Đề cương ôn tập Học kỳ 1 – Vật lý 8

CHỦ ĐỀ 1:

VẬN TỐC –CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU –CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

A. TÓM TẮT TRỌNG TÂM :

1. Chuyển động cơ học :

- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học ( gọi tắt là chuyển động )

- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác .

2. Tính tương đối của chuyển động :

- Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối ,vì cùng một vật có thể xem là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác .Nên khi nói chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật nào .

- Tính tương đối của chuyển động tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc .

- Thông thường người ta chọn Trái đất hay những vật gắn với Trái đất làm vật mốc

 

doc21 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập Học kỳ 1 – Vật lý 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: VẬN TỐC –CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU –CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU A. TÓM TẮT TRỌNG TÂM : 1. Chuyển động cơ học : - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học ( gọi tắt là chuyển động ) - Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác . 2. Tính tương đối của chuyển động : - Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối ,vì cùng một vật có thể xem là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác .Nên khi nói chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật nào . - Tính tương đối của chuyển động tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc . - Thông thường người ta chọn Trái đất hay những vật gắn với Trái đất làm vật mốc . 3. Các dạng chuyển động thường gặp : - Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động . Tùy thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động : Chuyển động thẳng ,chuyển động cong và chuyển động tròn . 4. Vận tốc : Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian . 5. Công thức tính vận tốc : V = trong đó : s: quãng đường đi được t : Thời gian để đi hết quãng đường đó 6. Đơn vị vận tốc : - Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian . - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s . - Trong thực tế người ta hay dùng đơn vị : km/h và m/s . - Mối liên hệ giữa m/s và km/h : 1 m/s = 3,6km/h ; 1 km/h = m/s 7. Chuyển động đều : Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian 8. Chuyển động không đều : Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian . 9. Vận tốc trung bình của một Chuyển động không đều : Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức : vtb = ; hay vtb = * Lưu ý : Khi nói đến Vận tốc trung bình thì phải nói rõ trên quãng đường nào ,bởi vì trên những quãng đường khác nhau thì vận tốc trung bình là khác nhau . B. BÀI TẬP : 1. Bài mẫu : Bài 1: Đổi các đơn vị sau đây : 43,2 km/h = ? m/s . 43,2 km/h = = = 12m/s . 15 m/s = ? km/h 15 m/s = = = 54 km/h . Bài 2: Một người công nhân đạp xe đều trong 20 phút đi được 30 km. Tính vận tốc của người công nhân đó ra m/s và km/h ? Biết quãng đường từ nhà đến xí nghiệp là 3600m .Hỏi người công nhân đó đi từ nhà đến xí nghiệp hất bao nhiêu phút ? Nếu đạp xe liền trong 2 giờ thì người từ nhà về tới quê mình .Hỏi quãng đường từ nhà đến que dài bao nhiêu km ? Bài giải : 1. t = 20 phút = 1200s Vận tốc của người công nhân s = 3km = 3000 m v = = = 2,5 m/s v = ? ( m/s ) và ( km/h) v = = = 9 km/h 2. s = 3600 m Thời gian người công nhân đi từ nhà đến xí nghiệp : v = 2,5 m/s Từ công thức v = => t = = = 1440 s t = ? ( phút 0 Đổi ra phút : t = = 24 phut 3. v = 9 km/h Quãng đường từ nhà đến quê : t = 2h s =v x t = 9 x 2 = 18 km s = ? ( km ) Bài 3: Đường bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh dài 1490 km . Một máy baybay đều thời gian bay là 1h45 phút .Hỏi vận tốc của máy bay có thể có các giá trị nào sau đây : A. 965,5 km/h ; B. 800km/h ; C. 384,09m/s ; D. 1333,3 m/ph . Hướng dẫn : Cần đổi đơn vị thời gian ,đơn vị chiều dài chính xác và đúng yêu cầu .Áp dụng công thức v = để tính vận tốc ,rồi so sánh với các giá trị vận tốc đã cho a,b,c,d để chỉ ra kết quả đúng . Bài giải : s = 1400 km t = 1h45 ph = 1 h = h v = = 800 km/h v = ? km/h ; m/s ; m/ph Đổi ra m/s: 800km/h = = = 222,2 m/s Đổi ra m/ph : 800 km/h = = = 13 333,3m/ph . CHỌN B. Bài 4: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m .Trong 12s đầu đi được 30 m ;đoạn dốc còn lại đi hết 18s .Tính vận tốc trung bình : 1. Trên mỗi đoạn dốc . 2. Trên cả dốc . Hướng dẫn : Các bài tập về chuyển động không đều khác bài tập chuyển động đều ở chỗ phải tính vận tốc trung bình . Công thức tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường ; vtb = Nếu quãng đường gồm nhiều đoạn đường s1 ; s2 ; s3 và thời gian di những đoạn đường tương ứng đó là t1;t2;t3 thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường được tính là : Vtb = = Bài giải : 1. s1 = 30 m Vận tốc trung bình trên đoạn dốc thứ nhất t1 = 12s v1 = = = 2,5 m/s v1 = ? s2 = 120 – 30 = 90 m Vận tốc trung bình trên đoạn dốc còn lại . t2 = 18s v1 = = = 5 m/s v2 = ? 2. s1 = 30 m ; s2 = 90 m Vận tốc trung bình trên cả dốc t1 = 12s ; t2 = 18s Vtb = = = 4m/s Bài tập tự làm : Bài 1: Đổi đơn vị ( Trình bày cụ thể ): A ) 10 m/s = ? km/h ; 600 cm/s = ? m/s . B ) 72 km/h = ? m/s ; 30 m/phút = ? m/s C ) 450m/phut = ? m/s ; 90km/h = ? m/phút Bài 2: Một học sinh đạp xe từ nhà đến trường với vân tốc 12km/h thì mất 15 phút . Hỏi quãng đường từ nhà đến trường dài bao nhiêu km ? ĐS : 3 ( km ). Bài 3: Một vận động viên chạy bộ từ nhà đến sân vận động với vận tốc 14,4 km/h và khi chạy về lại nhà thì mất 8,5 phút .Hỏi vận tốc trung bình của vận động viên đó trong cả hai lượt đi và về là bao nhiêu ? Biết rằng quãng đường từ nhà đến trường là 2700 m . ĐS : 4,4m/s Bài 4 :Một người đi xe máy trên đoạn đường AB .Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 45 km/h .Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 30km/h .Cuối cùng người ấy đi với vận tốc 25km/h .Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB ? ĐS :34,1km/h CÁC BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP VẬT LÝ 8 2.2; 2.3; 2.4; 2.5; 2.9; 2.15; 3.3; 3.6; 3.7; 3.12; 3.14 CHỦ ĐỀ 2: LỰC VÀ CÁC LOẠI LỰC A. TÓM TẮT TRỌNG TÂM : 1. Lực là gì ? Lực có thể làm biến dạng ,thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vùa thay đổi vận tốc của vật . Đơn vị của lực là Niuton ( N ). 2. Biểu diễn lực : Lực là đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có : Gốc là điểm đặt của lực . Phương và chiều là Phương và chiều của lực . Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước . Kí hiệu lực : F ; Kí hiệu cường đôk của lực : F 3. Hai lực cân bằng : - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật ,có cường độ bằng nhau ,phương nằm trên cùng một đường thẳng ,chiều ngược nhau . - Dưới tác dụng của các lực cân bằng ,một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ,đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều . 4. Quán tính : Khi có lực tác dụng ,mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính .Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật . 5. Khi nào có lực ma sát ? a) Lực ma sát trượt : Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác . b) Lực ma sát lăn : Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác . c) Lực ma sát nghỉ : Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác . 6. Đo lực ma sát : Người ta có thể dùng lực kế để đo lực ma sát . B. BÀI TẬP : Bài tập 1: Quả cầu có khối lượng 4 kg được treo trên một sợi dây như hình vẽ .Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật đó theo tỉ xích 1 cm ứng với 20N. Giải :* Các lực tác dụng lên quả cầu là : + Lực kéo F của sợi dây có : - Điểm đặt tại trọng tâm G - Phương thẳng đứng ,chiều từ dưới lên . - Độ lớn F = 10 x 4 = 40(N ) ( ứng với 2cm ) + Trọng lực P tác dụng lên vật có : - Điểm đặt tại trọng tâm G . - Phương thẳng đứng ,chiều từ trên xuống - Độ lơn P = 10 x 4 = 40 N ( ứng với 2cm ) Bài tập 2: Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở các hình dưới đây : F2 Hình a Hình b F1 X y Với xy là phương nằm ngang .Qua hình vẽ ta có : * Hình a: Lực F1 tác dụng lên vật có : - Điểm đặt tại G. - Phương nằm ngang ,có chiều từ phải qua trái . - Cường độ F1 = 5 x 25 = 125 N * Hình b : Lực F2 tác dụng lên vật có : - Điểm đặt tại A. - Phương hợp với phương nằm ngang 1 góc 300 ,có chiều từ dưới lên . - Cường độ F2 = 2 x 25 = 50 N Bài tập 3: Một vật có khối lượng 2 kg nằm yên trên mặt đất chịu tác dụng của những lực nào ? Hãy biểu diễn các lực đó theo tỉ xích tùy chọn .Các lực đó có gì đặc biệt . Bài giải : Vật chịu tác dụng của hai lực được biểu diễn như hình vẽ : Trọng lực P có : Điểm đặt tại G ,phương thẳng đứng ,chiều từ trên xuống và cường độ bằng 20N. Phản lực Fpl của mặt đất tác dụng lên vật có :Điểm đặt tại G ,,phương thẳng đứng ,chiều từ dưới lên và cường độ Fpl = 20N . Dưới tác dụng của hai lực này vật đứng yên .Hai lực này cùng tác dụng lên một vật cùng phương ,cùng độ lớn nhưng ngược chiều cho nên được gọi là hai lực cân bằng . Bài tập 4: ( Quán tính ) Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là do quán tính ? Viên bi đang lăn trên máng nghiêng . Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp ,nhưng xe vẫn chuyển động về phía trước . Chuyển động của dòng nước chảy trên sông . Chuyển động của bụi bay ra khỏi quần áo khi ta giũ nó . Chuyển động của một vật được ném lên theo phương thẳng đứng . Bài giải : Viên bi đang lăn trên máng nghiêng ,chuyển động của viên bi là do tác dụng của trọng lực . Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp ,nhưng xe vẫn chuyển động tới phía trước là chuyển động do quán tính . Chuyển động của dòng nước chạy trên sông do tác dụng của trọng lực . Chuyển động của bụi bay ra khỏi áo quần khi ta giũ nó là do quán tính . Chuyển động của một vật được ném lên theo phương thẳng đứng . Ta chia ra hai giai đoạn : + Khi ta ném vật ,vật chuyển động đi lên . Khi thôi ném vật không dừng lại mà vẫn tiếp tục đi lên . Chuyển động đi lên là do quán tính . + Khi vật đạt đến độ cao lớn nhất thì nó lại chuyển động đi xuống ,khi đó vật chuyển động là do trọng lực . Bài tập 5: Hãy giải thích tại sao xe khách khi chở nhiều người thường chạy êm hơn khi chở ít người ? Bài giải : Xe khách khi chở nhiều người thì khối lượng lớn hơn khi chở ít người nên quán tính của nó lớn hơn .Khi có sự thay đổi về lực kéo của đầu máy hoặc gặp ổ gà trên đường .... thì vận tốc của xe chở nhiều người chỉ biến đổi từ từ vì nó có quán tính lớn hơn ,còn vận tốc của xe khi chở ít người sẽ biến đổi nhanh hơn nên xe sẽ bị xóc mạnh hơn . Kết quả xe khách chở nhiều người thường chạy êm hơn khi chở ít người . Bài tập 6: ( Lực ma sát ) Lực ma sát xuất hiện trong các trường hợp : Khi tay ta cầm một vật ,người đi bộ trên đường . Khi xe tàu chuyển động trên đường . Khi kéo vật trên nền nhà nhưng vật vẫn đứng yên Khi vật được kéo trên mặt phẳng . Khi người thợ mộc đang bào gỗ : là loại lực ma sát gì ? Chúng có ích hay có hại ? Bài giải : Trong các trường hợp : Xuất hiện lực ma sát nghỉ giữa tay và vật ;giữa bàn chân và mặt đường . Xuất hiện lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường ,giữa bánh tàu và đường ray . Xuất hiện lực ma sát nghỉ giữa mặt tiếp xúc đồ vật và nền nhà . Xuất hiện lực ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng . Xuất hiện lực ma sát trượt giữa mặt gỗ và mặt bào . Trường hợp a và b : Lực ma sát là có ích . Trường hợp c ,d và e : Lực ma sát là có hại Bài tập 7: ( Lực ma sát ) Em hãy nêu phương pháp để phân biệt lực ma sát tropng trường hợp nào là có lợi hay có hại ? Bài giải : Để phân biệt lực ma sát nào có lợi hay có hại thì ta cần chú ý những vấn đề sau đây : Trong mọi trường hợp ,nếu ta tăng lực ma sát có lợi cho ta thì lực ma sát trong trường hợp đó là có lợi . Ví dụ : Khi nền nhà mới lau thường bị trơn ,nếu ta tăng ma sát bằng cách dùng giẻ lau thật khô hay trải thảm lên thì không còn trơn nữa tức là có lợi cho ta .Vậy trong trường hợp đó ma sát là có lợi . Ngược lại ,trong mọi trường hợp ,nếu ta giảm lực ma sát mà gây có lợi cho ta thì lực ma sát trong trường hợp đó là có hại . Ví dụ :Người thợ mộc khi bào gỗ ,Khi đó xuất hiện lực ma sát trượt giữa bào và mặt gỗ . Nếu ta làm giảm ma sát bằng cách bôi thêm dầu trơn vào mặt bào thì ta dễ dàng bào hơn ,có lợi cho ta hơn .Vậy trong trường hợp đó lực ma sát là có hại . CHỦ ĐỀ 3: ÁP SUẤT TÓM TẮT TRỌNG TÂM : 1. Áp lực : - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép . - Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích bị ép càng nhỏ . 2.Áp suất : - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép . - Công thức tính áp suất : p = Trong đó : F là áp lực ( N ) ; S là diện tích bị ép ( m2 ) ; và p là áp suất ( N/m2 ) - Áp suất tỉ lệ thuận với áp lực và tỉ lệ nghịch với diện tích bị ép . 3. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng : Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình ,thành bình và các vật ở trong lòng nó . 4.Công thức tính áp suất chất lỏng : Công thức : p = d .h Trong đó : h là độ sâu tín từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất ( m ); d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3) 5. Bình thông nhau : - Bình thông nhau là bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau . - Trong những bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên ,các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao . - Trong những bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau . * Chú ý : MÁY NÉN THỦY LỰC ( Máy ép dùng chất lỏng ). Công thức : = Trong đó : F : Lực tác dụng lên Pittong lớn ( N ) f : Lực tác dụng lên Pittong nhỏ ( N ) S : Diện tích Pittong lớn ( m2 ) s : Diện tích Pittong nhỏ ( m2 ) 6. Sự tồn tại của Áp suất khí quyển Do không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất .Áp suất này tác dụng theo mọi phương được gọi là áp suất khí quyển . B. BÀI TẬP : Bài tập 1: Một em học sinh có khối lượng 50 kg ,diện tích của một bàn chân ép lên nền nhà nằm ngang là 125cm2 .Tính áp suất của Em đó trong hai trường hợp sau đây : Khi em đó đứng 2 chân trên nền nhà . Khi em đó chỉ đứng 1 chân trên nền nhà . Từ kết quả câu a và b em có nhận xét gì ? Bài giải : Áp lực ,Diện tích bị ép của một chân và hai chân .: F = P = 50 .10 = 500 ( N ) S1 = 125cm2 = 0,0125 m2 ; S2 = 2 . 0,0125 = 0,025( m2) a ) Áp suất của em khi đứng hai chân : p2 = F/S2 = 500 / 0,025 = 20 000N/m2. b) Áp suất của em khi đứng một chân : p1 = F/S1 = 500 / 0,0125 = 40 000N/m2. C) Áp suất của em học sinh tác dụng lên sàn nhà khi đứng 1 chân lớn gấp hai lần khi đứng cả hai chân . Bài tập 2: Một bức tượng làm bằng đồng ,đặt đứng trên mặt sàn nằm ngang ,diện tích mặt bị ép là 25dm2 . Hỏi khối lượng và thể tích vật đó là bao nhiêu ? Biết áp suất của nó gây lên mặt sàn là 500N/m2 . Khối lượng riêng của Đồng là 8,9g/cm3. Bài giải : Áp lực của bức tượng tác dụng lên mặt sàn là : p = => F = p . S = 500 0,25 = 125 N. Vì bức tượng đặt trên mặt sàn nằm ngang nên P = F = 125 N . Suy ra : m = = = 12,5kg . Thể tích của bức tượng là : V = = = 0,0014 ( m3 ) = 1,4 dm3 Bài tập 3: Độ cao của cột dầu hỏa trong một ống nghiệm là 12cm .Tính : Áp suất của cột dầu gây ra tại đày ống nghiệm ? Áp suất của cột dầu gây ra tại điểm B cách đáy 3 cm . Biết khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3 . Bài giải : a ) Áp suất của cột dầu hỏa ở đáy ống nghiệm : p = d . h = 8000 . 0,12 = 960 N/m2 b ) Áp suất tại điểm B : h = 12 – 3 = 9 cm = 0,09 m p = h . d = 0,09 .8000 = 7200 N/m2 Bài tập 4: Trong một ống hình hộp chữ nhật ,có đáy là hình vuông mỗi cạnh dài 10 cm có đựng 5 lít chất lỏng .Tính trọng lượng riêng của chất lỏng và cho biết chất lỏng đó là chất gì ? Biết áp suất tại đáy do chất lỏng đó gây ra là 5 000 N/m2 . Bài giải : Diện tích đáy của ống hình hộp chữ nhật : S = 10 . 10 100 (cm2 ) = 0,01m2= Độ cao của cột chất lỏng trong bình .Ta có : V = S.h => h = = = 0,5 m Trọng lượng riêng của chất lỏng . Ta có : p = d .h = > d = = = 10 000( N/m2) Vậy chất đó là nước . Bài tập 5: Lực tác dụng lên pittong nhỏ của một máy nén thủy lực là 300N thì gây ra một áp suất tác dụng lên pittong lớn là 2 000 000N/m2 . Biết diện tích của pittong lớn là 200 cm2 . a ) Diện tích của Pittong nhỏ ? b ) Lực tác dụng lên pittong lớn ? Bài giải : a ) Diện tích của Pittong nhỏ là : s = = = 1,5 .10-4 m2 = 1,5cm2. b ) Lực tác dụng lên pittong lơn : F = = 300 .0,02 / 1,5.10-4 = 4.104 N LÀM CÁC BÀI TẬP KHÁC : Bài 7.5; 7.6; 7.12; 7.13;7.16 trang 24 và 25 SBT Vật lý 8. Bài 8.4 ; 8.14 ; trang 26 và 28 SBT vật lý 8 Diện tích của Pittong nhỏ của một máy ep dùng chất lỏng là 1,5cm2 ,diện tích của Pittong lớn là 240cm2 . Hãy so sánh diện tích của hai pittong ? Hỏi khi người ta đặt trên pittong nhỏ một vật có khối lượng là 5 kg thì ở Pittong lớn có thể nâng được 1 vật có khối lượng lớn nhất là bao nhiêu ? Nhận xét . ĐS : a ) S = 160s b ) 800 kg CHỦ ĐỀ 4: LỰC ĐẨY ACSIMET – SỰ NỔI A. TÓM TẮT TRỌNG TÂM: 1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó : Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ . Lực này gọi là Lực đẩy Acsimet . Kí hiệu : FA . 2. Độ lớn của lực đẩy Acsimet: Công thức tính lực đẩy Acsimet : FA = d .V Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) ; V là thể tích phàn chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3) . 3. Điều kiện để vật nổi ,vật lơ lửng hay vật chìm trong chất lỏng : Gọi dv và dcl là Trọng lượng riêng của vật và của chất lỏng . - Vật sẽ nổi lên ( trong ) chất lỏng khi dv < dcl - Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi dv = dcl - Vật sẽ chìm trong chất lỏng khi dv > dcl 4 . Độ lớn của lực đẩy Acsimetkhi vật nổi ,lơ lửng hay chìm trong chất lỏng . - Khi vật nổi : FA = dchất lỏng . Vchìm Trong đó : Vchìm là thể tích phần chìm của vật ở trong chất lỏng ( m3 ) - Khi vật lơ lửng : FA = dchất lỏng . Vchìm = dchất lỏng . Vvật - Khi vật chìm : FA < P = dvật .Vvật B. BÀI TẬP Bài tập 1: Một vật hình lập phương có độ dài mỗi cạnh là 50cm được thả vào trong một bể nước thì thấy bốn phần năm thể tích của vật bị chìm trong nước . Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 . Hãy tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật ? Bài giải : Thể tích của vật : Vvật = 503 = 125000cm3 = 0,125 m3 Vậy lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật : F A = Vc .dn = V. 10. Dn = .0,125,10,1000 = 1000 N Bài tập 2:Một quả cầu bằng Đồng được treo vào một lực kế ,khi ở trong không khí thì lực kế chỉ 17,8N,còn khi nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ 15,8N. Hỏi quả cầu đó đặc hay rỗng ? Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3 ; khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . Bài giải : Trọng lượng của quả cầu khi đặt ngoài không khí : P = 17,8N Trọng lượng của quả cầu khi nhúng chìm trong nước : P1 = 15,8 N . Trọng lượng riêng của Đồng và của nước là : dđ = 89000N/m3 ; dn = 10 000N/m3 Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là : FA = P – P1 = 17,8 – 15,8 = 2 N Mặt khác ,ta có : FA = Vqc . dn => Vqc = FA/ dn = 2/104 = 2 .10-4 ( m 3 ) Trọng lượng riêng của quả cầu nếu là đặc là : dqc = P/ Vqc = 17,8 / 2.10-4 = 8,9 . 104 = 89 000N/m3 Ta thấy : dqc = dđồng = 89 000N/m3 . Vậy quả cầu đó là đặc . Bài tập 3: Một quả cầu bằng đồng có thể tích là 500cm3 .Hỏi : a ) Quả cầu có trọng lượng là bao nhiêu ? Biết rằng nếu treo nó vào lực kế và nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ 8,2N . Trọng lượng riêng của nước và đồng là 10 000N/m3 và 89 000N/m3 . b ) Quả cầu đó đặc hay rỗng ? Bài giải : a ) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu : FA = Vqc . dn = 5.10-4 .104 = 5 ( N ) Trọng lượng của quả cầu : Pqc = 8,2 + 5 = 13,2 ( N ) b ) Ta có : Pqc = Vqc . dqc => dqc = Pqc / Vqc = 13,2 / 5.10-4 = 26 400 ( N/m3 ) Vậy ta thấy dqc = 26 400N/m3 < dđồng = 89 000N/m3 .Nên quả cầu đó là rỗng . Bài tập 4:Một vật được móc vào lực kế ,khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 9N, còn nếu nhúng chìm vật hoàn toàn vào một chất lỏng có trọng lượng riêng là 7 000N/m3 thì lực kế chỉ 7,6N,Tính : Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi đó . Thể tích của vật ? Trọng lượng riêng của vật ? Bài giải : a ) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật : FA = 9 – 7,6 = 1,4 N . b ) Thể tích của vật : Vv = FA/dcl = 1,4 / 7000 = 2.10-4 ( m3 ) = 200cm3 . c ) Trọng lượng riêng của vật : dv = P / Vv = 9/2.10-4 = 45 000 ( N/m3) Bài tập 5: Một vật hình lập phương có độ dài mỗi cạnh là 60 cm .Khi thả đứng vào một chất lỏng thì phần nổi có độ cao là 20 cm . Hỏi trọng lượng riêng của vật đó là bao nhiêu ? Biết rằng trọng lượng riêng của chất lỏng là 9000N/m3 . Bài giải : Tiết diện đáy của vật : S = 60 . 60 = 3600 ( cm2 )= 36 .10-2 m2 Thể tích của vật : V = S.h = 36 . 10-2 . 0,6 = 216 . 10-3 m3 Thể tích phần chìm của vật : Vc = S.hc = S . ( h - hnổi ) = 36.10-2. ( 0,6 – 0,2 )= 144.10-3 m3 Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là : FA = Vc .dn = 144 .103 .9000 = 1296 N Trọng lượng của vật : P = FA => d . V = FA . Từ đó : d = FA/ V = 1296/ 216 .10-3 = 6000( N/m3 ) LÀM CÁC BÀI TẬP KHÁC : 10.3 ; 10.4 ; 10.5 ; 10.6 ; 10.9 ; 10.12 ;trang 32 và 33 SBT Vật lý 8. 12.6 ; 12.7 ; 12.14 ;12.15 ;trang 35 và 36 SBT Vật lý 8 CHỦ ĐỀ 5: CÔNG – ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG A. TÓM TẮT TRỌNG TÂM: 1. Khi nào có công cơ học ?: - Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực . - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố : Lực tác dụng vào vật và độ chuyển dời của vật . 2. Công thức tính công cơ học : - Khi vật chuyển dời theo hướng của lực thì : A = F . s . Trong đó : A là công của lực F ( J ) ; F là lực tác dụng vào vật ( N ) ; s là quãng đường vật dịch chuyển ( m ) - Đơn vị của công là jun ( Kí hiệu là J ): 1J = 1 N.m 3 . Định luật về công : Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công ,được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại . 4 . Các loại máy cơ đơn giản thường gặp : - Ròng rọc cố định : Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực ,không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực . - Ròng rọc động : Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi . - Mặt phẳng nghiêng : Lợi về lực ,thiệt về đường đi - Đòn bẩy : Lợi về lực ,thiệt về đường đi hoặc ngược lại 5. Hiệu suất của máy cơ đơn giản : H = Aci / Atp Trong đó : Aci : Công có ích ; Atp : Công toàn phần Khi bỏ qua ma sát thì công có ích bằng công toàn phần : H = 1 . Khi có ma sát : Atp H < 1 B. BÀI TẬP Bài tập 1:Một xe ô tô chở hàng từ kho A đến kho B cách nhau 20 km. Hỏi đầu máy phải tác dụng vào xe một lực là bao nhiêu ?Biết công thực hiện của nó là 150 000kJ .Coi xe chuyển động là đều . Bài giải Quãng đường xe đi được : s = 20km = 20 000m Ta có : A = F.s => F = A/s = 150 000 000/ 20 000 = 7 500N. Bài tập 2: Để kéo một vật trên đoạn đường 30m , nếu : Không có lực cản thì phải thực hiện một công là 6 750J. Có lực cản thì phải thực hiện một công 7 500J. Biết hướng chuyển động của vật cùng với hướng của lực kéo .Tính : a ) Độ lớn của lực kéo trong hai trường hợp trên . b) Công để thắng lực cản và độ lớn lực cản đó . Bài giải : a ) Độ lớn của lực kéo : Khi không có lực cản : Fkms = Atp /s = 6750/30 = 225 N Khi có lực cản : Fcms = 7500/30 = 250 N B ) Công để thắng lực cản : Ac = 7500 -6750 = m750J Độ lớn của lực cản : Fc = A/s = 750/30 = 25 N Bài tập 3: Một người kéo đều một xô vữa có khối lượng 15 kg lên tầng 2 cao 4m bằng một ròng rọc cố định .Tính công do người đó sản ra .Lực cản trong quá trình kéo vật có độ lớn là 10N . Bài giải : Công có ích : Aci = P . h = 10.m .h = 10. 15 .4 = 600J Công để thắng ma sát : Ahp = Fc .h = 10 . 4 = 40J Công thực hiện : A = Aci + A hp = 600 = 40 = 640 J Bài tập 4: Để nâng một vật nặng 45 kg lên cao 10m bằng một Palang ( gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động ) thì ta phải tác dụng vào đầu dây mọt lực là bao nhiêu ? Biết rằng Hiệu suất của Palang là 90% . Bài giải Công có ích để nâng vật : Aci = P.h = 45.10.10 = 4500 J. Công thực hiện để nâng vật : Atp = Aci / H = 4500/0,9 = 5000J Vì dùng một ròng rọc động nên bị thiệt 2 lần về đường đi . S = 2.h = 2.10 =20 ( m ) Lực cần phải kéo : Atp = F.s => F = Atp / s = 5000/20 = 250 N Bài tập 5: Người ta lăn đều 1 thùng hàng có khối lượng 5okg theo một tấm ván nghiêng dài 5m lên sàn xe ô tô cao h = 1,2 m .Lực cản do ma sát trên đường lăn là 15N. Tính công thực hiện và lực tác dụng của người đó . Tính Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ? Bài giải : a ) Công có ích để nâng vật : Anâng = P.h = 10.m.h = 10.50.1,2 = 600J. Công để thắng lực ma sát : Ama sát = Fma sát .s = 15.5 =75 J. Công thực hiện để đưa vật : Atp = Anâng + Ama sát = 600 +75 = 675J Lực tác dụng lên vật : Atp = F.s => F = Atp /s = 675 / 5 = 135 N. b ) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng : H = Anâng /Atp = 600/675 = 0,89 =89% LÀM CÁC BÀI TẬP KHÁC : 13.3 ; 13.4 ; ;trang 37 SBT Vật lý 8. 14.2 ; 14.3 ; 14.4 ;14.11 ;trang 39 và 41 SBT Vật lý 8 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP : Câu 1. Tốc độ trung bình là gì? Cách xác định tốc độ trung bình của chuyển động không đều? Câu 2. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện? a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn. b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên. c) Một quả bóng lăn trên mặt đất. Câu 3. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực? Câu 4. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3. a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m n

File đính kèm:

  • docON TAP HOC KY 1 THEO TUNG CHU DE VAT LY 8.doc
Giáo án liên quan