1-Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của vùng Đông Nam Bộ?
* Vị trí Đông Nam Bộ: Phía đông giáp vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; phía nam giáp biển Đông; phía tây giáp vùng đồng bằng sông Cưu Long; phía bắc giáp Cam – pu-chia. Diện tích 23 550km2.
* Ý nghĩa nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và quốc tế.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
* Điều kiện tự nhiên vùng đất liền: địa hình thoải, đất ba dan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt. Thế mạnh kinh tế : mặt bằng xây dựng tốt. Thích hợp các cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, đậu tương, lạc, mía, hoa quả
* Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí. Thế mạnh kinh tế khai thác dầu khí ở thềm lục địa. Đánh bắt hải sản. Giao thông, dịch vụ và du lịch biển.
* Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
* Giải pháp bảo vệ rừng có vai trò quan trọng bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thủy và giữ gìn cân bằng sinh thái
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 2 Địa lí Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK II- ĐỊA 9
1-Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của vùng Đông Nam Bộ?
* Vị trí Đông Nam Bộ: Phía đông giáp vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; phía nam giáp biển Đông; phía tây giáp vùng đồng bằng sông Cưu Long; phía bắc giáp Cam – pu-chia. Diện tích 23 550km2.
* Ý nghĩa nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và quốc tế.
2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
* Điều kiện tự nhiên vùng đất liền: địa hình thoải, đất ba dan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt. Thế mạnh kinh tế : mặt bằng xây dựng tốt. Thích hợp các cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, đậu tương, lạc, mía, hoa quả
* Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí. Thế mạnh kinh tế khai thác dầu khí ở thềm lục địa. Đánh bắt hải sản. Giao thông, dịch vụ và du lịch biển.
* Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
* Giải pháp bảo vệ rừng có vai trò quan trọng bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thủy và giữ gìn cân bằng sinh thái
3- Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
* Trước ngày miền Nam giải phóng công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực phân bố chủ yếu ở Sài Gòn- Chợ Lớn.. Ngày nay khu vực công nghiệp xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. Cơ cấu cân đối gồm nhiều ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm, Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
* Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa- Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí. * Khó khăn cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất , chất lượng môi trường đang bị giảm sút.
4-Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước: Côâng nghiệp phát triển nhất, một số ngành dẫn đầu cả nước. ĐNB có vai trò quyết định phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam , thúc đẩy sự phát triển công nghiệp cả nước.
5- Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ, ý nghĩa của vùng đồng bằng sông cửu Long?
* Vị trí: nằm phía Tây vùng Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Cam-pu- chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là biển Đông. Diện tích 39734km2
* Ý nghĩa: Thuận lợi giao lưu trên đất liền, trên biển với các vùng trong nước , mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
6- Đặc điểm dân cư xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long?
* Đặc điểm: Số dân 16,7 triệu người (2002) là vùng đông dân thứ hai sau vùng đồng bằng sông Hồng.* Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, còn có người Khơ-me, Hoa, Chăm.
* Thuận lợi: nguồn lao động đồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* Khó khăn:mặt bằng dân trí chưa cao( tỷ lệ người lớn biết chữ 88,1% thấp hơn cả nước: 2,2%)
7 - Những khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long: gây ngập sâu một vùng rộng lớn ở Đồng Tháp mười và tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Giải pháp: chủ động sống chung với lũ làm nhà trên cọc, trên bè, củng cố bờ bao tránh né lũ bảo vệ mùa màng và sản xuất đồng thời khai thác lợi thế kinh tế do hàng năm đem lại.
8-Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên những điều kiện nào?
* Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tài nguyên để phát triển nông nghiệp :
+ Đất có 4 triệu ha đất phù sa trong đó 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt, 2,5 triệu ha đất phèn, đất mặn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm thuận lợi thâm canh, tăng vụ.
+ Kênh rạch chằng chịt, nguồn nước sông Mê Công dồi dào. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông rộng lớn thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản.
+ Rừng ngập măn ven biển chiếm diện tích lớn ở bán đảo Cà Mau, tài nguyên sinh vật phong phú.
+ Biển và hải đảo: nguồn hải sản phong phú. Biển ấm ngư trường rộng lớn; nhiều đảo, quần đảo thuận lợi khai thác hải sản.
9- Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản?
* Do+ Vùng biển rộng, ấm quanh năm, có ngư trường trọng điểm Cà Mau- Kiên Giang.
+ Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên vùng đất ngập mặn.
+ Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản lớn.
+ Sản phẩm trồng trọt với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm ở hầu hết các địa phương.
10- Tình hình phát triển nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long?
* Nông nghiệp: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực thực phẩm của cả nước.Tình hình sản xuất: lúa trồng trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Nhiều địa phương đẩy mạnh trồng mia, rau đâäu Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước, Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.Nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh các tỉnh Cà Mau, An Giang, Kiên Giang... Nghề rừng cũng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt rồng rừng ngập măn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.
11- Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo;
* Những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh. Nguồn lợi hản sản cũng giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ( cá mói, cá cháy..) nhiều loài giảm về mức độ tập trung, các loài cá quý đánh bắt có kích cỡ ngày càng nhỏ..
* Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt làm chất lượng nhiều vùng biển bị giảm sút. Hậu quả làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng xấu tới chất lượng các khu du lịch biển.
12- Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo?
* - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
-Bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
13- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ tỉnh Long An? Ý nghĩa?
* Diện tích 4491,2km2 chiếm 1,43% diện tích cả nước; 11,8% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long.
* Phạm vi lãnh thổ: trải dài từ 10023’40” Bắc đến 11002” Bắc; trải rộng từ 105030’30” Đông đến 106047’02” Đông .Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và cử sông Soài Rạp; phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang; phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svây-riêng ( Cam-pu-chia)
* Ý nghĩa: Long An nằm án ngữ từ Tây sang Đông và là cửa ngõ quan trọng nối liền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế khác.
- Với vị trí tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Vùng kinh tế trong điểm phía Nam nói chung đã tạo nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, tạo nên địa bàn chiến lược về chính trị và quân sự nối liền các tỉnh miền Đông và miền tây của đồng bằng Nam Bộ.
14- Sự phân chia hành chánh tỉnh Long An?
* Cho đến năm 2009, Long An có 13 huyện và 1 thành phố
- Thành phố Tân An ( trực thuộc tỉnh Long An)
- 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình trũng bao gồm: Tân Hưng, Vỉnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thanh Hóa, Đức Huệ. Các huyện còn lại: Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa.
* Số dân: 1 444 660 người.( năm 2008)
* Quốc lộ 62 dài 74km từ thành phố Tân An đến Bình Hiệp, qua các huyện Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_dia_li_lop_9.doc