Đề cương ôn tập học kì 1 môn vật lý 7

Câu 1: a) Ta nhìn thấy một vật khi nào?

 b) Giải thích tại sao vào ban đêm, khi không thấp sáng đèn, ta không thể nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 13278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn vật lý 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 7 Câu 1: a) Ta nhìn thấy một vật khi nào? b) Giải thích tại sao vào ban đêm, khi không thấp sáng đèn, ta không thể nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn? Trả lời: a) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta b) Vào ban đêm, khi không thấp sáng đèn, ta không thể nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn vì không có ánh sáng truyền vào mảnh giấy trắng nên không có ánh sáng từ mảnh giấy trắng truyền vào mắt ta. Câu 2: Hãy phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? Trả lời: Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 3: Tần số là gì? Đơn vị tần số, âm cao (thấp) phụ thuộc vào tần số như thế nào? Trả lời: Tần số là số dao động trong 1 giây. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz. Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. Câu 4: So sánh kích thước ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm (vật cách 3 gương trên một khoảng như nhau, ba gương có cùng kích thước). Trả lời: Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. Câu 5: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lái xe? Tại sao ta không sử dụng gương phẳng trong trường hợp trên? Trả lời: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích cho người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn. Ta không sử dụng gương phẳng trong trường hợp trên: Vì vùng nhìn thấy của gương phẳng không rộng như vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi. Câu 6: Vật như thế nào được gọi là nguồn âm? Các nguồn âm có chung đặt điểm gì? Trả lời: Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm Các nguồn âm có chung đặt điểm: đều dao động. Câu 7: Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống và khác nhau? Trả lời: Âm phản xạ và tiếng vang giống nhau: đều là âm dội lại khi gặp mặt chắn. Âm phản xạ và tiếng vang khác nhau: Câu 8: (Xem hình vẽ) Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng PQ. Tia tới SI đến gương tại điểm tới I và hợp với gương một óc bằng 300 (góc SIP = 300). Vẽ đường pháp tuyến NI và tia phản xạ IR. Tìm số đo của góc tới SIN. Tìm số đo góc tạo bởi tia phản xạ với gương phẳng. Trả lời: Vẽ đường pháp tuyến NI và tia phản xạ IR. (HS tự vẽ) SIN = ? Vì NI ┴ PQ nên SIN = PIN – SIP = 900 – 300 = 600 RIQ = ? Vì NI ┴ PQ và i’ = i = 600 nên RIQ = NIQ – i’ = 900 – 600 = 300 Câu 9: Âm truyền được ở môi trường nào? Không truyền được ở những môi trường nào? Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường (không khí, nước, thép) mà em đã học. Trả lời: Âm truyền được ở môi trường như: Chất rắn, chất lỏng và chất khí. Chân không không truyền được âm. Vận tốc truyền âm trong môi trường nước lớn hơn vận tốc truyền âm trong môi trường không khí và nhỏ hơn vận tốc truyền âm trong môi trường thép. Câu 10: Nếu em hát trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Giải thích tại sao? Trả lời: - Trong phòng rộng, âm dội lại từ tường đến tai có thể đến sau âm phát ra nên có thể nghe thấy tiếng vang và âm nghe không được rõ. - Trong phòng nhỏ, âm dội lại từ tường đến tai gần như cùng một một lúc với âm phát ra nên nghe được to và rõ hơn. Câu 11: Tiếng ồn gây ra những tác hại gì đối với cuộc sống và sinh hoạt của con người? Nêu các biện pháp làm giảm tiếng ồn mà gia đình em đang sử dụng? Trả lời: * Tác hại của tiếng ồn: - Về sinh lý: nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu, làm suy giảm thị lực. - Về tâm lý: nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác. * Các biện pháp làm giảm tiếng ồn mà gia đình em đang sử dụng: làm giảm độ to của tiếng ồn (treo biển báo “cấm bóp còi”), ngăn chặn đường truyền âm (xây tường ngăn), làm cho âm truyền theo hướng khác (trồng nhiều cây xanh), . . . . (HS có thể đưa ra các biện pháp khác) Câu 12: Một công trường xây dựng nằm ngay giữa khu chung cư mà em đang sống, hãy đề ra bốn biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên. Trả lời: Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên là: đóng kính các cửa, lắp đặt thiết bị giảm âm, yêu cầu công trình thực hiện độ to không quá 80bD, không được làm việc vào giờ nghĩ trưa, treo rèm, bịt tai lại, trải thảm trong nhà, . . . . (HS tự đưa ra 4 biện pháp hoặc biện pháp khác) Câu 13: Chiếu một tia sáng tới gương phẳng với góc tới i = 450. Hãy tìm góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ. Có nhận xét gì về hướng của tia tới với hướng của tia phản xạ? Trả lời: Ta có i’ = i = 450 nên SIN = i’ + i = 450 + 450 = 900 Hướng của tia tới được hướng vào gương phẳng tại điểm I, còn hướng của tia phản xạ từ điểm I tại gương phẳng đi lên, . . . . . (HS có thể đưa ra đáp án khác) Câu 14: Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua gương. Biết đầu A của vật cách gương 2m, đầu B cách gương 3m. Tìm khoảng cách AA’, BB’. Trả lời: Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua gương. Vì khoảng cách từ A đến gương phẳng bằng khoảng cách từ A’ đến gương phẳng nên AA’ = AI + IA’ = 2 + 2 = 4m, Vì khoảng cách từ B đến gương phẳng bằng khoảng cách từ B’ đến gương phẳng nên BB’ = BK + KB’ = 3 + 3 = 6m. Câu 15: Dùng thìa khấy ly ca phê ta nghe âm thanh phát ra từ ly cà phê, âm thanh đó đã truyền qua môi trường nào? Trả lời: Dùng thìa khấy ly ca phê ta nghe âm thanh phát ra từ ly cà phê, âm thanh đó đã truyền qua môi trường: rắn, không khí. Câu 16: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ, có nhiều xe qua lại, hãy đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này? Trả lời: Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này: tác động vào nguồn âm (treo biển báo “cấm bóp còi”), phân tán âm trên đường truyền (trồng nhiều cây xanh), ngăn chặn đường truyền âm (xây tường ngăn, treo rèm nhung, . . . ), . . . . . . . (HS có thể đưa ra các biện pháp khác) Câu 17: Hãy nêu độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như nào? Đơn vị độ to của âm? Trả lời: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu là dB.

File đính kèm:

  • doc11521.doc
Giáo án liên quan