Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 12 - Chương 1 đến 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 12 - Chương 1 đến 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Hai Bà Trưng- Huế ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Tổ Vật lý- KTCN MÔN VẬT LÝ KHỐI 12- Năm học 2018-2019
CHƯƠNG 1. DAO ĐỘNG CƠ
I/ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Câu 1. Cơ năng của một vật dao động điều hòa
A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
Câu 2. Vật dao động điều hòa với vận tốc cực đại vmax , có tốc độ góc ω, khi qua vị trí có li độ x1 với vận tốc v1 thì thỏa
mãn biểu thức:
2 2 2 2 2 2 2 2
A. v1 = v max - ω x 1. B. v1 = v max +0,5ω x 1.
2 2 2 2 2 2 2 2
C. v1 = v max -0.5ω x 1. D. v1 = v max + ω x 1.
Câu 3. Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
Câu 4. Vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(t + ). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ
thức đúng là
v2 a2 v2 a2 v2 a2 2 a2
A. A2 . B. A2 . C. A2 . D. A2 .
4 2 2 2 2 4 v2 4
Câu 5. Một vật thực hiện được 50 dao động trong 4 giây. Chu kỳ là:
A. 12,5 s B. 0,8 s C. 1,25 s D. 0,08 s
Câu 6. Một vật dđ điều hoà theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một khoảng
2cm rồi truyền cho vật vận tốc 20cm/s theo phương dao động. Biên độ dao động của vật là:
A. 2 2 cm B. 2 cm C. 4 cm D. 2 cm
Câu 7: Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox. Theo phương trình dao động x = 2cos( t+ )(cm). Thời gian ngắn
nhất vật đi từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật có li độ x = 3 cm là:
A. 2,4s. B. 1,2s. C. 5/6s. D. 5/12s.
Câu 8. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 3cos(5πt ― π/3)(cm). Trong giây đầu tiên kể từ lúc
t = 0, chất điểm qua vị trí có li độ x = 1cm:
A. 6 lần B. 7 lần C. 4 lần D. 5 lần
Câu 9: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos20 t(cm). Quãng đường vật đi được trong thời gian t =
0,05s là A. 8cm. B. 16cm. C. 4cm. D. 12cm.
Câu 10: Một vật dao động điều hòa theo pt x = 10cos(2πt+π/4) cm. Thời điểm vật qua VTCB lần thứ 3 là:
A. 13/8 s B. 8/9 s C. 1 s D. 9/8 s
II/CON LẮC LÒ XO
Câu 1: Một con lắc lò xo dao động điều hoà khi vật đi qua vị trí có li độ x = A / 2 thì
A. cơ năng bằng động năng. B. cơ năng bằng thế năng.
C. động năng bằng thế năng. D. thế năng bằng hai lần động năng
Câu 2. Một con lắc lò xo dđđh với chu kì T = 0,5s, khối lượng của quả nặng là m = 400g, lấy π2 =10 . Độ cứng của lò
xo có giá trị là
A. 0,156 N/m B. 32 N/m C. 64 N/m D. 6400 N/m
Câu 3. Một lò xo dãn thêm 2,5cm khi treo vật nặng vào. Lấy g = 2 = 10m/s2. Chu kì dao động tự do của con lắc
bằng: A. 0,28s. B. 1s. C. 0,5s. D. 0,316s.
Câu 4: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, trong quá trình dao động của vật lò xo có chiều
dài biến thiên từ 20cm đến 28cm. Biên độ dao động của vật là
A. 8cm. B. 24cm. C. 4cm. D. 2cm.
Câu 5. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa: x = 3cos20t (cm). Chiều dài tự nhiên của lò xo là 30cm, lấy g
= 10m/s2. Chiều dài nhỏ nhất và lớn nhất của lò xo trong quá trình dao động lần lượt là:
A. 28,5cm và 33cm. B. 31cm và 36cm. C. 29,5cm và 35,5cm. D. 32cm và 34cm.
Câu 6: Cho một con lắc lò xo dao động điều hoà với phương trình x = 5cos (20t / 6) (cm). Tại vị trí mà động năng
nhỏ hơn thế năng ba lần thì tốc độ của vật bằng: A. 100cm/s. B. 50cm/s. C. 50 2 cm/s. D . 50m/s.
Câu 7: Chọn phát biểu đúng. Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến A. tần số dao động. B. vận tốc cực đại.
C. gia tốc cực đại. D. động năng cực đại.
Câu 8: Con lắc lò xo dao động điều hoà khi gia tốc a của con lắc là
A. a = 2x2. B. a = - 2x . C. a = - 4x2. D. a = 4x.
Câu 9. Một con lắc lò xo dao động với biên độ 10cm, độ cứng k = 100N/m. Khi qua vị trí có li độ x = -2cm thì động
năng của con lắc là: A. 0,48J B. 2400J C. 0,5J D. 0,24J.
Câu 10. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên của lò xo là l o = 48 cm. Chọn trục Ox thẳng đứng
hướng xuống, gốc O ở VTCB thì vật dđđh theo phương trình: x = 4cos(ωt – 2π/3) cm. Biết trong quá trình dao động tỉ
số Fđhmax/Fđhmin = 5/3. Chiều dài của lò xo tại thời điểm t = 0 là:
A. 28 cm. B. 36 cm. C. 62 cm. D. 68 cm..
III/ CON LẮC ĐƠN
Câu 1. Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài l và viên bi nhỏ có khối
lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí
cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là:
A. mg 푙 (1 - cosα). B. mg 푙 (1 - sinα). C. mg 푙 (3 - 2cosα). D. mg 푙 (1 + cosα).
Câu 2. Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0. Biết khối lượng vật
nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là 푙, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là :
1 1
A. 푙훼2. B. 푙훼2 C. 푙훼2. D. 2 푙훼2.
2 0 0 4 0 0
Câu 3. Có hai con lắc đơn mà chiều dài của chúng hơn kém nhau 44cm. Trong cùng một khoảng thời gian con lắc này
làm được 30 dao động thì con lắc kia làm được 36 dao động. Chiều dài của mỗi con lắc là:
A. 72cm và 116cm B. 100cm và 56cm C. 72cm và 28cm D. 144cm và 100cm
Câu 4. Con lắc treo trên trần một thang máy .Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a, người ta thấy chu kỳ dao
động nhỏ của con lắc giảm 3% so với chu kỳ của nó lúc thang máy đứng yên. Gia tốc a của thang máy là: (lấy
g=9,86m/s2)
A. 1,22m/s2 B. 0,22m/s2 C. 0,92m/s2 D. 0,62m/s2
Câu 5. Một con lắc đơn có chiều dài 2,45m dao động ở nơi có g = 9,8m/s 2. Kéo con lắc lệch một cung có độ dài 5cm
rồi thả nhẹ cho nó dao động. Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu dao dộng. Chiều dương hướng từ vị trí cân bằng đến
vị trí có góc lệch ban đầu. Phương trình dao động của con lắc là:
A. s = 5cos(t - )(cm). B. s = 5cos(t )(cm). C. s = 5cos(2t- )(cm). D. s = 5cos(2t)(cm).
2 2
Câu 6. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào
A. vị trí địa lý nơi con lắc dao động B. khối lượng của con lắc.
C. điều kiện kích thích ban đầu cho con lắc dao động. D. biên độ của con lắc.
Câu 7. Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0 = 6°. Với góc lệch bằng bao nhiêu thì động năng của
con lắc gấp 2 lần thế năng ?
A. = ± 3,46°. B. = ± 2°. C. = 2°. D. = 3,46°.
Câu 8. Tại cùng một nơi, con lắc đơn có chiều dài 푙 = 푙1 + 푙2 dao động với chu kì T = 1s. Con lắc đơn có chiều dài 푙1
dao động với chu kì 1 = 0,8푠. Con lắc đơn có chiều dài 푙 = 푙1 ― 푙2 dao động với chu kì:
A. 0,61s B. 0,53s C. 0,45s D. 0,38s
Câu 9. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m dao động điều hòa với biên độ góc π/20 rad tại nơi có gia tốc trọng
π 3
trường g = 10m/s2. Lấy π2 = 10. Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ góc rad là:
40
A. 3s B. 3 2 s C. 1/3s D. 1/2s
0
Câu 10. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc bằng 9 dưới tác dụng của trọng lực. Ở thời điểm 푡0,
vật nhỏ của con lắc có li độ góc và li độ cong lần lượt là 4,50 và 2,5π (cm). Lấy g = 2=10 /푠2. Tốc độ của vật ở thời
điểm 푡0 xấp xỉ bằng
A. 37 cm/s. B. 34 cm/s. C. 25 cm/s. D. 43 cm/s.
IV/ DAO ĐỘNG TẮT DẦN , CỘNG HƯỞNG
Câu 1. Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
Câu 2. Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Biên độ dao động giảm dần, tần số của dao động không đổi.
B. Biên độ dao động không đổi, tần số của dao động giảm dần.
C. Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều không đổi.
D. Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều giảm dần. Câu 3. Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu 4. Có ba con lắc đơn treo cạnh nhau cùng chiều dài, ba vật bằng sắt, nhôm và gỗ ( có khối lượng riêng của sắt>
nhôm> gỗ) cùng kích thước và được phủ mặt ngoài một lớp sơn để lực cản như nhau. Kéo ba vật sao cho ba sợi dây
lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì
A.Con lắc bằng gỗ dừng lại sau cùng. B. Cả ba con lắc dừng cùng một lúc.
C. Con lắc bằng sắt dừng lại sau cùng. D. Con lắc bằng nhôm dừng lại sau cùng.
Câu 5. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian:
A. Biên độ và tốc độ. B. Li độ và tốc độ. C. Biên độ và gia tốc. D. Biên độ và cơ năng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần:
A.Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
C. Lực ma sát càng lớn thi dao động tắt dần càng nhanh.
D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
Câu 7. Một tấm ván bắc qua một con mương có tần số dao động riêng là 0,5Hz. Để tấm ván đó rung lên mạnh nhất thì
trong 12 giây, người đó phải bước với số bước là:
A. 2 bước B. 4 bước C. 8 bước D. 6 bước
Câu 8. Cu Tí xách một xô nước, cậu nhận thấy rằng nếu bước đi 60 bước trong một phút thì nước trong xô sóng sánh
mạnh nhất. Tần số dao động riêng của xô nước là:
1
A. Hz B. 1 Hz C. 60 Hz D.1 kHz
60
Câu 9. Cơ năng của một dao động tắt dần giảm 5% sau mỗi chu kì. Biên độ dao động tắt dần sau mỗi chu kì giảm đi
xấp xỉ:
A. 1,2% B. 1,5% C. 2,9% D. 2,5%
Câu 10. Biên độ của một dao động tắt dần giảm 1,5% sau mỗi chu kì. Trong một dao động toàn phần cơ năng của dao
động giảm đi xấp xỉ:
A. 1,8% B. 2,1% C. 2,9% D. 3,0%
V. TỔNG HỢP DAO ĐỘNG
Câu 1: Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x 1 = Acos(ωt +π/3) và x2 = Acos(ωt - 2π/3) là hai dao
động:
A.lệch pha π/2 B. cùng pha. C. ngược pha. D. lệch pha π/3
Câu 2: Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: x1 = 4 cos 100 πt (cm) và x2 = 3 cos( 100 πt +
π/2) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động đó có biên độ là:
A. 1cm B. 5cm C. 3,5cm D. 7cm
Câu 3: Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt là: x 1 =
7cos(20t - ) và x2 = 8cos(20t - ) (với x tính bằng cm, t tính bằng s). Khi qua vị trí có li độ bằng 12 cm, tốc độ của
2 6
vật bằng
A. 10 m/s. B. 1 cm/s. C. 10 cm/s. D. 1 m/s.
Câu 4: Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng chu kì với phương trình lần lượt là: x1 4sin(10 t(cm) và
x2 4cos(10 t- /2)(cm) . Biên độ dao động tổng hợp là:
A. 4 2 cm B. 4cm C. 0. D. 8cm
Câu 5: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình x1 2cos 10 t cm và
x2 2cos 10 t cm . Vận tốc của chất điểm khi t = 8s là
2 A. 20π cm/s B. 40π cm/s C. 40 2 cm/s D. 20cm/s
Câu 6: Một vật thực hiện đồng thời hai động điều hòa cùng phương cùng tần số và vuông pha với nhau. Ở thời điểm t
thì li độ của hai dao động thành phần là x1 = 3cm, x2 = 4cm, khi đó li độ của dao động tổng hợp là:
A. 1cm B. 5cm C. 7cm D. 6cm
Câu 7: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình: x 1=2cos(4 t +
) (cm); x2 = 2cos(4 t) (cm). Dao động tổng hợp của vật có phương trình:
2
A. x = 2cos(4 t + )(cm) B. x =2 2cos(4 t + )(cm)
6 4
C. x = 2 2cos(4 t – )(cm) D. x =2 3cos (4 t + )(cm)
4 6
Câu 8: Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1=A1cos(ωt+φ1)cm,
x2=A2cos(ωt+φ2)cm. Thì biên độ của dao động tổng hợp lớn nhất khi :
A. φ2 – φ1 = (2k+1) B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π
2
C. φ2 – φ1 = k2π. D. Một giá trị khác .
Câu 9: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số 10Hz và có biên độ lần lượt là
7cm và 8cm. Biết hiệu số pha của hai dao động thành phần là π/3 rad. Tốc độ của vật khi vật có li độ 12cm là:
A. 314cm/s. B. 100cm/s. C. 157cm/s. D. 120cm/s.
Câu 10: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = A1cos(20t
+ π/6)(cm) và x2 = 3cos(20t + 5π/6)(cm). Biết vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng có độ lớn là 140cm/s. Biên độ
dao động A1 có giá trị là: A. 7cm. B. 8cm. C. 5cm. D. 4cm.
Chương 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
I. SÓNG CƠ
Câu 1: Một nguồn âm có tần số f = 500Hz. Hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng cách nhau 25cm luôn dao
động lệch pha nhau π/4. Vận tốc truyền sóng là:
A. 500m/s B. 1km/s C.250m/s D. 750m/s
Câu 2: Một người ngồi ở bờ biển trông thấy có 10 ngọn sóng qua mặt trong 36 giây, Hỏi trong 10 phút có bao nhiêu
ngọn sóng qua mắt mình
A. 149 B. 150 C. 151 D. 152
Câu 3: Sóng ngang là sóng có phương dao động:
A. trùng với phương truyền sóng. B. nằm ngang.
C. vuông góc với phương truyền sóng. D. thẳng đứng.
Câu 4: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy phao nhấp nhô lên xuống tại chỗ 16 lần trong 30 giây và
khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp nhau bằng 24m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là
A. v = 4,5m/s B. v = 12m/s. C. v = 3m/s D. v = 2,25 m/s
Câu 5: Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số f = 100Hz gây ra các sóng tròn lan rộng trên mặt
nước. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng bao nhiêu?
A. 25cm/s. B. 50cm/s. C. 100cm/s D. 150cm/s. Câu 6: Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4 t – 0,02 x) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây).
Tốc độ truyền của sóng này là
A. 100 cm/s. B. 150 cm/s. C. 200 cm/s. D. 50 cm/s.
Câu 7: Mũi nhọn S chạm vào mặt nước dao động điều hòa với tần số f = 20Hz, thấy rằng tại hai điểm A, B trên mặt
nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng d = 10cm luôn dao động ngược pha. Tính vận tốc
truyền sóng, biết vận tốc đó nằm trong khoảng từ 0,7m/s đến 1m/s .
A. 0,75m/s B. 0,8m/s C. 0,9m/s D. 0,95m/s
Câu 8: Chọn phát biểu sai về quá trình truyền sóng cơ
A. Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua
B. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì
C. Tốc độ truyền sóng là tốc độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua
D. Chu kì sóng là chu kì dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua
Câu 9: Một sợi dây đàn hồi nằm ngang có điểm đầu O dao động theo phương đứng với biên độ 5cm, T = 0,5s. Vận tốc
truyền sóng là 40cm/s. Phương trình sóng tại M cách O 1 khoảng d = 50 cm:
A. uM = 5cos(4πt - 5π) (cm) B. uM = 5cos(4πt – 2,5π) (cm)
C. uM = 5cos(4πt - π) (cm) D. uM = 5cos(4πt - 25π) (cm)
Câu 10: Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó
trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5cm trên đường thẳng đi qua S
luôn dao động ngược pha với nhau. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80cm/s và tần số của nguồn dao động thay
đổi trong khoảng từ 48Hz đến 64Hz. Tần số dao động của nguồn là
A. 64Hz. B. 48Hz. C. 54Hz. D. 56Hz.
II. GIAO THOA SÓNG
Câu 1: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao
động
A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
B. cùng tần số, cùng phương.
C. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
Câu 2: Hai nguồn dao động kết hợp S 1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt thoáng chất lỏng. Nếu tăng tần số
dao động của hai nguồn S1 và S2 lên 2 lần thì khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên S1S2 có biên độ dao động cực tiểu
sẽ thay đổi như thế nào? Coi tốc độ truyền sóng không đổi.
A. Tăng lên 2 lần B. Không thay đổi C. Giảm đi 2 lần D. Tăng lên 4 lần.
Câu 3: AB là hai nguồn đồng bộ có bước sóng λ, khoảng cách từ trung điểm O của AB đến điểm không dao động thứ 4
7 3 5 3
trên AB là:A. B. C. D.
4 4 4 2
Câu 4: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng cùng pha, cùng biên độ a. Các điểm trên mặt
nước, nằm trên vân cực đại đầu tiên, ngay cạnh trung trực của đoạn nối hai nguồn về phía S1 đều thỏa mãn điều kiện:
A. d2 - d1 = kλ. B. d 2 - d1 = λ. C. d 1 - d2 = (k+1)λ. D. d 2 - d1 =
Câu 5: Hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động với tần số 40Hz. Một điểm M cách S1 28cm và cách S2 23,5cm Biết tốc độ
truyền sóng trên mặt nước là 60cm/s. Trong khoảng giữa M và đường trung trực của S1S2 số dãy gợn lồi và gợn lõm là:
A. 3 dãy gợn lồi, 3 dãy gợn lõm B. 2 dãy gợn lồi, 3 dãy gợn lõm
C. 2 dãy gợn lồi, 2 dãy gợn lõm D. 3 dãy gợn lồi, 2 dãy gợn lõm
Câu 6: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số
28Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d 1 = 21cm, d2 = 25cm. Sóng có biên độ cực đại.
Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A. 37cm/s B. 112cm/s C. 28cm/s D. 0,57cm/s
Câu 7: Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước hai điểm S 1 và S2. Khoảng cách
S1S2 = 9,6cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2m/s. Số gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2 là
A. 8 gợn sóng B. 14 gợn sóng. C. 15 gợn sóng. D. 17 gợn sóng.
Câu 8: Tại hai điểm A,B trên mặt chất lỏng cách nhau 10(cm) có hai nguồn phát sóng theo phương thẳng đứng với các
phương trình: u1 0,2cos(50 t)cm vàu2 0,2cos(50 t )cm . Vận tốc truyền sóng là 0,5(m/s). Coi biên độ sóng
không đổi. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB ? A.8 B.9 C.10
D.11 Câu 9: Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số
f = 20Hz, cách nhau 8cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 30cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho
ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là A. 11 B. 5 C. 9 D. 3
Câu 10: Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 16cm đang cùng dao động vuông góc với mặt nước theo phương trình x = a
cos50 t (cm). C là một điểm trên mặt nước thuộc vân giao thoa cực tiểu, giữa C và trung trực của AB có một vân giao
thoa cực đại. Biết AC= 17,2cm. BC = 13,6cm. Số vân giao thoa cực đại đi qua cạnh AC là :
A. 16 đường B. 6 đường C. 7 đường D. 8 đường
Câu 11: Hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn dao động cùng phương trình dao động u = Acos10ππt. Trên mặt
nước có giao thoa, người ta đo được khoảng cách giữa hai điểm có biên độ cực đại gần nhau nhất trên đoạn nối AB
bằng 1 cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 10 cm/s B. 20 cm/s C. 5 cm/s D. 40 cm/s
III. SÓNG DỪNG
Câu 1: Trong quá trình truyền sóng, khi gặp vật cản thì sóng bị phản xạ. Tại điểm phản xạ thì sóng tới và sóng phản xạ
sẽ:A. Luôn cùng pha. B. Không cùng loại. C. Luôn ngược pha. D. Cùng tần số.
Câu 2: Khi lấy k = 0, 1,2, Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Điều kiện để có sóng dừng trên dây đàn
hồi có chiều dài khi cả hai đầu dây đều cố định là
kv kv v v
A. B. C. 2k 1 D. 2k 1 .
f 2f 2f 4f
Câu 3: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa ba bụng liên tiếp bằng
A. một số nguyên lần bước sóng B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng D. một phần tư bước sóng.
Câu 4: Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số
của sóng truyền trên dây là 200Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là
A. 90 cm/s B. 40 m/s C. 40 cm/s D. 90 m/s
Câu 5: Một nam điện có dòng điện xoay chiều tần số 50Hz đi qua. Đặt nam châm điện phía trên một dây thép AB căng
ngang với hai đầu cố định, chiều dài sợi dây 60cm. Ta thấy trên dây có sóng dừng với 2 bó sóng. Tính vận tốc sóng
truyền trên dây?
A.60m/s B. 60cm/s C.6m/s D. 6cm/s
Câu 6: Một sợi dây mảnh AB dài 64cm, đầu B tự do và đầu A dao động với tần số f, tốc độ truyền sóng trên dây
25cm/s. Điều kiện để xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây là:
A. f = 1,28(k+0,5)B. f = 1,28kC. f = 0,39kD. f = 0,195(k+0,5)
Câu 7: Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 50Hz, người ta thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có 3
điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 40m/s B. 50m/s C. 80m/s D. 60m/s
Câu 8: Bước sóng dài nhất của một sóng dừng có thể tạo ra trên một sợi dây dài 15 cm, hai đầu cố định là:
A. 10 cm B. 20 cm C. 30 cm D. 40 cm.
Câu 9: Hai sóng hình sin cùng bước sóng , cùng biên độ a truyền ngược chiều nhau trên một sợi dây cùng vận tốc 20
cm/s tạo ra sóng dừng . Biết 2 thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0,5s. Giá trị bước sóng là :
A. 20 cm. B. 10cm C. 5cm D. 15,5cm
Câu 10: Một sợi dây dài l = 1,2m hai đầu cố định có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 40Hz và 60Hz. Xác định tốc
độ truyền sóng trên dây: A. 60m/s B. 48m/s C. 32m/s D. 24m/s
IV. SÓNG ÂM
Câu 1: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do chúng.
A. khác nhau về tần số và biên độ của các họa âm. B. khác nhau về đồ thị dao động âm.
C. khác nhau về tần số. D. khác nhau về chu kỳ của sóng âm.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với nhạc âm?
A. Tần số luôn thay đổi theo thời gian. B. Đồ thị dao động âm luôn là hình sin.
C. Biên độ dao động âm không đổi theo thời gian.
D. Đồ thị dao động âm là những đường tuần hoàn có tần số xác định. Câu 3: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
B. Sóng âm trong không khí là sóng ngang
C. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
D. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
Câu 4: Một âm có tần số xác định truyền lần lượt trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2, v3.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. v2 > v1 > v3. B. v 1 > v2 > v3. C. v 3 > v2 > v1. D. v 1 > v3 > v2.
Câu 5: Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0.
Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức
I I I I
A. L(dB) = 10lg . B. L(dB) = 10lg 0 C. L(dB) = lg .D. L(dB) = lg 0 .
I0 I I0 I
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Âm có cường độ lớn thì tai có cảm giác âm đó “to”.
B. Âm có tần số lớn thì tai có cảm giác âm đó “to”.
C. Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm.
D. Âm có cường độ nhỏ thì tai có cảm giác âm đó “bé”.
Câu 7: : Xét các đặc tính vật lý sau đây của sóng âm:
(I). Tần số. (II). Biên độ. (III).Cường độ. (IV). Vận tốc truyền sóng. (V). Bước sóng. Độ cao của âm là đặc tính sinh lý
phụ thuộc.A. (I). B. (II). C. (III). D. (I) , (II).
Câu 8: Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm được hình thành dựa vào các đặc tính của âm là
A. Biên độ và tần số. B. Tần số và bước sóng.
C. Biên độ và bước sóng. D. Cường độ và tần số.
Câu 9: Khi hai ca sĩ cùng hát một câu ở cùng một độ cao, ta vẫn phân biệt được giọng hát của từng người là do:
A. Tần số âm khác nhau. B. Cường độ âm khác nhau.
C. Năng lượng âm khác nhau. D. Âm sắc khác nhau.
Câu 10: Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng:
A. Cường độ âm. B. Biên độ dao động âm.
C. Mức cường độ âm. D. Áp suất âm thanh.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz.
B. Sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm đều là sóng cơ.
C. Sóng âm là sóng dọc.
D. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe được.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng khi nói về đặc trưng sinh lý của âm
A. Độ to của âm chỉ phụ thuộc vào mức cường độ âm
B. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và cường độ âm
C. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và biên độ âm
D. Âm sắc phụ thuộc vào các đặc trưng vật lí của âm như biên độ, tần số và các thành phần cấu tạo của âm Câu 13 : Một sóng âm có tần số 200Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500 m/s. Bước sóng của sóng
này trong môi trường nước là
A. 30,5 m. B. 3,0 km. C. 75,0 m. D. 7,5
Câu 14: Sóng siêu âm
A. truyền được trong chân không. B. không truyền được trong chân không.
C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước. D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.
Câu 15: Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm
A. chỉ phụ thuộc vào biên độ. B. chỉ phụ thuộc vào tần số.
C. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm. D. phụ thuộc vào tần số và biên độ.
Câu 16: Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số và bước sóng đều thay đổi. B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi. D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.
Câu 17: Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm
đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
A. cường độ âm B. độ cao của âm. C. độ to của âm. D. mức cường độ âm
Câu 18: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn. B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không. D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Câu 19: Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khí ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong
A. không khí ở 250C B. nước C. không khí ở 00C D. sắt
Câu 20: Một sóng âm truyền trong một môi trường. Biết cường độ âm tại một điểm gấp 100 lần cường độ âm chuẩn của
âm đó thì mức cường độ âm tại điểm đó là :
A. 50dB B. 20dB C. 100dB D. 10dB
Câu 21: Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này
A. là âm nghe được. B. là siêu âm.
C. truyền được trong chân không. D. là hạ âm.
Câu 22: Khi mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm tăng thêm 70 dB thì cường độ âm tại điểm đó
tăng : A. 107 lần. B. 106 lần. C. 105 lần. D. 103 lần
Câu 23: Một sóng âm có tần số 450 Hz lan truyền trong không khí với tốc độ 360 m/s. Coi môi trường không hấp thụ
âm. Trên một phương truyền sóng, hai điểm cách nhau 2,4 m luôn dao động
A. cùng pha với nhau. B. lệch pha nhau C. lệch pha nhau D. ngược pha với nhau
4 2
Câu 24: Khi nói về sự truyền âm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng âm truyền trong không khí với tốc độ nhỏ hơn trong chân không.
B. Trong một môi trường, tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
C. Sóng âm không thể truyền được trong các môi trường rắn và cứng như đá, thép.
D. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí
Câu 25: Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng
A. biên độ B. cường độ âm C. mức cường độ âm D. tần số
Câu 26: Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (Nguồn điểm) một khoảng NA = 1 m, có mức cường độ âm là L A = 90
2
dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 0,1n W/m . Cường độ của âm đó tại A là: 2 2 2 2
A. IA = 0,1 nW/m . B. IA = 0,1 mW/m . C. IA = 0,1 W/m . D. IA = 0,1 GW/m .
Câu 27: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. chu kì của nó tăng. B. tần số của nó không thay đổi.
C. bước sóng của nó giảm. D. bước sóng của nó không thay đổi.
Câu 28: Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452
m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ
A. giảm 4,4 lần B. giảm 4 lần C. tăng 4,4 lần D. tăng 4 lần
Câu 29: Đơn vị đo cường độ âm là
A. Oát trên mét (W/m). B. Ben (B).
C. Niutơn trên mét vuông (N/m2 ). D. Oát trên mét vuông (W/m2 )
Câu 30: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB.
Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M.
A. 10000 lần B. 1000 lần C. 40 lần D. 2 lần
Câu 31: Một sóng âm truyền trong thép với vận tốc 5000m/s. Nếu độ lệch của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất
cách nhau 1m trên cùng một phương truyền sóng là π/2 thì tần số của sóng bằng:
A. 1000 Hz B. 1250 Hz C. 5000 Hz D. 2500 Hz.
Câu 32: Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm
đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường
độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là
A. 26 dB. B. 17 dB. C. 34 dB. D. 40 dB.
Câu 33: Trong môi trường truyền âm, tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là 90 dB và 40 dB với cùng
cường độ âm chuẩn. Cường độ âm tại A lớn gấp bao nhiêu lần so với cường độ âm tại B?
A. 2,25 lần B. 3600 lần C. 1000 lần D. 100000 lần
Câu 34: Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và
không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r 1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại
r 1 1
B. Tỉ số 2 bằng: A. 4. B. . C. . D.
r1 2 4
2.
Câu 35: Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L (dB). Nếu cường
độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A. 100L (dB). B. L + 100 (dB). C. 20L (dB). D. L + 20 (dB).
Câu 36: Một nguồn âm điểm truyền sóng âm đẳng hướng vào trong không khí với tốc độ truyền âm là v. Khoảng cách
giữa 2 điểm gần nhau nhất trên cùng hướng truyền sóng âm dao động ngược pha nhau là d. Tần số là
v 2v v v
A. . B. . C. . D. .
2d d 4d d
Câu 37:Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất
phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là
30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng
A. 4. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 38: Trên một đường thẳng cố định, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu
được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9 m thì mức cường độ âm thu được
là L – 20 (dB). Khoảng cách d
A. 8 m B. 1 m C. 9 m D. 10 m
Câu 39: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai? A. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz B. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz
C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2 D. Sóng âm không truyền được trong chân không
Câu 40: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng
và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc
độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu ước lượng của giếng là
A. 43 m. B. 45 m. C. 39 m. D. 41 m.
Câu 41: Trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AB =
100 m, AC = 250 m. Khi đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P thì mức cường độ âm tại B là 100 dB. Bỏ
nguồn âm tại A, đặt tại B một nguồn điểm phát âm công suất 2P thì mức cường độ âm tại A và C là
A. 103 dB và 99,5 dB B. 100 dB và 96,5 dB.
C. 103 dB và 96,5 dB. D. 100 dB và 99,5 dB
Câu 42: Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cung và nửa cung (nc). Mỗi
quãng tám được chia thành 12 nc. Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc
12 12
này có tần số thỏa mãn fc 2f t . Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là một gam (âm giai). Xét một gam
với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2 nc, 4 nc, 5 nc, 7 nc , 9 nc, 11
nc, 12 nc. Trong gam này, nếu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Sol có tần số là
A. 330 Hz B. 392 Hz C. 494 Hz D. 415 Hz
Câu 43:Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy (xem là nguồn điểm) phát âm với công suất không đổi. Từ
bên ngoài, một thiết bị xác định mức độ cường đại âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai giai đoạn với vận
tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn 0,4 m/s 2 cho đến khi dừng lại tại N (cổng nhà máy). Biết NO = 10 m và
mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cường độ âm tại M là 20dB. Cho rằng môi trường truyền âm đẳng
hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 27sB. 32sC. 47sD. 25s
Câu 44: Cho 4 điểm O, M, N và P nằm trong một môi trường truyền âm. Trong đó, M và N nằm trên nửa đường thẳng
xuất phát từ O, tam giá MNP là tam giác đều. Tại O, đặt một nguồn âm điểm có công suất không đổi, phát âm đẳng
hướng ra môi trường. Coi môi trường không hấp thụ âm. Biết mức cường độ âm tại M và N lần lượt là 50 dB và 40 dB.
Mức cường độ âm tại P là
A. 43,6 dB.B. 38,8 dB.C. 35,8 dB. D. 41,1 dB.
Chương 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I/ Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Dòng điện xoay chiều là dòng điện:
A. Có trị số biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
B. Có cường độ biến đổi điều hòa theo theo thời gian
C. Có chiều thay đổi liên tục. D. tạo ra từ trường biến thiên tuần hoàn
2. Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần, sovới điện áp hai đầu đoạn
mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có thể
A. sớm pha π/4 B. trễ pha π/4 C. sớm pha π/2 D. trễ pha π/2
3. Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì
A. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha /2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trể pha /2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_12_chuong_1_den_3_na.docx