Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
NĂM HỌC 2018-2019
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Mức độ Vận dụng Vận dụng cao
Đọc
hiểu Điểm 2,0 1,0 3,0
Tỷ lệ 20% 10% 30%
Điểm 5,0 2,0 7,0
Làm
văn Tỷ lệ 50% 20% 70%
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
1.Thời gian làm bài: 90 phút.
Đề bài gồm có 2 phần:
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm).
- Đề đọc hiểu gồm 4 câu cho 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
- Vận dụng viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng, nội dung căn cứ từ ngữ liệu đọc hiểu
(1,0 điểm).
- Phạm vi ra đề:
+ Có thể lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa hoặc ngoài chương trình.
+ Câu hỏi yêu cầu là kiến thức học sinh đã học.
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm).
Các tác phẩm VH, đoạn trích của VHVN học ở học kì II (Không ra đề làm văn 7,0
điểm đối với những bài đọc thêm). B. NỘI DUNG ÔN TẬP
PHẦN 1: TÁC PHẨM VĂN HỌC
Bài : LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Phan Bội Châu
I. Kiến thức về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
Phan Bội Châu Tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam (1867 - 1940) Nghệ An.
- Là nhân vật kiệt xuất của lịch sử đầu thế kỉ XX, lãnh tụ các phong trào: Duy Tân,
Đông du, VN quang phục hội
- Là một chí sĩ có tinh thần yêu nước và khát vọng cứu nước nồng cháy
- Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ lớn, văn thơ chủ yếu viết ra nhằm làm vũ khí
tuyên truyền cổ động cách mạng sôi sục bầu nhiệt huyết, khơi nguồn cho loại văn
chương trữ tình-chính trị
2. Tác phẩm chính:
- Việt Nam vong quốc sử.( 1905)
- Hải ngoại huyết thư.(1906)
- Ngục trung thư. (1914)
II. Nội dung, nghệ thuật bài thơ
1. Hoàn cảnh sáng tác: Trước khi sang Nhật Bản để lãnh đạo phong trào Đông
Du, PBC làm bài thơ này như một lời tiễn biệt anh em bạn bè.
2. Nội dung
- Hai câu đề : Quan niệm mới về chí làm trai ; khẳng định một lẽ sống đẹp : phải
biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám xoay chuyển « càn khôn » ( so sánh
chí làm trai trong văn học trung đại)
- Hai câu thực : Khẳng định ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc,
không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.
- Hai câu luận :
+ Nêu hiện tình của đất nước : ý thức về lẽ nhục vinh gắn với sự tồn vong của đất
nước, dân tộc.
+ Đề xuất tư tưởng mới mẻ táo bạo về nền học vấn cũ, bộc lộ khí phách ngang
tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong
So sánh với lời thở than của Nguyễn Khuyến của « Sách vở ích gì cho buổi ấy-
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già »
- Hai câu kết : Tư thế khát vọng lên đường của một bậc trượng phu, hào kiệt sẵn
sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc, tìm đường làm sống dậy giang sơn đã chết.
3. Nghệ thuật
Ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ. 4. Ý nghĩa văn bản
Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên
đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
III. Đề bài luyện tập
Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh ( chị) về hình ảnh nghệ
thuật ở hai câu thơ cuối bài.
...............................................................................................
Bài : HẦU TRỜI
Tản Đà
I. Kiến thức về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Tên Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939) quê núi Tản sông Đà.
- Tản Đà là “con người của hai thế kỉ’ (HThanh)
- Người đầu tiên lấy thi ca làm nghề nghiệp, là người mở đường trong quá trình
hiện đại hóa nền thơ dân tộc là chiếc cầu nối giữa 2 thời đại thi ca: trung đại - hiện
đại. Thơ Tản Đà ấp ủ một cái “tôi” lãng mạn.
2. Tác phẩm chính
a) Sáng tác của Tản Đà rất phong phú:
Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, du kí nhưng thơ là nổi bật nhất.
b) Tác phẩm chính
- Khối tình con I, II..
- Giấc mộng con I, II.
- Khối tình bản chính.
II. Nội dung, nghệ thuật bài thơ
1. Xuất xứ: Được in trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921.
2. Nội dung
- Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn “ thiên môn đế
khuyết”: thể hiện ý thức rất cao về tài và tâm cũng là biểu hiện “ cái ngông” của
Tản Đà.
+ Khẳng định tài năng văn chương thiên phú của mình.
+ Không thấy ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và các chư tiên.
+ Tự nhận mình là một “ trích tiên” bị đày xuống hạ giới để thực hành “ thiên
lương”.
- Lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ phải theo đuổi nghề văn : trực
tiếp bộc lộ những suy nghĩ, phát biểu quan niệm về nghề văn ( gắn với hoàn cảnh
xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta những thập niên đầu của thế kỉ XX).
+ Văn chương là một nghề kiếm sống mới ,có người bán kẻ mua, có thị trường tiêu
thụ, Người nghệ sĩ kiếm sống bằng nghề văn rất chật vật, nghèo khó vì “ văn
chương hạ giới rẻ như bèo”. + Những yêu cầu rất cao của nghề văn: nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có
vốn sống phong phú; sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi của hoạt động sáng tác.
3.Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do ; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn
ngữ giản dị, sống động,
4. Ý nghĩa văn bản
Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà
III. Đề bài luyện tập:
Anh ( chị) hiểu thế nào là “ ngông”? Cái “ ngông” trong văn chương thường bộc
lộ một thái độ sống như thế nào? Cái “ ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này
biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao ?
..................................................................................
Bài : VỘI VÀNG
Xuân Diệu
I. Kiến thức về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Xuân Diệu tên là Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985) Quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bình
Định, lớn lên ở Quy Nhơn, hoạt động VH tại Hà Nội..
- Xuân Diệu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn, là cây bút có sức sáng tạo dồi dào và
khẳng định được phong cách riêng của mình: Ông là nhà thơ “Mới nhất trong các
nhà thơ mới” (Hoài Thanh), “nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu với một hồn
thơ luôn khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh).
2. Tác phẩm chính:
- Thơ thơ ( 1938).
- Gửi hương cho gió (1945).
- Riêng chung ( 1960).
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ: Trích trong tập Thơ thơ ( 1938.).
2. Nội dung – Nghệ thuật:
a. Đoạn 1: 13 câu thơ đầu: bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
* Bốn câu thơ đầu:
- Điệp ngữ “ tôi muốn” + động từ “ cho” Thể hiện khát vọng mãnh liệt của cái tôi
cá nhân.
- Động từ “ tắt nắng”, “ buộc gió” chủ động chiếm lĩnh thiên nhiên, vũ trụ.
- Để “ màu đừng nhạt”, “ hương đừng bay” vẻ đẹp đừng tàn phai.
Bốn dòng thơ với thể thơ năm chữ, nhịp 2/3 thể hiện khát vọng mãnh liệt của cái
tôi cá nhân.
* 9 câu thơ tiếp: - Thời gian:
+ Tháng giêng: Tháng khởi đầu của một năm mới, mùa xuân mới.
+ Bình minh- khoảnh khắc dẹp nhất một ngày.
- Sự vật:
+ Ong bướm tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lácành tơ phơ phất, yến anh
khúc tình si, ánh sángchớp hàng mi -> sự vật trong trạng thái phồn thực nhất, sung
mãn nhất.
+ Tác giả khám phá sự vật bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, lăng kính tuổi trẻ, tình
yêu nên vườn xuân trở thành vườn tình, vườn ái ân, vườn hạnh phúc, sự vật có cặp
có đôi. Đoạn thơ với nhịp thơ hối hả, phép điệp “ này đây” – so sánh - nhân hóa
cùng với giọng thơ sôi nổi, cách diễn đạt mới mẻ của Xuân Diệu, bức tranh thiên
nhiên như chốn thiên đường trên mặt đất, hấp dẫn mời chào con người sống hết
mình, không thể dửng dưng lạnh .
+ Xuân Diệu lấy con người làm vẻ đẹp chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp “Tháng giêng
ngon như một cặp môi gần ánh sang chớp hàng mi”
Đoạn thơ thứ nhất thể hiện bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sự sống,
cũng như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của Xuân Diệu.
b. Đoạn 2: 16 câu tiếp: thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người,
trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
- Mạch thơ đang cuồn cuộn bỗng nhiên chùng hẳn xuống. Câu thơ gãy làm đôi bởi
dấu chấm đặt ở giữa.
- Nhà thơ bỗng hoài xuân- nhớ xuân- tiếc xuân khi mùa xuân mới chỉ bắt đầu.
- Cảm thức về thời gian luôn thường trực trong tâm hồn thi nhân.
- Những từ “ xuân”, “ tôi”,“ tuổi trẻ” cứ trở đi trở lại đan cài vào nhau trong hàng
loạt nhữngnhững từ ngữ được đặt trong sự đối lập: “ đương tới”- “ đương qua”;
“ còn non”- “ sẽ già”; “ lòng tôi rông”- “ lượng trời cứ chật”; “ xuân vẫn tuần
hoàn” – “chẳng còn tôi mãi” ..
- Đoạn thơ sử dụng rất nhiều các phụ từ và từ quan hệ: “ nghĩa là”, “ mà”,
“nhưng”, “ làm chi”, “vẫn”, “ nếu”, “chẳng”, “chẳng còn”, “ nên” Các từ này
có giá trị biểu đạt “ lí luận của trái tim” trong nhận thức của mình.
Cách cảm nhận về thời gian như vậy, xét đến cùng là do thức tỉnh sâu sắc về “
cái tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi các nhân trên đời, nâng niu trân
trọng từng giây, từng phút cuộc đời nhất là những tháng năm tuổi trẻ.
c. Đoạn 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt hối hả.
- Điệp khúc “ ta muốn” , điệp từ “cho”, hình ảnh thơ: sự sống mơn mởn, mây đưa,
gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ, cây, hình ảnh
tươi mới, đầy sức sống.
- Động từ và tính từ : ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn mạnh
được dùng với mức độ tăng tiến dần. Nhịp điệu thơ được tạo bởi những câu dài, ngắn xen kẽ với nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp và ngắt nhịp nhanh, mạnh tạo
nên nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt,
- Hình ảnh mới mẻ, độc đáo “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.
Thể hiện khát vọng sống vô cùng táo bạo, mãnh liệt.
III. Đề bài luyên tập:
Trong nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết:
“ Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc
buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.
Qua phân tích bài thơ Vội vàng, anh ( chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
..................................................................................................
Bài : TRÀNG GIANG
Huy Cận
I. Kiến thức tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Huy Cận (1919 - 2005), tên thật Cù Huy Cận, Quê Hương Sơn, Hà Tĩnh.
- Thuở nhỏ học ở quê, sau học trung học ở Huế, 1939 học Cao đẳng canh nông ở
Hà Nội
- 1942 tham gia mặt trận Việt Minh.
- Sau cách mạng giữ nhiều chức vụ cao trong xã hội và văn hoá.
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ
mới với hồn thơ ảo não.Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
2. Tác phẩm chính
- Lửa thiêng
- Trời mỗi ngày lại sáng.
- Đất nở hoa.
- Bài thơ cuộc đời.
3. Vài nét về tập thơ “Lửa thiêng”.
- Tập thơ đầu tay của Huy Cận gồm 50 bài thơ được sáng tác từ 1936 – 1940. Với
tập thơ này, Huy Cận được xếp hàng đầu các thi sĩ của phong trào Thơ mới.
- Tập thơ “Lửa thiêng” là tiếng nói sâu thẳm tự hồn người giao hoà cùng trời đất,
để lại nỗi sầu vời vợi cùng cảm giác hư vô.
- Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của tập “Lửa thiêng”.
II. Bài thơ “Tràng giang”:
1. Xuất xứ:
In trong tập Lửa thiêng.
2. Nhan đề và lời đề từ:
a) Nhan đề:
- Tràng giang: sông dài
- Láy vần “ang” âm mở tạo cảm giác vang xa, gợi cảm giác mênh mang bát ngát. - Từ Hán việt “Tràng giang” sắc thái cổ kính, trang trọng.
Tràng giang không phải là một con sông cụ thể nào mà là con sông khái quát
mang nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
b) Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
- Tình: bâng khuâng, thương nhớ
- Cảnh: trời rộng, sông dài
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ được khơi gợi từ không gian mênh mông.
3. Nội dung & nghệ thuật:
a. Khổ 1: Cảnh vật trên dòng Tràng giang
- Hình ảnh:
+ “Sóng gợn” những con sóng nhỏ nối nhau đến vô tận
+ Thuyền về nước lại, thuyền xuôi mái-> gợi sự chia lìa, thụ động.
+ Củi lạc mấy dòng-> đảo ngữ, đối lập + hình ảnh mới mẻ ->Gợi sự trôi nổi, bấp
bênh, vô định của một kiếp người.
- Tâm trạng:
Nỗi buồn của hồn người cộng hưởng với nỗi buồn của cảnh vật tạo nên nỗi buồn
mien man “buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả”
- Cấu trúc đăng đối, âm điệu trầm buồn, kết hợp cổ điển và hiện đại khổ thơ mở ra
không gian mênh mang, chất chứa nỗi buồn vô tận, nỗi buồn mang đặc điểm của
hồn thơ Huy Cận trước CM: “mang mang thiên cổ sầu”, hồn thơ cảm thức không
gian và nỗi buồn, sự lạc loài của cái “tôi” thơ mới.
b. Khổ 2: Cảnh vật ở bãi bờ và dòng nước.
- Từ láy: lơ thơ, đìu hiu + đảo ngữ, cảnh vật thưa thớt, gợi sự quạnh vắng, buồn.
- Đâu tiếng làng xa, vãn chợ chiều: Câu thơ không xác định vừa như hỏi, vừa như
cảm thán, gợi cảm giác mông lung, tiếng làng tiếng chợ thảng thốt mơ hồ.
- Nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng -> từ ngữ giàu giá trị tạo hình đặt trong
tập hợp từ đối xứng tạo ra hiệu quả bất ngờ trong miêu tả không gian ( Sâu: thăm
thẳm, hun hút, chót vót: vô cùng, vô tận) không gian mở ra ba chiều: (chiều thời
gian+ chiều tâm tưởng; dài - rộng - sâu) không gian mênh mông vô tận.
Đứng trước không gian mênh mông, không bóng người (bến cô liêu), con người
thấy mình bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ vĩnh hằng.
c. Khổ 3: Cảnh vật bãi bờ và dòng nước.
- Hình ảnh: bèo dạt- hàng nối hàng: câu hỏi tu từ + ẩn dụ -> gợi sự vô định, lênh
đênh thể hiện “cái tôi” mất phương hướng của thời đại thơ mới..
- Không cầu, không đò: phủ định sự sống, sự kết nối.
- Chỉ có bờ có xanh nối tiếp bãi cát vàng cảnh đẹp nhưng hoang vắng. Hai bờ sông
chạy song song chia cắt hai miền không gian bên bờ tràng giang thành hai thế giới
cô lập. Trước không gian mênh mông, sự kết nối sự sống bị chia cắt, khơi dậy ở
hồn người niềm khát khao giao cảm với đời.
d. Khổ 4: Cảnh chiều tà và tâm trạng nhớ nhà của tác giả. - Hình ảnh:
+ Lớp lớp mây cao> đối lập giữa thiên nhiên bao la,
hung vĩ với sự nhỏ bé đơn độc của cánh chim.
+ Núi bạc, bóng chiều sa -> Cảnh trời chiều đẹp kì vĩ, tráng lệ, yên ả.
- Nỗi nhớ nhà:
+ Từ láy dợn dợn -> tâm trạng nhớ quê hương không còn trong ý thức mà thành
cảm giác thấm thía.
+ Không khói- nhớ nhà-> nỗi nhớ nhà da diết sâu nặng hơn.
Hình ảnh thơ đậm chất Đường thi, gợi ý tứ sâu xa với nhiều tầng liên tưởng.
Bài thơ Tràng giang có sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại, thủ
pháp đối lập, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình. Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu
cảm vừa mang đặc điểm thơ Huy Cận trước CM, vừa mang đặc điểm của cái “tôi”
cô đơn, lạc loài, mất phương hướng của thơ mới.
III. Đề bài luyện tập:
1. Theo Xuân Diệu, Tràng giang là bài thơ “ca hát non sông đất nước; do đó dọn
đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc”. Anh, (chị) phân tích bài thơ “Tràng
giang” làm rõ nhận định trên.
2. Nhận xét về phong cảnh thiên nhiên trong bài thơ. Cách cảm nhận về không
gian, thời gian trong bài thơ có gì đáng chú ý?
.........................................................................
Bài : ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
I. Kiến thức tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Hàn Mặc Tử: (1912 -1940) tên là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong một gia đình
công giáo quê Đồng Hới - Quảng Bình.
- Tác giả làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thi, Lệ Thanh,
Phong Trần đến 1936 đổi sang bút danh Hàn Mặc Tử.
- HMT là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt của phong trào Thơ
mới.
2. Tác phẩm chính:
- Gái quê.
- Thơ điên
- Xuân như ý.
II. Bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ.
1. Xuất xứ:
Bài thơ được trích trong tập Đau thương (Thơ Điên) 1938.
2. Nội dung & Nghệ thuật:
a. Khổ 1: Cảnh Vĩ Dạ buổi sớm mai và tình người e ấp. Câu 1: Câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Là câu hỏi, lời mời gọi, lời trách móc, lời tự vấn.
- Câu thơ đa nghĩa, khơi gợi cảm xúc.
Ba câu còn lại.
- Cảnh sắc thôn Vĩ:
+ Nắng hàng cau- nắng mới lên: ấm áp, trong trẻo, tinh khôi. Điệp từ “nắng” diễn
tả ánh sáng chói chang, rực rỡ.
+ Tính từ “mướt” và biện pháp so sánh “xanh như ngọc” gợi sự xanh non, mỡ
màng, thanh sạch tràn đầy sức sống của cây cối.
Cảnh xinh tươi tràn đầy sức sống, mang đậm bản sắc miền quê Việt Nam.
- Con người:
+ Lá trúc che ngang mặt chữ điền: hình ảnh cách điệu hóa . Gợi tả vẻ đẹp tâm hồn
phúc hậu, trung thực. Khuôn mặt chữ điền khất lấp sau cành lá trúc, một vẻ đẹp dịu
dàng, e ấp. Cảnh và người hài hòa tạo nên vẻ đẹp cho bức tranh.
Bốn dòng thơ thể hiện cảnh thôn Vĩ xinh tươi, người thôn Vĩ phúc hậu. Tấm lòng
thiết tha của nhà thơ với Vĩ dạ, xứ Huế, cuộc đời.
b. Khổ 2: Cảnh một đêm trăng.
- Hai dòng đầu:
+ Điệp từ “gió, mây” trong từng về câu kết hợp với dấu phẩy giữa dòng. Gió mây
chuyển động ngược chiều (trái với tự nhiên) gợi sự chia lìa. Phải chăng là dự cảm
chia lìa của nhà thơ với cuộc đời.
+ Dự cảm chia lìa đã tạo nên nỗi buồn của hồn người trào lên dòng sông ngọn bắp.
"Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay": Biện pháp nhân hóa con sông như một sinh
thể có hồn, có tâm trạng để giải bày tâm tư của chính mình. Động từ "lay" tự nó
không làm cho không gian thêm sinh động hơn mà gợi lên sự hiu hắt, buồn hơn.
- Hai dòng tiếp:
+ Cảnh đêm trăng mênh mông (bến bãi, con thuyền, dòng sông) ngập tràn ánh
trăng. Cảnh đẹp đầy hư ảo.
+ Từ “kịp” hé mở tâm thế sống của HMT chạy đua với thời gian, với số phận của
mình. Tâm trạng khắc khoải vừa như hi vọng vừa có cả dự cảm chia lìa, thất vọng,
có cái rạo rực bâng khuâng có cả niềm đau thương nhoi nhói.
c. Khổ 3: Niềm khát khao tình đời, tình người.
- Khách đường xa: Điệp ngữ, nhịp 4/3 gấp gáp, khẩn thiết. Là “khách” lại là
“khách đường xa”, xa cách về không gian, khách trong mơ, thực mà không thực.
Hình ảnh thơ đan cài giữa thực và ảo. Đây là đặc trưng của thơ HMT, hồn thơ
tượng trưng siêu thực.
- Áo em trắng quá nhìn không ra: sắc màu được nhìn qua ảo giác, "sương khói mờ
nhân ảnh". Cảnh vật và con người mờ ảo, xa xôi, hiện thực càng lúc càng chìm
vào cõi mộng. - Tâm trạng: khắc khoải với cảm nhận rõ nét khoảng cách ngày một xa giữa mình
với cuộc đời, với Vĩ Dạ, xứ Huế và cuộc đời. Cũng như mối tình thiết tha với
người gái quê.
- Câu hỏi: "ai biết tình ai có đậm đà?": đại từ phiếm chỉ được sử dụng hai lần càng
làm tăng tính mơ hồ, chỉ biết rõ tâm trạng của người làm thơ là khắc khoải, mong
chờ nhuốm màu tuyệt vọng.
Đây thôn Vĩ Dạ, thi tứ gợi cảm sâu sa, thấm đẫm nhân bản và kết thành một thế
giới nghệ thuật độc đáo mang đậm phong cách HMT: Quá khứ với hiện tại, dự
cảm tương lai. Kết hợp giữa tả thực với tượng trưng lãng mạn; giữa thực và siêu
thực; từ CNC điển tới tượng trưng một bước đi quá dài trong cuộc đời thi sĩ quá
ngắn của 28 tuổi đời và 12 tuổi thơ.
III. Đề bài luyện tập:
“Đây thôn Vĩ Dạ” vừa đem đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đặc trưng
cho hoa cỏ núi sông một vùng miền Trung nước Việt, vừa cho người đọc thấy
được vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu thời thơ mới”.
Anh ( Chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên.
....................................................................................
Bài : MỘ - CHIỀU TỐI
“Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh.
I. Kiến thức về “Nhật kí trong tù” và bài thơ “Chiều tối” (Mộ).
1. Hoàn cảnh ra đời của tập “Nhật kí trong tù”.
-Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để
tranh thủ sự viện trợ của thế giới với CMVN.
- Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, người bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
- 13 tháng ở tù (tháng 8 – 1942 – tháng 9 -1943) HCM đã sang tác 134 bài thơ chữ
Hán đặt tên là “Ngục trung nhật kí – Nhật kí trong tù”
2. Hoàn cảnh sang tác bài "Mộ - Chiều tối".
Mộ là bài thứ 31 của tập thơ. Cảm hứng được gợi lên trên đường chuyển lao từ
Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
II. Nội dung và Nghệ thuật bài thơ:
1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng.
a) Bức tranh thiên nhiên :
- Không gian: Cảnh thiên nhiên núi rừng
- Thời gian: chiều tối
- Sự vật:
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2018_20.pdf