Đề cương ôn tập học kỳ 1 ngữ văn 11

Câu 1: Em hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?

Câu 2: Phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ.

 

Đáp án và biểu điểm

Câu Nội dung Điểm

1 Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người cụ thể khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp. Mỗi cá nhân đều vận dụng ngôn ngữ chung để tạo lập nên các văn bản nói và viết dùng để giao tiếp 1

Thông qua lời nói cá nhân, với những dấu ấn cá nhân của từng con người khi nói và viết sẽ góp phần làm phong phú ngôn ngữ chung, thúc đẩy ngôn ngữ chung phát triển. 1

2 Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong nửa đầu thế kỷ 19. Văn chương lỗi lạc, có tài kinh bang tế thế, lưu danh sử sách. Lúc sống cuộc đời một hàn sĩ, lúc cầm quân chinh chiến, lúc làm lính thú, lúc làm đại quan, vinh nhục đã từng, thăng trầm đã trải, nhưng lúc nào ông cũng hăm hở chí nam nhi, sòng phẳng với nợ tang bồng, sống vì một khát vọng phi thường. 1

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ vô cùng rạng rỡ, cho thấy một cá tính sáng tạo rất độc đáo được thể hiện tuyệt đẹp qua bài phú Nôm “Hàn nho phong vị phú”, và trên 60 bài thơ hát nói cực kì tài hoa. “Bài ca ngất ngưởng” là một trong những bài thơ hát nói kiệt tác trong nền thơ ca dân tộc 1

Khổ đầu cất cao một tiếng nói, một lời tuyên ngôn của đấng nam nhi, đấng làm trai. Rất trang trọng và hào hùng: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự - mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc nào không là phận sự của ta. Một cách nói phủ định để khẳng định tâm thế của một nhà nho chân chính. Có cái tâm thế ấy chính vì “ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Hi Văn là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ. “Tài bộ” là tài năng lớn, nhiều tài năng. Chữ “lồng” trong câu thơ có nhiều cách hiểu khác nhau. “Vào lồng” là vào khuôn phép vua chúa nhưng vẫn là chật hẹp, tù túng trái với cái tài bộ đội trời đạp đất của ông. Sau khi đã xưng danh, nhà thơ tự khẳng định tâm thế mình, “tài bộ” mình, chí nam nhi của mình mang tầm vóc vũ trụ. 1

Bốn câu tiếp theo ý thơ mở rộng, tác giả tự hào, khẳng định mình là một con người, một kẻ sĩ có tài kinh bang tế thế. Thời loạn thì xông pha trận mạc, giữ trọng trách trước ba quân: “Bình Tây cờ Đại tướng”. Thời bình thì giúp nước giúp vua, làm “Phủ doãn Thừa Thiên”. Đó là năm 1847, Nguyễn Công Trứ đã lên tới đỉnh cao nhất danh vọng. Ông đã từng nói: “Lúc làm Đại tướng, ta chẳng lấy thế làm vinh, lúc làm lính thú, ta cũng chẳng lấy thế làm nhục”. Sau 30 năm làm quan, Nguyễn công Trứ về trí sĩ ở quê nhà.

1

Trở lại đời thường, cụ Thượng Trứ đã hành động một cách ngược đời, hình như để giễu đời với tất cả sự ngất ngưởng. Vị đai quan thở nào “ngựa ngựa xe xe” nay chỉ cưỡi bò vàng và cho bò đeo đạc ngựa. Cả người và bò vàng đều ngất ngưởng. Như một sự thách đố với “miệng thế”. Cho đến nay dân gian vẫn cười và truyền tụng bài thơ để vào chiếc mo cau của ông Hi Văn thuở nào: 0,5

Tám câu tiếp theo trong hai khổ đôi nói lên một cách sống ngất ngưởng. Xưa kia là một vị đại thần, một danh tướng – “tay kiếm cung” - thế mà nay sống cuộc đời hiền lanh, bình dị “nên dạng từ bi”. Đi vãn cảnh chùa, đi thăm thú những danh lam thắng cảnh “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”, ông đã mang theo “một đôi di”, những nàng hầu xinh đẹp với “gót tiên đủng đỉnh” 0,5

Ông đã sống hết mình và chơi cũng hết mình. “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là một tứ thơ độc đáo. Câu thơ tự hào nhiều hóm hỉnh. Bụt cười, hay thiên hạ cười? Hay ông Hi Văn tự cười mình? Đã thoát vòng danh lợi rồi, thì chuyện “được, mất” là lẽ đời, như tích “Thất mã tái ông” mà thôi, cũng chẳng bận tâm làm gì? Chuyện “khen, chê” của thiên hạ, xin bỏ ngoài tai, như ngọn gió đông (xuân) phơi phới thổi qua. Có bản lĩnh, có tự tin về tài đức của mình mới có thái độ phủ định như thế, dám sống vượt lên trên mọi thế tục. 1

Nguyễn Công Trứ tự hào khẳng định mình là một danh thần thuỷ chung, trọn vẹ “nghĩa vua tôi” 0,5

Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” được ông viết sau khi đã về trí sĩ tại quê nhà. Bài thơ vang lên như một lời tự thuật về cuộc đời, qua đó ông Hi Văn tự hào về tài năng và công danh của mình, biểu lộ một cá tính, một phong cách sống tài tử, phóng khoáng ở đời. 0,5

Bài hát nói này có hai khổ đôi, tất cả có 19 câu thơ đầy vần điệu, nhạc điệu trầm bổng, réo rắt, lúc khoan thai, lúc hào hùng, đọc lên nghe rất thú vị. Hát nói là một thẻ thơ dân tộc, có bố cục chặt chẽ, chất thơ chất nhạc kết hợp rất hài hoà, hấp dẫn 1

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ 1 ngữ văn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 Câu 1: Em hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? Câu 2: Phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. Đáp án và biểu điểm Câu Nội dung Điểm 1 Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người cụ thể khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp. Mỗi cá nhân đều vận dụng ngôn ngữ chung để tạo lập nên các văn bản nói và viết dùng để giao tiếp 1 Thông qua lời nói cá nhân, với những dấu ấn cá nhân của từng con người khi nói và viết sẽ góp phần làm phong phú ngôn ngữ chung, thúc đẩy ngôn ngữ chung phát triển. 1 2    Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong nửa đầu thế kỷ 19. Văn chương lỗi lạc, có tài kinh bang tế thế, lưu danh sử sách. Lúc sống cuộc đời một hàn sĩ, lúc cầm quân chinh chiến, lúc làm lính thú, lúc làm đại quan, vinh nhục đã từng, thăng trầm đã trải, nhưng lúc nào ông cũng hăm hở chí nam nhi, sòng phẳng với nợ tang bồng, sống vì một khát vọng phi thường. 1   Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ vô cùng rạng rỡ, cho thấy một cá tính sáng tạo rất độc đáo được thể hiện tuyệt đẹp qua bài phú Nôm “Hàn nho phong vị phú”, và trên 60 bài thơ hát nói cực kì tài hoa. “Bài ca ngất ngưởng” là một trong những bài thơ hát nói kiệt tác trong nền thơ ca dân tộc 1 Khổ đầu cất cao một tiếng nói, một lời tuyên ngôn của đấng nam nhi, đấng làm trai. Rất trang trọng và hào hùng: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự - mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc nào không là phận sự của ta. Một cách nói phủ định để khẳng định tâm thế của một nhà nho chân chính. Có cái tâm thế ấy chính vì “ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Hi Văn là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ. “Tài bộ” là tài năng lớn, nhiều tài năng. Chữ “lồng” trong câu thơ có nhiều cách hiểu khác nhau. “Vào lồng” là vào khuôn phép vua chúa nhưng vẫn là chật hẹp, tù túng trái với cái tài bộ đội trời đạp đất của ông. Sau khi đã xưng danh, nhà thơ tự khẳng định tâm thế mình, “tài bộ” mình, chí nam nhi của mình mang tầm vóc vũ trụ. 1 Bốn câu tiếp theo ý thơ mở rộng, tác giả tự hào, khẳng định mình là một con người, một kẻ sĩ có tài kinh bang tế thế. Thời loạn thì xông pha trận mạc, giữ trọng trách trước ba quân: “Bình Tây cờ Đại tướng”. Thời bình thì giúp nước giúp vua, làm “Phủ doãn Thừa Thiên”. Đó là năm 1847, Nguyễn Công Trứ đã lên tới đỉnh cao nhất danh vọng. Ông đã từng nói: “Lúc làm Đại tướng, ta chẳng lấy thế làm vinh, lúc làm lính thú, ta cũng chẳng lấy thế làm nhục”. Sau 30 năm làm quan, Nguyễn công Trứ về trí sĩ ở quê nhà. 1 Trở lại đời thường, cụ Thượng Trứ đã hành động một cách ngược đời, hình như để giễu đời với tất cả sự ngất ngưởng. Vị đai quan thở nào “ngựa ngựa xe xe” nay chỉ cưỡi bò vàng và cho bò đeo đạc ngựa. Cả người và bò vàng đều ngất ngưởng. Như một sự thách đố với “miệng thế”. Cho đến nay dân gian vẫn cười và truyền tụng bài thơ để vào chiếc mo cau của ông Hi Văn thuở nào: 0,5 Tám câu tiếp theo trong hai khổ đôi nói lên một cách sống ngất ngưởng. Xưa kia là một vị đại thần, một danh tướng – “tay kiếm cung” - thế mà nay sống cuộc đời hiền lanh, bình dị “nên dạng từ bi”. Đi vãn cảnh chùa, đi thăm thú những danh lam thắng cảnh “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”, ông đã mang theo “một đôi di”, những nàng hầu xinh đẹp với “gót tiên đủng đỉnh”… 0,5 Ông đã sống hết mình và chơi cũng hết mình. “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là một tứ thơ độc đáo. Câu thơ tự hào nhiều hóm hỉnh. Bụt cười, hay thiên hạ cười? Hay ông Hi Văn tự cười mình? Đã thoát vòng danh lợi rồi, thì chuyện “được, mất” là lẽ đời, như tích “Thất mã tái ông” mà thôi, cũng chẳng bận tâm làm gì? Chuyện “khen, chê” của thiên hạ, xin bỏ ngoài tai, như ngọn gió đông (xuân) phơi phới thổi qua. Có bản lĩnh, có tự tin về tài đức của mình mới có thái độ phủ định như thế, dám sống vượt lên trên mọi thế tục. 1 Nguyễn Công Trứ tự hào khẳng định mình là một danh thần thuỷ chung, trọn vẹ “nghĩa vua tôi” 0,5 Bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” được ông viết sau khi đã về trí sĩ tại quê nhà. Bài thơ vang lên như một lời tự thuật về cuộc đời, qua đó ông Hi Văn tự hào về tài năng và công danh của mình, biểu lộ một cá tính, một phong cách sống tài tử, phóng khoáng ở đời. 0,5 Bài hát nói này có hai khổ đôi, tất cả có 19 câu thơ đầy vần điệu, nhạc điệu trầm bổng, réo rắt, lúc khoan thai, lúc hào hùng, đọc lên nghe rất thú vị. Hát nói là một thẻ thơ dân tộc, có bố cục chặt chẽ, chất thơ chất nhạc kết hợp rất hài hoà, hấp dẫn 1 Đề 2 Câu 1: Em hãy cho biết tại sao muốn có vố hiểu biết về ngôn ngữ chung, nhất thiết phải thường xuyên học hỏi. Câu 2: Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (8 điểm) Đáp án và biểu điểm Câu Nội dung Điểm 1 Học là công việc suốt đời đối với mỗi người . Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi" 0,5 Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ của một cộng đồng trong xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp, phảihọc để hoàn thiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, nhất là kĩ năng nói và viết vì hai kĩ năng này có vai trò quyết định đối với việc tạo lập lời nói cá nhân. 0,5 Qua giao tiếp hàng ngày con người học ngôn ngữ theo kênh lời nói. Vốn hiểu biết tích lũy được nhờ cách học này thường có tính kinh nghiệm; cùng vói vốn hiểu biết ấy là sự hình thành và phát triển hai kĩ năng quan trọng là nói và nghe. 0,5 Qua trường lớp, sach vở, con người học ngôn ngữ chung chủ yếu theo kênh chữ. Vốn hiểu biết từ cách học này thường có tính chất khoa học; cùng vói vốn hiểu biết ấy là sự hình thành và phát triển hai kĩ năng quan trọng là viết và đọc. 0,5 2 Trong Tự Lực văn đoàn, nhà văn Thạch Lam đứng thành một dòng riêng biệt. Nhất Linh với Khái Hưng còn có thể viết tiểu thuyết chung nhưng Thạch Lam thì không. Giọng điệu của Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền cảm đặc biệt. Thạch Lam lại hướng về các nhân vật bé nhỏ ở tầng lớp dưới của xã hội. Trong khi đó, các nhà văn khác của Tự lực văn đoàn lại hướng về các nhân vật thượng lưu. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam, cho khuynh hướng tư tưởng của Thạch Lam, hướng về cuộc đời, hướng về cái Thiện, cái Mĩ. 1 Truyện của Thạch Lam không có chuyện. Truyện “Hai đứa trẻ” cũng vậy. Chỉ có hai đứa trẻ từ Hà Nội chuyển về một phố huyện nghèo, trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Chiều, hai chị em ngồi trên chiếc chõng tre ngắm cảnh phố xá lúc hoàng hôn, rồi đêm đến, tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn cố thức để đợi xem chuyến tàu đêm từ Hà Nội chạy qua rồi mới khép cửa hàng đi ngủ. Thạch Lam muốn tránh lối viết tầm thường là hấp dẫn người đọc bằng cốt truyện li kì, những tình tiết éo le, những cuộc tình mùi mẫn, hoặc là những xung đột gay cấn hồi hộp. “Hai đứa trẻ” hấp dẫn người đọc bằng chất liệu thật của đời sống. Cách lựa chọn chất liệu này lại kích thích người đọc bằng những ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Tinh thần lãng mạn ấy gắn với các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo. Thạch Lam có một lối văn nhẹ như cánh bướm đậu trên hoa. Bức tranh bằng ngôn ngữ của ông có thể ví với tranh lụa chứ không phải sơn dầu. Thạch Lam trước sau vẫn là một nhà văn lãng mạn. lãng mạn tích cực, đẹp. 1 Trong “Hai đứa trẻ” chất lãng mạn và hiện thực hòa quyện với nhau hiện ra trong bức tranh thiên nhiên của một vùng quê vào một buổi chiều ả. Rồi màn đêm dần dần buông xuống “Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát...” thiên nhiên thì cao rộng thì cao rộng và thơ mộng. “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Nhưng làng quê thì đầy bóng tối, thảm hại. “Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve”. “Đôi mắt Liên, bóng tối ngập đầy dần”. “Chỉ thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn”. Chính bức tranh đời sống rất mực chân thật vừa thấm đượm cảm xúc chữ tình này đã gây nên cảm giác buồn thương day cho người đọc. Ý nghĩa tư tưởng của truyện chủ yếu toát ra từ bức tranh đời sống phố huyện nghèo. 1 Dưới mắt của hai đứa trẻ, cảnh phố huyện hiện lên thật là cụ thể, sinh động, gợi cảm. Đó là cảnh bãi chợ trống trải, vắng vẻ khi buổi chợ đã vãn từ lâu. “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”. Cảnh chợ tàn phơi bày sự nghèo nàn, xơ xác của đời sống phố huyện. Ống kính cần mẫn của nhà văn lia qua phố huyện: trên đất chỉ còn “rác rưởi, bỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. Cảnh còn được miêu tả bởi khứu giác tinh tế của nhà văn “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Bức tranh phố huyện trong “Hai đứa trẻ” đầy sức ám ảnh là vì những màu sắc và hương vị như thế. 1 Trong khung cảnh tiêu điều, buồn bã đó, hình ảnh những con người nghèo khổ, lam lũ, nhếch nhác của phố huyện hiện dần ra. Những đứa trẻ đi nhặt nhạnh những thứ rơi vãi ở bãi chợ. Mẹ con chị Tí lễ mễ đội chõng xách điếu đóm ra dọn hàng, “ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này...”. Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để ở trước mặt”. Thằng con bò ra đất nghịch nhặt rác bẩn bên đường. Và hai chị em Liên với cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê vì thầy Liên mất việc. Bà cụ Thi điên điên tàng tàng mua rượu uống và cười “khanh khách” lảo đảo đi vào bóng tối. Tất cả đều là những kiếp sống lầm than, cực khổ, tàn tạ. Qua con mắt của bé Liên, tất cả cuộc sống chìm trong đêm tối mênh mông, chỉ còn ngọn đèn của chị Tí, cái bếp lửa của bác Xiêu, ngọn đèn Hoa Kỳ vặn nhỏ của Liên... tức chỉ là mấy đốm sáng tù mù, những đốm lửa nhỏ nhoi ấy chẳng làm cho phố huyện sáng sủa mà chỉ càng khiến cho đêm tối mịt mù dầy đặc mà thôi. “Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí”. Hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ ấy trở đi trở lại tới bẩy lần trong huyện là hình ảnh đầy ám ảnh và có sức gợi rất nhiều về những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. 1 Cảnh phố huyện lúc chiều tối như một khúc nhạc buồn mà điệp khúc cứ lặp lại. Chiều tối nào mẹ con chị Tí cũng lễ mễ dọn hàng, chị em Liên lại kiểm hàng rồi tính tiền, rồi ngồi trên chõng tre ngắm cảnh. Bác phở Siêu lại gánh hàng và thổi lửa, bác Xẩm lại trải chiếu, đặt thau. Điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ. Họ cũng lóe lên một chút hi vọng. Hi vọng là liều thuốc an thần cho những con người khốn khổ ấy. Nhất Linh cũng từng nói những người dân quê rất nghèo khổ tiền bạc nhưng rất giàu hi vọng hão “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. 1 Hai đứa trẻ làm sao ý thức rõ rệt được cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống cũng như về những khát vọng tinh thần mơ hồ của mình. Song với tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm, cô bé Liên cảm nhận thấm thía tuy chỉ là vô thức hiện thực đó, khát vọng đó. Chính vì khao khát được thoát khỏi cảnh tù đọng mù tối ấy mà chị em Liên đêm đêm cố thức đợi chuyến tàu đi qua. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua, một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác Siêu. 1 “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không đi sâu miêu tả những xung đột xã hội, xung đột giai cấp. Ông cũng không để tâm miêu tả những bộ mặt gớm ghiếc của những kẻ bóc lột và khuôn mặt bi thảm của những kẻ bị áp bức, vì nói cho cũng Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn. Ông phác họa bức tranh phố huyện nghèo, chân thật trong từng chi tiết và trong chiều sâu tinh thần của nó. Bức tranh làng quê mù xám với những con người nhỏ nhoi đáng thương ấy thấm đẫm niềm cảm thương chân thành của tác giả đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh bế tắc, tối tăm. Qua bức tranh ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với chút hi vọng le lói, ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt đó cho những con người lao động nghèo khổ. 1 Đề 3 Câu 1: Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở các phương diện nào? (2 điểm) Câu 2 :Phân tích bài Hương sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh (8 điểm) Đáp án và biểu điểm Câu Nội dung Điểm 1 Giọng nói cá nhân, vốn từ ngữ cá nhân và việc tạo ra các từ mới. 1 Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc và việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. 1 2 Hương Sơn là thắng cảnh nổi tiếng của xứ Bắc, có Chùa Hương kì lạ trong một cái động (động Hương Tích) trên đỉnh núi. Chỉ có một đường thủy (Khe Yến) vào Chùa Hương bằng đò dọc. Phong cảnh sơn thủy hữu tình. Hội  Chùa Hương bắt đầu từ rằm tháng giêng hàng năm, thu hút nhiều khách thập phương, nhiều tao nhân mặc khách, người tu, kẻ tục. Điều lí thú nhất khi trẩy hộ Chùa Hương là giữa non xanh nước biếc của bầu trời cảnh bụt được nhìn những khuôn mặt người tứ xứ, họ trút hết những lo toan, những ưu phiền ngoài bến Đục mà vui sống nơi cõi Tiên, cảnh Phật, hội Người. 1 Thơ viết về Chùa Hương có nhiều, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất hai bài: “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp và “Hương Sơn phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh. 0,5 Nguyễn Nhược Pháp viết “Chùa Hương” theo thể ngũ ngôn trường thiên, còn Chu Mạnh Trinh viết “Hương Sơn phong cảnh ca” theo thể Hát nói, một thể ca trù của dân tộc. Chọn thể Hát nói, tác giả “Hương Sơn phong cảnh ca” vừa thể hiện được tình cảm lãng mạn, phóng túng của thi nhân, lại cũng vừa thêm hương thêm sắc cho thể ca trù dân tộc. 0,5 Phong cảnh Hương Sơn được giới thiệu khái quát trong khổ thơ đầu thật tự nhiên và mới mẻ: Câu thơ đầu bốn chữ thật lạ, mở ra không gian mênh mang của phong cảnh Hương Sơn. Bầu trời cao rộng, non xanh nước biếc, trời nước giao hòa. Con người như xa lánh cõi tục mà lạc vào cảnh thần tiên, “cảnh bụt”. Đặt chân đến Hương Sơn thi nhân như thỏa nguyện, thỏa lòng “ao ước”: Nhìn vào đâu, nhà thơ cũng thấy lạ lùng, thiêng liêng, huyền ảo: 0,5 Những từ láy tiếng “non non”, “nước nước”, “mây mây” vừa gợi được nét đặc trưng của phong cảnh Hương Sơn, sự giao hòa lạ lùng của non nước mây trời vừa tạo ra nhịp điệu khoan thai của người trẩy hội 0,5 Trong tứ thơ khái quát, tác giả cũng không nên nhắc đến dòng chữ gây ấn tượng cho khách thập phương là “Nam thiên đệ nhất động” tương truyền là của Chúa Trịnh, trong một câu hỏi tu từ tạo ra sự huyền hồ cho cảnh vật: 0,5 Phong cảnh Hương Sơn cứ hiện dần lên trong âm thanh, trong hình ảnh mộng mị: Những đảo ngữ thần tình “thỏ thẻ rừng mai”, “lững lờ khe Yến”, những phép tu từ nhân hóa thật hay “chim cúng trái”, “cá nghe kinh”. Tuyệt vời thay, con người và muông thú đều say trong “cảnh bụt”, chỉ riêng “Nam thiên đệ nhất động” mới có cảnh lạ lùng như vậy. Và cũng phải nói là chỉ riêng tâm thồn thơ Chu Mạnh Trinh mới nhìn phong cảnh Hương Sơn ra thiêng liêng như vậy. Cảnh Chùa Hương hiện lên một cách đặc sắc là nhờ phần lớn ở cách tạo nhạc. Âm thanh “thỏ thẻ” của chim rừng như ru người vào mộng, tiếng cầu kinh mùi mẫn từ trong động vọng ra dụ cả cá vào cõi Phật, “cá nghe kinh”, để rồi “một tiếng chày kình” (hai thanh bằng “chày kình” rất trầm như tiếng đàn) làm giật mình những kẻ ngoại đạo (khách tang hải). 1 Hình ảnh màu sắc trong bút pháp miêu tả của Chu Mạnh Trinh thanh tao, huyền ảo hợp với vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn 0,5 Phong cảnh Hương Sơn đã kì tuyệt, lại thêm con mắt của thi nhân, nên nhà thơ hướng vào đâu là ở đó hiện hình họa “Nhác trong lên ai khéo họa hình”, màu sắc lung linh lên hết thảy “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”. Cảnh đẹp tự nhiên mà như có bàn tay của nhà điêu khắc, thật là kì ảo. Cảnh Hương Sơn nhìn lên đẹp, nhìn vào các hang động lại càng đẹp: 1  “Thăm thẳm” là hang sâu, tối, Chu Mạnh Trinh đã lồng vào hang “bóng nguyệt” khiến cảnh động trở nên huyền ảo. Con đường lên Chùa Hương thì vòng vo, “gập ghềnh” được mây phủ mà thành “gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” như cảnh tiên. Thật ra Hương Sơn núi không cao, nhưng hội Chùa Hương lại vào mùa xuân, tiết trời ẩm ướt, mây sà xuống thấp, người bên trên nhìn thấy mây quấn người dưới thấp đến nỗi Chu Mạnh Trinh, nhà thơ say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên, nặng lòng với non nước phải thốt lên 1           “Hương Sơn phong cảnh ca” là kiệt tác của Chu Mạnh Trinh. Bài thơ hay nhiều mặt: thể Hát nói thích hợp với tinh thần tự do, phóng khoáng của thi nhân, hình ảnh gợi cảm vừa hư vừa thực với bút pháp biến hóa, nhạc điệu trong trẻo thánh thiện với bản hòa tấu âm thanh của con người, của chim muông hoa lá. Mỗi chữ, mỗi lời, mỗi hình ảnh, âm điệu đều mang theo mảnh tài hoa của Chu Mạnh Trinh và tình yêu non Hương Sơn là thắng cảnh nổi tiếng của xứ Bắc, có Chùa Hương kì lạ trong một cái động (động Hương Tích) trên đỉnh núi. Chỉ có một đường thủy (Khe Yến) vào Chùa Hương bằng đò dọc. Phong cảnh sơn thủy hữu tình. Hội  Chùa Hương bắt đầu từ rằm tháng giêng hàng năm, thu hút nhiều khách thập phương, nhiều tao nhân mặc khách, người tu, kẻ tục. Điều lí thú nhất khi trẩy hộ Chùa Hương là giữa non xanh nước biếc của bầu trời cảnh bụt được nhìn những khuôn mặt người tứ xứ, họ trút hết những lo toan, những ưu phiền ngoài bến Đục mà vui sống nơi cõi Tiên, cảnh Phật, hội Người. 1 Đề 4 Câu 1: Lập luận phân tích cần đáp ứng được những yêu cầu nào?  Câu 2: Em hãy giải thích lý do và yêu cầu khi chọn nhân vật để phân tích trong truyện ngắn "Chữ người tử tù " của nguyễn Tuân? Đáp án và biểu điểm Câu Nội dung Điểm 1 Để phân tích đối tượng thành các yếu tố, cần dựa trên những yếu tố, quan hệ nhất định( Quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng và các đối tượng khác có liên quan, quan hệ giữa người phân tích với các đói tượng phân tích) 1 phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn. 1 2 Chọn nhân vật. Một bài làm đầy đủ, trước hết cần xác định tác phẩm và nhân vật văn học bao giờ cũng là sản phẩm của sự sáng tạo (hư cấu) , ngay cả khi tác giả vay mượn và tỏ ra trung thành với mẫu “người thực, việc thực” ngoài đời. 1 Yêu cầu. Yêu cầu chính ở đây trả lời : Tại sao chọn nhân vật ấy mà thực chất là phân tích nhân vật văn học đã chọn , để chỉ ra cái độc đáo của nhân vật và cái đặc sắc trong sáng tạo của nhà văn. 1 Chọn nhân vật Huấn Cao -    Huấn Cao, nhân vật chính diện trung tâm của tác phẩm là hiện thân của cái Đẹp kết tinh nhiều giá trị. Hiện thân của cái tài, đức và nhân cách. Tài thì văn võ kiêm toàn, có cái đẹp uy nghi của một người hào kiệt (khởi nghĩa), lại có cái đẹp cổ kính của một nghệ sĩ tài hoa cổ xưa (viết chữ - thư pháp). Đức và nhân cách thì ngạo nghễ trước mọi thế lực mà thường tình người ta vì nể, e sợ (tiền bạc, cường quyền...) nhưng lại chí tình, độ lượng bao dung (liên tài) trước cái thiện (thiên lương) của con người... 2 - Nhân vật hấp dẫn người đọc từ dòng đầu, và cứ thế, cuốn hút suốt chiều dài thiên truyện. Đó là sức mạnh nghệ thuật ở một nhân vật có lí tưởng. 1 -  Nhân vật càng hấp dẫn khi ta biết liên hệ với nguyên mẫu Cao Bá Quát , một nhân vật huyền thoại lung linh. 1 Chọn nhân vật quản ngục: Nếu Huấn Cao như một giả định về cái Đẹp và sức mạnh  hướng thiện của nó, thì quản ngục mới là nhân vật được xây dựng để hiện thực hoá sức mạn giả định ấy. Nói cách khác , có viên quản ngục, ý đồ nghệ thuật của nhà văn (  chủ đề tư tưởng của tác phẩm) mới được thực hiện. Có điều vai trò ấy của nhân vật quản ngục không dễ nhận ra, bởi nhân vật này dường như được Nguyễn Tuân giấu kín, ẩn xuống hàng hai, sau nhân vật Huấn Cao. Song chính vì vậy, khi được “phát hiện”, nhân vật sẽ mang lại nhiều khoái cảm thẩm mĩ hơn. Trái lại, ở viên quản ngục có sự vận động của tính cách ông ta: ông ta từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được ông Huấn người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng. Và ta tin, sau khi trang sách gấp  lại, viên quản ngục sẽ quay về con đường của “thiên lương”. Tác phẩm có sức ngân, chủ yếu là ở đấy. Nói khác đi, vận mệnh nghệ thuật của tính cách Huấn Cao đã hoàn kết cùng với sự kết thúc của truyện trong khi vận mệnh đó vẫn tiếp tục ở nhân vật viên quản ngục. Viên quản ngục đời hơn, thực hơn và khó  xây dựng hơn 2 Đề 5 Qua phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ,hãy trả lời Câu 1: Vì sao chị em Liên đêm đêm lại cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua? (8 điểm)   Câu 2: Để thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ ,nhà văn muốn nói điều gì với người đọc? (2 điểm)   Đáp án và biểu điểm  Câu Nội dung Điểm 1 V ì sao chị em Liến cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện? Đối với mọi người - Tìm một chút ánh sáng mới Chị Tý:Hằng ngày đi mò cua bắt tép ,tối mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng:chả kiếm được bao nhiêu ,nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng ,từ chặp tối đến đêm.Do đó ,việc dọn hàng sớm hay muộn chẳng có ăn thua gì. Bác Siêu :Bán hàng phở ( gánh ) nhưng cái huyện nhỏ này,quà bác Siêu là một thứ quá xa xỉ , hai chị em Liên không bao giờ mua được. Bác Xẩm Ngồi trên manh chiếu ,cái thau sắt trắng để trước mặt ,nhưng bác chưa hát vì chưa có khách. 1 Tất cả những con người ấy làm những việc quen thuộc của mình,nhưng dường như không phải vì mục đích đó.Họ làm vì thói quen ? Vì để tránh sự buồn chán vào ban đêm ở phố huyện nghèo?hay làm vì “chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” 0,5 2. Đối với chị em Liên: - Nhạy cảm ,còn trẻ. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen , đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần,và cái buồn của buổi chiều quê thía vào tâmhồn ngây thơ của chị.Liên không hiểu tại sao ,nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. 0,5 - Hiện tại :Một niềm vui giữa cảnh buồn tẻ nơi phố huyện. 0,5 +Bóng tối ngập đầy dần> trời nhá nhem tối > cụ (Thi) đi lẩn vào bóng tối Trời bắt đầu đêm... Đường phố và các con ngõ con dần chưa đầy bóng tối. Tối hết cả ,con đường thăm thẳm ra sông ,con đường qua chợ về nhà,các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh , đêm của đất quê,và ngoài kia , đồng ruộng mênh mông và yên lặng đêm ở trong phố ,tịch mịch và đầy bóng tối. 0,5 +Ánh sáng mờ nhạt ,lẻ loi: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn trong lò. Các nhà đã lên đèn...Những nguồn ánh sáng ấy điều chiếu ra ở ngoài phố khiến cát từng chỗ lấp lánh và đuờng mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối một vài cửa hàng còn thức nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng.Vòm trời hàng ngàn ngôi sao lấp lánh ,lẫn với những vệt sáng của đom đóm bay là trên mặt đất hay len vào cành cây, quãng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng của chị Tý.Về phía huyện, một chấm lửa nhỏ và lơ lửng đi trong đêm tối,mất đi,rồi lại hiện ra... Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tý ,và cái bếp lửa của bác Siêu ,chiếu sáng một vùng đất cát với trong cửa hàng ,ngọn đèn của Liên ,ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hạt sáng lọt qua phên nứa Qua khe lá của cành bàng ,ngàn sao vẫn lấp lánh ;một con đom đóm bám vào sưới mặt lá ,vừng sáng nhỏ xanh nhấp nháy... hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài. 1 + Cuộc sống càng trở nên buồn tẻ theo nhịp điệu của bóng tối và ánh sáng:     Cái giờ khắc của ngày tàn:chiều êm ả như ru ,văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng. Hai chị em Liên gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố Chợ họp đã vãn từ lâu .Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất... Một vài người bán hàng về muộn ...còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa Người bán hàng đêm ủe oải dọn hàng ;bà già điên xuất hiện nhưng rồi đi lẩn vào đêm tối ,tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng. 0,5 Đêm tối :Các nhà đóng cửa im ỉm... Trẻ con tụ họp nhau trên thềm hè...hai chị em (Liên) ngồi yên trên chõng , đưa mắt theo dõi những bóng người về muộn ,lừ đừ đi trong đêm. Bác (Siêu) cúi xuống nhóm lại lửa ,thổi vào cái ống nứa con.Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ, tất cả phố huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tý. 0,5 - Quá khứ đẹp đẽ: + Hấp dẫn ,sinh động : Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon ,lạ - bây giờ mẹ Liên nhiều tiền,- được đi chơi Bờ Hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. 0,5 + Nhiều ánh sáng :Ngoài ra,kỷ niệm Hà Nội nhớ lại không rõ rệt cái gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh .Hà Nội nhiều đèn quá! 0,5 - Đoàn tầu: + Chuyến tàu đó là hoạt động cuối cùng của ban đêm. Mọi người cùng mong đợi :Bác Siêu nghển cổ ra phía ga lên tiếng : Đèn ghi đã kia rồi. +Một sự khác lạ:Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc ,sát mặt đất như ma trơi .Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu cùng văng lại ,trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi mầu sắc /âm thanh .Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập ,tiếng xe rít mạnh khi vào ghi.Một làn khói bùng sáng trắng lên đàng xa ,tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ .Tiếng còi đã rít lên và tầu rầm rộ đi tới ... đoàn xe vút qua ,các toa đèn sáng trưng ,chiếu ssáng cả xuống đường .Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người , đông và kề

File đính kèm:

  • docde cuong on tap hoc ky 1 ngu van 11(1).doc
Giáo án liên quan