Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Chu Trinh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phan Chu Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI NĂM HỌC 2019-2020 - MÔN VẬT LÝ LỚP 9
I. Lý thuyết
1. Phát biểu và viết biểu thức của định luật Ôm; định luật Jun – Lenxơ.
2. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? Viết công thức tính
điện trở ?
3. Phát biểu và viết biểu thức của 4. Nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
II. Bài tập vận dụng tự luận
Dạng 1: Cho Rb nối tiếp một đèn. Tính Rb để đèn sáng bình thường.
Bài tập 1: Một bóng đèn có ghi 6V-5W. Mắc đèn này vào hiệu điện thế đúng định mức của nó trong 2h.
a. Tính điện trở của đèn khi đó và tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong thời gian nói trên.
b. Để bóng đèn này sáng bình thường khi mắc vào hiệu điện thế 9V người ta đã dùng thêm một điện trở
Rb. Hỏi điện trở Rb này phải mắc như thế nào với bóng đèn và có giá tri Rb là bao nhiêu ?
Bài tập 2: Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R 1 = 7,5Ω và cường độ dòng điện chạy qua
đèn khi đó là I = 0,6A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở vào nguồn có hiệu điện thế U =
12V.
a. Phải điều chỉnh biến trở có trị số R2 là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường ?
b. Biến trở này có điện trở lớn nhất là R b = 30Ω với cuộn dây dẫn được làm từ hợp kim nikelin có tiết
diện S = 1mm2. Tính chiều dài l của dây được dùng làm biến trở.
Bài tập 3: Một bóng đèn loại 9V - 3W được mắc nối tiếp với một biến trở được mắc vào hai điểm có hiệu
điện thế 12V.
a. Khi Rb = 3Ω thì đèn có sáng bình thường không? Hỏi tương tự khi Rb = 6Ω ?
b. Để đèn sáng bình thường thì Rb = ?
Dạng 2:Tính hiệu suất của ấm điện (bếp điện)
Bài tập 4: Một bếp điện khi hoạt động bình thường thì cường độ dòng điện qua bếp là 2,5A ở hiệu điện
thế là 220V.
a. Tính điện trở và công suất của bếp.
b. Dùng bếp này để đun sôi 2 kg nước từ 20 0C thì mất 25 phút. Tính nhiệt lượng thu vào của nước, nhiệt
lượng tỏa ra của bếp, hiệu suất của bếp. Cho C nước = 4200J/ kg.K.
c. Nếu cắt ngắn dây điện trở đi một nửa và vẫn mắc vào hiệu điện thế trên thì công suất của bếp lúc này
bằng bao nhiêu ?
Bài tập 5: Một ấm điện có ghi 120V- 480W sử dụng với mạng điện có hiệu điện thế 120V.
a. Tính điện trở của ấm.
b. Dùng ấm này để đun m (kg) nước từ 200C đến sôi. Tính nhiệt lượng toả ra của ấm, nhiệt lượng thu vào
của nước, khối lượng nước. Biết hiệu suất của ấm là 70%, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, thời
gian đun sôi nước là 20 phút.
c. Nếu mắc một bóng đèn có ghi 120V- 40W song song với ấm trên thì đèn có sáng bình thường không?
Dạng 3: Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song
Bài tập 6: Hai bóng đèn có điện trở 760Ω và 340Ω mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 220V. Tính
a. Điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện qua mạch.
b. Công suất tiêu thụ của mỗi đèn ? Đèn nào sáng hơn ? Vì sao ?
Bài tập 7: Có hai bóng đèn Đ1 có ghi 6V- 4,5W, Đ2 có ghi 3V-1,5W. Có thể mắc nối tiếp hai đèn này
vào hiệu điện thế U = 9V để chúng sáng bình thường được không ?
Bài tập 8: Có ba điện trở R 1= 6Ω , R2 = 12Ω, R3 = 16Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế
U= 2,4 V.Tính điện trở tương đương của đoạn mạch; tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính.
Bài tập 9: Cho hai bóng đèn Đ 1 220 V- 75W , Đ 2 220 V- 25W
a. Tính điện trở của mỗi bóng đèn.
b. Mắc nối tiếp hai bóng đèn trên vào nguồn điện 220V thì bóng nào sẽ sáng hơn ? Vì sao ?
c. Mắc song song hai bóng đèn trên vào nguồn điện 220V thì bóng nào sẽ sáng hơn? Vì sao ?
Dạng 4: Bài tập về từ trường
Bài tập 10: Hãy vẽ vài đường sức từ của nam châm
chữ U và dùng mũi tên vẽ chiều của mỗi đường sức từ đó
(Hình1)
Bài tập 11: Hãy vẽ đường sức từ đi qua chỗ đặt mỗi kim
nam châm và mũi tên chỉ mũi tên chỉ chiều của mỗi đường
sức từ đó (Hình2). Bài tập 12:
a. Hãy vẽ vài đường sức từ ở trong lòng và bên ngoài
cuộn dâycó dòng điện chạy qua . Dùng mũi tên vẽ chiều
các đường sức từ đó.Từ đó xác định tên các từ cực của
ống dây(Hình 1)
b. Hãy vẽ vài đường sức từ ở trong lòng và bên ngoài
cuộn dây có dòng điện chạy qua. Dùng mũi tên vẽ chiều
đường sức từ ; vẽ chiều dòng điện qua các vòng dây.
Ghi dấu + , - vào hai cực của nguồn điện (Hình 2)
Bài tập 13: Hãy xác định chiều của
lực điện từ ; chiều dòng điện và tên
từ cực trong các trường hợpđược
biểu diễn trên hình 2,3,4.
III. Bài tập vận dụng trắc nghiệm: Khoanh tròn 1 đáp án đúng nhất mà em chọn
Câu 1: Hai điện trở R 1 và R2 = 4 R1 được mắc song song với nhau . Điện trở tương đương của đoạn
mạch này là bao nhiêu ?
A. 5 R1 B. 4 R1 C. 0,8 R1 D. 1,25 R1
Câu 2: Công thức dùng để tính công suất điện năng là
U 2 2
A. A= UI t B. A= C. A = P t D .A= Irt
Rt R
Câu 3: Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện
giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn
A. tăng gấp 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C.tăng gấp 9 lần. D.giảm gấp 9 lần.
Câu 4: Hỏi bóng đèn nào có thông số định mức phù hợp để lắp vào mạng điện 220V?
A. 110V - 200W B. 240V - 100W C. 120V - 75W D. 220V - 75W
Câu 5: Dùng một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 4m, tiết diện 0,4mm 2 nối hai cực của một nguồn điện
thì dòng điện qua dây có cường độ 2A. Biết rằng điện trở suất của dây đồng là 1,7.10 -8.m. Hiệu điện
thế giữa hai cực của nguồn điện là
A. 0,36V. B. 0,32V. C. 3,4V. D. 0.34V.
Câu 6 : Xét đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp. Hệ thức đúng là
A. U = U1 = U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2 B.U = U1 + U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2.
C. U = U1 + U2; I = I1 + I2;RTĐ = R1 + R2. D. U = U1 = U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2.
Câu 7 : Mỗi ngày, một bóng đèn 220V - 60W thắp trung bình 5 giờ với hiệu điện thế 220V. Điện năng
tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) là
A. 9000J. B. 9kW.h. C. 9kJ. D. 32400W.s.
Câu 8 : Đơn vị cuả điện trở là
A. Vôn B. Oát. C. Ôm. D. Ampe.
Câu 9 : Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm 2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10 -6.m.
Điện trở của dây dẫn có giá trị
A. 0,00016. B. 1,6. C. 16. D. 160.
Câu 10: Công thức không dùng để tính công suất điện là
U 2
A. P = R.I2 B. P = U.I C. P = D. P = U.I2
R
Câu 11: Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng đến nhiệt độ cao, còn dây đồng nối
với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì:
A. dây tóc đèn có điện trở lớn hơn nên nhiệt lượng tỏa ra của dòng điện trên dây tóc lớn hơn.
B. dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng.
C. dòng điện qua dây tóc bóng đèn đã thay đổi.
D. dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng.
Câu 12: Cho R1 = 20 chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2A và R 2 = 40 chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 là
A. 210V B. 120V C. 90V D. 80V
Câu 13: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song có điện trở tương đương là
R1 R 2 R1.R 2 1 1
A. R1 + R2 B. C. D.
R1.R 2 R1 R 2 R1 R 2
Câu 14: Có ba điện trở R1 ≠ R2 ≠ R3. Có mấy cách mắc các điện trở này với nhau để được Rtđ khác nhau?
A. 8 cách B. 2 cách C. 6 cách D. 4 cách
Câu 15: Một bàn là ghi 220V- 800W mắc vào mạng điện 160V. Dòng điện qua bàn là có cường độ là
A. 3,6A B. 2,6A C. 5,0A D. 4,2A
Câu 16: Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút, hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220V.
Điện trở của bếp khi làm việc có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?
A. R = 145,2 B. R = 164,7 C. R = 154,7 D. R =148,7.
Câu 17: Một ấm điện loại 220V-1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V. Tính điện năng sử dụng
ấm trong một tháng (30 ngày) biết mỗi ngày sử dụng 30 phút.
A. 16,5 kW.h B. 16,5 J C. 16500 kW.h D. 990000 kW.h
Câu 18: Cho mạch điện như hình 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 9V, trên bóng đèn Đ có ghi
6V- 3W. Để đèn sáng bình thường, trị số của biến trở Rb là
A. 3. B. 9. C. 6. D. 4,5.
Câu 19:Điện trở của vật dẫn là đại lượng + Đ -
A. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.
R
B. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật.
C. tỷ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật và tỷ lệ nghịch với cường b
độ dòng điện chạy qua vật.
D. tỷ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật.
Câu 20:Quan sát thí nghiệm hình 1, hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm, khi đóng
công tắc K thì cực Nam của kim nam châm
A. bị hút về phía đầu B. B. bị đẩy ra đầu B. A B
C. vẫn đứng yên so với ban đầu. D. vuông góc với trục ống dây.
Câu 21:Có một thanh nam châm không rõ từ cực. Làm cách nào để xác N S
định từ cực của thanh nam châm? + -
A. Treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, K
đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam. Hình 1
B. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút
nhau thì đầu đó là cực từ Nam còn đầu kia là cực từ Bắc.
C. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau th́ đầu đó là cực từ Bắc còn
đầu kia là cực từ Nam.
D. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút đẩy nhau thì đầu đó là cực từ Bắc
còn đầu kia là cực từ Nam.
Câu 22:Quan sát hình vẽ 2, hãy cho biết hình nào vẽ đúng chiều của đường sức từ?
A B A B
+ _ + _
A. B.
A B A B
+ _ + _
C. Hình 2 D.
Câu 23:Căn cứ thí nghiệm Ơcxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Dòng điện gây ra từ trường. B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường. D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc