1/ Cây xoài ra hoa từng chùm ở:
A. thân cây B. gốc cây
C. lá cây D. đầu ngọn cành
2/Cây xoài thích hợp nhất là đất phù sa ven sông, tầng đất dày, độ pH từ:
A. 4,5 –1,5 B. 5,5 –6,5
C. 6 – 7 D. 6,5 –7,5
3/Thời vụ thích hợp cho việc trồng cây xoài ở các tỉnh phía Nam là:
A. Tháng 2 – 4 B. Tháng 4 –5
C. Tháng 6 – 8 D. Tháng 8 –10
4/Cây xoài sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ thích hợp từ:
A. 20 –24oC B. 24 –26oC
C. 26 – 28oC D. 28 –30oC
5/Trong quả xoài, đường chiếm tỉ lệ từ:
A. 11 –12% B. 12 –14%
C. 14 – 16% D. 16 –18%
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 2 Công nghệ Lớp 9 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ 9 – THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2011 – 2012
****
TRẮC NGHIỆM:
1/ Cây xoài ra hoa từng chùm ở:
A. thân cây B. gốc cây
C. lá cây D. đầu ngọn cành
2/Cây xoài thích hợp nhất là đất phù sa ven sông, tầng đất dày, độ pH từ:
A. 4,5 –1,5 B. 5,5 –6,5
C. 6 – 7 D. 6,5 –7,5
3/Thời vụ thích hợp cho việc trồng cây xoài ở các tỉnh phía Nam là:
A. Tháng 2 – 4 B. Tháng 4 –5
C. Tháng 6 – 8 D. Tháng 8 –10
4/Cây xoài sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ thích hợp từ:
A. 20 –24oC B. 24 –26oC
C. 26 – 28oC D. 28 –30oC
5/Trong quả xoài, đường chiếm tỉ lệ từ:
A. 11 –12% B. 12 –14%
C. 14 – 16% D. 16 –18%
6/Hố trồng xoài có đường kính từ:
A. 50 –60cm, sâu 20 –30 cm B. 60 –70cm, sâu 30 –40 cm
C. 70 –80cm, sâu 40 –50 cm D. 80 –90cm, sâu 50 –60 cm
7/Hoa xoài ra từng chùm ở đầu ngọn cành, mỗi chùm có từ:
A. 1000 –1200 hoa B. 1200 –1500 hoa
C. 1500 – 2000 hoa D. 2000 –4000 hoa
8/Ở cây xoài: ghép là phương pháp phổ biến, vị trí ghép cách mặt đất từ:
A. 22 – 25 cm B. 25 –28cm
C. 28 – 30 cm D. 30 –35cm
9/Cây xoài trồng bằng hạt sẽ cho quả đầu tiên sau:
A. 1 đến 2 năm B. 2 đến 4 năm
C. 3 đến 5 năm D. 4 đến 6 năm
10/ Ở cây xoài phương pháp nhân giống phổ biến là:
A. giâm B. chiết
C. ghép D. gieo hạt
11/Ở xoài, chọn cây con đủ chuẩn phải cao từ:
A. 40 –60 cm B. 60 –100 cm
C. 80– 100cm D. 80 –120 cm
12/Thời vụ trồng xoài ở miền Bắc là:
A. Tháng 2– 4 B. Tháng 4–6
C. Tháng 6–8 D. Tháng 8–10
13/ Cây xoài trồng bằng cách ghép sẽ cho quả đầu tiên sau khoảng:
A. 2 năm B. 3 năm C. 4 năm D. 5 năm
14/Trong quả xoài a xít hữu cơ chiếm khoảng:
A. 2 % B. 0,2 % C. 1,2 % D. 12 %
15/Cây xoài được nhân giống bằng cách:
A. gieo hạt B. ghép mắt
C. ghép cành D. Cả A, B, C
16/ Cần thu hoạch xoài đúng độ chín khi vỏ quả có màu:
A.vàng xanh B.xanh nhạt
C.vàng nhạt D.vàng da cam
17 /Sâu đục thân, cành hại cây ăn quả, sâu non có màu:
A- xanh nhạt B- trắng ngà
C- vàng nâu D- nâu sẫm
18/Sâu đục quả nhãn, vải con non có:
A. màu xanh B. màu vàng
C. màu trắng ngà D. màu trắng
19/Làm cỏ, vun xới cho cây xoài nhằm mục đích:
A. diệt có dại B. làm mất nơi ẩn náo của sâu bọ
C. làm đất tơi xốp D. Cả A, B, C
20/Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả, sâu non mới nở có:
A. màu sẫm B. màu nâu
C. màu xanh D. màu xanh nhạt
21/Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả, con trưởng thành có:
A. màu sẫm B. màu vàng nhạt, ánh bạc
C. màu xanh D. màu xanh nhạt
22/Bọ xít hại nhãn, vải kích thước cơ thể dài từ:
A. 20 –30 mm B. 30 –32 mm
C. 18– 20 mm D. 18 –30 mm
23/Sâu đục thân, đục cành phá hại mạnh nhất vào:
A. tháng 2 – 4 B. tháng 4 –5
C. tháng 5 – 6 D. tháng 8 –10
24/ Bệnh thối hoa nhãn, vải có thể làm giảm năng suất tới:
A. 60–70% B. 70 –75%
C. 75– 80% D. 80 –100%
25/ Rầy xanh thuộc loại:
A-biến thái hoàn toàn B- biến thái không hoàn toàn
C-không qua biến thái D- biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
26/Bệnh mốc sương hại nhãn, vải, vết bệnh có màu:
A. đen xám, lõm xuống B. nâu đen, lõm xuống
C. đỏ bầm, lõm xuống D. đỏ tím, lõm xuống
27/Bệnh thán thư hại xoài, đốm bệnh trên lá có màu:
A-xám nâu, tròn B- đen, tròn
C-vàng nhạt D- đỏ bầm
28/Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi dễ nhầm với bệnh lí làm biến đổi màu lá do:
A-thiếu chất hữu cơ B- đthiếu chất dinh dưỡng
C-thiếu ánh sáng D- thiếu đạm
29/ Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả gồm:
A. Xác định vị trí bón phân -> bón phân
B. Xác định vị trí bón phân ->cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân ->bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất ->tưới nước.
C. Xác định vị trí bón phân-> bón phân vào rãnh hoặc hố ->tưới nước
D. Bón phân ->tưới nước
30/Quy trình trồng cây ăn quả gồm:
A. 1 bước: Trồng cây
B. 2 bước: Đào hố đất ->Trồng cây
C. 3 bước: Đào hố đất ->Bón phân lót ->Trồng cây
D. 4 bước: Đào hố đất->Bón phân lót->Bóc vỏ bầu->Trồng cây.
31/Bọ xít hại nhãn, vải con trưởng thành có:
A. màu nâu B. màu vàng
C. màu xám D. màu xanh
32/Làm xirô quả được thực hiện theo quy trình sau:
A- 1 lớp quả 1 lớp đường B- 2 lớp quả 1 lớp đường
C- 3 lớp quả 1 lớp đường D- 1 lớp quả 2 lớp đường
II- TỰ LUẬN:
1/Hãy nêu đặc điểm thực vật và các yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài .
* Đặc điểm thực vật :
_Có bộ rễ ăn sâu nên chịu hạn tốt, rễ to tập trung ở tầng mặt đất, sâu từ 0-50 cm
_Hoa xoài ra từng chùm ở đầu ngọn cành, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính .
* Yêu cầu ngoại cảnh :
- Nhiệt độ thích hợp 24-26oC
- Lượng mưa trung bình từ: 1000 -1200mm/năm. Cây xoài cần có mùa khô để phân hóa mầm hoa .
- Ánh sáng :Cần đủ sáng
- Đất :thích hợp với nhiều loại đất nhất là đất phù sa, tầng đất dày ,độ PH từ 5,5 _ 6,5.
*Thu hoạch :
Đúng độ chín là khi vỏ quả có màu vàng cam, có mùi thơm, thịt quả có màu vàng
*Bảo quản :
2/Nêu cách thu hoạch và bảo quản quả xoài.
Để nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thấp để đem đến nơi tiêu thụ hoặc nhà máy chế biến
3/ Trình bày các yêu cầu kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây xoài.
. Trồng cây :
* Thời vụ : Bắc trồng vào vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4, ở miền nam Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 5
* Khoảng cách : tùy theo giống, theo đất mà khoảng cách trồng khác nhau: 10m X 10m; 12m X 12m; 14m X 14m.
* Đào hố và bón lót:
.Hố phải to, đường kính 80-90 cm, sâu 50-60cm
.Bón lót: dùng 20-30 kg phân hữu cơ + 1kg phân lân / 1 hố trồng .
. Chăm sóc: Gồm các công việc
-Làm cỏ vun xới: làm cỏ vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náo của sâu bệnh và làm đất tơi xốp.
-Bón phân thúc: bón bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hóa học. Bón 2 lần/năm: bón trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả
-Tưới nước: là cây chịu hạn nhưng cần tưới thường xuyên nhất là khi cây còn nhỏ và vào mùa khô.
-Tạo hình sửa cành: tỉa cành nhỏ, cành sâu bệnh cho cây thông thoáng
-Phòng trừ sâu bệnh: phòng các loại bệnh như: rầy, rệp, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm đen, khô quả
4/ Hãy nêu giá trị dinh dưỡng của quả xoài đồng thời kể tên các giống xoài mà em biết.
*Giá trị dinh dưỡng:
_Quả xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng như : Đường , axit ,hữu cơ , các loại vitamin A.B2,C và rất nhiều chất khoáng K, Ca,Cl, P
_Có thể dùng để ăn tươi làm nước qủa đóng hộp .
_Hoa xoài dùng làm thuốc và là nguồn mật nuôi ong rất tốt .
*Một số giống xoài:
Xoài cát, xoài bưởi ,xoài thanh ca, xoài yên châu và 1 số giống xoài nhập nội
5/ Nêu đặc điểm của dơi hại vải, nhãn:
Dơi hại nhãn có tên là con Rốc, đặc điểm giống con dơi nhưng to hơn gấp 3 - 4 lần. ban ngày ẩn trong bóng tối, ăn quả chín vào ban đêm, gây tổn thất lớn cho trồng trọt.
6/Nêu đặc điểm của một số sâu bệnh hại cây ăn quả.
Stt
Tên sâu bệnh
Đặc điểm
1
Bọ xít hại nhãn, vải
Con trưởng thành có màu nâu, thân dài khoảng 18 - 20mm đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá.Dùng vòi hút chích chất dinh dưỡng của thân, lá, quả làm lá vàng héo, quả bon rụng.
2
Sâu đục quả
Con trưởng thành nhỏ, cánh nhỏ, 2 râu dài, lông mép cánh dưới dài, thân dài khoảng 10mm. sâu non màu trắng ngà
3
Sâu đục thân, cành
Thuộc bộ cánh cứng, mình thon dài 25 - 30mm, có 2 râu dài hơn thân. Con trưởng thành màu nâu, sâu non màu trắng ngà, đẻ trứng vào nách lá, ngọn cành. Sâu phá hại mạnh vào tháng 5-6
4
Sâu xanh
Sâu trưởng thành thân to, màu đen, cánh rộng, xòe khoảng 30 – 35 mm. Trên cánh có 6 vệt đỏ vàng. Sâu non màu nâu sẫm rồi chuyển dần màu xanh.
5
Sâu vẽ bùa
Con trưởng thành nhỏ, màu vàng nhạt có ánh bạc, cánh hình lá nhọn, lông mép dài, sâu non màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu vàng xanh, kích thước cánh xoè ra khoảng 9 - 10 mm
6
Rầy xanh
-Thân nhỏ, dài 3-5mm, hình nêm, mầu xanh đến xanh nâu hoặc đen, đẻ trứng ở cuốn lá, chùm hoa, mô lá non.
7/Quy trình trồng cây ăn quả.
Quy trình thực hành gồm 3 bước :
Đào hố đất-> Bón lót ->Trồng cây
Bước 1: đào hố
Kích thước hố tùy theo loại cây
Bước 2: Bó phân lót vào hố.
Trộng lớp đất đào lên với phân hữu cơ từ 30 – 50 kg/ hố và phân hóa học ( lân, kali ) cho vào hố và lấp đất.
Bước 3: trồng cây ( tưới nước cho cây mới trồng )
8/Trình bày quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả.
Quy trình thực hành gồm 4 bước :
- Bước 1: Xác định vị trí bón phân
Vị trí bón phân cho cây ăn quả là chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất.
- Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân .
Cuốc rãnh hoặc đào hố với kích thước tùy theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. Thường thì rộng khoảng 10 – 20 cm, sâu 15 – 30 cm.
- Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất.
.Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố
.Lấp đất kín
- Bước 4: Tưới nước .
Tưới vào rãnh hoặc hố đã bón phân
9/ Trình bày các bước của quy trình làm xi rô quả.
- Bước 1 : Chọn quả đều, không giập nát, rửa sạch, để ráo nước .
- Bước 2 :Xếp quả vào lọ, 1 lớp quả 1 lớp đường. Tỉ lệ 1 kg quả/ 1,5 kg đường, sau đó đậy kín để vào nơi quy định.
- Bước 3 : Sau 20 – 30 ngày chắt lấy nước, sau đó cho thêm đường để chiết hết dịch quả, sau 1 – 2 tuần chắt lấy nước lần 2.
Đổ lẫn nước 2 lần sẽ được xi rô quả đặc, có thể bảo quản được 6 tháng.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_cong_nghe_lop_9_ban_hay.doc