I. PHẦN TIẾNG VIỆT:
BÀI 1: Nghĩa của câu.
BÀI 2: Đặc điểm loại hình Tiếng Việt
BÀI 3: Phong cách ngôn ngữ chính luận
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
BÀI 1: Nghĩa của câu:
Câu 1: Thế nào là nghĩa của câu? Câu có những thành phần nghĩa cơ bản gì?
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa, nghĩa sự việc( còn được gọi là nghĩa miêu tả và nghĩa biểu hiện) và nghĩa tình thái. Hai thành phần nghĩa trên hoà quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái.
- Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
- Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tính thái trong câu.
Câu 2: Bài tập: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong câu sau: “Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi “?
- Nghĩa sự việc: Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi
- Nghĩa tình thái: Thái độ chưa chắc chắn “ có lẽ ” và có ý tiếc rẻ “ mất rồi”.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn ngữ văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Đạ Tông
Tổ Ngữ văn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN NGỮ VĂN 11
I. PHẦN TIẾNG VIỆT:
BÀI 1: Nghĩa của câu.
BÀI 2: Đặc điểm loại hình Tiếng Việt
BÀI 3: Phong cách ngôn ngữ chính luận
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
BÀI 1: Nghĩa của câu:
Câu 1: Thế nào là nghĩa của câu? Câu có những thành phần nghĩa cơ bản gì?
Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa, nghĩa sự việc( còn được gọi là nghĩa miêu tả và nghĩa biểu hiện) và nghĩa tình thái. Hai thành phần nghĩa trên hoà quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái.
Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tính thái trong câu.
Câu 2: Bài tập: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong câu sau: “Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi “?
Nghĩa sự việc: Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi
Nghĩa tình thái: Thái độ chưa chắc chắn “ có lẽ ” và có ý tiếc rẻ “ mất rồi”.
BÀI 2: Đặc điểm loại hình Tiếng Việt
Câu 1: Thế nào là loại hình ngôn ngữ? có những loại hình ngôn ngữ nào?Thế nào là loại hình ngôn ngữ đơn lập?
Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng giống nhau về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Có hai loại hình ngôn ngữ: loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hoà kết.
Loại hình ngôn ngữ đơn lập là loại hình ngôn ngữ mà tiếng là đơn vị của ngữ pháp; từ không biến đổi hình thái; biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa là sắp đặt trật tự từ trước sau và sử dụng hư từ.
Câu 2: Trình bày những đặc điểm loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt?
Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
+ Về mặt ngữ âm tiếng là âm tiết.
+ Về mặt sử dụng tiếng có thể là một từ (hoặc yếu tố tạo từ).
VD1: “ Thuyền về có nhớ bến chăng”: Câu này có sáu tiếng, cũng là sáu âm tiết, sáu từ, đọc và viết đều tách rời nhau ( Thuyền / về / có / nhớ / bến / chăng).
VD2: “ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”: Câu này có tám tiếng, cũng là tám âm tiết, nhưng chỉ có bảy từ ( Bến / thì / một / dạ / khăng khăng / đợi / thuyền)
Từ không biến đổi hình thái:
Dù đứng ở vị trí nào trong câu để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, từ cũng không biến đổi về ngữ âm và chữ viết. Đặc điểm này của từ tiếng Việt không giống với các ngôn ngữ biến đổi hình thái như tiếng Anh, Pháp, Nga…
VD: Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất trong tiếng Việt và tiếng Anh:
+ Trong tiếng Việt, dù làm chủ ngữ hay vị ngữ, bổ ngữ cũng đều viết và đọc giống nhau: “ tôi”.
+ Trong tiếng Anh, chủ ngữ là “ I ” nhưng khi làm tân ngữ lại là “ me ”.
Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa là sắp đặt trật tự từ trước sau và sử dụng hư từ: Khi ta thay đổi trật tự sắp đặt từ hoặc thay đổi các hư từ thì nghĩa của cụm từ hoặc nghĩa của câu sẽ thay đổi hoặc vô nghĩa.
BÀI 3: Phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 1: Khái niệm ngôn ngữ chính luận?
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ dùng trong văn bản chính luận để trình bày ý kiến hoặc bàn luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, xã hội…. theo một quan điểm chính trị nhất định.
Câu 2: Đặc điểm về phong cách ngôn ngữ chính luận?
Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ:
+ Về từ ngữ: Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, quyền lợi, bình đẳng, thống nhất, dân chủ, hữu nghị…..
+ Về ngữ pháp: Câu văn kết cấu chặt chẽ, vững chắc, chuẩn mực tạo mạch suy luận liền mạch, liên kết: cho nên, do vậy, bởi thế, tuy….nhưng, dù….nhưng,….
+ Về biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ khác nhau nhằm giúp lí lẽ lập luận thêm hấp dẫn, có khả năng thuyết phục cao.
VD: “ Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bể máu.”
( Hồ Chí Minh , Tuyên ngôn Độc lập)
Đặc trưng cơ bản của phong cách chính luận:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị.
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục.
II. PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
Vấn đề 1: Trong lớp có bạn cho rằng: “ Không nên kết bạn với những người học yếu”. Anh
( chị) hãy viết một bài văn bác bỏ quan niệm đó?
Vấn đề 2: Phân tích quan niệm của anh ( chị) về bổn phận: công, dung, đức , hạnh ( tứ đức) mà người phụ nữ cần có theo quan niệm của người xưa?
Vấn đề 3: Bàn luận về tính ích kỉ và lòng vị tha?
Vấn đề 4: Bình luận ý kiến sau đây của triết học gia Hi Lạp Dê – Nông “ Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” ?
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP:
Vấn đề 1: Trong lớp có bạn cho rằng: “ Không nên kết bạn với những người học yếu”. Anh
( chị) hãy viết một bài văn bác bỏ quan niệm đó?
Gợi ý:
A. Mở bài:
- Ông cha ta từ xưa đã dạy con cháu: Chọn bạn mà chơi.
- Có ý kiến cho rằng: Không nên kết bạn với những người học yếu.
- Ý kiến đó đúng, sai ra sao? Chúng ta nên đối xử với các bạn học yếu trong lớp như thế nào?
B. Thân bài: Làm rõ những ý cơ bản sau:
Mặt đúng của ý kiến trên:
Chơi với các bạn học yếu, chúng ta có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu như không có bản lĩnh vững vàng. “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Các bạn học yếu vì nhiều lí do, nhưng phần lớn là vì ham chơi, lười học.
Thực tế cho thấy tốt lên thì khó, xấu đi thì dễ. Vì thế nếu ta chơi với các bạn yếu kém thì phải cân nhắc thận trọng.
Mặt chưa đúng:
Nếu ta chỉ chơi với các bạn học giỏi, bạn tốt thì các bạn học yếu sẽ có mặc cảm tự ti, khó hòa hợp với tập thể.
Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, tu dưỡng và phong trào thi đua của lớp.
Nên đối xử với các bạn học yếu như thế nào cho đúng?
Trước hết, chúng ta không nên xa lánh, hắt hủi mà cần động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành.
Đối với các bạn gặp khó khăn về hoàn cảnh kinh tế hoặc trình độ nhận thức thí chúng ta nên quan tâm giúp đỡ về vật chất, tinh thần, phương pháp học tập.
Đối với các bạn ham chơi. Thích quậy phá thì kiên trì giải thích, phân tích để đưa bạn về với bổn phận của học sinh là học tập và tu dưỡng cho tốt.
Khơi dậy tinh thần thi đua ở các bạn yếu kém. Phải tin tưởng vào sự cố gắng và tiến bộ của các bạn ấy.
C. Kết bài:
Cuộc sống hiện đại dặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho thế hệ trẻ.
Mỗi học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn trong học tập và tu dưỡng.
Các bạn yếu kém phải có nghị lực vượt lên chính mình để đáp lại niềm tin yêu của cbạn bè, thấy cô, cha mẹ.
Vấn đề 2: Phân tích quan niệm của anh ( chị) về bổn phận: công, dung, ngôn, hạnh ( tứ đức) mà người phụ nữ cần có theo quan niệm của người xưa?
Gợi ý:
A. Mở bài:
- Trong xã hội phong kiến xưa kia, một người phụ nữ đặt tiêu chuẩn phải có đủ tứ quý ( công, dung, ngôn, hạnh).
- Tứ đức là khuôn mẫu để người phụ nữ hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, ở mỗi hoàn cảnh, mỗi tầng lớp thì thứ tự của bốn phẩm chất trên có sự sắp xếp khác nhau.
B. Thân bài:
*Hiểu thế nào về công, dung, ngôn, hạnh:
- Công: nữ công tức là sự đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình.( ở nông thôn chữ công được lên hàng đầu, người đàn ông lấy vợ không chỉ để sinh con nối dõi tông đường mà còn thêm người đỡ đần công việc đồng áng vất vả.)
- Dung: là vẻ đẹp hình thức dễ thương. “ Cái nết đánh chết cái đẹp”
- Ngôn: lời ăn tiếng nói dịu dàng, lễ phép. Lời nói thể hiện tính cách con người “ Người thanh tiếng nói cũng thanh”. Người phụ nữ cần phải học cách nói năng, cư xử cho đúng mực.
- Hạnh: đoan trang, nết na, đứng đắn. Đối với người phụ nữ thì chữ hạnh vô cùng quan trọng.
*Quan niệm tứ đức thời hiện đại:
- Phụ nữ hiện đại có quyền sống và làm việc bình dẳng với nam giới. Tuy vậy, công, dung, ngôn, hạnh vẫn là những yếu tố nền tảng trong phẩm chất phụ nữ.
- Những quan niệm lệch lạc ( đề cao sắc đẹp, tiền tài, coi nhẹ những mặt khác) là sai lầm, đáng phê phán.
- Dù thành đạt ngoài xã hội, người phụ nữ vẫn phải giữ đứng thiên chức của người vợ, người mẹ trong gia đình. Có như vậy gia đình mới thực sự là tổ ấm.
C. Kết bài:
- Đời sống vật chất ngày càng phát triển, nhu cầu của con người dân ngày càng cao, cái đẹp ( dung) ngày càng được tôn vinh.
- Tuy vậy, tứ đức vẫn rất cần thiết cho người phụ nữ thời nay và vẫn được nhân dân coi trọng.
Vấn đề 3: Bàn luận về tính ích kỉ và lòng vị tha?
Gợi ý:
A. Mở bài:
- Tính ích kỉ và lòng vị tha hoàn toàn đối lập với nhau.
- Lòng vị tha đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ đáng phê phán bấy nhiêu.
B. Thân bài:
* Thế nào là tính ích kỉ?
- Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình.
* Biểu hiện của tính ích kỉ:
- Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho riêng mình. Phương châm sống của họ là: “ Ăn cổ đi trước, lội nước đi sau”
- Thể hiện dưới nhiều hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau: tham ăn, lười biếng, dối trá, tham nhũng…Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường. ( dẫn chứng ).
* Tác hại của tính ích kỉ:
- Gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng.(dẫn chứng)
- Những người có chức có quyền mà ích kỉ thì làm hại dân, hại nước. ( dẫn chứng)
* thế nào là lòng vị tha:
- Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân.
* Biểu hiện của lòng vị tha:
- Là đức tính cần thiết mả mỗi con người cần phải có. Trong xã hội giữa mọi người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi cá nhân không thể chỉ biết tới quyền lợi của riêng mình mà phải biết đến quyền lợi của người khác.
- Trong gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái và ngược lại, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
- Trong một lớp, học sinh phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.
- Truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc ta từ xưa đến nay là biểu hiện của lòng vị tha.
C. Kết bài:
- Tính ích kỉ là thói xấu mà học sinh không nên mắc phải.
- Lòng vị tha là đức tính quý báu cần có ở mỗi người.
- Nếu ai cũng có lòng vị tha và sống đúng theo phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Vấn đề 4: Bình luận ý kiến sau đây của triết học gia Hi Lạp Dê – Nông “ Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” ?
Gợi ý:
A. Mở bài:
- Nói và nghe là hai hoạt động sinh lí – tâm lí của con người. Nói và nghe là sự thể hiện cách sống, cách ứng xử giao tiếp của mỗi người.
- Nhà triết học Hi Lạp dê – Nông từng nhắc nhở: “ Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” ?
B. Thân bài:
- Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn:
+ Nói là để biểu đạt tình cảm, tư tưởng, nhận thức, sự hiểu biết của mình, phải biết làm chủ mình nên phải nói ít, biết mười nói một, làm nhiều nói ít là người khôn.
Câu tục ngữ: “ Người khôn nói ít làm nhiều,
Không như người dại lắm điều rởm tai.
Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn”.
+ Ông bà, cha mẹ thường hay bảo con cháu: “ Học ăn, học nó,i học gó,i học mở”
+ Ngôn ngữ là thước đo, là sự phản ánh vốn sống, sự hiểu biết , đạo đức, trình độ học vấn của mỗi người. Trong giao tiếp cũng vậy, nên nói ít nghe nhiều, phải suy nghĩ chín chắn rồi mới nói. Nghe nhiều , nói ít mới đúng là người có nhân cách văn hóa.
- Trong xã hội mới, trong nền kinh tế tri thức , bài học nghe nhiều, nói ít vẫn rất thiết thực và bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng ta.
- Học cho rộng, suy cho kỹ, nghĩ cho sâu là con người mới.
C. Kết bài:
- Câu nói trên đây của nhà triết học gia Hi Lạp Dê – Nông vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời khuyên đẹp, một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía.
- Nói ít, nghe nhiều, làm giỏi là thước đo giá trị và nhân phẩm. làm theo câu nói của Dê – Nông là để sống đẹp.
III. PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
BÀI 1: Bài thơ “ Vội vàng ” của Xuân Diệu.
BÀI 2: Bài thơ “ Từ ấy ” của Hồ Chí Minh.
BÀI 3: Bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ ” của Hàn Mặc Tử.
BÀI 4: Bài thơ “ Tràng Giang” của Huy Cận
BÀI 5: Bài thơ “ Chiều tối ”( Mộ ) của Hồ Chí Minh.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP:
BÀI 1: Bài thơ “ Vội vàng ” của Xuân Diệu.
+ Nắm một số nét chính về tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng
+ Phân tích đoạn thơ từ câu” Tôi muốn tắt nắng đi” đến câu “ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
+ Phân tích đoạn thơ cuối bài thơ từ câu “ Ta muốn ôm...” đến câu “ Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
+ Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ
Cụ thể:
* Tác giả Xuân Diệu. và bài thơ:
- Xuân Diệu (1916- 1985), quê cha Hà Tĩnh là một nhà nho, quê mẹ Bình Định, ông lớn lên ở Quy Nhơn.
- Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.
- Đỗ tú tài, làm việc ở Mỹ Tho – Tiền Giang, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
- Bài thơ “vội vàng”là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm được rút từ tập Thơ thơ (1938). Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau những tình cảm ấy là cả một quan niệm nhân sinh mới ít thấy trong thơ ca truyền thống
*Phân tích:
a. Tình yêu cuộc sống trần thế:
* Vẻ đẹp của thiên nhiên:
- Tôi muốn tắt nắng đi ước muốn táo bạo, khác lạ
Buộc gió lại… bày tỏ cái tôi rất mãnh liệt
- Điệp ngữ “tôi muốn”->như một mệnh lệnh oai nghiêm
àTác giả muốn đoạt quyền của tạo hóa để giữ mãi vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, của mùa xuân – thể hiện một tình yêu vô bờ đối với thiên nhiên và cuộc sống.
- Này đây: Tuần tháng mật
Hoa đồng nội xanh rì Vẻ đẹp của thiên nhiên
Lá cành tơ phơ phất được cảm nhận bằng tất
Anh sáng chớp hàng mi … cả các giác quan
à Mở ra hình ảnh vườn xuân tràn ngập hương sắc, rực rỡ, mê ly, dịu ngọt, tràn đầy sức sống. Nó như lý giải cái ước muốn táo bạo, kì lạ ở Xuân Diệu.
- Hình ảnh so sánh: “Tháng giêng ngon như cặp môi gần”-> Gợi cho ta thấy nét đẹp mơn mởn tơ non, đầy sức sống thanh tân và vô cùng quyến rũ không thể nào cưỡng lại được của cuộc sống, của mùa xuân.
=> thể hiện một tình yêu tha thiết, mãnh liệt cuộc sống của tâm hồn thơ nhạy cảm, yêu đời.
* Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
- Xuân đương tới … xuân sẽ già
àThái độ hốt hoảng, lo âu, cuống quýt sợ mùa xuân qua đi – tuổi xuân nhanh phai tàn -> quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.
- Lòng tôi rộng >< lượng trời cứ chật
Xuân vẫn tuần hoàn >< tuổi trẻ chẳng2 lần thắm lại
Còn trời đất >< chẳng còn tôi mãi
àHàng loạt hình ảnh tương phản thể hiện rõ sự bất lực, băn khoăn, nuối tiếc về sự ngắn ngủi, hữu hạn của kiếp người trước sự vô hạn của đất trời.
- Mùi tháng năm … tiễn biệt -> cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo.
- “Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa…”
àGiọng thơ sầu não, mang đậm nỗi u buồn, thất vọng.
=>Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường, trong khi đó thời gian một đi không trở lại, đời người thi ngắn ngủi. Vì thế nhà thơ có thái độ sống tranh thủ, gấp gáp, cuống quýt, vội vàng để hưởng thụ cái đẹp của đất trời, cuộc sống
b. Sự sôi nổi, cuồng nhiệt và lòng ham sống, khát sống của Xuân Diệu.
- Mau đi thôi! là Lời giục giã vội vàng: hãy sống, hãy chiêm ngưỡng, hưởng thụ.
- Ta muốn : khát vọng thật táo bạo, mãnh liệt.
- Các động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, cắn
-> Tình cảm thật mãnh liệt biến thành hành động cụ thể –thể hiện tình yêu cuồng nhiệt, đắm say; một tấm lòng ham sống, khát sống. Chính tình yêu đó đem lại một luồng sinh khí cho vạn vật, đất trời.
- “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”
-> Thể hiện sự dâng trào đỉnh cao của cảm xúc, nhân vật trữ tình muốn chiếm lĩnh, tận hưởng bằng tất cả năng lực. Câu thơ thể hiện một tình yêu cuồng say
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
+ Cách nhìn, cách cảm mới về những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
+ Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
- Ý nghĩa: Quan niệm nhân sinh,quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời.
BÀI 2: Bài thơ “ Từ ấy ” của Tố Hữu.
+ Nắm một số nét chính về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy
+ Phân tích bài thơ qua ba luận điểm chính: Niềm vui lớn khi nhà thơ được đứng trong hàng ngũ những người Cộng sản; một lẽ sống lớn; một tình cảm lớn.
+ Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ
Cụ thể:
* Tác giả Tố Hữu và bài thơ:
- Tố Hữu ( 1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê tỉnh Thừa thiên Huế.Thưở nhỏ học rường Quốc học Huế và được kết nạp vào Dảng Cộng sản Đông Dương.
- Tố Hữu được đánh giá là : lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
- Thơ trữ tình – chính trị : thể hiện lẽ sống , lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
- Bài thơ « Từ ấy » có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ Tố Hữu, nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ.
*Phân tích:
a. Khổ 1. Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, cách mạng.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
- Hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.
à Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
- Hình ảnh ẩn dụ và so sánh : Hồn tôi- vườn hoa lá - đậm hương – rộn tiếng chim.
à Diễn tả niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng mới.
b. Khổ 2. Nhận thức mới về lẽ sống.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
- Sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của xã hội - đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ.
+ Buộc: Ý thức tự nguyện, quyết tâm cao độ.
+ Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng cảm sâu sắc.
+ Trăm nơi: Hoán dụ – chỉ mọi người sống ở khắp nơi.
+ Khối đời: Ẩn dụ – Khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.
à Nhà thơ đã đặt mình giữa dòng đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ và ở đó Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu của trái tim nhân ái.
c. Khổ 3. Sự chuyển biến trong tình cảm.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
- Điệp từ: là, của, vạn…
- Đại từ nhân xưng: Con, em, anh
- Số từ ước lệ: vạn.
à Nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt.
àSự cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
à Sự biểu hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp người bất hạnh, dãi dầu sương gió.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Hình ảnh tươi sáng giàu ý nghĩa tượng trưng ; ngôn ngữ giàu nhạc điệu ; giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở,...
b. Ý nghĩa văn bản:
Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản
BÀI 3: Bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ ” của Hàn Mặc Tử.
+ Nắm một số nét chính về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
+ Phân tích bài thơ với ba luận điểm tương ứng với ba khổ thơ
+ Một kỉ niệm đẹp và thơ; một mối tình hụt hẫng, chia lìa; một tấm lòng đầy khát khao tình đời, tình người của nhà thơ.
+ Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ
Cụ thể:
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới, Hàn Mặc Tử được mệnh danh là “ ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” ( Chế Lan Viên)
- Hàn Mặc Tử có cảnh ngộ rất bất hạnh.
- Bài thơ “ Đây Thôn Vĩ Dạ” viết năm 1938, in trong tập thơ Điên, được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.
* Phân tích:
- Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết:
+ Câu đầu chứa đựng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau. Có thể là lời mời mọc tha thiết ẩn chứa dưới hình thức hờn trách nhẹ nhàng rất đáng yêu, có thể là lời giới thiệu khéo léo về thôn Vĩ.
+ Ba câu tiếp theo là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn dấy sức sống. đằng sau bức tanh thiên nhiên là tâm hồn nhạy cảm , yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.
-> Tình yêu cuộc sống của thi sĩ thể qua niềm say mê, ngây ngất với mùa xuân.
- Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa:
+ Hai câu đầu nỗi buồn bao phủ lên cảnh vật, phẳng phất sự chia lìa, xa cách, sự sống như đang phai tàn, không gian tĩnh mịch, buồn đến lạnh lùng.
+ Hai câu sau tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao chảy bỏng của nhà thơ.
-> Nỗi băn khoăn về sự phai tàn của mùa xuân và tuổi trẻ.
- Nỗi niềm thôn Vĩ:
+ Hai câu đầu: Bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “ sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của khách đường xa. Lời thơ phản ánh tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối. Từ cõi thực thi nhân đã hoàn toàn rơi vào cõi ảo với màu trắng áo em giờ đây đã hết tâm tư.
+ Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. Sự ngăn cách về không gian và thời gian đã đẩy mối tình nồng thấm vào cõi mông lung, vô định, chỉ để lại nỗi bâng khuâng, khắc khoải trong lòng nggười.
->Thái độ sống vội vàng, gấp gắp của thi sĩ, cái tôi cá nhân ngang nhiên đòi hỏi được thỏa mãn một cách tối đa.
3. Tổng kết:
- Nghệ thuật:
+ Trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh sáng taọ, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
+ nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.
- Ý nghĩa văn bản: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đòi, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
BÀI 4: BÀI THƠ ‘TRÀNG GIANG” CỦA HUY CẬN:
+ Nắm một số nét chính về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang
+ Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ
+ Phân tích khổ cuối bài thơ và nêu rõ cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ mới, Huy Cận và nhà thơ Đường, Thôi Hiệu trong hai câu cuối bài thơ
+ Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ
Cụ thể:
* Tác giả Huy Cận và bài thơ:
- Huy Cận ( 1919- 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, là nhà thơ lớn một trong những đại biểu xuất sắc của phong trà Thơ mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
- Bài thơ “Tràng Giang” trích trong tập “ Lửa thiêng” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu của Huy Cận, bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ phong cảnh sông Hồng mênh mông sông nước.Bài thơ thể hiện nỗi sầu của một “ cái tôi’ trước thiên nhiên mênh mông hiu quạnh, trong đó thấm đượm tấm lòng đối với quê hương, dất nước của thi sĩ.
*Phân tích:
a. Khổ thơ 1:
- Ba câu đầu mang màu sắc cổ điển:
+ Nỗi buồn da diết, khôn nguôi, chồng chất, tầng tầng lớp lớp: “ sóng gợn”,
+ Hình ảnh “ con thuyền” -> Nhỏ nhoi, lẻ loi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn làm nổi bật sự mênh mông, hoang vắng
+ Thuyền về - nước lại: nghệ thuật nhân hóa-. Sự chia lìa làm cho nỗi sầu lan tỏa
-> gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
- “ Củi một cành khô lạc mấy dòng” : nghệ thuật đảo ngữ, ẩn dụ -> hình ảnh đời thường nhưng mang nét hiện đại.
=> Khổ thơ khơi gợi cả cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian và thời gian.
b. Khổ thơ 2:
Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới:
- lơ thơ cồn nhỏ - gió đìu hiu
- Làng xa – chợ chiều đã vãn
-> hiu quạnh, vắng lặng, nỗi buồn thấm đượm vào cảnh vật.
- “Sâu”, “chót vót”-> không gian được mở rộng và cao thêm
-> con người trở nên nhỏ bé, cô đơn có phần rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn.
c. Khổ thơ 3:
Hình ảnh lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn:
+ “Bèo dạt về đâu” thân phận lạc lõng trước cuộc đời.
+ “ không chuyến đò”, “ không cây cầu” cô đơn trống rỗng đến tột cùng.
+ “ bờ xanh tiếp bãi vàng” hiu hắt, hoang vu.
d. Khổ thơ 4:
- Hai câu đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều. Đồng thời, mang dấu ấn tâm trạng của tác giả.
- Hai câu thơ cuối trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Sự kết hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại
+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ giàu giá trị biểu cảm.
- Ý nghĩa: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.
BÀI 5: Bài thơ “ Chiều tối ”( Mộ ) của Hồ Chí Minh.
+ Nắm một số nét chính về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối
+ Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ
+ Phân tích bài thơ với hai luận điểm để làm rõ tấm lòng yêu cảnh, thương người của người tù thi sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh
+ Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ
Cụ thể:
* Tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ:
-Hồ Chí Minh(1890-1969) là lãnh tụ cách mạng vĩ đại cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Sự nghiệp văn ch
File đính kèm:
- de cuong on tap HKII mon ngu van 11.doc