Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 25 + 26 +29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Bình
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 25 + 26 +29 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG THCS TÂN BÌNH
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HKII - LỊCH SỬ 8
NĂM HỌC:2018-2019
Bài 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG TOÀN QUỐC(1873-1884)
1. Tình hình Việt Nam trƣớc khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì
* Về phía Pháp :
- Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự , Đẩy mạnh bóc lột
- Mở trường đào tạo tay sai
* Về phía triều đình
- Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời
- Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị
2. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1 (1873)
- Lấy cớ đem quân ra bắc để giải quyết vụ Đuy-puy
- Sáng 20/11/1873 Pháp đánh HN - >Trưa 20/11/1873 thành HN thất thủ
- Chưa đầy 1 tháng Pháp chiếm toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873 – 1874) ( Kháng chiến chống Pháp
lấn 1)
* Tại Hà Nội :
- Nhân dân HN chiến đấu với mọi vũ khí có trong tay
- Tổ chức Nghĩa hội được thành lập
- 21/12/1873 nhân dân HN chiến thắng lớn tại Cầu Giấy( Chiến thắng Cầu Giấy lần 1)
* Tại các tỉnh Bắc Kì :
- Quân Pháp bị đánh ở nhiều nơi
- Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập
* Hiệp ước Giáp Tuất 1874:
- 15/3/1874, Triều đính ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất
+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì
+ Triều đình cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp
4. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ 2 (1882)
* Hoàn cảnh
+ Trong nước :
- Kinh tế đất nước suy sụp; Giặc cướp nổi lên khắp nơi
- Triều đình khước từ mọi cải cách duy Tân
=> Đất nước rối loạn
+ Pháp : Đang chuyển mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc => Nhu cầu xâm chiếm thuộc địa cao
* Diễn biến
- Vu cáo triều đình vi phạm điều ước 1874 - > 25/4/1882 Rivie gửi tối hậu thư đòi Hoàng Diệu nộp
thành không điều kiện
- Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành HN thất thủ-> Triều đình vội vàng thương thuyết với
Pháp -> Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ 5. Nhân dân Bắc kì tiếp tục kháng chiến ( Nhân dân Bắc Kì kháng chiến chống Pháp lần 2)
* Tại Hà Nội
- Nhân dân đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay
- 19/5/1883 quân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần 2
* Tại các tỉnh đồng bằng
- Nhân dân nhân các địa phương anh dũng đứng lên chiến đấu
-> Kết quả : Pháp định rút khỏi Bắc Kì -> Triều đình tìm đường thương thuyết
=> Pháp tấn công Thuận An buộc triều đình Huế đầu hàng
6. Điều ƣớc Patơnot. Nhà nƣớc PK Việt Nam sụp đổ (1884)
- 18/8/1883 Pháp tấn công và chiếm Thuận An
-> Triều đình xin đình chiến và kí điều ước Hăc-măng (25/8/1883) với Pháp
* Điều ƣớc Hắc-măng
+ Nội dung :
- Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp
- Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình
- Quyền ngoại giao do Pháp nắm giữ
- Triều đình phải rút quân từ Bắc Kì về Trung Kì
* Điều ƣớc Patơnot (6/6/1884)
+ Nguyên nhân
- Pháp muốn xoa dịu tình thế
- Chấm dứt vai trò của nhà Thanh ở Bắc Kì
+ Nội dung
- Căn bản giống điều ước Hắc- măng
- Sửa đổi lại địa giới Trung Kì
=> Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp => Nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CUỐI XIX
7. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế (7/1885)
- Phe chủ chiến hi vọng giành lại quyền thống trị từ tay Pháp khi có điều kiện
- Pháp tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến
- Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công đồn Mang cá và Toà Khâm Sứ
- Pháp phản công chiếm lại Hoàng thành -> Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi về Tân Sở ( Quảng
Trị).
8. Phong trào Cần Vƣơng bùng nổ và lan rộng
- 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương”.
-> Phong trào yêu nước chống Pháp dâng lên sôi nổi.
- Phong trào diễn ra qua hai giai đoạn: 1885-1888 và 1888-1896.
+1885-1888: Bùng nổ khắp cả nước tiêu biểu ở Bắc và Trung Kì .
+1888-1896: Quy tụ ở những cuộc khởi nghĩa lớn
9. Những Cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vƣơng
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) Khởi nghĩa Bãi Sậy: (1883-1892)
Khởi nghĩa Hƣơng Khê (1885 – 1895) – là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất.
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- Địa bàn hoạt động: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Diễn biến: + Từ 1885-1888: xây dựng lực lượng, chế tạo vũ khí.
+ Từ :1888-1896: Trực tiếp chiến đấu, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét cùa địch
-> Pháp tập trung lực lượng tấn công-> Phan Đình Phùng hi sinh (1895)-> Khởi nghĩa tan rã.
Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG
CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI VIỆT NAM
10. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc
- Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì ( bảo hộ), Trung Kì (nửa bảo
hộ), Nam kì (thuộc địa).
- Đứng đầu xứ và tỉnh là người Pháp.
- Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, xã.
->Bộ máy chính quyền từ trung ƣơng đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.
Sơ đồ minh hoạ
Toàn quyền Pháp
Bắc Kì Trung Kì Nam Kì Campuchia Lào
( Bảo hộ) (nửa bảo hộ) (thuộc địa)
Tỉnh
Phủ
Huyện
Châu
Xã
11 . Chính sách kinh tế :( Nội dung của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp)
- Nông nghiệp :
+Đẩy mạnh chiếm đoạt ruộng đất
+Bóc lột theo hình thức phát canh thu tô - Công nghiệp
+Tập trung khai thác mỏ
+ Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
- GTVT : Tăng cường mở rộng, nâng cấp hệ thống đường GT->phục vụ cho việc bóc lột và đàn áp
phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Thƣơng nghiệp : Độc quyền về xuất, nhập khẩu ở nước ta.
- Tài chính: Tiến hành đánh các loại thuế mới chồng lên thuế cũ.
=> Kinh tế VN cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu phụ thuộc vào Pháp .
Mục đích: Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
12. Chính sách văn hoá, giáo dục :
- Vẫn duy trì VH_GD thời PK
- Sử dụng phương tiện báo chí, sách vở có nội dung độc hại để tuyên truyền
Mục đích: Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu-> Dùng người Việt trị người Việt
13. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam:( Tác động của chính sách khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp)
a. Các vùng nông thôn có hai giai cấp cũ:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến : Ngày càng đông, đầu hàng làm tay sai cho Pháp ( trừ một số địa
chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước).
+ Giai cấp nông dân : Bị Pháp bóc lột cùng cực -> sẵn sàng nổi dậy đấu tranh chống Pháp khi có
điều kiện
b. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới :
+ Sự phát triển của đô thị : cuối XIX đầu XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều
như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn-Chợ Lớn, NamĐịnh, Mỹ Tho, Đà Nẵng..
+ Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
- Tầng lớp tƣ sản: Lệ thuộc vào tư bản Pháp, chưa có tinh thần cách mạng
-Tầng lớp tiểu tƣ sản: Gồm: viên chức, học sinh, sinh viên ; có ý thức dân tộc,tích cực tham gia
các cuộc vận động cứu nước.
-Giai cấp công nhân: xuất thân từ nông dân, người làm thuê ăn lương-> bị địa chủ và tư sản bóc
lột nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ nhất.
14 . Xu hƣớng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
- Chính sách khai thác thuộc địa
- Luồng tư tưởng DCTS ở Châu Âu được truyền vào VN. Nhật Bản cũng đi theo con đường tư bản
chủ nghĩa nên giàu mạnh.
-> Những nhà tri thức, Nho học tiến bộ ở Việt Nam cũng vận động cứu nước theo con đường Dân
chủ tƣ sản.
15. bảng thống kê về quá trình xâm lƣợc của thực Pháp:
Thời gian Sự kiện
1/9/1858 Pháp nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam
1858-1873 Pháp chiếm Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kì
5/6/1862 Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 1873-1884 Pháp đánh chiếm Bắc kì-chiến sự lan rộng toàn quốc
15/3/1874 Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất
6/6/1884 Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ -nôt
16. Bảng Niên biểu về các cuộc đấu tranh chống Pháp:
Thời gian Sự kiện
5/7/1885 Cuộc phản công của phái chủ chiến ớ kinh thành Huế
13/7/1885 Vua hàm Nghi ra chiếu CầnVương
1886-1887 Khởi nghĩa Ba Đình
1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy
1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê
1884-1813 Khởi nghĩa Yên Thế
LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG
1. Một số công trúc ở Sài Gòn thời Pháp thuộc:
- Nhà hát Thành Phố
- Dinh Độc Lập.
- Bến Nhà Rồng
- Nhà thờ Đức Bà.
- Toà nhà Uỷ ban Nhân dân Thành Phố
2. Một số nhân vật tiêu biểu ở Sài Gòn thời Pháp thuộc:
- Nguyễn Tri Phương.
- Nguyễn Trung Trực.
- Trương Định.
- Nguyễn Đình Chiều.
- Trương Quyền
HỌC TỐT - THI TÔT NHÉ!!!
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_bai_25_26_29_nam.pdf