Đề cương ôn tập học kì I môn: hóa học 10

Chương 1: NGUYÊN TỬ

- Thành phần cấu tạo nguyên tử.

- Số đơn vị điện tích hạt nhân, số khối, số hiệu nguyên tử, cấu tạo nguyên tử.

- Đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.

- Cấu tạo vỏ nguyên tử: lớp electron, phân lớp electron, số electron tối đa trong 1 phân lớp.

- Cấu hình electron nguyên tử.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn: hóa học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN: HÓA HỌC 10 A. LÝ THUYẾT Chương 1: NGUYÊN TỬ Thành phần cấu tạo nguyên tử. Số đơn vị điện tích hạt nhân, số khối, số hiệu nguyên tử, cấu tạo nguyên tử. Đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. Cấu tạo vỏ nguyên tử: lớp electron, phân lớp electron, số electron tối đa trong 1 phân lớp. Cấu hình electron nguyên tử. Chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện, hóa trị các nguyên tố, tính oxit và hidroxit của các nguyên tố. Định luật tuần hoàn. Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố, giữa vị trí và tính chất của nguyên tố, so sánh tính chất của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận. Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Sự tạo thành liên kết ion, liên kết cộng hóa trị. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. Công thức electron và công thức cấu tạo. Hóa trị và số oxi hóa. Chương 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ. B. BÀI TẬP THAM KHẢO Dạng 1: Xác định thành phần nguyên tử Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử, số proton, số nơtron, số electron, số khối của những nguyên tử có kí hiệu sau đây: a) b) c) d) e) f) g) h) i) j) k) l) Dạng 2: Bài tập về đồng vị Bài 1: a) Hiđro có các đồng vị sau: 1H, 2H và oxi có các đồng vị: 16O, 17O, 18O. Viết các loại phân tử H2O có thể có. b) Cacbon có 2 đồng vị là 612C, 613C. Oxi có 3 đồng vị là: 816O, 817O, 818O. Viết các loại phân tử khí CO2 có thể có. Bài 2: Trong tự nhiên Gali có 2 đồng vị là 69Ga (60,1%) và 71Ga (39,9%). Tính khối lượng trung bình của Gali. Đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,64. Xác định thành phần phần trăm số hạt 63Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố R là 79,91. R có hai đồng vị. Biết 79R chiếm 54,5%. Xác định số khối của đồng vị thứ hai. Bài 3: Nguyên tử Ca có 3 đồng vị ứng với thành phần như sau: chiếm 96,9%, chiếm 1%, chiếm 2,1%. Tính nguyên tử khối trung bình của Ca. Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử thì số nguyên tử tương ứng của 2 đồng vị còn lại là bao nhiêu? Bài 4: Nguyên tử Si có 3 đồng vị như sau: , ,, trong đó chiếm 3,1%. Biết nguyên tử khối trung bình của Si là 28,09. Tính phần trăm số nguyên tử của và . Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử thì số nguyên tử tương ứng của 2 đồng vị còn lại là bao nhiêu? Dạng 3: Viết cấu hình electron Viết cấu hình electron của natri (Z=11), clo (Z=17), sắt (Z=26), crom (Z=24), đồng (Z=29), brom (Z=35), ion Fe2+(Z=26), ion F- (Z=9) Dạng 4: Bài tập tính toán liên quan đến cấu tạo nguyên tử Bài 1: Nguyên tố A có tổng số hạt trong nguyên tử là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Tính số proton và số khối của A. Bài 2: Nguyên tố A có tổng số hạt trong nguyên tử là 60. Trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 20. Tính số khối và kí hiệu hóa học của A. Bài 3: Nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 36. Trong đó số hạt mang điện nhiều gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số khối và kí hiệu hóa học của X. Bài 4: Nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 10. Xác định số khối và kí hiệu hóa học của X. Dạng 5: Bài tập xác định quan hệ giữa vị trí, cấu tạo và tính chất của nguyên tố. Bài 1: Nguyên tố A có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d104s24p1, xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn. Bài 2: Nguyên tố A có số thứ tự là 16, vị trí của A trong bảng tuần hoàn. Bài 3: Nguyên tố X có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1 . Xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn. Bài 4: Ion X2+ có cấu hình electron 1s22s22p6, xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Bài 5: Một nguyên tố hóa học X ở chu kì 3, nhóm VA. Viết cấu hình electron của nguyên tử X. Bài 6: Nguyên tố Clo nằm ở chu kì 3 nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Nêu những tính chất hóa học cơ bản của Clo. Dạng 6: Bài tập liên quan đến vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn Bài 1: Oxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro có 8,82% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. R là nguyên tố nào? Bài 2: Hợp chất khí với hidro của 1 nguyên tố là RH4. Oxit của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tố đó. Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 5,4g một kim loại thuộc nhóm IIIA vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít (đktc). Tìm kim loại trên. Bài 4: Người ta dùng 14,6g HCl thì vừa đủ hòa tan 11,6g hidroxit của kim loại nhóm IIA. Xác định kim loại. Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 4,8g một kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít (đktc). Xác định tên kim loại. Bài 6: Hòa tan 9,2g một kim loại thuộc nhóm IA trong nước thu 4,48 lít (đktc). Xác định tên kim loại. Bài 7: Hòa tan 8,4g một hỗn hợp 2 kim loại IIA(thuộc 2 chu kì liên tiếp) trong dung dịch HCl dư thu 6,72 lít (đktc). Xác định hai kim loại. Dạng 7: So sánh tính chất các nguyên tố Bài 1: Cho các nguyên tố sau: C(Z=6); N(Z=7); O(Z=8); F(Z=9). Xếp các nguyên tố theo chiều giảm dần bán kính. Bài 2: Cho các nguyên tố sau: C(Z=6); N(Z=7); O(Z=8); F(Z=9). Xếp các nguyên tố theo chiều giảm tính phi kim. Bài 3: Cho các nguyên tố sau: Na(Z=11); Mg(Z=12); Al(Z=13); P(Z=15). Xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần độ âm điện. Bài 4: Cho các nguyên tố sau: Na(Z=11); K(Z=19); Rb(Z=37); Cs(Z=55). Xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính kim loại. Bài 5: Cho các nguyên tố sau:Si (Z=14); P (Z=15); S (Z=16); Cl (Z=17). Xếp các hiđroxit tương ứng theo chiều giảm dần tính axit. Dạng 8: Giải thích sự hình thành liên kết Bài 1: Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl, KCl, K2O, K2S, BaO. Bài 2: Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử H2, HCl, CO2, CH4, NH3. Dạng 9: Viết công thức electron và công thức cấu tạo Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: H2, CO2, HCl, NH3, CH4, C2H4, C2H6, C3H8, C3H6, C2H2, C4H10, O2, Cl2, HBr, H2O. Dạng 10: Dựa vào giá trị độ âm điện (bảng SGK) xét loại liên kết trong các phân tử sau: CaO, HCl, SO2, MnCl2, CuO, CO2, H2, P2O5. Dạng 11: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: NH3 + O2 à NO + H2O H2SO4 + HI à I2 + H2S + H2O P + KClO3 à KCl + P2O5 NH3 + O2 à N2 + H2O P + HNO3 + H2O à H3PO4 + NO C + HNO3 à H2O + NO2 + CO2 Mg + HNO3 à Mg(NO3)2 + NO + H2O Mg + HNO3 à Mg(NO3)2 + N2 + H2O Zn + HNO3 à Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O Mg + H2SO4 à MgSO4 + S + H2O KOH + Cl2 à KCl + KClO3 + H2O KClO3 à KCl + KClO4 FeS2 + O2 à Fe2O3 + SO2 Fe + HNO3 à Fe(NO3)3 + NxOy + H2O FexOy + HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + H2O

File đính kèm:

  • docDe cuong 10CB.doc
Giáo án liên quan