của nhiều nước phát triển khá nhanh do nắm được những thời cơ thuận lợi và nhạy cảm với tình hình thế giới. Hiện nay cả 11 nước trong khu vực đều là thành viên chính thức của ASEAN. Mối quan hệ về kinh tế giữa các nước ngày càng trỏ nên mật thiết. *Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá: Trên phạm vi toàn cầu: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời và hoạt động từ năm 1995. Hiện nay đã có 150 nước thành viên ( Việt Nam là thành viên thứ 150) thúc đẩy quan hệ buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Trên phạm vi toàn khu vực: nhiều tổ chức kinh tế khu vực đã ra đời và phát triển hình thành ra nhiều khu vực kinh tế quan trọng. Tây á, Liên minh châu Âu, Bắc Mĩ, Châu á Thái Bình Dương( diễn đàn hợp tác APEC) Khu vực Đông Nam á phát triển năng động nhất. nhiều quốc gia và lãnh thổ đã tranh thủ được thời cơ phát triển kinh tế nhanh (ASEAN là tổ chức thành công nhất). * ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Tạo thời cơ và thuận lợi mới để kinh tế xã hội nước ta có thể hội nhập vào nền KTXH thế giới . Cụ thể là: Tạo điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ và đẩy mạnh việc quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới và trong khu vực. Việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế trên thế giới tạo cơ hội cho nước ta co điều kiện thu hút kĩ thuật, công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2: Tại sao nói nền KTXH nước ta bước vào giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt? a, Thực trạng của nền KTXH nước ta trước khi tiến hành công cuộc đổi mới thể hiện ở hoạt động của các ngành kinh tế: - Nông nghiệp là ngành kinh tế chính, sản xuất mang tính chất độc canh cây lúa nước, sản lượng lúa tăng chậm và bấp bênh, năng suất lao động thấp. - Công nghiệp và xây dựng đã có vị trí khiêm tốn trong nền kinh tế. Sự phát triển thất thường, quy mô nhỏ, hiệu quả chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa tốt. - Ngành GTVT, TTLL thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém. - Hoạt động du lịch mang đậm nét bao cấp, phân tán, kém hiệu quả. * Những nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển trước khi tiến hành công cuộc đổi mới: + Nguyên nhân khách quan: - Nước ta đi lên xây dựng CNXH từ điểm xuất phát thấp. - Việc xây dựng đất nước luôn bị gián đoạn bởi chiến tranh + Nguyên nhân chủ quan: - Việc quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất . - Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kinh tế chưa hợp lí. - Kinh tế phát triển dựa vào nguồn viện trợ từ nước ngoài. b, Những biểu hiện chứng tỏ nước ta đang ở giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt. - Công cuộc đổi mới KTXH được manh nha từ năm 1979. Qua nhiều bước tìm đường và thử nghiệm, đã có những chuyển biến bước đầu từ giữa năm 1988 và đang tiếp tục định hình và phát triển. Đổi mới là một quá trình lâu dài và hết sức phức tạp với mục tiêu “Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Nội dung đổi mới: phát triển theo 3 xu thế: Dân chủ hoá đời sống KTXH Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. - Nền KTXH nước ta đang có những đổi mới quan trọng, từng bước thoát khỏi nền kinh tế chậm phát triển, thiếu ổn định để trở thành nền kinh tế mới năng động và phát triển, tiến vào thời kì CNH - HĐH c, Những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới Công cuộc đổi mới ở nước ta, tuy mới triển khai trong thời gian không lâu nhưng đã thu được những kết quả tốt đẹp Nét nổi bật là nền kinh tế phát triển khá nhanh Tỉ lệ tăng trưởng trung bình năm khá cao, Sản lượng lương thực liên tục tăng đạt 34 triệu tấn năm 1999 Nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát được đẩy lùi xuống 6,8% ( 2005) Nguồn thu ngân sách được cải thiện vốn đầu tư phát triển trong nước và nước ngoài tăng nhanh. Câu 3: Những khó khăn của nền kinh tế xã hội nước ta khi bước vào xây dựng và phát triển đất nước . + Nhìn chung đất nước ta chưa thgoát khỏi tình trạng khủng hoảng KTXH - Sản xuất xã hội tăng chậm trong khi dân số lại tăng nhanh - Thu nhập quốc dân chưa thật đủ để cân đối với tiêu dùng - Nền kinh tế chưa có khả năng tự đảm bảo được các yếu tố tái sản xuất mở rộng. - Tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế do lịch sử để lại vẫn còn. - Kết cấu hạ tầng chưa đủ sức phục vụ cho việc phát triển đất nước. + CSVCKT chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH trong giai đoạn hiện nay - Trừ một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng, nhìn chung trình độ kĩ thuật và công nghệ của nước ta còn lạc hậu. Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành còn phổ biến, kết cấu hạ tầng còn thấp kém. - Phân bố CSVCKT không đồng đều, tập trung và phát triển ở ĐBSH và Đông Nam Bộ ( đặc biệt ở TPHCM) trong khi đó ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên thì CSVC và kết cấu hạ tầng còn rất hạn chế. Câu 4: Nêu khái niệm nguồn lực. Trình bày đặc điểm của vị trí địa lí, và vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội. a, Nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội nước bao gồm: Vị trí địa lí, tài nguyênt hiên nhiên, các đường lối phát triển kinh tế xã hội, hệ thống tài sản quốc gia và con người Việt Nam. b, Đặc điểm của vị trí địa lí nước ta - Lãnh thổ Việt Nam gồm 2 bộ phận Phần đất liền: diện tích 330.991 Km2 Phần biển rộng lớn gấp nhiều lần phần đất liền trong đó có 2 quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa và hàng nghìn đảo nhỏ trong vịnh Bắc Bộ - Tọa độ địa lí phần đất liền Cực Bắc: 23022’B ( Xóm Lũng Cú Cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang) Cực Nam: 8030’B ( Xóm Mũi - Năm Căn - Cà Mau) - Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. - Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. - Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp lục địa và đại dương giao giữa các luông di cư động thực vật từ Trung Quốc xuống, Nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

File đính kèm:

  • docOn thi tot nghiep lop 12.doc