Đề cương ôn tập học kỳ 1 – Môn: Vật lý 8

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN : VẬT LÝ 8(2013-2014)

I/Lý thuyết:

1) Chuyển động cơ học:- Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

-Nêu tính tương đối của chuyển động và đứng yên?

2)Vận tốc:-Định nghĩa vận tốc, công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc?

-Đổi 1m/s = ?km/h và 1km/h = ? m/s

3)Chuyển động đều - Chuyển động không đều:-Định nghĩa ch/động đều,ch/động không đều?

-Công thức tính vận tốc của chuyển động không đều.

4)Biểu diễn lực: - Taị sao nói lực là một đại lượng vectơ?

-Cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực?

5)Sự cân bằng lực – Quán tính:-Định nghĩa hai lực cân bằng ?

-Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động?

6)Lực ma sát:- Nêu các loại lực ma sát ? Mỗi loại lực ma sát đó sinh ra khi nào?

-Cách làm tăng hoặc giảm ma sát trong đời sống và kĩ thuật ?

7)Áp suất: -Áp lực là gì? Định nghĩa áp suất ? Đơn vị của áp suất?

-Nêu cách làm tăng hoặc giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ 1 – Môn: Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN : VẬT LÝ 8(2013-2014) I/Lý thuyết: 1) Chuyển động cơ học:- Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? -Nêu tính tương đối của chuyển động và đứng yên? 2)Vận tốc:-Định nghĩa vận tốc, công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc? -Đổi 1m/s = ?km/h và 1km/h = ? m/s 3)Chuyển động đều - Chuyển động không đều:-Định nghĩa ch/động đều,ch/động không đều? -Công thức tính vận tốc của chuyển động không đều. 4)Biểu diễn lực: - Taị sao nói lực là một đại lượng vectơ? -Cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực? 5)Sự cân bằng lực – Quán tính:-Định nghĩa hai lực cân bằng ? -Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động? 6)Lực ma sát:- Nêu các loại lực ma sát ? Mỗi loại lực ma sát đó sinh ra khi nào? -Cách làm tăng hoặc giảm ma sát trong đời sống và kĩ thuật ? 7)Áp suất: -Áp lực là gì? Định nghĩa áp suất ? Đơn vị của áp suất? -Nêu cách làm tăng hoặc giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật ? 8)Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau – Áp suất khí quyển: -Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? - Công thức tính áp suất chất lỏng?Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. -Nêu đặc điểm của bình thông nhau? - Sự tồn tại của áp suất khí quyển 9)Lực đẩy Acsimet: - Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó? -Viết công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet khi vật nhúng ngập trong chất lỏng? 10)Sự nổi: -Nêu điều kiện để vật nổi , vật chìm? -Khi vật nổi thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật được tính như thế nào? 11)Công cơ học: - Khi nào có công cơ học ? - Công thức tính công ? Đơn vị công ? II/Bài tập : 1)Các câu hỏi và bài tập trong phần vận dụng. 2)Các bài tập trong sách bài tập. 3)Các bài tập liên quan đến các công thức : v = s/t ; vtb = s/t ; p = F/S ; p = d.h ; FA = d.V, A = F.s *Biết suy ra các đại lượng cần tìm từ các công thức trên. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO I/Trắc nghiệm khách quan: 1)Tốc độ 36km/h bằng giá trị nào sau đây? A. 36m/s B. 36000m/s C. 100m/s D. 10m/s 2)Đoàn tàu hoả kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 100m. Công của lực kéo của đầu tàu có thể nhận giá trị nào? A. 300KJ B. 400kJ C. 500kJ D. 600kJ 3)Khi một vật chìm trong chất lỏng, trọng lượng P của nó và lực đẩy Acsimet có quan hệ: A. P > FA B. P < FA C. P FA D. P = FA 4)Treo một vật nặng ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1, nhúng vật nặng trong nước, lực kế chỉ giá trị P2. Kết quả nào sau đây đúng? A. P1 = P2 B. P1 > P2 C. P1 < P2 D. P1 P2 5)Có ba vật chuyển động với các vận tốc tương ứng sau: v1 = 45km/h; v2 = 15m/s; v3 = 500m/ph. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng? A) v2 > v1 > v3 B) v1 > v2 > v3 C) v3 > v1 > v2 D) v2 > v3 > v1 6)Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hướng của lực đẩy Acsimet? A. hướng thẳng đứng lên trên B. hướng thẳng đứng xuống dưới C. theo mọi hướng D. một hướng khác. 7)treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 30N.Khối lượng của vật là bao nhiêu? A. 30kg B. lớn hơn 3kg C. nhỏ hơn 30kg D. 3kg 8)Khi ô tô bị sa lầy, người ta thường đổ cát, sạn hoặc đặt dưới lốp xe một tấm ván. Cách làm này nhằm mục đích gì? A. làm giảm ma sát B.làm tăng ma sát C. làm giảm áp suất D. làm tăng áp suất 9)Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực là: A. 1J B. 0J C. 2J D. 0,5J 10)Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn: A. 2000cm2 B. 200cm2 C. 20cm2 D. 0,2cm2 11)Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây đúng? A. người lái đò đứng yên so với dòng nước B. người lái đò đứng yên so với bờ sông C. người lái đò chuyển động so với dòng nước. D. người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. 12)Trong các đơn vị sau, đơn vị nào là đơn vị đo vận tốc? A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m 13)Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A/Vận tốc không thay đổi. B/Vận tốc tăng dần. C/Vận tốc giảm dần. D/Có thể tăng dần cũng có thể giảm dần. 14)Một thùng cao 50cm đựng đầy nước. Áp suất của nước lên đáy thùng là bao nhiêu? Biết nước có trọng lượng riêng 10000N/m3. A/ 50000N/m2. B/ 10000N/m2 C/ 5000N/m2 D/ 1000N/m2 14)Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái chứng tỏ xe: A/ Đột ngột giảm vận tốc. B/ Đột ngột tăng vận tốc. C/ Đột ngột rẽ sang trái. D/ Đột ngột rẽ sang phải. 16)Quan sát chuyển động của một chiếc xe máy.Hãy cho biết loại ma sát nào sau đây là có ích: A/Ma sát của bố thắng khi phanh xe. B/Ma sát giữa xích và đĩa. C/Ma sát giữa lốp xe với mặt đường. D/Ma sát giữa các chi tiết máy. 17)Trong các công thức sau, công thức nào là đúng? A) p = d.h B) p = h/d C) p = d/h D) d = p.h 18)Trong các cách làm tăng, giảm áp suất sau đây , cách nào là không đúng? A)Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực ,giảm diện tích bị ép. B)Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực , tăng diện tích bị ép. C)Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực , giữ nguyên diện tích bị ép. D)Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép , giữ nguyên áp lực. 19)Một vật có khối lượng m = 450g buộc vào một sợi dây.Cần phải giữ dây một lực bao nhiêu để vật cân bằng? A/ F = 45N. B/ F= 450N. C/F = 4,5N. D/ F = 0,45N. 20)Thả một hòn bi thép vào một chậu đựng thuỷ ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? A/ Bi lơ lửng trong thuỷ ngân. B/Bi chìm đúng 1/2 thể tích của nó trong thuỷ ngân. C/Bi nổi trên mặt thoáng của thuỷ ngân. D/Bi chìm hoàn toàn trong thuỷ ngân. 21)Vận tốc của ô tô là 36 km/h.Điều đó cho ta biết gì? A/Ô tô chuyển động được 36 km. B/Ô tô chuyển động trong một giờ. C/Trong mỗi giờ ô tô đi được 36 km. D/Ô tô đi 1km trong 36 giờ. 22)Vận tốc của một vật là 15 m/s.Kết quả nào sau đây tương ứng với vận tốc trên ? A/ 36km/h. B/ 48km/h. C/ 54km/h. D/ 60 km/h. 23)Khi xe tăng tốc đột ngột ,hành khách ngồi trên xe có xu hướng bị ngã ra phía sau .Cách giải thích nào sau đây là đúng? A/Do người có khối lượng lớn. B/Do có quán tính. C/Do cac lực tác dụng lên người cân bằng nhau. D/Do 1 lý do khác. 24) Càng lên cao thì áp suất khí quyển A/Không thay đổi. B/càng giảm. C/càng tăng. D/Bằng không 25/ Một vật có thể tích 0,0006m3 nhúng hoàn toàn vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 1000N/m3. Vật này bị chất lỏng tác dụng lực đẩy có độ lớn bằng: A/ 0,6N B/ 0,06N C/ 6N D/ 0,006N 26) Chiều của lực ma sát là: A/ Cùng chiều với chiều chuyển động của vật. B/ Ngược chiều với chiều chuyển động của vật. C/ Có thể cùng chiều, ngược chiều với chuyển động của vật D/ Tuỳ thuộc vào lực ma sát, không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật. 27)Một quả dừa có trọng lượng 25N rơi từ trên cây cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là bao nhiêu? A) 160J B) 180J C)200J D) 220J A) 102000N/m2 B) 136000N/m2 C) 75N/m2 D) 104000N/m2 28)Một ô tô chuyển động đều. Lực kéo của động cơ là 800N. Độlớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là: A) 1600N; B) 400N; C) 800N; D) 8000N. II/Tự luận: 1)Khi bị trượt ta ngã về phía nào? Giải thích. 2)Khi bị vấp ta ngã về phía nào? Giải thích. 3)Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 2m/s, mất thời gian 20 phút. Hỏi khoảng cách từ nhà đến trường là bao nhiêu? 4)Hai người đạp xe .Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút.,người thứ hai đi quãng đường 7,5 km hết 0,5 h. a)Người nào đi nhanh hơn? b)Nếu hai người khởi hành 1 lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km 5)Tại sao trong máy móc người ta thường phải tra dầu mỡ vào những chi tiết thường cọ xát lên nhau ? Việc tra dầu mỡ có tác dụng gì? 6) Dùng ròng rọc động để đưa một vật có trọng lượng 640N lên cao 5m. Người công nhân phải tác dụng lực vào sợi dây là 350N. Tính hiệu suất của ròng rọc? 7)Một người đi xe đạp xuống cái dốc dài 100m.Trong 25 m đầu người ấy đi hết 10 giây, quãng đường còn lại đi mất 15 giây.Tính vận tốc trung bình ứng với từng đoạn dốc và cả dốc? 8)Một cục nước đá có dạng hình lập phương có cạnh 10 cm được bỏ vào một cốc nước ; phần đá nhô ra khỏi mặt nước là 4cm.Trọng lượng riêng của nước là 10 000N/. a)tính lực đẩy Acsimet do nước tác dụng lên cục đá? b)So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn? Giải thích? 9) Một ô tô chạy lên đèo trong thời gian 2giờ 30phút với vận tốc 18km/h và xuống đèo với vận tốc 60km/h trong thời gian 30phút. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường lên đèo và xuống đèo? 10)Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có khối lượng 76g, có diện tích đáy 38cm3, cao 5cm nổi trong nước. Biết nước có khối lượng riêng 1000kg/m3 hay 1g/cm3. a) Hãy xá định chiều cao phần khối gỗ ngập trong nước? b)Để nhấn chìm hoàn toàn khối gỗ trong nước ta cần phải tác dụng một lực tối thiểu bằng bao nhiêu? 11)Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo người đó đi trong thời gian 0,5h với vận tốc 3,9km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường? 12) Một bình hình trụ tiết diện đều có diện tích đáy S = 20cm2 chứa nước, chiều cao cột nước là 40cm. Biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3 hay 1g/cm3. a)Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình. Bỏ qua áp suất khí quyển. b)Người ta bỏ vào bình một quả cầu bằng nhựa có khối lượng 50g. Thấy quả cầu nổi trong nước.Tìm chiều cao mực nước dâng lên thêm trong bình khi có quả cầu? Bài 13)Một bình hình trụ có chứa nước dến độ cao 24cm. Biết nước có TLR là d = 10000N?m3. a)Tính áp suất của nước lên đáy bình? Bỏ qua áp suất khí quyển. b)Một bình hình trụ khác có tiết diện đáy gấp hai lần diện tích của bình đã cho ở trên cũng chứa nước mực nước cao 72cm, người ta nối chúng thông đáy với nhau bằng một ống nhỏ có dung tích không đáng kể. Tìm độ cao cột nước ở mỗi bình? Coi đáy của hai bình là ngang nhau. 10) Để đưa một vật có khối lượng 75kg lên cao 1,5m bằng mặt phẳng nghiêng, người ta dùng lực kéo 225N.a/Tính công phải dùng để đưa vật lên? b/ Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng (bỏ qua ma sát). 4)Các công thức liên quan khi sử dụng máy cơ đơn giản: * Nếu bỏ qua hao phí thì: a/ RRCĐ: F = P, s = h b/ RRĐ: F = P/2, s = 2h c/ MP nghiêng: A1 = A P.h = F.l d/ Đòn bẩy: Khi đòn bẩy cân bằng : F1l1 = F2l2 * Khi không bỏ qua hao phí thì: A1 : Công có ích , A1 = P.h A : Công toàn phần : công khi sử dụng máy cơ đơn giản. A = A1 + A2 ( A2 : công hao phí : công để thắng lực ma sát , công nâng trọng lượng các bộ phận của máy cơ đơn giản ) Hiệu suất của máy cơ đơn giản: H = A1/A.100%

File đính kèm:

  • docON TAP HOC KY I.doc
Giáo án liên quan