Câu 1: a) Từ đặc điểm cấu tạo, nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen. Viết phương trình HH minh họa?
b) So sánh tính oxi hoá giữa các halogen. Viết phương trình HH chứng minh?
Câu 2: Từ thành phần và đặc điểm cấu tạo của HCl, có thể kết luận gì về tính chất hóa học cơ bản của HCl ?. Viết phương trình hóa học chứng minh.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn : hóa học – lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THCS VÀ THPT KPĂ KLƠNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN : HÓA HỌC – LỚP 10
A. LÝ THUYỂT
Câu 1: a) Từ đặc điểm cấu tạo, nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen. Viết phương trình HH minh họa?
b) So sánh tính oxi hoá giữa các halogen. Viết phương trình HH chứng minh?
Câu 2: Từ thành phần và đặc điểm cấu tạo của HCl, có thể kết luận gì về tính chất hóa học cơ bản của HCl ?. Viết phương trình hóa học chứng minh.
Câu 3: viết phương trình điều chế Cl2, HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (nêu rõ điều kiện của phản ứng).
Câu 4: a) Từ các hóa chất : NaClrắn , MnO2 (rắn) , NaOHdd , CaCO3 , H2O, H2SO4 (đậm đặc) . Viết sơ đồ điều chế các chất sau : Nước Javen, kaliclorat, clorua vôi.
b) Giải thích tính tẩy trắng của khí clo ẩm, nước Javen và clorua vôi?
Câu 5: Nêu vị trí, thành phần, đặc điểm cấu tạo của các nguyên tố trong nhóm VIA (oxi và lưu huỳnh). Từ đó suy ra khuynh hướng nhường, nhận electron của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA.
Câu 6: a) So sánh tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh? Giải thích. Viết PTHH chứng minh.
b) So sánh tính chất hóa học của oxi và ozon? Giải thích. Viết PTHH chứng minh.
c) Phương pháp điều chế oxi trong PTN và trong CN ?
Câu 7: Từ thành phần phân tử và đặc điểm cấu tạo, có kết luận gì về tính chất hóa học cơ bản của H2S, SO2 ?. Viết phương trình hóa học chứng minh.
Câu 8: Nêu tính chất hóa học của H2SO4 (loãng, đậm đặc). Viết phương trình HH minh họa?
Câu 9: Thế nào là tốc độ của phản ứng hóa học? Biểu thức tính tốc độ của phản ứng.
Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
Câu 10: Thế nào là cân bằng hóa học? Tại sao nói cân bằng hóa học là một cân bằng động?
Câu 11: a) Thế nào là sự dịch chuyển cân bằng hóa học? Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
b) Áp dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng lơ-sa-tơ-li-ê cho trường hợp cụ thể cụ thể?
B. BÀI TẬP
Dạng 1: Bổ túc, hoàn thành sơ đồ phản ứng.
Ví dụ 1.1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
A (Mùi trứng thối)
X + D
X B Y + Z
E A + G
Ví dụ 1.2: xác định các chất và hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
FeS + A à B (khí) + C
B + CuSO4 à D ( đen) + E
B + F à G ( vàng) + M
Ví dụ 1.3:
KClO3 KClO3 KCl
K2Cr2O7 Cl2 HCl FeCl2 FeCl3 AgCl Cl2 Nước giaven
KMnO4 CaOCl2 CaCl2 Cl2
Dạng 2: Nhận biết, tách, tinh chế.
Yêu cầu: - Nắm được phản ứng đặc trưng của các chất: O3, H2S và muối Sunfua tan, khí SO2, ion SO32-, SO42-, Cl- , I2 .
- Tính tan của các muối clorua, sunfua, sunfit, sunfat.
Ví dụ 2.1 : Nhận biết các chất sau:
a) NaCl, Na2SO4, Na2SO3, Na2CO3 và Na2S.
b) Các khí: H2S, Cl2, O2, HCl và O3.
Ví dụ 2.2 : Bài tập 5,6/113; 10,11/114; 3/1435.6/147 SGK
Dạng 3: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Ví dụ 3.1: Cho phản ứng: 2SO2 + O2 2SO3 ; Phản ứng tỏa nhiệt. (H < O)
Cho biết cân bằng phản ứng trên chuyển dịch theo chiều nào khi giảm nhiệt độ? Khi tăng áp suất? Khi thêm chất xúc tác? Giải thích?
Ví dụ 3.2: Trong sản xuất H2SO4, giai đoạn oxi hóa SO2 thành SO3 được biểu diễn:
2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; Phản ứng tỏa nhiệt. (H < O)
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dời về phía tạo ra sản phẩm là SO3 nếu
A.Tăng nồng độ khí oxi và tăng áp suất B.Giảm nồng độ khí oxi và giảm áp suất
C.Tăng nhiệt độ và giảm áp suất C.Giảm nhiệt độ và giảm nồng độ khí SO2.
Ví dụ 3.3: Các bài tập trang 168; 169 SGK.
Dạng 4: Bài tập có tính toán.
1 - Bài toán Tính nồng độ, xác định thành phần %, tính lượng dư …
Ví dụ 4.1 : 7/114; 6, 11,12/119; 4/132; 8/139; SGK 6.15/47; 6.41/54 SBT
Ví dụ 4.2 : 6/128 SGK
2 - Bài toán oleum, pha trộn dung dịch, nồng độ dung dịch.
VD 4.3 : Hòa tan 200 gam SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%.
Giá trị của m là:
A. 133,3 B. 146,9 C. 272,2 D. 300,0
VD 4.4 : 7/106; 6/143 SGK
3 - Bài toán xác định công thức hóa học.
Ví dụ 4.4 : 8/96; 8/114; 9/139 SGK
Ví dụ 4.5 : Hòa tan 13 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M ?
Ví dụ 4.6 : Hòa tan 1,92 gam kim loại R bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ thu được 0,672 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch A. Xác định kim loại R ?
Hướng dẫn: Đặt hóa trị kim loại là n (n nhận giá trị từ 1 à 4)
5 - Bài toán liên quan đến hiệu suất phản ứng.
Ví dụ 4.7 : 9/114 SGK
- Giải theo số mol và phương trình phản ứng .
Ví dụ: hầu hết các bài toán hóa học.
Ví dụ: BT 7/101; 1, 7/106; 5/108 SGK
Ví dụ 4.8 : Từ 120 kg FeS2 có thể điều chế được tối đa bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) ?
- Phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng.
- Áp dụng sơ đồ đường chéo.
Ví dụ 4.8; 6.9, 6.10/46 SBT
File đính kèm:
- de cuong on tap Ki 2 Hoa 10CB.doc