1/ Phân biệt điểm giống nhau giữa động vật và thực vật? Nêu đặc điểm chung của động vật?
- Động vật giống thực vật ở đặc điểm:
+ Cùng cấu tạo từ tế bào
+ Có khả năng sinh sản và phát triển
- Khác nhau:
Động vật Thực vật
- Có cơ quan di chuyển
- Sử dụng các chất hữu cơ có sẳn để nuôi cơ thể (dị dưỡng)
- Không có thành xelulozơ ở tế bào
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Không có cơ quan di chuyển
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ để nuôi cơ thể (tự dưỡng)
- Có thành xelulozơ ở tế bào
- Không có hệ thần kinh và giác quan
- Đặc điểm của động vật:
+ Có khả năng di chuyển
+ Có hệ thần kinh và giác quan
+ Dị dưỡng (sử dụng chất hữu cơ có sẳn)
2/ Trình bày cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của trùng roi xanh?
- Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào. Cấu tạo cơ thể gồm có nhân, chất nguyên chứa hạt diệp lục, không bào co bóp
- Di chuyển nhờ roi
- Ding dưỡng: vừa tự dưỡng và dị dưỡng
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: SINH HỌC 7
1/ Phân biệt điểm giống nhau giữa động vật và thực vật? Nêu đặc điểm chung của động vật?
- Động vật giống thực vật ở đặc điểm:
+ Cùng cấu tạo từ tế bào
+ Có khả năng sinh sản và phát triển
- Khác nhau:
Động vật
Thực vật
- Có cơ quan di chuyển
- Sử dụng các chất hữu cơ có sẳn để nuôi cơ thể (dị dưỡng)
- Không có thành xelulozơ ở tế bào
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Không có cơ quan di chuyển
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ để nuôi cơ thể (tự dưỡng)
- Có thành xelulozơ ở tế bào
- Không có hệ thần kinh và giác quan
- Đặc điểm của động vật:
+ Có khả năng di chuyển
+ Có hệ thần kinh và giác quan
+ Dị dưỡng (sử dụng chất hữu cơ có sẳn)
2/ Trình bày cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của trùng roi xanh?
- Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào. Cấu tạo cơ thể gồm có nhân, chất nguyên chứa hạt diệp lục, không bào co bóp
- Di chuyển nhờ roi
- Ding dưỡng: vừa tự dưỡng và dị dưỡng
3/ Trùng sốt rét kí sinh ở đâu? Truyền bệnh như thế nào?
- Trùng sốt rét kí sinh trong máu, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen
- Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc nhiều trùng sốt rét mới, phá vở hồng cầu.
4/ §Æc ®iÓm chung cña ngµnh ®éng vËt nguyªn sinh?
- Cơ thể có kích thước hiển vi
- Chỉ là tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
- Phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi
5/ Kể tên các đại diện của ruột khoang? §Æc ®iÓm chung cña ngµnh ruột khoang?
- Các đại diện của ruột khoang (xem lại các đại diện của ruột khoang trong chương 2)
- Đặc điểm chung:
+ C¬ thÓ cã ®èi xøng táa trßn
+ Ruét d¹ng tói, miÖng võa nhËn thøc ¨n võa th¶i cÆn b·.
+ Thµnh c¬ thÓ cã 2 líp tÕ bµo: Líp ngoµi vµ líp trong ë gi÷a lµ tÇng keo.
+ Tù vÖ vµ tÊn c«ng b»ng tÕ bµo gai .
6/ Trình bày vòng đời của sán lá gan?
- Sán lá gan đẻ nhiều trứng
- Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi
- Ấu trùng chui vào kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản nhiều ấu trùng có đuôi
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán
- Trâu, Bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sáng lá gan.
7/ Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người? Cho biết các biện pháp phòng chống bệnh giun kí sinh ở người?
- Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, gây đau bụng, gây tắc ruột và tắc ống mật
- Biện pháp phòng chống:
+ Ăn uống hợp vệ sinh
+ Rửa tay trước khi ăn
+ Diệt triệt để ruồi nhặng
+ Vệ sinh môi trường
+ Tẩy giun định kì
8/ Trình bày đặc điểm cơ thể và dinh dưỡng của trai sông?
Cơ thể Trai :
- Dưới vỏ trai là áo trai, mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi.
- Ngoài: Có áo Trai tạo thành khoang áo, ống hút, ống thóat
- Giữa: Tấm mang
- Trong: Thân Trai, chân rìu.
Dinh dưỡng:
- Thức ăn (ĐVNS và vụn hữu cơ) Õ lọc hút, thụ động .
- Động lực chính hút nước là do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra.
9/ Kể tên các đại diện thuộc Ngành Thân Mềm? Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm?
- Bạch tuộc, trai, ốc sên, ốc vặn, ốc anh vũ, mực, ốc bươu,
10/ Đặc điểm chung của thân mềm?
- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển đơn giản
Riêng mực và bạch tuộc có vỏ tiêu giảm, cơ quan di chuyển phát triểnàsăn mồi và di chuyển tích cực.
11/ Trình bày vai trò thực tiễn của ngành thân mềm ?
Vai trò
- Làm thực phẩm cho người và động vật : nghêu, sò, ốc, mực...
- Làm đồ trang sức và trang trí : ngọc trai, vỏ sò, vỏ ốc..
- Làm sạch môi trường nước : trai.
- Có giá trị xuất khẩu : mực, sò huyết.
- Có giá trị về mặt địa chất : vỏ sò, ốc...
Một số có hại
- Có hại cho cây trồng: ốc sên, ốc bươu vàng...
- Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : ốc gạo, ốc mút..
12/ Trình bày cấu tạo ngoài và chức năng các bộ phận phụ của tôm sông?
Cấu tạo ngoài và chức năng
- Vỏ tôm bằng chất kitin, ngấm canxi cứng chứa sắc tố Õ bảo vệ và là chỗ bám cho các cơ.
Cơ thể tôm gồm hai phần:
- Phần đầu - ngực có: mắt ,râu, miệng, chân hàm, chân ngực.
+ mắt ,râu: định hướng, phát hiện mồi.
+ chân hàm: giữ và xử lí mồi
+ chân ngực: bò và bắt mồi.
- Phần bụng phân đốt có: chân bụng, tấm lái.
+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng.
+ Tấm lái: lái, giúp tôm bơi giật lùi.
13/ Trình bày đặc điểm đời sống của một số giáp xác khác.
Trả lời dựa vào thông tin hình 24.1Õ 24.7 SGK trang 79, 80
14/ Trình bày cấu tạo ngoài và chức năng các bộ phận phụ của nhện?
- Phần đầu - ngực :
+ Đôi kìm: bắt mồi, tự vệ.
+ đôi chân xúc giác: cảm giác về khứu giác và xúc giác.
+ 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới.
- Phần bụng:
+ Đôi khe thở: hô hấp.
+ lỗ sinh dục: sinh sản
+ Núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện.
15. Cấu tạo trong của châu chấu:
- Hệ tiêu hoá: có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài
- Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
- Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng.
- Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển
16. Kể các đại diện của lớp sâu bọ? Đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ?
- Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng
+ Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
+ Hô hấp bằng ống khí
+ Phát triển qua biến thái
- Vai trò thực tiễn của sâu bọ:
+ Ích lợi: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng, diệt sâu hại khác.
+ Tác hại: động vật trung gian gây bệnh, gây hại cho cây trồng
17. Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
Vai trò thự tiễn của ngành chân khớp:
Lợi ích: Cung cấp thực phẩm cho con người, là thức ăn của động vật khác, làm nguồn thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng, làm sạch môi trường
Tác hại: Làm hại cây trồng, làm hại cho nông nghiệp, hại đồ gỗ tàu thuyền , là vật trung gian truyền bệnh
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
_______________________________
Những động vật nguyên sinh sau đây, động vật nào kí sinh nuốt hồng cầu?
A Trùng biến hình C. Trùng kiết lị 3
B Trùng sốt rét D. Trùng roi
Những nhóm động vật sau đây, nhóm động vật nào thuộc ngành ruột khoang?
A San hô, hải quỳ, sứa 3 C. Thủy tức, hải quỳ, trùng lỗ
B Thủy tức, sứa, đĩa D. Thủy tức, hải quỳ, trùng roi
3. Loài đại diện Ruột khoang nào sống thành tập đoàn?
A Thuỷ tức B. Sứa C. Hải quỳ D. San hô 3
4. Trùng sốt rét kí sinh ở đâu?
A. Gan B. Trong máu 3 C. Phổi D. Tim
5. Trùng roi giống với thực vật ở đặc điểm là:
A. Cơ thể có hạt diệp lục 3 C. Có khả năng di chuyển
C. Dị dưỡng D. Có roi
6. Động vật không có đặc điểm nào sau đây:
A. Cấu tạo từ TB C. Lớn lên, sinh sản, di chuyển
C. Tự tổng hợp chất hữu cơ. 3 D. Có hệ thần kinh và giác quan
7. Các đại diện nào sao đây là của ngành giun đốt?
A. Giun đất, giun kim, C. Giun đất, giun đũa
C. Giun đất, giun đỏ 3 D. Giun đất, giun móc câu
8. Khi sống trong cơ thể người, giun đũa gây nên hậu quả:
A. Tắc ruột, tắc ống mật 3 C. Hút chất dinh dưỡng của người
C. Sinh ra độc tố D. Không có hại
9. Đặc điểm nào sau đây cho thấy động vật thích nghi cao độ với đời sống kí sinh?
A. Cơ quan di chuyển tiêu giảm, giác quan tiêu giảm, giác bám phát triển. 3
B. Cơ quan di chyển phát triển, giác quan phát triển.
C. Cơ quan di chuyển phát triển, giác quan tiêu giảm.
D. Cơ quan di chuyển tiêu giảm, giác quan phát triển.
10. Những động vật thuộc ngành ruột khoang sống ở biển như là:
A. Sứa, Thuỷ tức, Hải quỳ 3 C. Sứa, thủy tức, mực
C. Hải quỳ,Thuỷ tức, Tôm D. Sứa, San hô, Hải quỳ
11. Trong các loài sau đây của lớp sâu bọ, loài nào có lợi?
A. Ong mắt đỏ 3 B. Sâu cải
C. Ruồi D. Châu chấu
12. Con đường truyền bệnh của trùng sốt rét là:
A. Qua uống nước chưa đun sôi B. Qua ăn rau sống
C. Qua muỗi Anôphen 3 D. Qua thức ăn và nước uống
13. Cơ thể châu chấu gồm:
A. Đầu, ngực, bụng. 3 B. Đầu- ngực, bụng.
C. Đầu, bụng, các chân. D. Đầu, thân, các chi.
14. Nhện bắt mồi bằng cách nào?
A. Rình mồi B. Săn mồi và rình mồi
C. Săn mồi D. Bẫy mồi 3
15. Người ta dùng bộ phận nào của cơ thể San Hô để làm vật trang trí ?
A. Bộ xương đá vôi. 3 B. Tua miệng.
C. Thịt cơ thể. D. Tế bào gai.
16. Đặc điểm nổi bật của loài sống kí sinh ở ngành Giun Dẹp là có:
A. Lông bơi phát triển. B. Giác bám phát triển. 3
C. Đối xứng tỏa tròn. D. Mắt rất sáng.
17. Thức ăn của trùng kiết lị là:
A. Tảo, vi khuẩn B. Hồng cầu 3
C. Vi khuẩn, nấm D. Thực vật thủy sinh
18 Trùng roi giống với thực vật ở đặc điểm là:
A. Cơ thể có hạt diệp lục 3 B. Có khả năng di chuyển
C. Dị dưỡng D. Có roi
19. Trong các đại diện của ngành Ruột Khoang có duy nhất một loài sống ở nước ngọt là:
A. Sứa. B. Hải Quỳ.
C. Thủy Tức. 3 D. San Hô.
20. Ong mật là loài có lợi cho nông nghiệp vì:
A. Nông phẩm xuất khẩu B. Diệt các sâu hại.
C. Thức ăn cho động vật khác D. Thụ phấn cho cây trồng 3
21. Đặc điểm nào sau đây là của Động Vật Nguyên Sinh ?
A. Cơ thể có nhiều tế bào. B. Cơ thể chỉ có một tế bào. 3
C. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. D. Cơ thể có kích thước lớn.
22. Hai đôi râu và mắt kép của tôm có chức năng gì?
A. Định hướng phát hiện mồi 3 B. Bắt mồi và bò
C. Lái và giúp tôm nhảy. D. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
23. Loài nào sau đây trong ngành thân mềm có lối sống vùi lấp?
A. Ốc vặn, bạch tuộc. B. Mực, bạch tuộc.
C. Ốc sên, ốc bươu. D. Trai, sò 3
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_7.doc